Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

Khá "bảnh" lối sống phản cảm, khác người Việt cần phải được ngăn chặn.


Khá "bảnh" lối sống phản cảm, khác người Việt cần phải được ngăn chặn.
            Ngô Bá Khá hay còn gọi là Khá "bảnh"  (sinh năm 1993, Bắc Ninh). Y “khá nổi” và được xem như hiện tượng mạng nhờ những video livestream gây sốc và phản cảm như điệu nhảy múa quạt trên Youtube. Sau đó, hàng loạt các video nổi loạn, khoe chiến tích tù tội, chửi tục tĩu phản cảm.  Mới đây, Khá "bảnh"  đăng tải một video clip lên trang youtube với tựa đề: “Anh Bảnh đi xe bị ngã, nên bực mình đốt xe luôn”. Ngoài ra, Khá còn dàn dựng nhiều video khoe lối sống phản cảm như: Khá "bảnh" ra tù anh em xã hội lên đón đông như phim Trung Quốc, Khá Bảnh dạy dỗ em út hay Khá "bảnh"  đi Sài Gòn về tặng quà cho các em mỗi đứa 50 triệu đồng… Trong các video, Khá "bảnh"  được tung hô như “đại ca giang hồ” với nhiều đàn em vây quanh.
            Các video livestream của Khá " bảnh" nó thỏa mãn một bộ phận giới trẻ muốn “nổi loạn trong tư tưởng”, đánh vào tính tò mò và vào “bản ngã” của cần nổi tiếng của các bạn trẻ nhất là bạn trẻ học đường. Sự nguy hiểm ở chỗ nó không phải chỉ mơ hồ như một câu chuyện của các nhân vật được hư cấu trên phim ảnh mà nó chân thực với “nhân vật sống” ngay trước mắt khiến các bạn trẻ bắt chước và học tập theo. Sự bắt chước này có thể về ngoại hình như: cắt tóc, ăn mặc… xa hơn nữa là nói năng, hành xử. Điều đáng lo ngại là những nhân vật được xây dựng theo hình tượng xã hội đen gần đây có vẻ không còn là đơn lẻ, tự phát nữa mà bắt đầu phát triển thành xu hướng cổ xúy cho những thứ lệch chuẩn và thậm chí là các hành vi vi phạm pháp luật. Khác với bản tính trung thực, thật thà, kiêm tốn của người Việt và hoài bão vươn lên cống hiến cho sự nghiệp cách mạnh của tuổi trẻ.
            Lối sống và cách hành xử của Khá "bảnh"  là điều không thể chấp nhận được và cần phải lên án và xử lý nghiêm để không bị lây lan thành dịch cho xã hội. Đồng thời cần phải chú trọng rèn luyện kỹ năng cho giới trẻ trong thời đại số thay vì các khẩu hiệu hô hào. Ngoài việc kêu gọi tẩy chay, báo cáo vi phạm đối với các kênh video tiêu cực, cổ xúy lối sống lệch lạc để tránh phát tán, lan truyền rộng rãi gây ảnh hưởng xấu thì về lâu dài cần quay lại việc giáo dục cho cả cộng đồng đặc biệt là giới trẻ về các giá trị nhân văn và các kỹ năng số trên môi trường mạng. Việc giáo dục đạo đức để tránh cổ xuý các hành vi lệch chuẩn và vi phạm pháp luật không thể chỉ bằng kêu gọi các khẩu hiệu, rập khuôn các đức tính, việc giáo dục đạo đức cần bắt đầu bằng việc rèn luyện kỹ năng và tư duy phản biện của giới trẻ. Trên cơ sở có tư duy logic và phản biện, cả trong cuộc sống thực tại hay trên mạng ảo, giới trẻ mới có khả năng phân biệt đúng sai, phù hợp hay không phù hợp để có tương tác phù hợp, xây dựng những giá trị đạo đức tích cực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét