Thứ Năm, 1 tháng 7, 2021
Dịch Covid-19 và "biến thể virus mới" chống phá cách mạng Việt Nam
THẤY GÌ TỪ CHIẾN DỊCH XUYÊN TẠC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
LẤY XÂY ĐỂ CHỐNG, KHÔNG BÀNG QUAN, VÔ CẢM
XÂY DỰNG CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN THỰC SỰ LÀ CHÍNH ĐẢNG CÁCH MẠNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG THỜI KỲ MỚI
Ngần ngại vaccine khiến Covid-19 lấn lướt Đông Nam Á
Thêm 175 ca Covid-19, TP HCM nhiều nhất
8 triệu liều vaccine Covid-19 về Việt Nam trong tháng 7
KỶ NIỆM 45 NĂM NGÀY ĐỔI TÊN NƯỚC THÀNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ngày 02-7-1976 Quốc hội Khóa VI quyết nghị lấy tên nước là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Với thắng lợi rực rỡ của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã được triệu tập vào tháng 6 năm 1976.
Thủ đô Hà Nội, Hội trường Ba đình cờ hoa rực rỡ, tưng bừng chào đón những vị đại biểu của nhân dân trong cả nước. 492 đại biểu của 38 tỉnh và thành phố trên khắp mọi miền của đất nước về dự họp đã thật sự trở thành hình ảnh tiêu biểu, linh động của toàn dân Việt Nam, sum họp một nhà.
Trong buổi sáng ngày 25.6, Quốc hội đã nghe đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, đọc Báo cáo chính trị quan trọng "Toàn dân đoàn kết xây dựng Tổ quốc Việt Nam thống nhất xã hội chủ nghĩa". Thay mặt Trung ương Đảng, đồng chí Lê Duẩn đã trình bày trước cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất về tình hình và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, nhiệm vụ của Nhà nước Việt Nam thống nhất và những nguyên tắc cơ bản của chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mới, phương châm và phương thức công tác của Nhà nước nhằm thực hiện nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý; phương hướng và cách tiến hành xây dựng Hiến pháp mới của nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta trong khi chưa có Hiến pháp mới.
Trong những phiên họp cuối cùng, Quốc hội đã thông qua những nghị quyết và văn kiện hết sức quan trọng của nước Việt Nam Độc lập, Thống nhất và Xã hội chủ nghĩa.
Trước hết, Nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, thủ đô, quốc ca với toàn văn như sau:
"Quốc hội nước Cộng hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam, sau khi thảo luận đề nghị của Đoàn Chủ tịch kỳ họp Quốc hội, quyết nghị:
1. Việt Nam là một nước độc lấp, thống nhất và xã hội chủ nghĩa lấy tên là nước Cộng hòa xã chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quốc kỳ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
3. Quốc huy nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam"
4. Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
5. Quốc ca nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bài "Tiến quân ca"
Với niềm phấn khởi và tin tưởng dạt dào, toàn thể Quốc hội đã hoàn toàn nhất trí thông qua Nghị quyết, hoàn toàn nhất trí đặt tên nước ta là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tiếp đó Quốc hội đã thông qua các Nghị quyết quan trọng khác.
Ngày 02-7-1976, nước Việt Nam mang tên mới: Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày bắt đầu chương mới huy hoàng của lịch sử Việt Nam. Từ Văn Lang, Âu Lạc, Vạn xuân và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dân tộc ta đã trải qua những chặng đường lịch sử đầy chông gai nhưng cũng đầy khí phách anh hùng, chiến thắng vẻ vang.
Chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm tròn sứ mệnh lịch sử quang vinh.
Ngày nay nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời với nhiệm vụ đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta, dân tộc ta có đầy đủ mọi khả năng và nghị lực để thực hiện nhiệm vụ vĩ đại đó, giành thắng lợi hoàn toàn cho chủ nghĩa xã hội, như tuyến bố của Quốc hội đã khẳng định.
Yêu nước ST.
CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU PHỦ NHẬN THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG, KÍCH ĐỘNG VÀ CHIA RẼ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
Trước sự thối nát, lỗi thời của chế độ phong kiến và
sự xâm lược cai trị của thực dân Pháp khiến dân tộc ta mất quyền độc lập,
nhân dân ta phải chịu cảnh nước mất, nhà tan, “một cổ hai tròng”. Đến năm
1940, phát xít Nhật xâm lăng vào Đông Dương và Việt Nam, nhân dân ta lại phải
chịu hai tầng xiềng xích, bóc lột... Không chịu khuất phục trước sự xâm
lược, xâm lăng, cai trị của chúng, nhân dân ta đã vùng lên đấu tranh
giành quyền độc lập dân tộc và cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,
mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chiến thắng lịch
sử Điện Biên Phủ 1954 và đại thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất đất
nước, non sông thu về một mối. Đây là những mốc son lịch sử vĩ đại của dân
tộc Việt Nam thời hiện đại. Vậy mà trên Bureau CTM Media - Âu Châu một kẻ xưng
danh VietTuSaiGon có bài viết “Cách mạng, đâu là điểm cuối” nhằm cố
tình xuyên tạc, phủ nhận những thành quả vĩ đại ấy của dân tộc ta.
Thứ nhất, VietTuSaiGon cho rằng: “Một cuộc cách mạng thành
công, bao giờ cũng là điểm đầu cho một cuộc cách mạng khác... Và
đương nhiên, cuộc cách mạng có tính sắt máu này lại có quá nhiều
vấn đề đặt ra một sứ mệnh mới cho tương tai”. Đây là những luận điệu
xuyên tạc trắng trợn của những kẻ thiếu lương tri... quên đi “vết nhơ” của lịch
sử dân tộc ta đã phải chịu cảnh nô lệ, lầm than, nhằm hướng lái con thuyền cách
mạng nước ta theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, là thủ đoạn không mới, nhưng vô
cùng thâm độc. Bởi vì sự thật là ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã xác định rõ tôn chỉ, mục đích rõ ràng cho cách mạng Việt nam đó là
“làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
Mục tiêu của Cách mạng Tháng Tám “là giành lại hòa bình, thống nhất, độc lập và
dân chủ cho Tổ quốc ta, cho nhân dân ta”. Nghĩa là, đánh đổ đế quốc Pháp, Nhật
và bọn phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc hoàn toàn, độc lập dân tộc thực
sự để đi đến xây dựng một xã hội hoàn toàn ấm no, tự do, hạnh phúc - chế độ xã
hội chủ nghĩa. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, đưa nhân dân ta từ kiếp nô lệ,
bị bóc lột lên địa vị làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội. Đồng thời, đưa cách mạng
Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới độc lập dân tộc. Thành quả ấy đã giải quyết được
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam - vấn đề chính quyền của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động. Đây là điều kiện tiên quyết để nhân dân ta tiến hành cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, trước những biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới,
khu vực, mỗi quốc gia - dân tộc đều có những chiến lược, sách lược nhất định nhằm
bảo đảm tối cao lợi ích quốc gia - dân tộc. Đảng ta chủ trương phát huy sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân làm động lực chủ yếu để phát triển đất nước; độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu tối thượng, kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa; phấn đấu “sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân...; nâng cao vị
thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới” chứ không như
VietTuSaiGon đang rêu rao, tuyên truyền, nhằm thực hiện mưu đồ xuyên tạc,
chống phá, phủ nhận thành quả của cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, VietTuSaiGon đã lợi dụng, khoét sâu những hạn chế, khuyết
điểm trong thực hiện chủ trương, chính sách và thực thi pháp luật, nhất là lợi
dụng việc Đảng đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham ô, tham nhũng và sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên để xuyên tạc chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước; công kích Đảng, xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo một cách
trắng trợn. Y rêu rao rằng “Nhìn bề ngoài thì kinh tế Việt Nam phát
triển, rất phát triển, nhưng nhìn sâu vào trong nền kinh tế này,
người ta mới giật mình nhận ra rằng trong một nền kinh tế phát
triển, tiền bạc người ta rủng rẻng nhưng nó được xây dựng từ tư duy
trộm cắp thì hỡi ôi, đây là một sự tai hại quá lớn”. Đây là luận
điệu cố tình đổi trắng, thay đen, xuyên tạc, bóp méo bản chất, tính chất và
thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới đất nước. Vì thực tế, qua 35 năm thực
hiện đường lối đổi mới quy mô, trình độ phát triển kinh tế, xã hội
của đất nước ta được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là trong đại dịch
Covid-19, Việt Nam là một trong những quốc gia hiếm hoi duy trì được
tăng trưởng dương, được cả thế giới công nhận và nể phục….. Hiện nay
quy mô nền kinh tế ước đạt khoảng 343 tỷ USD, đứng trong top 40 nền
kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ tư ASEAN. Đất nước ta chưa bao
giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày
nay.
Tóm lại, những lời lẽ trong bài viết của VietTuSaiGon nhằm xuyên tạc, gây hoài nghi trong nhân
dân, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động nhân dân biểu
tình gây rối an ninh, chính trị, tập dượt cho “cách mạng màu”, “cách mạng đường
phố” để nuôi ảo tưởng lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà
thôi. Do đó chúng ta phải nâng cao cảnh giác để nhận diện và kiên quyết đấu
tranh làm thất bại mưu đồ của chúng./.
TP HCM lấy mẫu xét nghiệm thí sinh thi tốt nghiệp như thế nào?
"Nỗi niềm"... trí tuệ!
Thêm 151 ca Covid-19, đều miền nam và trung
Cảnh báo những tài khoản xấu độc
Trong thời gian vừa qua từ lúc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII và đến thời điểm hiện tại bầu cử hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2021-2026 các thế lực thù địch tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước, quân đội. đặc
biệt là đối tượng Lê Văn Dũng, hay còn gọi Le Dung Vova. Đối tượng thường xuyên
dùng tài khoản cá nhân để livestream nói xấu Đảng, Nhà nước chống phá chế độ,.
Hiện tại đối tượng đã bị Truy nã đặc biệt vì tội danh " Làm, tàng trữ,
phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước
CHXHCN Việt Nam (theo Điều 117 Bộ luật Hình sự)." Tuy vậy trên MXH, một số
tài khoản Facebook thường xuyên tuyên truyền các thông tin xấu độc, sau đây tôi xin trình bày nội dung để chúng
ta cùng nhau loại bỏ những thông tin xấu độc và đặc biệt là những tài khoản chủ
chốt chống phá. Kính đề nghị các tổ chức cá nhân cùng nhau làm cho không gian mạng
xanh sạch đẹp, Đường dẫn đến một số tài khoản:
1. Hùng Gàn Lê:
Fb.com/100043167937248
2. Le Dung VoVa: Fb.com/100003375183258
3. Lê Dũng VoVa: Fb.com/100041011261438
4. Đỗ Thị Kim Loan: Fb.com/100029913531274
5. Cát Linh: Fb.com/100027196821024
6. Anton Tuấn: Fb.com/100044175916617
7. Thái Văn Đường: Fb.com/100004193471155
8. Đường Văn Thái: Fb.com/100000240451454
9. Duong Van Thai: Fb.com/100066827821116
Đối mặt với kẻ thù giấu mặt
Tàn lửa
nhỏ thành những đám cháy lớn
Sau Tết
Nguyên đán Tân Sửu, mặc dù xuất hiện một số ca lây nhiễm nhưng TP Hồ Chí Minh
cơ bản vẫn bình yên. Đến cuối tháng 4, đầu tháng 5 vừa qua, vài ca nhiễm
Covid-19 xuất hiện từ nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng có trụ sở ở phường
3, quận Gò Vấp. Từ 3 ca được phát hiện tại Bệnh viện Nhân dân Gia
Định, dịch bệnh như vết dầu loang len lỏi đến các quận, huyện, phường, xã trong
thành phố. Tốc độ lây nhiễm từ nhóm truyền giáo bị nhiễm Covid-19 ra cộng đồng
nhanh đến chóng mặt; được ví như một tàn lửa nhỏ lan ra thành những đám cháy
lớn.
Tháng 6,
thành phố như lên cơn sốt. Ngày nào cũng xuất hiện vài chục ca đến hơn 100 ca
lây nhiễm. Dịch bệnh tấn công cả vào các bệnh viện, trung tâm y tế khiến người
dân ngỡ ngàng. Cá biệt, từ 6 giờ ngày 24 đến 6 giờ ngày 25-6, thành phố phát
hiện 667 ca nhiễm Covid-19. Rất may, hầu hết các ca bệnh đều nằm trong các khu
cách ly và phong tỏa. Ông Nguyễn Ngọc Hiền, ngụ tại đường Âu Cơ, phường 14,
quận Tân Bình, lắc đầu: “Ngày nào tôi cũng nghe thông tin có hàng chục ca
nhiễm, nhiều ca đang điều tra dịch tễ mà lòng đau quặn. Mong dịch bệnh nhanh
qua để cuộc sống trở lại bình thường”. Người dân lo lắng, lãnh đạo thành phố và
các quận, huyện cũng như ngành y tế ăn ngủ không yên. Cả hệ thống chính trị
gắng sức chống dịch, nhưng virus SARS-CoV-2 vẫn chưa chịu dừng bước.
Chúng tấn công và gây ra những chuỗi dịch lớn ở khách sạn Sheraton (quận 1),
cửa hàng cà phê Trung Nguyên 104 Phổ Quang (Tân Bình), Trường Mầm non song ngữ
KID TOWN, khu nhà trọ hẻm 80/59/80A Dương Quảng Hàm (Gò Vấp), Công ty TNHH Phát
triển giải pháp tầm nhìn IDS, Công ty TNHH Đầu tư dịch vụ THIÊN TÚ FN (văn
phòng lầu 4 thuộc tòa nhà Phan Khang, số 1 Hoàng Việt, Tân Bình), quán
bánh canh ở quận 3, một số doanh nghiệp ở quận Bình Tân, TP Thủ Đức và một số
khu dân cư... Từ ngày 24-4 đến nay, thành phố đã có khoảng 4.500 ca
nhiễm Covid-19.
Thời gian
qua, thành phố ghi nhận nhiều ca dương tính từng đến các bệnh viện, cơ sở y tế
khám bệnh, hình thành những ổ dịch nguy hiểm. Lớn nhất là ổ dịch tại Bệnh viện
Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. Từ một ca nhiễm của nhân viên phòng công nghệ
thông tin, sau 3 ngày khám sàng lọc (từ ngày 11 đến 13-6), bệnh viện phát hiện
thêm 52 ca nhiễm. Điều làm lực lượng chống dịch đau đầu là những ca này hầu như
không có triệu chứng và một số đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19. Kẻ thù giấu
mặt đang ra sức tấn công và thách thức các biện pháp phòng, chống dịch (PCD)
của thành phố.
Thần
tốc truy vết, xét nghiệm
Chưa bao
giờ sân bóng TNG (khu phố 8, phường 15, quận Gò Vấp) lại sáng đèn suốt đêm và
có đông người đến thế. Ngay sau khi xuất hiện những ca nhiễm Covid-19 trên địa
bàn quận, đội ngũ nhân viên y tế và lực lượng chức năng đã thức xuyên đêm để
lấy mẫu xét nghiệm cho các cụm dân. Anh Trần Anh Tâm, làm việc ở Khoa Tim
mạch-Thần kinh (Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh) khá mệt mỏi sau hơn 8
tiếng làm việc. Anh chia sẻ: “Lúc 18 giờ ngày 6-6, chúng tôi nhận thông báo từ
Sở Y tế thành phố. Viện lập tức cử 2 tổ, mỗi tổ 5 người xuống phường 15, quận
Gò Vấp lấy mẫu. Miệt mài từ tối đến gần sáng hôm sau, mọi người đều thấm mệt,
chúng tôi hy vọng các mẫu đều âm tính”.
Những ca
lây nhiễm Covid-19 xuất hiện trong cộng đồng khiến người dân đứng ngồi không
yên, còn đội ngũ thầy thuốc và nhân viên y tế thì đã nhiều ngày đêm không ngủ.
Cứ khu vực nào phát hiện có ca dương tính là lực lượng chức năng lập tức có mặt
để khoanh vùng xử lý, xét nghiệm tầm soát. Trên những khu phố của quận Gò Vấp,
phường Thạnh Lộc (quận 12), các chung cư, tòa nhà có bệnh nhân Covid-19, những
chiếc xe cứu thương, xe làm nhiệm vụ cùng những “người lính” mặc áo bảo hộ màu
thiên thanh... đi lại như thoi đưa. Những miếng cơm, ổ bánh mì ăn vội.
Những bước chân hối hả. Những đôi bàn tay thoăn thoắt. Có khi cả tháng xa gia
đình... mà hàng nghìn “chiến binh” vẫn "chạy đua" với thời gian để
chống lại kẻ thù vô hình. Tiếng còi xe hú liên hồi, xoáy vào lòng người, khoan
vào không gian sự hối hả, khẩn thiết, gấp gáp, cảm giác như đang có bao đám
cháy ở thành phố cần phải được dập tắt.
Ở phường 3
(quận Gò Vấp); chung cư EHOME3, phường An Lạc (quận Bình Tân); xung quanh
chợ Sơn Kỳ (quận Tân Phú); khu vực đường Gò Dưa; khu công nghệ cao và chợ Tam
Bình (TP Thủ Đức); một số doanh nghiệp trong các khu chế xuất-khu công nghiệp... người
dân và công nhân trằn trọc, lo âu khi phải thức đêm chờ được lấy mẫu xét
nghiệm. Thức nhiều đêm liền, đôi mắt của Giám đốc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp
Nguyễn Trung Hòa quầng thâm. Anh lắc đầu: “Dịch bệnh lan quá nhanh. Nếu không
xét nghiệm để ngăn chặn kịp thời, số ca lây nhiễm sẽ tăng cao và rất khó kiểm
soát”. Mệt mỏi và lo âu, nhưng tất cả đều chung sức, đồng lòng quyết tâm ngăn
chặn, đẩy lùi dịch bệnh.
Mới mặc bộ
quần áo bảo hộ khoảng 30 phút mà quần áo, đầu tóc của tôi đã đầm đìa mồ hôi. Vậy
mà suốt những ngày qua, các thầy thuốc, lực lượng PCD của thành phố phải mặc nó
hàng giờ liền. “Chống dịch như chống giặc” nên nóng bức, mệt nhọc, đói khát
cũng phải vượt qua. Kể cả khi gia đình có sự cố, chúng tôi vẫn phải nén lại để
vững vàng trên tuyến đầu chống dịch", anh Hồ Văn Quang, nhân viên Bệnh
viện 115 chia sẻ.
Chống
dịch là nhiệm vụ hàng đầu
Chưa bao
giờ những cuộc họp bàn về các biện pháp chống dịch ở TP Hồ Chí Minh lại nhiều
đến vậy. Ngay sau khi xuất hiện những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên trong đợt bùng
phát lần thứ tư, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cùng các sở, ngành chức năng đã khởi
động công tác phòng, chống ở mức cao nhất bằng tất cả trí tuệ và nguồn lực của
mình. Hàng loạt chỉ thị, hướng dẫn chống dịch được ban hành. Công tác quản lý,
duy trì các quy định về PCD Covid-19 ở công sở, khu dân cư và nơi
công cộng được siết chặt. Các bệnh viện cũng tăng cường việc phát hiện, khám
sàng lọc và sẵn sàng các phương án đối phó.
Đường phố
TP Hồ Chí Minh vốn dĩ lúc nào cũng tấp nập, ồn ào mà giờ đây trở nên thênh
thang, trầm mặc. Khác hẳn với cảnh đường phố vắng hoe, những cuộc họp của Ban
chỉ đạo PCD Covid-19 thành phố diễn ra liên tục do Bí thư Thành ủy
Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong và các đồng chí lãnh
đạo thành phố thay phiên nhau chủ trì. Nhiều buổi họp, đợt kiểm tra các địa bàn
phát sinh ổ dịch còn có sự hiện diện chỉ đạo của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân
Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa
Bình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Toàn hệ thống chính trị của TP Hồ
Chí Minh đang đặt nhiệm vụ PCD Covid-19 lên hàng đầu.
Gần hai
tháng qua, những thông tin về dịch Covid-19 ở TP Hồ Chí Minh luôn tràn ngập
trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các hoạt động tuyên truyền cũng rầm
rộ trên nhiều tuyến đường, khu dân cư, tổ dân phố. Khẩn trương, thần tốc nhưng
không hoang mang, hoạt động chống dịch được các cấp, các ngành và mọi người dân
tham gia với sự quyết tâm cao độ. Nói như ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế
TP Hồ Chí Minh: “Thành phố chống dịch Covid-19 bằng tất cả năng lực, trí tuệ,
sức người và sức của”.