Đây là lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bước vào giai đoạn ác liệt, rất cần sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Tuy nhiên, một số địa phương, cán bộ, đảng viên chấp hành chưa nghiêm chế độ báo cáo, xin chỉ thị hoặc có làm nhưng chất lượng thấp, ảnh hưởng chung đến sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc của cả nước. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Xin chỉ thị, gửi báo cáo” để kịp thời chấn chỉnh tình hình đó.
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc về tính tổ chức, tính kỷ luật của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền mỗi địa phương; khắc phục tình trạng biệt lập, cục bộ, qua đó tạo sự thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc thành công và giành thắng lợi trong công cuộc đổi mới, CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, cấp ủy, chỉ huy các cấp, cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân phải luôn nhận thức đúng và thường xuyên rèn luyện phương pháp, tác phong công tác khoa học, thực hiện nghiêm chế độ, nền nếp báo cáo, xin chỉ thị của cấp trên và các cơ quan chức năng; đặc biệt, trước những nhiệm vụ lớn, những nội dung mới liên quan đến nhiều lực lượng và có phạm vi ảnh hưởng rộng cần phải có sự phối hợp để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ. Trong thực hiện nhiệm vụ được giao, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải luôn đề cao trách nhiệm, tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng, chính xác các mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên và báo cáo kết quả thực hiện phải trung thực, kịp thời, không che giấu khuyết điểm, hạn chế. Kiên quyết đấu tranh phê phán phương pháp, tác phong làm việc tùy tiện, chủ nghĩa kinh nghiệm; báo cáo thiếu trung thực, làm thì kém, báo cáo thì hay… ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét