Được nhắc tới qua câu nói “Nhất Tấn - Nhì An - Tam Đan - Tứ
Chơn”. Nguyễn Chơn là một trong bốn vị danh tướng gắn liền với trận mạc và đã
thể hiện được tài năng của mình qua rất nhiều chiến dịch, trận đánh vang dội.
Ông được mệnh danh là vị tướng sinh ra để tiến công. Người ta dùng những câu
thơ sau để mô tả về Nguyễn Chơn:
“Dùng người như Thần toán
Quyết đoán như Thái sơn
Kỷ cương như sắt thép
Mưu trí thật phi thường
Uy danh trùm bờ cõi
Ngàn thu tỏa ánh dương”
Nói về Nguyễn Chơn, còn có rất nhiều ngôn từ hay nhất về nghệ
thuật cầm quân của ông như: “Cảm nhận khói thuốc súng mới xuất trận”, “Xuất trận
là đánh thắng”,“Đánh cho địch không kịp trở tay”, “Nắm thời cơ và kiên quyết”,
“Vào tận hang ổ địch để diệt địch”, “Mang sở chỉ huy mình đặt cạnh sở chỉ huy địch”,
“Lấy ít đánh nhiều”, “Tiêu diệt gọn, thương vong ít”, “Trí dũng song toàn”
“Sáng tạo và táo bạo”, “Thực tế và cụ thể”, “Giỏi đánh giặc, giỏi nắm tâm lý đối
phương”...
Còn đối với kẻ địch thì cụm từ phát thanh trong các trận
đánh “Đầu hàng chú Chơn đi các con” do chính ông vận động có tác động ghê ghớm
đến tâm lý đối phương, bởi ông nổi tiếng với cách đánh xóa sổ hoàn toàn phiên
hiệu đơn vị đối phương. Các trận đánh do ông chỉ huy luôn diễn ra nhanh chóng,
ít thương vong. Nổi bật nhất là trận đánh mà đơn vị của Nguyễn Chơn đã tiêu diệt
tập đoàn phòng ngự Bắc Kon Tum, tiêu diệt gọn và xóa sổ phiên hiệu một đơn vị
quân Pháp ở đèo An Khê, Gia Lai. Từ năm 1969 đến năm 1975, ông là Sư đoàn trưởng
Sư đoàn 2, Quân khu 5, chỉ huy chiến đấu ở Nam Lào, giải phóng cao nguyên
Boloven năm 1971, mở toang tuyến tường tiếp viện 559, sau đó ông về chỉ huy
đánh Đắc Tô – Tân Cảnh năm 1972, giải phóng Bắc Tây Nguyên. Tại đây, Sư đoàn 22
bộ binh VNCH bị Sư đoàn 2 của tướng Nguyễn Chơn xóa sổ phiên hiệu. Đại tá Lê Đức
Đạt – Tư lệnh Sư đoàn 22 Việt Nam Cộng Hòa tử trận. Năm 1975, ông chỉ huy Sư
đoàn 2 trực thuộc cánh quân Duyên Hải của tướng Lê Trọng Tấn đánh chiếm Tam Kỳ
và tham gia vào chiến công đập tan cứ điểm phòng thủ Đà Nẵng của địch trong 3
ngày đêm. Năm 1979, ông tiếp tục được “lĩnh ấn soái” cầm quân ra trận tại chiến
trường Campuchia; và ông chính là vị tướng đánh trận đánh lớn cuối cùng với
lính Khơ-me Đỏ ở cao điểm 547 – Preah Vihear, tiêu diệt toàn bộ tập đoàn quân
Pôn Pốt vùng biên giới Đông Bắc Campuchia.
Tung hoành khắp mọi chiến trường trên dải đất miền Trung,
Tây Nguyên, nước bạn Lào, Campuchia với nhiều cương vị chỉ huy, ông là sư đoàn
trưởng chưa từng thua trận nào, một vị tướng bậc thầy với lối đánh tấn công vũ
bão, xóa sổ hoàn toàn đơn vị địch. Thượng tướng Nguyễn Chơn được coi là linh hồn
của “Sư đoàn thép”. Sư đoàn bộ binh 2, Quân khu 5 được vinh danh mang tên ông –
Sư đoàn Nguyễn Chơn.
Ông nghỉ hưu tháng 01 năm 1999 và mất ngày 30 tháng 12 năm
2015. Do có nhiều công lao, đóp góp đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân
tộc, ông đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân,
Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhì, Huân chương
Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Quân công hạng nhất và nhiều phần thưởng cao
quý khác. Ngày 19/12/2022, tại trường THCS mang tên ông tại quận Liên Chiểu, Đà
Nẵng đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành tượng Thượng tướng Nguyễn Chơn và
công bố tên đường, giải Khuyến học Nguyễn Chơn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét