Hiển thị các bài đăng có nhãn LỊCH SỬ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn LỊCH SỬ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

"BÂY GIỜ GIỮ NỀN ĐỘC LẬP CÀNG CẦN ĐOÀN KẾT HƠN"

 

Phát biểu tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, ngày 3-12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn có sự phân chia nòi giống, tiếng nói gì nữa.

Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa”. Lời căn dặn của Người được đăng trên Báo Cứu quốc, số 108, ra ngày 4-12-1945.

Đây là thời điểm nước ta vừa mới giành được nền độc lập, phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cấp bách, như: Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm, mở rộng quan hệ với các nước tiến bộ trên thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam... Lời căn dặn của Bác có ý nghĩa sâu sắc, là sự nhắc nhở ân cần đối với đồng bào các các dân tộc hãy xóa bỏ mọi bất hòa, thành kiến, phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà để bảo vệ nền độc lập đã giành được.

Hiện nay, các thế lực thù địch đang quyết liệt thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, kích động ý thức về tộc người và lợi dụng sự chênh lệnh về trình độ phát triển giữa các dân tộc để tạo mâu thuẫn, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị, là nền tảng lý luận cho chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; định hướng, dẫn dắt cho hoạt động thực tiễn nhằm giải quyết tốt vấn đề dân tộc trong tình hình mới. Thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta chủ trương tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.

Gần 80 năm qua, bằng những việc làm thiết thực như tham gia phát triển kinh tế-xã hội, giúp dân xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ, phòng, chống thiên tai, bão lũ, hỏa hoạn, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bài trừ hủ tục mê tín, dị đoan, tệ nạn xã hội… cán bộ, chiến sĩ quân đội đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Trong giai đoạn mới, phát huy bản chất và truyền thống tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ, mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội nguyện kề vai sát cánh với đồng bào các dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng miền núi, vùng các dân tộc ngày càng vững mạnh, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

ĐẠI ĐỘI TRƯỞNG TRẦN CỪ - NGƯỜI ANH HÙNG NÉM QUẢ THỦ PHÁO. CUỐI CÙNG VÀO LỖ CHÂU MAI VÀ DÙNG CẢ THÂN MÌNH BỊT KÍN HỎA ĐIỂM ĐỊCH.

 

Đồng chí Trần Cừ sinh năm 1920, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Bắc, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, nhập ngũ ngày 19 tháng 8 năm 1945, khi hy sinh, là Đại đội trưởng bộ binh Đại đội 336, Tiểu đoàn 174, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 10 năm 1950, Trần Cừ chiến đấu trên chiến trường Việt Bắc. Trưởng thành từ chiến sĩ lên Đại đội trưởng, đã tham gia hàng chục trận chiến đấu, trận nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí luôn luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ toàn diện, thương yêu đồng đội chăm sóc giúp đỡ chiến sĩ mới, khiêm tốn giản dị, được đồng đội tin yêu mến phục.

Tháng 9 năm 1945, Trần Cừ tham gia đánh quân Nhật và Quốc dân đảng phản động ở thị xã Vĩnh Yên. Đồng chí đã dẫn đầu Tiểu đội, dũng cảm xung phong đánh giáp lá cà với địch, bản thân tiêu diệt 1 tên Nhật, thu 1 khẩu súng.

Đầu năm 1946, trong trận đánh bọn Quốc dân đảng phản động tràn lên cầu Đông Đạo (Vĩnh Yên), Trần Cừ đã dùng súng trung liên diệt hai Tiểu đội địch, giữ vững trận địa đến sáng.

Đầu năm 1948, Trần Cừ chỉ huy trung đội chống càn ở vùng Sơn Đông (Vĩnh Phúc), đánh lui nhiều đợt tiến công của chúng, diệt một tiểu đội địch, bảo vệ được nhân dân. Giặc Pháp đông gấp bội, có 2 ca nô và 4 máy bay khu trục yểm hộ vẫn không sao tiến được vào làng.

Trong chiến dịch Biên Giới, trận Đông Khê (17/9/1950), trên cương vị là Đại đội trưởng chủ công của Trung đoàn. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị chiến đấu rất dũng cảm. Song do lực lượng địch quá mạnh nên đêm đấu không dứt điểm được. Đêm sau, Trần Cừ lại chỉ huy đơn vị đánh chiếm gần hết căn cứ. Địch còn lại 100 tên, chúng dồn vào một hầm cố thủ, chống trả quyết liệt.

Hai lần Trần Cừ dẫn đầu đơn vị xông lên nhưng vẫn chưa giải quyết được, bản thân lại bị thương nặng vào chân. Trời đã rạng sáng, Trần Cừ nghĩ nếu để trận đánh kéo dài, địch sẽ dùng phi pháo và viện binh phản kích chiếm lại đồn, đơn vị sẽ bị thương vong nhiều hơn và không hoàn thành nhiệm vụ, ảnh hưởng tới toàn bộ chiến dịch. Đồng chí đã chỉ huy anh em tập trung hỏa lực bắn mãnh liệt và đồng loạt ném lựu đạn vào lô cốt, quyết tâm tiêu diệt bọn địch ngoan cố. Song địch vẫn điên cuồng chống cự. Trần Cừ căm giận, nén chịu vết thương đau, nhảy lên hô lớn:

“HỒ CHỦ TỊCH MUÔN NĂM! ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG MUÔN NĂM!” rồi lao tới sát lô cốt ném quả thủ pháo cuối cùng còn lại vào lỗ châu mai và dùng cả thân mình bịt kín hỏa điểm địch, tạo thuận lợi cho đồng đội tiến lên.

“Học tập Đại đội trưởng! Trả thù cho Đại đội trưởng!” Cả đơn vị như vũ bão xông lên, đánh sập hầm ngầm và diệt toàn bộ địch.

Với thành tích chiến đấu xuất sắc, Trần Cừ đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Hạng ba, 1 Huân chương Kháng chiến Hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công Hạng nhất. Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Trần Cừ được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công Hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

 

                            

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2023

GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA CHIẾN THẮNG “HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG” TRONG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY

 

          Cách đây 51 năm, tháng 12/1972, đế quốc Mỹ đã mở cuộc tập kích chiến lược bằng đường không vào miền Bắc nhằm đánh phá, hủy diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng, hòng đưa miền Bắc XHCN quay về thời kỳ “đồ đá”, gây sức ép buộc Việt Nam phải chấp nhận ký Hiệp định Paris theo các điều khoản có lợi cho Mỹ. Trong 12 ngày đêm từ 18 - 30/12/1972, quân và dân Việt Nam đã bắn rơi 81 máy bay các loại của quân đội Mỹ, trong đó có 34 máy bay B52. Riêng quân và dân Thủ đô bắn rơi 23 chiếc, làm nên chiến thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Đây là chiến thắng có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và ngoại giao, là bước ngoặt quan trọng về chiến lược đối với cách mạng Việt Nam, góp phần hoàn thành vẻ vang sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

          Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã tạo nên bước ngoặt của chiến tranh, làm tăng thế và lực cho cách mạng Việt Nam, xô đẩy địch vào thế bị động về chiến lược, buộc phải co cụm phòng ngự. Hào khí Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội phủ kín trời Nam, tràn ngập phố phường, trên các đường phố, ụ súng, mâm pháo, trên các mũ rơm của tự vệ, của các em học sinh đến trường, chờ đón thắng lợi cuối cùng. Chính tinh thần ấy, khí phách ấy “dám đánh Mỹ và dám thắng Mỹ” đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của sự cố kết cộng đồng, ý chí và nghị lực phi thường, sẵn sàng “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh” của sán bộ, chiến sĩ lực lượng phòng không ba thứ quân ở Thủ đô; đã tạo nên sinh khí mới, rất sôi động, hừng hực tinh thần chiến đấu của Bộ đội Phòng không - Không quân và tự vệ. Sức mạnh ấy đã góp phần đánh bại ý chí xâm lược - bước leo thang chiến tranh ra miền Bắc của đế quốc Mỹ. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã kết tinh hồn thiêng sông núi; đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân”, điều đó thể hiện:

           Tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sức mạnh chiến thắng quân xâm lược, tạo thành niềm tin, ý chí - nhân tố vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định làm nên chiến thắng. Đây là bài học có giá trị lý luận - thực tiễn sâu sắc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành của Quân đội ta, được hiện thực hóa trên bầu trời Thủ đô Hà Nội. Nó là tài sản vô giá cần được trân trọng, nâng niu, gìn giữ và vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Có được niềm tin và ý chí, chúng ta sẽ đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.

          Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, nhất là xây dựng Quân đội nhân dân vững mạnh về mọi mặt, làm nòng cốt cho toàn dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; giữ nước từ khi nước chưa nguy.

          Bài học về phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, đẩy mạnh đối ngoại quốc phòng, luôn đề cao cảnh giác, xác định đúng đối tác, đối tượng; nắm chắc thời cơ, diễn biến tình hình địch, sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi tình huống; không để bị động, bất ngờ.

          51 năm đã trôi qua nhưng âm hưởng của khúc ca hào hùng chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” vẫn dạt dào, vang vọng mãi như một bản tình ca oanh liệt nhất trong thế kỷ XX, lung linh tỏa sáng và ngân vang trong bầu trời Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, đọng lại niềm yêu thương sâu lắng, sự yêu quý, trân trọng hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc với sắc màu cờ đỏ sao vàng minh chứng cho sự hồi sinh, phát triển mạnh mẽ của Thủ đô Hà Nội, nhất là sức sống mới ở phố Khâm Thiên, đường Lê Duẩn, ga Hà Nội, bênh viện Bạch Mai, cung Văn hóa hữu nghị Việt - Xô...

          Những kinh nghiệm quý báu đã dệt thêu thành giá trị, có sức sống trường tồn; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, của Quân ủy Trung ương, sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng về phát huy nhân tố chính trị - tinh thần trong chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Điều đó đã được thể hiện đầy đủ, sâu sắc trong đợt thi đua đột kích lập thành tích chào mừng kỷ niệm 51 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Đây cũng là niềm vui nhân đôi giá trị, là cơ sở quan trọng để cán bộ, chiến sĩ phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong xây dựng Quân đội ta vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục phấn đấu, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó; mãi mãi xứng đáng là lực lượng chính trị tin cậy, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

          Năm tháng sẽ qua đi, nhưng Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” còn ở lại với nhân dân ta, cùng những bài học quý được rút ra vẫn vẹn nguyên giá trị; là niềm tự hào, động lực to lớn để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục nỗ lực phấn đấu, hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

 

 

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2023

CHIẾN THẮNG ĐẦU TIÊN CỦA ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN – TIỀN THÂN CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

             Cuộc đời hoạt động và sự nghiệp cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. Dưới tài chỉ huy thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đội đã giành chiến thắng giòn giã trong hai Trận đánh đầu tiên tại đồn Phai Khắt và đồn Nà Ngần mở ra truyền thống vẻ vang đánh “trăm trận trăm thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

        Ngày 22-12-1944, thực hiện chỉ thị của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Văn (Võ Nguyên Giáp) đã chủ trì buổi lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân tại Khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Trước ngày thành lập, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị: "Trong 1 tháng phải có hoạt động, gây tin tưởng cho các chiến sĩ và gây truyền thống hành động tích cực, nhanh chóng cho bộ đội" và đặc biệt “trận đầu ra quân phải đánh thắng”.
           Đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng Ban chỉ huy của đội đã bàn bạc và cân nhắc kỹ các phương án, quyết định chọn đồn Phai Khắt và đồn Nà Ngần là điểm ra quân đầu tiên. Sau khi nghiên cứu kỹ tình hình địch và địa hình tác chiến, Đội đã dùng kế trá hình thành quân địch, kết hợp với nhân dân địa phương đầy mưu trí và táo bạo.

 Sử dụng chiến thuật “tiến công bằng lối hoá trang kỳ tập” (tập kích), Đội đã mở đầu một cách xuất sắc trang sử chiến thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam”. Hoá trang kỳ tập là lối đánh tốn ít súng đạn, thương vong thấp song hiệu quả chiến đấu cao. Hai trận đánh đầu tiên, ngoài việc tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch trong đồn, Đội còn thu được nhiều vũ khí, quân trang. Quan trọng nhất là Đội giành thắng lợi theo đúng Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh "trận đầu ra quân phải đánh thắng".

        Chiều tối ngày 25-12-1944 theo kế hoạch, dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Văn, Đội cải trang thành lính dõng, chia làm hai tiểu đội tiến vào làng Phai Khắt. Đồng chí Thu Sơn (Nguyễn Văn Càng - Tiểu đội trưởng) mặc đồ Kaki đóng giả đội xếp cầm khẩu tiểu liên Mỹ đi đầu cùng hai đồng chí Bế Văn Sắt và Thịnh Nguyên đóng giả làm lĩnh khố xanh. Đồng chí Võ Nguyên Giáp mặc bộ Kaki đóng giả cai đội. Toán lính dõng do các chiến sĩ cải trang đi từ phía châu Nguyên Bình tiến vào bản (thuộc xã Tam Lộng, châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Cả đội chia làm hai cánh quân tiến vào đồn Phai Khắt. Đến bốt gác, đồng chí Thu Sơn chìa tờ giấy có đóng dấu đỏ cho tên lính gác (giấy này là do đồng chí Võ Nguyên Giáp khi đi công tác qua cơ quan in báo Việt Nam Độc lập tại Lam Sơn - Hòa An đã mượn máy đánh chữ, đánh tờ “Giấy đi tuần” giả, rồi dùng dấu giả đóng vào). Tên lính gác chưa kịp xem thì đồng chí Thu Sơn đã tiến thẳng vào trong đồn. Tiểu đội một theo sau nhanh chóng tiếp cận khu để súng, Tiểu đội hai cũng lập tức tiến vào trong đồn triển khai bao vây, tuyên bố là quân cách mạnh đến chiếm đồn, ai chống cự sẽ bị trừng trị, tất cả số lính có mặt đều phải nghe theo. Trận đánh diễn ra nhanh chóng, chỉ trong vòng 30 phút, ta đã thu được 17 khẩu súng, một ít đạn, diệt tên đồn trưởng, bắt 17 tên địch.
        Trong tâm thế hân hoan chiếm được đồn Phai Khắt, ngay sáng sớm hôm sau, đúng  7h00 ngày 26-12-1944, ta quyết định đánh đồn Nà Ngần thuộc xã Cẩm Lý, châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Toàn Đội cải trang thành một toán lính dõng, lính khố đỏ đang dẫn giải ba “Cộng sản Mán” bị bắt đến giao nộp cho quan đồn. Lực lượng đánh đồn Nà Ngần là toàn bộ đội viên đã tham gia đánh đồn Phai Khắt được tăng cường thêm một số ít súng đạn. Đồng chí Thu Sơn cùng Tiểu đội xung phong dẫn ba cộng sản bị trói đến nộp cho quan đồn cùng với lá cờ tam tài (Đội thu được trong trận đánh đồn Phai Khắt). Bọn lính tưởng thật vội bố trí 6 lính và ra xếp hàng đón theo nghi thức nhà binh. Sau khi cả Đội tiến vào đồn, theo kế hoạch đã phân công, bốn chiến sĩ tiến tới gian giữa án ngữ giá để súng. Đồng chí Thu Sơn và Bế Văn Sắt nói chuyện với tên Đường để đánh lạc hướng. Trong lúc đó, Tiểu đội 2 chặn các cửa đồn, sau đó chia thành từng tổ vây bắt tù binh. Tiểu đội 3 vừa bắn chỉ thiên và hô to: "Chúng tôi là quân cách mạng đến lấy súng của Tây, tất cả giơ tay lên, không sẽ bị bắn" quân lính trong đồn hoang mang giơ tay đầu hàng.

Trận đánh diễn ra trong vòng 15 phút, ta tiêu diệt 5 tên địch, bắt sống 17 tên, kể cả Lý Phó Pảo và bọn binh lĩnh tháo chạy, thu 27 súng, khá nhiều đạn dược và một thanh kiếm. Sau khi thắng trận, toàn Đội nhanh chóng thu gom súng đạn, tài liệu và phát truyền đơn cho nhân dân tuyên truyền và thả số lính khố đỏ về địa phương.

        Trận Phai Khắt và Nà Ngần (diễn ra trong hai ngày 25 và 26-12-1944) là hai trận đánh đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với hai chiến thắng này cho thấy đồng chí Võ Nguyên Giáp và Ban chỉ huy đã đưa ra kế hoạch tác chiến hợp lý thể hiện tầm nhìn, tư duy quân sự sáng tạo, phù hợp với khả lực lượng và trình độ tác chiến của ta.

      Hai trận đánh đã mở đầu cho truyền thống lịch sử hào hùng “trăm trận trăm thắng” của Quân đội ta. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần tuy quy mô không lớn nhưng có ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng. Đây là chiến thắng đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, đội quân chủ lực của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam dưới sự tổ chức, chỉ đạo của Đảng và Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần gây tiếng vang mạnh mẽ, làm nức lòng nhân dân, mở ra một thời kỳ phát triển mới của cuộc đấu tranh vũ trang của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược

Sự ra đời Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân- tiền thân Quân đội nhân dân Việt Nam

           Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập vào ngày 22/12/1944 theo sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc. Đây là tổ chức quân sự được công nhận là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. 

           Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước. Phát xít Đức ráo riết chuẩn bị xâm lược Liên Xô. Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc và tiến công xuống phía Nam.

            Ở Đông Dương, tháng 9-1940 Nhật nhảy vào Đông Dương. Pháp đầu hàng và câu kết với Nhật, áp bức bóc lột nhân dân. Nhân dân các dân tộc ở Đông Dương bị hai tầng áp bức của Pháp - Nhật, phải chịu cảnh "một cổ hai tròng". Mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Đông Dương với Pháp - Nhật trở nên sâu sắc và lên cao hơn hơn bao giờ hết. Nhân dân các dân tộc ở Đông Dương ngày càng cách mạng hóa. Nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và cuộc binh biến Đô Lương.

            Trong tình hình cách mạng Việt Nam đang cấp bách, ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc về tới Pác Bó, xã Trường Hà, châu Hà Quảng (Cao Bằng), trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng.

            Từ ngày 10 đến 19/5/1941, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành trung ương Đảng tại Pác Bó (Cao Bằng) để hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Đông Dương trong bối cảnh mới. Tại Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc xác định: “Cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang...” (2) và chỉ rõ để có “một lực lượng vũ trang toàn quốc” cần phải“có những tổ chức tiểu tổ du kích, du kích chính thức và tổ chức binh lính đế quốc”(2).

             Quán triệt tư tưởng quân sự Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 đã tiến hành đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng vũ trang, tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi.

            Trên cơ sở quân du kích hình thành trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940), Đảng quyết định thành lập Đội du kích Bắc Sơn (2-1941). Đội du kích Bắc Sơn đã qua rèn luyện, thử thách trong cuộc đấu tranh cách mạng, Đảng tăng cường cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, chấn chỉnh tổ chức và đổi tên thành Trung đội Cứu quốc quân I (sau Hội nghị Trung ương 8), sau đó lần lượt tổ chức Trung đội Cứu quốc quân II (9-1941) và Trung đội Cứu quốc quân III (2-1944). Trên cơ sở Cứu quốc quân và các đội du kích, tự vệ chiến đấu phát triển ở các chiến khu Cao-Bắc-Lạng, Hà-Tuyên-Thái, để có một lực lượng chủ lực làm nòng cốt thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ hơn, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trương thành lập Đội quân giải phóng để “tập hợp những cán bộ, chiến sĩ anh dũng nhất, những vũ khí tốt nhất, tổ chức thành một đội vũ trang để hoạt động. Ta sẽ dùng hình thức vũ trang để gây ảnh hưởng cách mạng sâu rộng trong quần chúng” (3).      

            Thực hiện Chỉ thị của Nguyễn Ái Quốc, vào lúc 17 giờ ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập tại tại núi Dền Sinh dãy Khau Giáng thuộc xã Tam Kim và Hoa Thám, châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Ðồng chí Võ Nguyên Giáp thay mặt Đoàn thể đọc tuyên bố thành lập đội và nêu rõ nhiệm vụ của đội đối với Tổ quốc: “Các đồng chí! Ngày hôm nay, 22 tháng 12 năm 1944, theo mệnh lệnh của Ðoàn thể, chúng ta tập trung ở chốn rừng xanh núi đỏ này, giữa tổng Trần Hưng Ðạo và tổng Hoàng Hoa Thám trong liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng, để khai hội thành lập Ðội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân... Quân giải phóng là một đội quân rất trọng kỷ luật, tuyệt đối phục tùng thượng lệnh, là một đội quân giàu tinh thần đoàn kết, đồng cam cộng khổ. Kinh nghiệm của chúng ta còn non, nhưng có làm mới có kinh nghiệm và làm tất nhiên sẽ có kinh nghiệm. Chúng ta tin tưởng ở thắng lợi... Theo chỉ thị của đoàn thể, dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, tôi xin tuyên bố: Ðội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thành lập và hạ lệnh cho các đồng chí tiến lên trên con đường vũ trang tranh đấu...” (3).

            Dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, toàn đội đã long trọng tuyên đọc Mười lời thề danh dự, quyết tâm chiến đấu, hy sinh đến giọt máu cuối cùng vì sự nghiệp cách mạng, kiên quyết tiêu diệt quân thù cướp nước, hết lòng hết dạ phục vụ nhân dân, tinh thần đoàn kết và ý thức tổ chức, kỷ luật cao của một đội quân cách mạng. Mười lời thề của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã trở thành lời thề của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này.

Buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

 

            Khi mới ra đời, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân gồm 34 người, biên chế thành 3 tiểu đội do ông Hoàng Sâm làm Đội trưởng và ông Xích Thắng làm Chính trị viên. Đội có chi bộ Đảng lãnh đạo. Trong đó có 4 người dân tộc Kinh, 20 người là dân tộc Tày, 8 người là dân tộc Nùng, 1 người dân tộc Mông, 1 người dân tộc Dao Tiền, có 28 người quê ở Cao Bằng, 2 người quê ở Quảng Bình, 1 người quê ở Lạng Sơn, 2 người quê ở Thái Nguyên, 1 người quê ở Thái Bình. 34 đội viên là những đồng chí trung kiên nhất của các đội vũ trang Cao - Bắc - Lạng, một số trong đội quân Nam tiến; một số trong Cứu quốc quân, có người đã đi học quân sự ở nước ngoài về. Vũ khí trang bị cho Đội có 2 súng thất cửu, 17 súng trường, 14 súng kíp. Hai ngày trước lễ thành lập có một số vũ khí gồm 1 súng tiểu liên do Mỹ sản xuất, 150 viên đạn, 6 quả bom lửa, 1 hộp nổ do ông bà Tống Minh Phương và anh em Việt kiều ở Côn Minh gửi tặng. Đội có 500 đồng chi phí quân nhu.

            Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân không chỉ làm nhiệm vụ chiến đấu, mà còn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, quần chúng nhân dân giác ngộ, đi theo cách mạng. Khẳng định điều này, tại buổi lễ thành lập, đồng chí Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh “Nhiệm vụ mà đoàn thể ủy thác cho chúng ta là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề. Chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến, nhiệm vụ ấy có tính chất là một nhiệm vụ giao thời. Vận dụng vũ trang tuyên truyền để kêu gọi toàn dân đứng dậy, chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc khởi nghĩa sau này” (4).

            Sau khi ra đời một thời gian ngắn, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã làm nên chiến thắng Phay Khắt (24/12/1944) và Nà Ngần (25/12/1944). Đây là hai trận đánh mở đầu truyền thống “đánh thắng trận đầu” của quân đội ta.

            Cùng với sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân không ngừng phát triển, trở thành đội quân vững vàng về chính trị, tài giỏi về quân sự, chiến đấu và chiến thắng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945; 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, 21 năm chống đế quốc Mỹ xâm lược và là nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa từ năm 1975 đến nay.

            Như vậy, sự ra đời Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân vào ngày 22/12/1944 là một tất yếu lịch sử, đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng, một bước ngoặt lịch sử trên con đường đấu tranh cách mạng giải phóng của dân tộc Việt Nam. Nó đánh dấu sự phát triển mới của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam. Tuy số lượng đội viên ít, vũ khí thô sơ, thiếu thốn nhưng Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân xứng đáng là “một đoàn quân gang thép, rắn chắc không sức mạnh nào khuất phục nổi, sẵn sàng quật nát kẻ thù”.                                                           

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2023

Cơ hội hợp tác công nghệ cho DN Việt Nam trong cạnh tranh thương mại giữa các cường quốc:

  Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có bản chất công nghệ, quyền lực. Do đó, việc bảo vệ thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số không chỉ còn là vấn đề thương mại mà là lợi ích chiến lược, điều này dẫn đến khả năng các công ty đa quốc gia hợp tác công nghệ lõi để lôi kéo đồng minh. Vì vậy, cạnh tranh thương mại giữa các cường quốc tạo cơ hội hợp tác công nghệ cho DN công nghệ số Việt Nam.

Hiện đang có xu thế hình thành sự dịch chuyển hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ từ một số nước không được tin cậy, có tình trạng bất ổn, sang Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020, cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam [6]. FDI đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị DN và góp phần đưa Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Như vậy, nếu nắm bắt được cơ hội này Việt Nam sẽ tăng được đầu tư của DN FDI công nghệ quốc tế.

Với nhiều DN công nghệ lớn vào Việt Nam, cơ hội hợp tác phát triển của các DN công nghệ Việt Nam cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, việc gia tăng số lượng DN FDI không thể là câu trả lời hoàn chỉnh cho câu hỏi làm sao DN công nghệ số Việt Nam có thể hấp thụ được công nghệ của các DN FDI. Đây vẫn là câu hỏi ngỏ cho các nhà hoạch định chính sách.

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2023

KHẮC PHỤC HẬU QUẢ ĐỂ LẠI SAU 62 NĂM THẢM HỌA DA CAM Ở VIỆT NAM

Cách đây hơn 60 năm, ngày 10/8/1961, Đế quốc Mỹ đã tiến hành vụ rải chất độc hóa học đầu tiên xuống miền Nam, mở đầu cuộc chiến tranh hóa học của Mỹ ở Việt Nam trong đó chủ yếu là chất độc da cam/ dioxin. Ngày nay khi chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau da cam vẫn còn đó. Hàng trăm ngàn nạn nhân đã chết, hàng triệu người bị mắc các bệnh hiểm nghèo, nhiều trẻ em sinh ra đã bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, sống thực vật, trong đó có cả thế hệ thứ 3 và thứ 4. Nhiều phụ nữ Việt Nam đã sống trong nỗi đau không có được thiên chức làm mẹ, làm vợ khi người chồng có thời gian chiến đấu ở những khu vực bị rải chất độc hóa học. Đó là những nỗi đau vẫn còn sau chiến tranh, nhưng Chính phủ Mỹ vẫn từ chối khắc phục hậu quả do mình gây ra.

QUÁ KHỨ KINH HOÀNG

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam để hủy diệt quân và dân ta, quân đội Mỹ đã không chỉ dùng các loại vũ khí tối tân mà còn dùng cả chất độc hóa học, Đây là cuộc chiến tranh hóa học có quy mô lớn nhất, kéo dài nhất, gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Ngày 10-8-1961, chiếc máy bay trực thăng H34 của không lực Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay rải chất hóa học đầu tiên dọc theo Quốc lộ 14 từ Kon Tum lên Đắc Tô.

Suốt trong 10 năm (1961-1971), Đế quốc Mỹ đã tiến hành rải xuống nước ta hơn 80 triệu lít chất độc hóa học, phần lớn là chất độc da cam, trong đó có khoảng 366 kg dioxin. Chất độc da cam là một loại thuốc diệt cỏ (thực ra có màu hồng nâu) sở dĩ được gọi là “màu da cam” vì có một vạch son màu da cam trên bình chứa sản phẩm này để nhận biết và phân biệt nó với những loại thuốc diệt cỏ khác được gọi là chất độc màu trắng, màu xanh lam, màu tía, màu hồng hoặc màu xanh lá cây. Cách đặt tên này có vẻ kín đáo, thậm chí thơ mộng đối với các sản phẩm cực kỳ độc hại, gợi nhớ đến những “bình đặc biệt” chứa chất napan đã từng được sử dụng ở đâu đó và vào thời điểm nào đó.

Về mặt hoá học, chất độc da cam là một hỗn hợp gồm các tỷ lệ tương đương là 2,4-D và 2,4,5-T, trong đó dioxin là một phụ gia trong sản xuất với liều lượng từ 3-4 mg/lít, ính chất lý-hoá của dioxin: Đây là một sản phẩm đặc biệt bền vững, chịu được nhiệt độ l.000°C, ít tan trong nước nhưng tan trong các chất mỡ và có thể tích tụ trong các mô và chất lỏng trong cơ thể sống của người hoặc động vật, đặc biệt trong sữa mẹ, do đó có nguy cơ truyền từ mẹ sang con.

Tính độc hại của dioxin: Chỉ với liều lượng cực nhỏ, dioxin đã có thể gây hại đối với cơ thể sống là người hoặc động vật. Qua các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, chỉ với liều lượng một phần triệu gam dioxin trên một kilôgam của cơ thể có thể giết chết các loài gặm nhấm hoặc cá, chỉ với một phần tỳ gam dioxin có thể gây sảy thai, sinh non hoặc quái thai. Thí nghiệm trên động vật cho thấy, tiếp xúc lâu dài với dioxin có thể gây ung thư.

Liều lượng gây chết người chưa được xác định chính xác, mà được ước tính vào khoảng 0,1 mg/kilôgam trong trường hợp nhiễm độc trên diện rộng như thảm họa Seveso hoặc việc rải chất độc trực tiếp ở Việt Nam. Ngoài ra, những người bị nhiễm độc ít hơn nhưng trong thời gian dài có thể gặp các vấn để về sức khỏe, điểu này sẽ được đề cập ở phần sau. Nhiều công trình nghiên cứu trên động vật và trên người đã khẳng định dioxin gây nên nhiều bệnh tật nguy hiểm như: ung thư, thần kinh, u não, dị tật bẩm sinh, các bệnh do rối loạn chuyển hóa, các bệnh do rối loạn sinh sản ở nữ giới như thai chết lưu, đẻ non, sảy thai…

Bộ Y tế nước ta đã xác định 17 loại bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ước tính có tới 3 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng về sức khỏe do phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin, trong số đó, ít nhất có 150 ngàn trẻ em bị khuyết tật bẩm sinh và ít nhất có 1 triệu người đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ chất độc da cam.

KHẮC PHỤC HẬU QUẢ ĐỂ LẠI

Hành động của Mỹ sử dụng 80 triệu lít chất độc da cam/dioxin cũng như các chất phát quang khác là phá hủy các khu rừng nhiệt đới, nơi những người đấu tranh cho nền độc lập của Việt Nam trú ẩn cũng như làm trạm y tế và cơ sở quân sự có thể coi như cuộc chiến tranh hóa học, đã và đang tiếp tục gây những hậu quả tàn khốc cho tới ngày nay. Những người bị phơi nhiễm trực tiếp sẽ có những dấu hiệu nhiễm độc đặc trưng và sau đó là mắc ung thư. Chính phủ Mỹ vẫn từ chối nhận trách nhiệm hoặc thiện chí bồi thường, trong khi các tập đoàn sản xuất hóa chất tới nay cũng lập luận họ chỉ sản xuất theo yêu cầu của Chính phủ Mỹ. Những thế hệ sinh sau phải hứng chịu nỗi kinh hoàng nhất, đó là thường bị dị tật hoặc những bệnh khác và hậu quả kéo dài cho tới tận thế hệ thứ tư hiện nay.

Ngày 10-1-2004, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin (viết tắt là NNCĐDC) Việt Nam chính thức được thành lập nhằm giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi cho những NNCĐDC, góp phần khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Ngày 25-6-2004, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quyết định lấy ngày 10-8 hằng năm là Ngày “Vì NNCĐDC Việt Nam”.

Với những nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước, các ban, bộ ngành Trung ương và địa phương cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức, cộng đồng quốc tế, nhiều hoạt động điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin đối với môi trường cũng như con người ở Việt Nam đã và đang được tiến hành.

Hiện toàn quốc có hơn 320.000 người tham gia kháng chiến và con của họ bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Các hộ gia đình có người khuyết tật, trong đó có hộ gia đình NNCĐDC được hưởng bảo hiểm y tế hoặc khám, chữa bệnh miễn phí. Hàng trăm ngàn lượt người khuyết tật nặng, trong đó có NNCĐDC được chỉnh hình, phục hồi chức năng; hàng chục ngàn trẻ em tàn tật, trong đó có trẻ em bị hậu quả gián tiếp của chất độc da cam được đi học trong các trường hòa nhập và chuyên biệt.

Hằng năm, Nhà nước ta đã dành khoản ngân sách hơn 10 ngàn tỷ đồng để trợ cấp hằng tháng, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho NNCĐDC, hỗ trợ những vùng đặc biệt khó khăn do bị ảnh hưởng nặng nề của chất độc hóa học. Đặc biệt, Trung ương Hội NNCĐDC Việt Nam và các cấp Hội trong cả nước đã vận động, huy động các nguồn lực để giúp đỡ các NNCĐDC và gia đình nạn nhân, bao gồm xây dựng các cơ sở bán trú, xây dựng nhà tình nghĩa, trợ cấp học bổng, trợ cấp khó khăn, lễ, tết, khám, chữa bệnh, vốn sản xuất...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2023

Đồng bộ giải pháp nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật

 

Tổ chức sắp xếp, phân loại, bố trí theo sơ đồ, mẫu biểu khoa học, bảo đảm “dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra” là cảm nhận của chúng tôi khi tham quan khu vực bảo quản, cất chứa các loại vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) của Tiểu đoàn Thiết giáp 34 (Bộ CHQS TP Hải Phòng).

Thứ Năm, 9 tháng 11, 2023

TỰ GIÁC TUÂN THỦ PHÁP LUẬT

 Pháp luật do người định ra

Hướng toàn dân lại để mà thực thi

Làm người cần phải khắc ghi

Tự giác tuân thủ việc gì cũng xong.

HƯởNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 09/11.


Thứ Ba, 7 tháng 11, 2023

Lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9 tháng 11

 Ngày 09 tháng 11

…Phải ra sức thi đua:

Luyện tập thân thể cho mạnh mẽ.

Nghiên cứu kỹ thuật cho thông thạo.

Trau dồi tinh thần cho vững chắc.

Hun đúc đạo đức của người quân nhân cách mạng cho vững vàng”.

Đây là lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Thư gửi lớp “Chuẩn bị tổng phản công” Trường Trung học Lục quân Trần Quốc Tuấn (nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1), đăng trên Báo Cứu quốc, số 1392, ngày 09 tháng 11 năm 1949.

Đây là thời điểm quân và dân ta đã bước sang năm thứ ba của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nhằm nâng cao trình độ chính trị, quân sự, nhất là trình độ tác chiến của đội ngũ cán bộ chỉ huy các cấp, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc kháng chiến, Trường Trung học Lục quân Trần Quốc Tuấn đã mở lớp “Chuẩn bị tổng phản công”. Để động viên kịp thời, Người đã viết thư gửi đến lớp học này. Lời huấn thị của Bác tuy ngắn gọn, nhưng cụ thể và rõ ràng, thể hiện sự quan tâm sát sao và nhắc nhở sâu sắc đối với mỗi cán bộ chỉ huy trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Trung học Lục quân Trần Quốc Tuấn cũng như các nhà trường khác trong Quân đội.

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

CÁC SỰ KIỆN CHÍNH TRỊ -XÃ HỘI LỚN TRONG THÁNG 11 NĂM 2023

 Ngày Pháp luật Việt Nam (09/11)

Ngày Pháp luật Việt Nam (Ngày Luật sư Việt Nam) được tổ chức thường niên vào ngày 09/11 nhằm tôn vinh giá trị  và công đóng góp của cộng đồng luật sư tại Việt Nam. Đây là dịp để đề cao và cho thấy sự quan trọng của vai trò mà pháp luật mang lại trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quyền lợi nhân dân. Bên cạnh đó, Ngày Pháp luật Việt Nam cũng tuyên dương và khuyến khích những người làm nghề luật pháp đã và đang tuân thủ đúng quy định về “cán cân công lý” trong xã hội. 

tháng 11 có ngày lễ gì

Ngày Thành Lập Mặt Trận Dân Tộc Thống Nhất Việt Nam (18/11)

Tháng 11 có ngày lễ gì trọng đại? Một trong những ngày lễ trọng đại vào tháng này là Ngày Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (MTĐTNN). Lễ kỷ niệm này được thành lập ngày 11/11/1930 hằng năm nhằm thể hiện niềm tự hào về tình đoàn kết và công đóng góp lớn lao của MTĐTNN, bao thế hệ anh hùng, chiến sĩ trong công cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do, dân chủ cho nước nhà. 

tháng 11 có ngày lễ gì

Ngày Thành Lập Mặt Trận Dân Tộc Thống Nhất Việt Nam (18/11)

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)

Sự kiện nổi bật nhất tháng 11 gọi tên “Ngày Nhà giáo Việt Nam” hay còn được nhắc đến với tên gọi là Ngày Hiến chương Nhà giáo. Đây là dịp lễ được tổ chức vào ngày 20 /11 mỗi năm trải dài khắp nước Việt Nam tại các cơ sở, tổ chức giáo dục. 20/11 là dịp tri ân nhằm khuyến khích các em học sinh, sinh viên, cựu sinh viên bày tỏ lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc đến các nhà giáo, giáo viên, và người làm công tác giáo dục trong công cuộc truyền đạt kiến thức, hướng dẫn và định hình tương lai. Ngày Nhà giáo Việt Nam thường được tổ chức với nhiều hoạt động và sự kiện như trao tặng giải thưởng cho giáo viên có thành tích tốt trong việc “trồng người”, ca hát văn nghệ tri ân, tặng quà và gửi lời chúc đến thầy cô để tôn vinh sự cống hiến và nhiệt huyết của cô thầy đối với xã hội, mầm non, nhân tài mai sau của đất nước.

tháng 11 có ngày lễ gì

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)

Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11) 

Tháng 11 có ngày lễ gì liên quan đến Y tế? Trong tháng 11 này có Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (Vietnam Red Cross Society) được thành lập vào ngày 23/11/1946. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức làm việc trong lĩnh vực cứu trợ, y tế, giáo dục, và các hoạt động nhân đạo khác giúp hỗ trợ cộng đồng, xã hội và những người cần sự trợ giúp. Hằng năm, vào ngày 23/11 Ngày kỷ niệm để tôn vinh giá trị và bày tỏ lòng biết ơn đến những con người đã cống hiến sức mình cho xã hội của Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam.

tháng 11 có ngày lễ gì

Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11) 

Ngày Nam kỳ khởi nghĩa (23/11) 

Ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Ngày Nam Bộ Khởi Nghĩa) là mốc son đánh dấu cho sự chiến thắng oanh liệt của quân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống lại chế độ thuộc địa Pháp. Vào ngày 20/11/1940 khi một số người dân tại Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) bắt đầu tổ chức các hoạt động kháng chiến chống lại ách thống trị tàn ác của bọn thực dân Pháp và mọi người thường nhắc đến ngày này như là một sự kiện để hoài niệm. Mốc son này là một trong những sự kiện quan trọng đầu tiên của phong trào đấu tranh cho độc lập và tự do của Việt Nam.

tháng 11 có ngày lễ gì

Ngày Nam kỳ khởi nghĩa (23/11)