Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

NHỮNG QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN, CẦN THIẾT HỢP LÒNG NGƯỜI


NHỮNG QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN, CẦN THIẾT HỢP LÒNG NGƯỜI
            Hành vi, lối sống phản cảm của Khá "bảnh" phát tán trên YouTube được nhiều bạn trẻ đón đọc và cố xúy cho lối sống “nổi loạn trong tư tưởng" của Y. Khá là kẻ giang hồ có ba tiền án, tiền sự về tội Cố ý gây thương tíchGây rối trật tự công cộng và liên quan hoạt động vay mượn tín dụng đen, lô đề; ma tuý. Lối sống và cách hành xử của Khá bảnh là điều không thể chấp nhận được và cần phải xử lý nghiêm để không bị lây thành dịch cho xã hội.
          Cơ quan điều tra Công an Bắc Ninh đã khởi tố, tạm giam Ngô Bá Khá (tức Khá "Bảnh") về tội Đánh bạcTổ chức đánh bạc. Cục trưởng Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin - Truyền thông) đã đề nghị nhà cung cấp dịch vụ YouTube khoá kênh của Ngô Bá Khá (Khá "Bảnh"). Vì kênh của Khá "Bảnh" có nội dung khiến dư luận bức xúc, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, đặc biệt là giới trẻ và Khá sử dụng vào mục đích kiếm tiền.
          Đây là những quyết định đúng đắn và cần thiết của các cơ quan chức năng. Quyết định trên nhận được sự đồng thuận của cả xã hội để Việt Nam chúng ta có môi trường văn hóa lành mạnh mang đúng bản sắc và lối sống của người Việt. Điều quan trọng là xây dựng cho thế hệ trẻ niềm tin, lối sống và hoài bão cống hiến cho nước, cho dân. Những kẻ lợi dụng những quyết định đúng đắn của các cơ quan chức năng để truyên truyền, kích động chống phá hãy tĩnh tâm nhìn nhận nếu một ngày nào đó con cái họ có lối sống hoang tưởng, nổi loạn, nghiện ngập, cớ bạc như Khá "bảnh" thì sao? tiền đồ, sự nghiệp và truyền thống gia đình, dòng họ có lẽ rồi cũng bùng cháy, tiêu hủy như xe máy của Khá " bành" đốt thôi.
                

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

Khá "bảnh" lối sống phản cảm, khác người Việt cần phải được ngăn chặn.


Khá "bảnh" lối sống phản cảm, khác người Việt cần phải được ngăn chặn.
            Ngô Bá Khá hay còn gọi là Khá "bảnh"  (sinh năm 1993, Bắc Ninh). Y “khá nổi” và được xem như hiện tượng mạng nhờ những video livestream gây sốc và phản cảm như điệu nhảy múa quạt trên Youtube. Sau đó, hàng loạt các video nổi loạn, khoe chiến tích tù tội, chửi tục tĩu phản cảm.  Mới đây, Khá "bảnh"  đăng tải một video clip lên trang youtube với tựa đề: “Anh Bảnh đi xe bị ngã, nên bực mình đốt xe luôn”. Ngoài ra, Khá còn dàn dựng nhiều video khoe lối sống phản cảm như: Khá "bảnh" ra tù anh em xã hội lên đón đông như phim Trung Quốc, Khá Bảnh dạy dỗ em út hay Khá "bảnh"  đi Sài Gòn về tặng quà cho các em mỗi đứa 50 triệu đồng… Trong các video, Khá "bảnh"  được tung hô như “đại ca giang hồ” với nhiều đàn em vây quanh.
            Các video livestream của Khá " bảnh" nó thỏa mãn một bộ phận giới trẻ muốn “nổi loạn trong tư tưởng”, đánh vào tính tò mò và vào “bản ngã” của cần nổi tiếng của các bạn trẻ nhất là bạn trẻ học đường. Sự nguy hiểm ở chỗ nó không phải chỉ mơ hồ như một câu chuyện của các nhân vật được hư cấu trên phim ảnh mà nó chân thực với “nhân vật sống” ngay trước mắt khiến các bạn trẻ bắt chước và học tập theo. Sự bắt chước này có thể về ngoại hình như: cắt tóc, ăn mặc… xa hơn nữa là nói năng, hành xử. Điều đáng lo ngại là những nhân vật được xây dựng theo hình tượng xã hội đen gần đây có vẻ không còn là đơn lẻ, tự phát nữa mà bắt đầu phát triển thành xu hướng cổ xúy cho những thứ lệch chuẩn và thậm chí là các hành vi vi phạm pháp luật. Khác với bản tính trung thực, thật thà, kiêm tốn của người Việt và hoài bão vươn lên cống hiến cho sự nghiệp cách mạnh của tuổi trẻ.
            Lối sống và cách hành xử của Khá "bảnh"  là điều không thể chấp nhận được và cần phải lên án và xử lý nghiêm để không bị lây lan thành dịch cho xã hội. Đồng thời cần phải chú trọng rèn luyện kỹ năng cho giới trẻ trong thời đại số thay vì các khẩu hiệu hô hào. Ngoài việc kêu gọi tẩy chay, báo cáo vi phạm đối với các kênh video tiêu cực, cổ xúy lối sống lệch lạc để tránh phát tán, lan truyền rộng rãi gây ảnh hưởng xấu thì về lâu dài cần quay lại việc giáo dục cho cả cộng đồng đặc biệt là giới trẻ về các giá trị nhân văn và các kỹ năng số trên môi trường mạng. Việc giáo dục đạo đức để tránh cổ xuý các hành vi lệch chuẩn và vi phạm pháp luật không thể chỉ bằng kêu gọi các khẩu hiệu, rập khuôn các đức tính, việc giáo dục đạo đức cần bắt đầu bằng việc rèn luyện kỹ năng và tư duy phản biện của giới trẻ. Trên cơ sở có tư duy logic và phản biện, cả trong cuộc sống thực tại hay trên mạng ảo, giới trẻ mới có khả năng phân biệt đúng sai, phù hợp hay không phù hợp để có tương tác phù hợp, xây dựng những giá trị đạo đức tích cực.

CẦN CẢNH GIÁC VỚI MƯU ĐỒ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

Thời gian gần đây, khi các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về những sai phạm của trụ trì chùa Ba Vàng ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và sự vào cuộc của các cấp chính quyền để chấn chỉnh hoạt động chùa Ba Vàng thì một số trang mạng xã hội đã lợi dụng sự kiện này đăng tải các ảnh chụp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền tại ngôi chùa này kèm theo những lời bình luận xuyên tạc, vô căn cứ, nhằm hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo, gây nghi ngờ, giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, gây mất đoàn kết nội bộ.
Đây là một trong những thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước ta của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội. Mọi người cần cảnh giác, nhắc nhở nhau khi xem, đọc những loại tin, bài trên.
DÂN CÀY

Nhìn lại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều

Nhìn lại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều
Chúng ta khẳng định và tự hào rằng, Việt Nam là một quốc gia yêu chuộng hòa bình. Trải qua hàng trăm năm, tiếng súng không ngừng nghỉ trên mảnh đất hình chữ “s”, cả dân tộc buộc phải cầm súng tự vệ và chiến thắng rất vẻ vang trước những đội quân nhà nước, thiện chiến, giàu mạnh vào bậc nhất thế giới. Khoảng gần 40 năm trở về đây đất nước mới thực sự không còn tiếng súng, nhưng các thế lực thù địch và các phần tử chống đối vẫn tìm mọi cách chống phá nhằm làm mất ổn định chính trị xã hội, phá hoại cuộc sống bình yên của Nhân dân.
Với những gì đã đạt được về kinh tế xã hội và an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong thời gian qua, chúng ta có quyền tự hào về thành tựu đã đạt được. Nhìn sang các nước trong khu vực hay Trung Đông, Bắc Phi, sự trỗi dậy của các thế lực đối lập đang đe dọa nền an ninh ở mỗi nước. Cuộc chiến sắc tộc, tranh giành quyền lãnh đạo đã đẩy các nước vào những cuộc nội chiến kéo dài. Hàng năm có hàng trăm cuộc giao tranh giữa các phe phái, những cuộc đánh bom khủng bố giết hại hàng loạt người dân vô tội.
Hòa bình và ổn định là bản chất cốt lõi, là đặc trưng và là nét đẹp văn hóa rõ nhất ở mỗi người dân Việt Nam và của cả hệ thống chính trị. Chúng ta đã 2 lần tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh APEC; nhiều diễn đàn hội nghị quốc tế lớn đã tạo được sự tin tưởng của cộng đồng thế giới. Trong những năm gần đây, đã có ít nhất 4 vị Tổng thống đến Việt Nam. Trực tiếp quan sát cảnh đẹp của thiên nhiên, an ninh tuyệt đối an toàn là ấn tượng đem đến sự tin tưởng khi họ chọn Việt Nam là một điểm đến.
Chính vì vậy, lợi dụng sự kiện chính trị quan trọng này, các đối tượng đã ra sức kêu gọi người dân xuống đường để tạo sự chú ý của truyền thông quốc tế đối với Việt Nam. Thực chất lời kêu gọi biểu tình, hay là với cái tên mỹ miều hơn là “chào đón tổng thống Mỹ” đi chăng nữa thì cũng đều là kích động, lôi kéo người dân tụ tập thành đám đông. Âm mưu của các đối tượng là lợi dụng đám đông này, để kích động bạo loạn, phá hoại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều. Xa hơn là mưu đồ tạo cớ chuyển thành bạo động phá hoại trên diện rộng, tiến tới bạo loạn chính trị. Điều này sẽ khiến chúng ta bị mất uy tín trên trường quốc tế, không những thế còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Chiêu bài kích động, gây rối của các đối tượng không mới nhưng rất nguy hiểm và thâm độc khi lợi dụng mạng xã hội để lan truyền nhanh chóng những thông tin kích động, xuyên tạc tới nhiều người cũng như lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin.
Chính vì vậy, trước những âm mưu, thủ đoạn hết sức đê hèn, bẩn thỉu của các đối tượng, chống phá và đi ngược lại lợi ích của quốc gia dân tộc, những hành động đó chúng ta kịch liệt phản đối, phê phán và tăng cường giáo dục cho quần chúng nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng.

Nhìn lại cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Triều Tiên tại Việt Nam với mục đích hòa bình không chỉ cho bán đảo Triều Tiên mà còn cho nền hòa bình của thế giới. Dù kết quả chưa được như chúng ta mong muốn, nhưng khi chọn Việt Nam là điểm gặp gỡ cho thấy, Tổng thống Mỹ đã trao một thông điệp, gửi gắm niềm tin và hy vọng. Chúng ta rất lấy làm tự hào về truyền thống quý báu của dân tộc ta, với tấm lòng nhiệt thành và hiếu khách, để lại sự thán phục và ngưỡng mộ với tất cả bạn bè quốc tế, đồng thời qua hội nghị đó gửi đi thông điệp với thế giới “Việt Nam - điểm đến an toàn, thân thiện”.





RANH GIỚI GIỮA TÍN NGƯỠNG VÀ MÊ TÍN


          Trong những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông công cộng, nhất là mạng xã hội đang dậy sóng vì sự kiện chùa Ba Vàng. Khởi đầu là phóng sự điều tra “Gọi vong chùa Ba Vàng - Bí ẩn khoản thu trăm tỷ”. Qua phóng sự, mọi người chú ý nhiều đến bà Phạm Thị Yến. Nội dung hoạt động gọi vong, giải vong, thỉnh oan gia trái chủ của bà Yến tại chùa Ba Vàng chắc mọi người đã biết rõ. Sai phạm đến đâu, mức độ thế nào, đang được cơ quan chức năng làm rõ. Trong thời gian chưa có công bố chính thức, tôi xin có một vài suy nghĩ, tùy các bạn tham khảo.

          Tín ngưỡng mang tính cá nhân. Mỗi cá nhân có thể tin vào tín ngưỡng nào đó, mức độ tin cao thấp thế nào cũng tùy thuộc mỗi người (tùy tâm). Nếu không tin hoặc ít tin tưởng thì là vô thần, nhưng quá sùng bái sẽ trở thành cuồng tín, thậm chí thành mê tín. Như bà Yến là một ví dụ. Luật nhân quả là có thật trong đạo Phật. Luật này rất tốt lành, luôn hướng cho nhân dân làm việc thiện, không làm việc ác. Luật chủ yếu răn dạy về những viêc làm hiện tại, hướng tới tương lai, nếu hiện tại làm việc tốt thì tương lai sẽ được báo đáp tốt đẹp, nếu hiện tại là việc xấu thì về sau sẽ bị quả báo. Nhưng bà Yến chú trọng khai thác vận dụng ngược về quá khứ, bà đi sâu vào lý giải những đau khổ bất trắc hiện tại là do nghiệp từ quá khứ để lại, muốn giải nghiệp (những sai phạm trong kiếp trước) thì phải giải nghiệp bằng cách cúng dường hoặc làm công quả. Việc cúng dường và làm công quả cũng có trong đạo Phật, tuy nhiên, cúng như thế nào, làm công quả bao nhiêu ngày, cho những nghiệp nào thì bà Yến đã vận dụng theo ý bà ấy muốn. Như vậy từ những tín ngưỡng tốt đẹp của đạo Phật, bà Yến lại cuồng tín và thực hành không đúng, theo ý chủ quan, dẫn đến sai phạm.
          Nhà nước ta chủ trương tự do tín ngưỡng, vì thế mà các tôn giáo tín ngưỡng được tự mình phát triển. Không nơi nào như nước Việt Nam ta hiện nay, tất nhiều tôn giáo được hoạt động công khai, tự do dưới sự bảo hộ của Nhà nước. Tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo là quyền của mỗi công dân. Việc phân biệt ranh giới rõ ràng giữa tín ngưỡng và mê tín là không dễ. Tuy nhiên, mỗi công dân chúng ta hãy nên sáng suốt lựa chọn cho mình những tín ngưỡng và vận dụng một cách đúng đắn và phù hợp. Nếu không, chính từ chủ trương tốt đẹp của Đảng và Nhà nước, cộng với sự chủ quan cá nhân của mình mà thành cuồng tín, mê tín, có khi bị kẻ xấu lợi dụng./. 

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

CẦN NHẬN THỨC RÕ VỀ THỦ ĐOẠN DIỄN BIẾN HÒA BÌNH


“Diễn biến hòa bình” có nguồn gốc sâu xa từ tư tưởng chiến lược “chiến thắng không cần chiến tranh”, “không đánh mà thắng là thượng sách” của Quản Trọng (tức Quản Tử, Ồng làm tể tướng nổi tiếng của Tề Hằng Công thời Xuân Thu khoảng từ 685 đến 645 trước Công nguyên), là người đầu tiên trong lịch sử quân sự và chiến tranh đã đề xuất và thực hiện chiến lược “chiến thắng không cần chiến tranh”: coi trọng “mưu công” (đánh địch bằng mưu trí), chiến lược tài ba nhất là “bất chiến” (không dùng chiến tranh), sau đó mới là “chiến” (giành thắng lợi bằng trận đánh). Chiến lược “chiến thắng không cần chiến tranh”, “không đánh mà thắng là thượng sách” của Quản Trọng thể hiện vấn đề:

Cảnh giác trước âm mưu và hoạt động chống phá của các tổ chức phản động lưu vong


44 năm chiến tranh Việt Nam đã lùi xa, ngày 30-4-1975, chúng ta đã giành chiến thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đồng nghĩa với chế độ Việt Nam cộng hòa của Mỹ Ngụy tan rã. Phần lớn người theo chế độ Việt Nam cộng hòa tháo chạy trước ngày 30-4-1975 và một số đã sang định cư ở các nước phương Tây.
Cũng từ đó, trong lòng họ ôm hận thù cá nhân, nuối tiếc chế độ Việt Nam cộng hòa đã bị sụp đổ vào ngày 30/4/1975, ra sức chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng gọi ngày 30-4 là ngày quốc hận.
Đất nước ta sau chiến tranh đã dần hồi sinh, từng ngày phát triển đi lên với những thành tựu vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực, trong đó phải kể đến lĩnh vực ngoại giao. Là một đất nước được thế giới biết đến với tinh thần đoàn kết dân tộc cao độ, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường, biết khắc phục khó khăn để vươn lên, đưa đất nước ngày càng phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, Việt Nam ngày càng có uy tín trên chính trường quốc tế.
Điều đó đã làm cho số người theo chế độ Việt Nam cộng hòa định cư ở nước ngoài, có tư tưởng hận thù rất tức tối. Họ tìm đủ mọi phương thức, thủ đoạn để chống phá, làm cản trở sự phát triển của đất nước, phá hoại sự bình yên của nhân dân, bất chấp mọi thủ đoạn như: xuyên tạc sự thật, bịa đặt thông tin, dàn dựng cắt ghép hình ảnh, qua đó vu khống, nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam, nói xấu chế độ, bôi nhọ hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang…
Có thể điểm mặt một số tổ chức phản động hung hăng chống phá Nhà nước Việt Nam như: tổ chức khủng bố “Việt tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Chính phủ Việt Nam cộng hòa lưu vong”… Chúng bày ra rất nhiều chiêu trò khác nhau: Ở nước ngoài, chúng tập hợp lực lượng, lôi kéo số người tham gia những cuộc biểu tình với mục đích là muốn gây khó khăn, trở ngại cho quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước, làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế nhằm hạ uy tín Việt Nam; trong nước, chúng liên kết với một số đối tượng chống đối kêu gọi, kích động, lôi kéo người dân biểu tình, viết thư kiến nghị cho các tổ chức quốc tế về vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, gửi lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước rồi tung lên mạng, nhằm tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng, để gây sức ép với Việt Nam trước khi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước có chuyến thăm cấp Nhà nước ở nước ngoài, trước các sự kiện tầm cỡ quốc tế diễn ra trong nước, nhằm gây khó khăn cho công tác ngoại giao của ta.
Hằng năm, cứ đến dịp 30-4, thì chúng tăng cường tuyên truyền xuyên tạc, chống phá một cách ráo riết và toàn diện. Mặt khác, để gây tiếng vang trong nước, chúng âm mưu thực hiện những hoạt động chống phá như: đốt, phá gây cháy nổ các cơ sở kinh tế, trụ sở cơ quan chính quyền, kích động dân chúng biểu tình gây bất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh vô hiệu hóa hoạt động phá hoại, khủng bố của bọn phản động và các phần tử xấu, trong dịp lễ 30-4 và các sự kiện chính trị diễn ra sắp tới, mỗi chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công khai vạch trần âm mưu, thủ đoạn các tổ chức phản động như “Việt tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”… Đồng thời, đề cao cảnh giác nhận diện những chiêu trò tuyên truyền, kích động, lôi kéo của bọn phản động và phần tử xấu, nhất là trên mạng internet. Tuyệt đối không nghe theo các tổ chức phản động với hình thức tham gia các hội nhóm trái pháp luật trên mạng, không chia sẻ bài viết, hình ảnh của các tổ chức, hội nhóm có nội dung nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ Bác Hồ và lực lượng vũ trang, vì đây là những hoạt động chống phá đất nước do bọn phản động bày ra nhằm mục đích phá hoại tư tưởng người dân, phá hoại đất nước. Khi phát hiện những hoạt động có biểu hiện nghi vấn của những cá nhân, tổ chức, thì kịp thời báo ngay với cơ quan chức năng để ngăn chặn không để xảy ra tình huống xấu, phức tạp, nhằm đảm bảo về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Hành động chống phá đất nước của một bộ phận người Việt Nam lưu vong là đi ngược lại lợi ích của dân tộc, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân, là hành động cần phải bị lên án và cần toàn thể nhân dân Việt Nam cùng chung tay đầy lùi và chấm dứt sự chống phá./.
                                                                                     

Cảnh tỉnh


                                      30/4/1975 đẹp biết  bao
                             Sự kiện ngày ấy tự hào hôm nay
                                      Tri ân tưởng nhớ Tháng, Ngày
                             Bắc Nam sum họp cờ bay rợp trời
                                      Hòa bình từ đó Ai ơi?
                             Muôn dân ta sống cuộc đời tự do
                                      Nước giầu mạnh, dân ấm no
                             Dân tộc đoàn kết vững tên chủ quyền
                                      Vậy mà giờ có “bọn điên”
                             Rêu rao “dân chủ”, “nhân quyền” Việt Nam
                                      Người Việt Nam- yêu Việt Nam
                             Chớ theo  “dân chủ”, “nhân quyền” Việt Tân.
                                                                                      Tg-0181-

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

SỨC MẠNH VIỆT NAM! Kỷ niệm truyền thống lực lượng DQTV (28/3/1935 - 28/3/2019)

Thư Hồ Chủ tịch gửi nam nữ chiến sĩ dân quân, tự vệ và du kích toàn quốc (27-5-1947)

Tôi thay mặt chính phủ và toàn thể đồng bào gửi lời khen ngợi các chiến sĩ.

Dân quân, tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch nhân hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã.

Các chiến sĩ dân quân, tự vệ và du kích ở Nam Bộ, ở Thủ đô, ở miền duyên hải và ở các nơi, đã chứng rõ sự thực đó một cách rất anh hùng. Từ đây về sau, lực lượng ta càng ngày càng vững, kinh nghiệm ta càng ngày càng nhiều thì ta càng tỏ cho địch quân biết, tỏ cho thế giới biết rằng dân quân, tự vệ và du kích Việt Nam là những người ái quốc sắt đá, là những chiến sĩ anh hùng.

Nhưng chúng ta không tự mãn tự túc, không kiêu ngạo, chúng ta phải luôn luôn thực hành mấy điều này:

1. Trong bộ đội phải đồng cam cộng khổ. Phải giữ kỷ luật, phải siêng tập tành, phải giữ bí mật, luôn luôn cẩn thận, lúc có địch cũng trấn tĩnh như không địch, lúc xa địch cũng nghiêm ngặt như gần địch;

2. Đối với dân – phải bảo vệ dân, phải giúp đỡ dân, phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu;

3. Đối với công việc – phải lập làng kháng chiến khắp nơi, phải luôn tích cực hành động;

4. Đối với địch – phải kiên quyết, dũng cảm. Phải có kế hoạch, mưu trí, phải hữu tiến vô thoái, phải thi đua nhau trong việc sát giặc, cướp súng, v.v.. Song đối với tù binh thì phải ưu đãi họ.

Hỡi chiến sĩ yêu quý, tôi nhắc các chiến sĩ kiên quyết làm đúng những điều đó, tôi chắc trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi, thống nhất độc lập chắc chắn sẽ thành công.

Chào thân ái và quyết thắng
Ngày 27 tháng 5 nǎm 1947
HỒ CHÍ MINH

“Gắp lửa bỏ tay người"

Trong lịch sử tôn giáo Việt Nam, Phật giáo gắn bó lâu đời với dân tộc, con người Việt Nam và có nhiều đóng góp tích cực vào việc xây dựng nền tảng văn hóa, đạo đức tốt đẹp cho xã hội và góp phần củng cố, vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, vụ việc lợi dụng hoạt động tôn giáo để truyền bá mê tín dị đoan và trục lợi ở chùa Ba Vàng vừa qua là một điều đáng tiếc. Thực tế cho thấy, nghi thức “thỉnh vong”, “cúng oan gia trái chủ” do một vài cá nhân duy trì tổ chức trong thời gian qua ở chùa Ba Vàng là sai cả về giáo lý, đạo lý, không phù hợp với truyền thống văn hóa tôn giáo tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Liên quan đến vụ việc, chính quyền TP Uông Bí đã tạm dừng các hoạt động sai trái này. Cá nhân sai phạm bước đầu bị xử phạt vì vi phạm nếp sống văn hóa và đối tượng này đang bị cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, sớm đưa ra kết luận những sai phạm để có hình thức xử phạt phù hợp, đúng luật. Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khu vực phía Bắc cũng đề xuất tạm đình chỉ mọi chức vụ đối với cá nhân trụ trì chùa Ba Vàng.

Việc xử lý bước đầu đối với cá nhân liên quan đến sai phạm ở chùa Ba Vàng là hoàn toàn có cơ sở. Vì một trong những nội dung của Điều 5, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 có quy định nghiêm cấm hành vi “Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi”. Đông đảo tăng ni, phật tử cả nước và dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ với sự vào cuộc kịp thời, khẩn trương, nghiêm túc của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng và Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Sự thật rõ ràng, minh bạch là vậy. Thế nhưng, lợi dụng mạng xã hội, một số kẻ có thái độ thâm thù với chính quyền, chế độ nhân cơ hội này đưa ra những thông tin, bình luận lệch lạc, xảo trá. Các đối tượng không chỉ cho rằng “nguồn cơn của sự tha hóa và biến tướng trong Phật giáo là do chính quyền Hà Nội thao túng Phật giáo” (!); “đó là điều tất yếu xảy ra và không bao giờ dừng lại” vì “chế độ độc đảng hiện hành” (!); mà có kẻ lại “làm thơ” với những câu từ trơ trẽn, đơm đặt và kích động.

Không cần bình luận thêm, bởi bản thân những lời lẽ trên đã lộ rõ chân tướng của những kẻ “ngồi lê mách lẻo” bên bàn phím, hằng ngày hằng giờ chỉ biết mải mê tìm kiếm một số thông tin bất cập, tiêu cực nảy sinh trong đời sống xã hội rồi quy chụp mọi điều xấu xa, tội lỗi đều do Đảng Cộng sản Việt Nam gây ra! Cái trò gian giảo, “gắp lửa bỏ tay người” này tuy không mới, nhưng luôn được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, chứng tỏ âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam của các phần tử cơ hội chính trị, bất mãn, phản động ngày càng quyết liệt.

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng chính đáng của người dân, giữ gìn thanh danh của đạo Phật

Thực ra không phải bây giờ mà từ lâu các thế lực thù địch, phản động luôn coi vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những trọng điểm của âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam. Vì vậy, khi có điều gì đó liên quan đến các tôn giáo, các đối tượng luôn tìm mọi cách để biến “đốm lửa nhỏ” thành “ngọn lửa to” nhằm thu hút sự quan tâm của một số cơ quan, tổ chức, lực lượng vốn không có thiện chí với Việt Nam để cùng nhau “đồng thanh tương ứng” xuyên tạc tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Mặc dù vụ việc xảy ra ở chùa Ba Vàng là do bản thân một số người lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, trục lợi chứ không phải do sự tác động của chính quyền; nhưng do sự hiềm khích với chính quyền đã “ăn sâu” vào máu của những kẻ chống phá nên chúng chẳng tìm ra được căn cứ, bằng chứng gì thì cứ nói theo kiểu “lấp liếm, lu loa” để đánh lạc hướng dư luận và làm “mồi nhử, thả thính” đối với người nhẹ dạ cả tin! Do vậy, thủ đoạn này không thể xem thường.

Đảng, Nhà nước Việt Nam nhiều lần khẳng định, tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những nhu cầu tinh thần chính đáng của nhân dân. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước không chỉ tôn trọng, bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; mà còn luôn tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng. Đồng thời, pháp luật cũng nghiêm cấm mọi hành vi xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đi đôi với tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức tôn giáo trong nước hoạt động đúng giáo lý, giáo luật, lễ nghi, tổ chức và trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật, là điều bình thường đối với bất cứ nhà nước, chính quyền nào. Mỗi người thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải gắn liền với thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội của công dân.

Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, những năm qua, các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đều có tinh thần dân tộc, yêu nước, gắn bó với Tổ quốc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa đạo và đời, giữa giáo lý, giáo luật và pháp luật. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Phật giáo Việt Nam nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng đã có nhiều đóng góp về mặt văn hóa cho xã hội. Tuy Phật giáo không thể làm thay các chức năng thuộc về thể chế xã hội, nhưng có thể góp phần điều chỉnh khả năng nhận thức, khuyến khích điều thiện và ngăn chặn cái ác, lòng tham, qua đó góp phần xây dựng nền tảng đạo đức xã hội lành mạnh. Với tinh thần từ bi hỉ xả, khuyến khích sự hài hòa, bình đẳng và phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, Phật giáo Việt Nam đã góp phần khơi dậy và phát huy tinh thần khoan dung, dân chủ, yêu nước thương nòi, động viên mọi người cùng chung tay xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thực hiện phương châm “Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội”, các tăng ni, phật tử đã có nhiều hoạt động thiện nguyện, nhân văn để góp phần làm đẹp thêm cuộc sống, xã hội. Được biết, hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 46 trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi với 1.330 trẻ em và 160 bảo mẫu; 15 trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn với 576 cụ được chăm sóc; 33 phòng khám Đông y với 206 lương y tham gia cộng tác và 10 phòng khám Tây y có với 40 bác sĩ tham gia cộng tác để khám, chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho người dân nghèo.

Những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp cũng như những việc làm thiện nguyện, vì cộng đồng mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các tăng ni, phật tử và cơ sở Phật giáo trên khắp mọi miền đất nước đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam ghi nhận, đánh giá cao. Điều này thêm một lần minh chứng sinh động về việc Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, phát huy những giá trị nhân văn của các tôn giáo, trong đó có Phật giáo để góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Thế nên, lợi dụng vụ việc sai phạm xảy ra trong hoạt động tôn giáo của một ngôi chùa để bôi nhọ hình ảnh Phật giáo Việt Nam là một hành vi xúc phạm đến giới tăng ni, phật tử cả nước, xúc phạm đến niềm tin thiêng liêng của người dân Việt Nam vào giá trị nhân văn của đạo Phật, xúc phạm đến sự đóng góp nhiều mặt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với xã hội, đất nước. Cũng cần nhắc lại rằng, việc chính quyền, cơ quan chức năng vào cuộc xử lý kịp thời vụ việc sai phạm xảy ra trong hoạt động tôn giáo nhằm bảo đảm cho mọi hoạt động, sinh hoạt của tôn giáo phù hợp với giáo lý, giáo luật và pháp luật, qua đó góp phần giữ gìn thanh danh của mỗi tôn giáo trong xã hội.