Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019


NHẬN DIỆN SỰ XUYÊN TẠC CHÍNH SÁCH TỰ DO TÔN GIÁO
Ở VIỆT NAM CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
SAU SỰ VIỆC TẠI CHÙA BA VÀNG

                                                  
Trong những năm qua, cùng với tiến trình đổi mới toàn diện đất nước, nền tôn giáo Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Thế nhưng, xuất phát từ dụng ý xấu, hiện nay có nhiều thế lực lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo và sự việc “gọi hồn”, “thỉnh vong báo oán” tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh để tuyên truyền ở Việt Nam không có tự do tôn giáo... Sự thật có phải vậy không?
Thực tiễn gần chín mươi năm qua, từ khi có Đảng lãnh đạo đã chứng minh rằng, dân tộc Việt Nam đã hy sinh, phấn đấu cho một nền dân chủ thực sự: dân chủ XHCN. Đó là nền dân chủ đã được chính lịch sử dân tộc Việt Nam lựa chọn, phù hợp với quy luật phát triển của nhân loại. Việc dân tộc Việt Nam giành được độc lập, tự do thực sự đã đưa lại quyền tự do trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có quyền tự do tôn giáo và điều đó được bảo đảm bằng Hiến pháp, pháp luật và được thực thi trong thực tiễn.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp quy như: Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo có hiệu lực từ 15/11/2004, đã thể chế hóa đường lối, chủ trương chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, bảo đảm cho công dân thực hiện quyền về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định 22/2005/NĐ-CP để hướng dẫn một số điều trong Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo…
Cùng với xây dựng hành lang pháp lý để đảm bảo cho tôn giáo phát triển đúng hướng, việc đào tạo, nâng cao trình độ, nghiệp vụ tôn giáo luôn được Nhà nước ta hết sức quan tâm. Đến nay, các trường đào tạo nghiệp vụ tôn giáo không ngừng được củng cố, mở rộng. Vì vậy, những năm qua tôn giáo Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc; tín đồ tôn giáo hoàn toàn tự do trong việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo, bày tỏ và thực hành đức tin tôn giáo của mình. Chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo được tự do trong việc thực hành các hoạt động tôn giáo theo giáo luật…
Trên đây là vài nét rất cơ bản về sự phát triển của nền tôn giáo Việt Nam. Bức tranh đó, tự nó đã khẳng định rõ: quyền con người nói chung, quyền tự do tôn giáo của mọi công dân ở Việt Nam nói riêng đều được đảm bảo. Đó là một thực tế khách quan không thể bác bỏ.
Vậy tại sao, sau sự việc tại chùa Ba Vàng, một số tổ chức, một số phần tử cơ hội chính trị, đối tượng cực đoan đã thêm bớt thông tin, rồi tung ra những luận điệu sai trái, mang tính phản động với âm mưu phá hoại, xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Trên thực tế, mọi tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ, được tự do hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Tuyệt nhiên không một tôn giáo nào hoạt động đúng pháp luật mà bị chính quyền ngăn cấm. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo luôn gắn bó với quốc gia, dân tộc theo phương châm “Đạo pháp dân tộc và CNXH”, thực hiện “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, “nước vinh đạo sáng”, vừa làm tròn bổn phận của tín đồ đối với tôn giáo, vừa hăng hái lao động sản xuất, góp phần cùng toàn dân đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực tiễn sinh động đó đã, đang được khẳng định qua những thành tựu và đã được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao. Thế nhưng, trước những sai phạm tại chùa Ba Vàng đang làm dư luận bức xúc thì các thế lực thù địch cùng một số tổ chức, một số phần tử cơ hội chính trị, đối tượng cực đoan đã thêm bớt thông tin, rồi tung ra những luận điệu sai trái, mang tính phản động với âm mưu phá hoại, xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam. Thực tế sau những sự việc tại chùa Ba Vàng, Quảng Ninh. Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đã không dung túng, bao che. Trái lại Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ban Tôn giáo Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều biện pháp tích cực để dừng các hoạt động “gọi vong”, “thỉnh vong”. Công an cũng đã vào cuộc xác minh… Chúng ta không phủ nhận, hiện nay có một số ít “con sâu” chui vào nhà chùa, nhà thờ, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của một bộ phận dân chúng để lừa lọc; nhưng những hành vi, vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội rất khoát sẽ được phanh phui và xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Vì vậy, mỗi chúng ta phải bình tĩnh, tỉnh táo trước các âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động tránh việc bị kích động, a dua, hùa theo rồi vi phạm pháp luật.
Thực ra, một số phần tử cơ hội chính trị, đối tượng cực đoan đã mượn cớ sự việc tại chùa Ba Vàng, mượn cớ tự do tôn giáo để tuyên truyền các luận điệu bịa đặt, bôi nhọ Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động, kêu gọi lật đổ chế độ XHCN đã được nhân dân ta lựa chọn… Đó là việc làm mà các thế lực thù địch tăng cường thực hiện ở Việt Nam trong thời gian qua; song âm mưu, thủ đoạn chống phá thông qua con bài “tự do tôn giáo” sẽ bị luật pháp nghiêm trị. Những ý kiến cho rằng, Việt Nam không có tự do tôn giáo, chỉ là thiểu số; còn đa số nhân dân ta hiểu rõ bản chất của họ là muốn thông qua tôn giáo để thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình”, tuyên truyền, cổ xuý cho những cái gọi là “giá trị dân chủ” theo kiểu phương Tây, bịa chuyện, nói xấu chế độ XHCN, kích động hằn thù dân tộc, tôn giáo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tuyên truyền văn hoá xấu độc…
Cũng cần nhắc lại rằng, nhiều năm qua, vấn đề tự do tôn giáo luôn được các thế lực thù địch và những kẻ cực đoan trong nước triệt để lợi dụng để chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nhân dân ta cũng quá hiểu những thủ đoạn này của chúng. Vì ý đồ đen tối đó, chúng sẽ còn xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo sự thật nhiều vấn đề khác nhằm bôi đen và hạ uy tín của Việt Nam. Song sự thật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam luôn được tôn trọng và bảo đảm đã và sẽ là một trong những thứ vũ khí sắc bén, lâu bền, vững chắc nhất đập tan những luận điệu xuyên tạc của chúng../
Mạnh Hưng

1 nhận xét:

  1. Cảm ơn Tác giả đã cho chúng ta cái nhìn đúng đắn về chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta

    Trả lờiXóa