“Diễn biến hòa bình” có nguồn gốc sâu xa từ tư tưởng chiến lược “chiến thắng không cần chiến
tranh”, “không đánh mà thắng là thượng sách” của Quản Trọng (tức Quản Tử, Ồng
làm tể tướng nổi tiếng của Tề Hằng Công thời Xuân Thu khoảng từ 685 đến 645
trước Công nguyên), là người đầu tiên trong lịch sử quân sự và chiến tranh đã
đề xuất và thực hiện chiến lược “chiến thắng không cần chiến tranh”: coi trọng
“mưu công” (đánh địch bằng mưu trí), chiến lược tài ba nhất là “bất chiến”
(không dùng chiến tranh), sau đó mới là “chiến” (giành thắng lợi bằng trận
đánh). Chiến lược “chiến thắng không cần chiến tranh”, “không đánh mà thắng là
thượng sách” của Quản Trọng thể hiện vấn đề:
Một là, âm mưu
lật đổ dùng 5 thủ đoạn gây mâu
thuẫn để phá nước địch gồm:
(1) Gây mâu thuẫn trong nội bộ vua tôi nước người;
(2) Tận dụng mâu thuẫn sẵn có trong nội bộ vua tôi
nước đối địch;
(3) Gây mâu thuẫn giữa nhà vua với dân chúng;
(4) Gây mâu thuẫn giữa nước đối địch với các nước
khác;
(5) Gây mâu thuẫn giữa các quyền thần, khiến họ chém
giết lẫn nhau và khi “trung thần” đã chết thì dễ đoạt chính quyền.
Hai là, bóp chết
bằng kinh tế, nội dung của vấn đề
này là dùng nhiều thủ đoạn phá hoại kinh tế nước địch như: Vận dụng cân bằng
cung - cầu, điều chỉnh vật giá làm cho nước đối địch xa rời sản xuất lương
thực, tập trung vào thương mại để kiếm lời; nắm giữ vật tư chiến lược; khống
chế lưu thông; phong tỏa kinh tế. Lịch sử cổ đại Trung Quốc cho thấy các nước
Lỗ, Sở, Đại...chỉ trong vài năm mắc mưu Quản Trọng đã phạm sai lầm nghiêm trọng
về chiến lược, đến mất độc lập tự chủ về kinh tế, ngày càng phụ thuộc vào nước ngoài, nhất là mất an
ninh lương thực, khi bị phong tỏa đời sống nhân dân khó khăn xã hội rối loạn,
lâm vào khủng hoảng, suy thoái và sụp đổ.
Cùng với tư tưởng chiến lược “chiến thắng không cần
chiến tranh”, “không đánh mà thắng là thượng sách” của Quản Trọng;
lịch sử nghệ thuật quân sự Trung Quốc cổ đại còn ghi nhận tư tưởng chiến lược
“không đánh mà thắng là thượng sách”
của Tôn Vũ, tên chữ là Trưởng Khanh, sống ở cuối thời Xuân Thu, người Lạc An
nước Tề (nay thuộc tỉnh Sơn Đông Trung Quốc) được thể hiện rõ nét trong cuốn
“Binh pháp Tôn Tử” gồm 13 chương với hơn 7000 chữ, trình bày hệ thông tư tưởng
quân sự phong phú và sâu sắc.
“Binh pháp Tôn tử” đã khái quát phương châm chiến lược
chỉ đạo chiến tranh và hoạt động quân sự là “thận trọng, tốc chiến, mưu trí,
nhẫn nại”; những nguyên tắc cơ bản như “hợp với lợi thì động”; “biết người,
biết mình”; “không đánh mà khuất phục được người”; sự chuyển hóa linh hoạt các
mối quan hệ “hư - thực”, “động - tĩnh”...Tư tưởng chiến lược “không đánh mà
thắng là thượng sách” của Tôn Vũ được thể hiện tập trung trong chương “Mưu
công”: “Phép dùng binh, thu phục được cả nước địch mà không tổn hại gì mới là
thượng sách phá tan nước địch là kém hơn; thu phục được cả đạo quân địch mà
không tổn thất gì mới là thượng sách, tiêu diệt đạo quân địch là kém hơn”;
“Trăm trận trăm thắng là tài giỏi, nhưng chưa phải là tài giỏi nhất; không đánh
mà khuất phục được người mới là tài giỏi nhất”. Như vậy theo “Binh pháp Tôn Tử”
phép dùng binh, cao nhất là dùng mưu lược để thắng địch; thấp hơn thì dùng
ngoại giao; thấp hơn nữa thì dùng quân sự; thấp nhất là phải đánh phá thành luỹ
của địch để giành thắng lợi. Đánh phá thành của địch là việc không mong muốn
phải làm.
Những tư tưởng chiến lược trong lịch sử nghệ thuật
quân sự thời cổ đại trên đây là cội nguồn sâu xa của chiến lược “DBHB” mà các
thế lực thù địch khởi xướng và tiến hành.
Hiện nay “Diễn biến hòa bình” là một chiến lược của
các thế lực thù địch, tiến hành nhằm chống phá CNXH, độc lập dân tộc và tiến bộ
xã hội bằng các biện pháp phi vũ trang, tập trung thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” nhằm chuyển hóa chế độ chính trị - xã hội theo quĩ đạo của CNTB; về nhận thức, theo
quan niệm trước đây: “DBHB” được coi là chiến lược
của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế thực hiện dưới một
phương thức, thủ đoạn mới, phi quân sự để chống phá, đẩy lùi và đi đến xoá bỏ
CNXH, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Quan niệm trên, trong tình hình hiện nay cần nhận thức
đầy đủ hơn là: “DBHB” là hoạt động của các thế lực đế quốc tư bản lớn và cường
quyền nhằm vào các nước có chế độ chính trị mà họ coi là không phù hợp với lợi
ích của họ, bằng tổng hợp các biện pháp chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa,
xã hội, ngoại giao, an ninh... để chuyển hóa chế độ chính trị của các nưóc này
theo quỹ đạo có lợi cho họ.
Diễn biến hòa bình là có thật, chúng ta cần nhận thức rõ và có giải pháp phòng chống hiệu quả về diễn biến hòa bình
Trả lờiXóa