Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC VÀ PHỦ NHẬN NHỮNG KẾT QUẢ GIÁO DỤC VIỆT NAM


Thời gian gần đây, lợi dụng vào Internet với những “thông tin rác”, núp dưới vỏ bọc “là người dân yêu nước”, “ là người có học” đã viết những bài viết nói xấu, xuyên tạc về chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Những chiêu trò chống phá, đả kích, xuyên tạc của các thế lực thù địch không mới tuy nhiên, chúng ta phải hết sức tỉnh táo để lên án những nhận thức lệch lạc và hành động sai trái của chúng.

Vẫn những chiêu trò cũ trên các trang mạng phản động thường xuyên xuất hiện các tin tức nói xấu Đảng, Nhà nước ta với những lời lẽ rất “nhạy cảm” nhằm hướng người đọc tập trung vào thông tin này, qua đó, có thể lung lạc, tác động tới dư luận. Các trang mạng phản động hay blog, trang cá nhân trên Facebook của các phần tử cực đoan cũng liên tục đăng tải về những thông tin sai lệch. Chúng lợi dụng vào những vấn đề của xã hội như: Hiện tượng của một số học sinh đánh nhau, hạ nhục lẫn nhau; giáo viên dâm ô học trò… để lu loa rằng đó là hình ảnh của xã hội Việt Nam, rằng giáo dục Việt Nam đi xuống... Nhìn một cách khách quan, ngành giáo dục Việt Nam có những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, nổi bật là: Thực hiện nền giáo dục toàn dân; hệ thống trường lớp và quy mô giáo dục phát triển đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân; chất lượng giáo dục được nâng cao, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội; đội ngũ nhà giáo ngày càng được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất của hệ thống giáo dục từng bước được hiện đại hóa… học sinh của chúng ta cũng đã giành được nhiều huy chương trong các kỳ thi khu vực và quốc tế sánh ngang với các cường quốc.
Như chúng ta đã biết năm học 2018 - 2019, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”,  Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông... Những nghị quyết, chỉ thị quan trọng này của Đảng, Quốc hội và Chính phủ là cơ sở thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét