44 năm, chiến tranh đã đi qua, những dấu tích chiến tranh dường như không còn nữa, xong những hậu quả của chất dioxin đối với người Việt Nam đến nay vẫn còn hết sức nặng nề với khoảng 4,8 triệu nạn nhân bị ảnh hưởng và biết bao trẻ em bị dị dạng ngay từ khi mới sinh ra. Hậu quả bi thảm này không biết sẽ kéo dài đến bao giờ và qua bao nhiêu thế hệ. Trong tuyên bố phản đối Tòa án Tối cao Hoa Kỳ bác đơn thỉnh cầu của các nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam ngày 2-3-2009, Hội đồng Hòa bình Mỹ khẳng định: đây là sự vi phạm thô bạo của quân đội Mỹ về quyền con người, một tội ác nghiêm trọng chống lại loài người, đồng thời lên tiếng phê phán chính quyền và các công ty hóa chất Mỹ đã lẩn trốn trách nhiệm và che dấu sự thật trước dư luận.
Nhắc
lại những ký ức đau thương trong chiến tranh, người viết bài này không nhằm
khơi lại mối thù đã qua, mà chỉ nhằm khẳng định một điều: bạo lực và chiến
tranh không phải là phương thức giải quyết các vấn đề của thế giới đương đại.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam, có khoảng 58.000 lính Mỹ bị thiệt mạng, hơn 300.000 người lính khác bị
tàn phế, mang trong mình thương tật và di chứng da cam/dioxin với chi phí trên
352 tỉ USD cho cuộc chiến tranh, một cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử nước
Mỹ mà không thu được một kết quả nào ngoài sự thất bại ê chề.
Lần
đầu tiên, vào năm 1988, chính phủ Mỹ buộc phải thừa nhận có khoảng 50.000, tức
là 15% trong số lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam trở về vẫn còn bị rối loạn tâm
thần nghiêm trọng. Một số do mặc cảm về những tội ác gây ra cho người dân Việt
Nam, khi họ cầm súng bắn giết những con người vô tội, trong tay không một tấc sắt
để tự vệ. Số khác, cho đến nay vẫn không hiểu lý do vì sao mình lại phải cầm
súng “chiến đấu” tại Việt Nam, chiến đấu với ai và chiến đấu vì cái gì?
Sau
khi chiến tranh kết thúc, ngày càng có nhiều hồi ký chiến tranh Việt Nam với những
lời thú tội và sám hối thật lòng xuất hiện ở Mỹ. Nhiều cựu binh Mỹ đã trở lại
chiến trường xưa để tìm cách làm vơi đi những mặc cảm tội lỗi. Vết thương chiến
tranh Việt Nam vẫn len lỏi tới từng gia đình Mỹ, che phủ hành lang quyền lực tại
Oa-sinh-tơn và chia rẽ xã hội Mỹ. Đối với họ, cuộc chiến tranh này vẫn còn chưa
thực sự kết thúc vì những hậu quả nó để lại thật sâu sắc và dai dẳng.
Một
bài học quan trọng được rút từ cuộc chiến tranh Việt Nam là “văn hóa súng đạn”
phương Tây không thể khuất phục được văn hóa truyền thống phương Đông.
Trong
cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam tháng 3-2007 tại tiểu bang Tếch-dát, các
học giả Mỹ đã phân tích những nguyên nhân thất bại của Mỹ trong cuộc chiến
tranh này, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa. Cuộc hội thảo này đã đi đến kết
luận: sự thiếu hiểu biết của Hoa Kỳ về văn hóa, lịch sử và con người Việt Nam
chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của Mỹ trên chiến trường. Không
ai phủ nhận sức mạnh số một về kinh tế, quân sự, kỹ thuật của Mỹ. Nhưng, đó
không phải là sức mạnh vô địch. Và lịch sử chiến tranh đã chứng minh, sức mạnh
của đồng đô-la và bom đạn Mỹ không khuất phục được tinh thần yêu nước và truyền
thống đoàn kết chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Thế
giới đã bước sang giai đoạn mới của lịch sử, trong đó, hòa bình, hợp tác và
phát triển đã trở thành xu thế chủ yếu của thời đại; tư duy sử dụng sức mạnh
quân sự để giải quyết các vấn đề quốc tế đã trở nên lỗi thời. Lịch sử chiến
tranh khẳng định với nhân loại một điều: chiến tranh và bạo lực cường quyền
không giải quyết được vấn đề gì ngoài việc khoét sâu hận thù giữa các dân tộc
và chia rẽ thế giới. Tuy nhiên, các thế lực hiếu chiến không nghĩ như vậy, họ vẫn
đang xoay xở mọi cách để gây ra các cuộc chiến tranh nhằm trục lợi từ những cuộc
chiến đó. Vì thế, những bài học lịch sử từ cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra ở Việt
Nam vẫn còn giữ nguyên giá trị, bởi nó không chỉ lý giải về sự thất bại của cường
bạo trước sức mạnh chính nghĩa mà còn cảnh tỉnh những người vẫn mơ hồ tin vào
cái gọi là “dân chủ”, “nhân quyền” như vẫn thường được tuyên truyền.
Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình vẫn luôn là mục tiêu và khát vọng cháy bỏng
của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới./.
VĐ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét