Mâu thuẫn này hình thành và phát triển bắt đầu từ khi chủ nghĩa tư bản
chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc
địa. Lúc đầu là mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với các nước đế quốc thực
hiện chính sách thực dân. Sau khi phong trào giải phóng dân tộc làm tan rã chủ
nghĩa thực dân kiểu cũ, các nước giành được độc lập dân tộc về chính trị thì
mâu thuẫn này phát triển thành mâu thuẫn giữa chủ nghĩa thực dân mới với nền
độc lập dân tộc thực sự và nhu cầu bình đẳng và phát triển của các nước. Hiện
nay, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ bị xoá bỏ, nhưng sự độc
lập về chính trị của các nước này chưa mang lại ngay phát triển phồn vinh và
bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Nhiều quốc gia độc lập đi lên từ một nền kinh tế
thấp kém, xã hội nghèo nàn, lạc hậu nên vẫn chịu cảnh lệ thuộc vào các nước tư
bản phát triển về vốn, khoa học, công nghệ.
Mâu thuẫn giữa các nước đang phát triển và các
nước tư bản phát triển ngày càng gay gắt hơn. Vì đang chiếm ưu thế vượt trội
trong cuộc cạnh tranh kinh tế gay gắt, nên các nước tư bản phát triển thu được
nhiều lợi nhuận; còn các nước đang phát triển và chậm phát triển bị thua thiệt,
khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát triển và chậm phát triển càng lớn.
Thông qua chính sách đầu tư chọn lọc, trao đổi không bình đẳng, chuyển giao
công nghệ, viện trợ làm cho các nước đang phát triển và chậm phát triển từ lệ
thuộc về kinh tế, dẫn đến lệ thuộc về chính trị; trở thành con nợ, thành “bãi
thải” công nghiệp của các nước tư bản phát triển.
Các nước chậm phát triển và đang phát triển đang tiến hành cuộc đấu
tranh khó khăn, phức tạp để chống lại các nước tư bản phát triển, đòi độc lập
và bình đẳng thực sự, chống can thiệp, xâm lược. Dưới tác động của cách mạng
khoa học và công nghệ, mâu thuẫn này phát triển gay gắt giữa chính sách cường
quyền, áp đặt, gây sức ép của chủ nghĩa đế quốc mà đại diện là các tập đoàn tư
bản độc quyền, các công ty xuyên quốc gia, các trung tâm kinh tế tư bản chủ
nghĩa với yêu cầu độc lập về kinh tế, độc lập thực sự và nhu cầu giải quyết các
vấn đề nóng bỏng của các dân tộc như dân chủ, nhân quyền, hòa bình, ổn định,
khắc phục nghèo đói, bệnh tật và đặc biệt là sự tụt hậu xa hơn về kinh tế, vấn
đề lựa chọn con đường phát triển phù hợp với điều kiện của từng nước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét