Địa vị
kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân gắn liền với lực lượng sản xuất tiên
tiến dưới chủ nghĩa tư bản. Giai cấp công nhân là “sản phẩm của nền đại công
nghiệp”[1] và là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại. Khi nền đại công
nghiệp càng phát triển thì giai cấp công nhân cũng phát triển mạnh mẽ cả về số
lượng và chất lượng. Lực lượng sản xuất càng phát triển, mang tính xã hội hoá
cao càng mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn đó
được biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp công nhân với
giai cấp tư sản, tất yếu dẫn đến cuộc cách mạng xã hội do giai cấp công nhân
tiến hành để xoá bỏ sự thống trị của giai cấp tư sản và quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: “… cùng với sự phát triển của đại công
nghiệp, chính cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã sản xuất và chiếm hữu sản
phẩm của nó, đã bị phá sập dưới chân giai cấp tư sản. Trước hết, giai cấp tư
sản sản sinh ra những người đào huyệt chôn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư
sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều tất yếu như nhau”[2].
Trong
chủ nghĩa tư bản, xét từ địa vị chính trị, giai cấp công nhân là đối tượng bị
bóc lột trực tiếp và nặng nề nhất nên họ có lợi ích đối kháng với giai cấp tư
sản. C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Trong tất cả
các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản
là giai cấp thực sự cách mạng”[3]. Giai cấp công nhân là giai cấp cách mạng
triệt để nhất trong tất cả các giai cấp đối lập với giai cấp tư sản, họ có tinh
thần và ý chí quyết tâm chiến đấu đến cùng cho sự nghiệp giải phóng giai cấp,
giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại khỏi mọi áp bức, bất công xã hội.
Sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân đại
biểu cho phương thức sản xuất mới, là lực lượng xã hội duy nhất có khả năng
lãnh đạo và tổ chức các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động xây dựng xã hội
mới, phát triển lực lượng sản xuất, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất. Tạo ra một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cũng như sự thống nhất
biện chứng của hai lĩnh vực ấy trong phương thức sản xuất tiến bộ nhất trong
lịch sử nhân loại.
Hiện
nay, trước những tác động của các nhân tố thời đại, sự điều chỉnh, thích nghi
của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân vẫn là lực lượng có lợi ích căn bản
đối lập với lợi ích giai cấp tư sản, lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với
lợi ích dân tộc và nhân dân lao động tiến bộ. Chính địa vị kinh tế - xã hội
trên đây làm cho giai cấp công nhân có đầy đủ những đặc điểm và khả năng để trở
thành giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa giành thắng lợi.
[1] C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị
quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 1995, tr. 610.
[2] C.Mác và Ph.Ăng ghen, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị
quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 1995, tr. 613.
[3] C.Mác và Ph.Ăng ghen, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội - 1995, tr. 610.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét