Thứ Ba, 2 tháng 11, 2021

Dã quỳ nhuộm vàng núi lửa triệu năm tuổi, cảnh đẹp rực rỡ chẳng kém ở Đà Lạt


Chư Đăng Ya dịch theo tiếng địa phương có nghĩa là "Củ gừng dại". Đây là một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động hàng triệu năm nằm tại làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh và cách TP Pleiku khoảng 30km về phía bắc.

Những ngày cuối tháng 10, nơi đây thu hút du khách bởi những rặng dã quỳ đồng loạt bung nở, nhuộm vàng triền đồi, núi, lối đi.

Dã quỳ nhuộm vàng núi lửa triệu năm tuổi, cảnh đẹp rực rỡ chẳng kém ở Đà Lạt
Dã quỳ bung nở tạo nên cảnh quan thu hút giới trẻ Gia Lai

Trên đường đến đây, du khách sẽ đi qua thắng cảnh hồ T'nưng (hay còn gọi là Biển Hồ) - địa điểm nổi tiếng của tỉnh Gia Lai, được biết đến nhiều qua ca khúc "Đôi mắt Pleiku".

Đây được coi là “cung đường vàng”, trọng điểm du lịch quan trọng nhất của tỉnh Gia Lai hiện nay, gồm: Biển Hồ - viên ngọc bích giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên, con đường thông bạt ngàn xã Nghĩa Hưng, đồi chè xanh ngát, chùa Bửu Minh,... núi lửa Chư Đăng Ya. 

Và đến thời điểm tháng 11, 12 cả ngọn núi sẽ hóa màu vàng rực bởi những thảm dã quỳ khổng lồ. Dã quỳ nhuộm vàng từ đường vòng chân núi, đường lên núi, những triền hoa bên miệng "lòng chảo"...

Dã quỳ nhuộm vàng núi lửa triệu năm tuổi, cảnh đẹp rực rỡ chẳng kém ở Đà Lạt

Mới đây, Thành Nam - một bạn trẻ Gia Lai đam mê nhiếp ảnh đã ghi lại khoảnh khắc dã quỳ Chư Đăng Ya đầu mùa. “Mình sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này nên luôn muốn ghi lại những khoảnh khắc đẹp, ấn tượng, chia sẻ tới bạn bè, du khách thập phương. Dã quỳ đầu mùa tươi, màu đẹp, rực rỡ nên chụp ảnh rất đẹp. Khung cảnh, thời tiết đều chiều lòng du khách”, Nam cho hay.

Dã quỳ nhuộm vàng núi lửa triệu năm tuổi, cảnh đẹp rực rỡ chẳng kém ở Đà Lạt

Nhiệt độ ở Chư Đăng Ya luôn cao hơn 1-2 độ so với các nơi khác ở Gia Lai do đất bazan núi lửa

đã trải qua nhiều ngày khô hạn nhưng hoa cỏ, cây cối tại đây vẫn xanh tươi

Dã quỳ nhuộm vàng núi lửa triệu năm tuổi, cảnh đẹp rực rỡ chẳng kém ở Đà Lạt

Hoa dã quỳ tại đây hầu hết đều mọc dại, sinh trưởng tự nhiên.

Dã quỳ Chư Đăng Ya rực rỡ và tàn muộn hơn so với nhiều nơi khác

Dã quỳ nhuộm vàng núi lửa triệu năm tuổi, cảnh đẹp rực rỡ chẳng kém ở Đà Lạt
Khung cảnh bình dị của vùng đất này
Dã quỳ nhuộm vàng núi lửa triệu năm tuổi, cảnh đẹp rực rỡ chẳng kém ở Đà Lạt
Dã quỳ còn có các tên gọi khác như cúc quỳ, sơn quỳ... thuộc họ cúc, có màu vàng cam. Cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 hàng năm, loài hoa này đồng loạt bung nở trên nhiều địa phương của Việt Nam, như vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội) và các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai
Dã quỳ nhuộm vàng núi lửa triệu năm tuổi, cảnh đẹp rực rỡ chẳng kém ở Đà Lạt
Đây là thời điểm chụp ảnh ấn tượng được nhiều bạn trẻ yêu thích
Dã quỳ nhuộm vàng núi lửa triệu năm tuổi, cảnh đẹp rực rỡ chẳng kém ở Đà Lạt
Thành Nam thường xuyên rong ruổi ghi lại cảnh sắc, con người Gia Lai các mùa trong năm

Theo chia sẻ của Nam, muốn ngắm trọn vẻ đẹp của núi lửa Chư Đăng Ya, bạn phải mất khoảng 20 phút đi bộ để leo lên đỉnh núi. Từ đây bạn có thể ngắm trọn vẹn một vùng trời Gia Lai thanh bình với những mảng xanh của núi rừng, màu vàng của hoa dã quỳ hòa rực rỡ trên nền đất bazan. 

Dã quỳ nhuộm vàng núi lửa triệu năm tuổi, cảnh đẹp rực rỡ chẳng kém ở Đà Lạt
Dã quỳ nhuộm vàng núi lửa triệu năm tuổi, cảnh đẹp rực rỡ chẳng kém ở Đà Lạt
Tại đây có nhiều góc chụp ảnh lãng mạn không kém gì Đà Lạt
Dã quỳ nhuộm vàng núi lửa triệu năm tuổi, cảnh đẹp rực rỡ chẳng kém ở Đà Lạt
Dã quỳ nhuộm vàng núi lửa triệu năm tuổi, cảnh đẹp rực rỡ chẳng kém ở Đà Lạt
Ngoài ngắm dã quỳ, thời điểm này, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng cỏ đuôi chồn

Đại diện WHO khuyến cáo tiêm mũi tăng cường cho người có hệ miễn dịch kém sau 6 tháng

 Những người có hệ miễn dịch kém nên được tiêm mũi tăng cường trong giai đoạn 6 tháng sau khi tiêm vaccine Covid-19 hoặc hồi phục sau khi mắc bệnh, Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Nga Melita Vujnovic cho biết ngày 1/11.

"Hiện nay, khuyến cáo tiêm mũi vaccine tăng cường cho những người có hệ miễn dịch kém sau 6 tháng”, đại diện WHO tại Nga Melita Vujnovic nhận định với kênh truyền hình Rossiya-1.

Theo các số liệu thống kê gần đây, khoảng 246,8 triệu người trên thế giới mắc bệnh và hơn 5 triệu người tử vong vì Covid-19.

Tới nay, hơn 8,5 triệu ca Covid-19 được ghi nhận tại Nga với gần 7,4 triệu người đã hồi phục. Số liệu mới đây cũng cho thấy, Nga ghi nhận 239.693 ca tử vong trên toàn quốc. Chính phủ Nga đã thiết lập một đường dây nóng Internet để cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19./.

Những tấm lòng nhân ái giữa mùa dịch

    “Mọi người xem chú đối xử như thế này có được không nhé? Mấy tháng dịch, biết tôi không mở quán được, liền cho không tôi tiền thuê mặt bằng…” - anh Lê Văn Ngời (TP Thủ Đức) chia sẻ trên Facebook

    Không chỉ anh Ngời, nhiều người lao động gặp khó khăn, sinh viên (SV) bị kẹt lại TP.HCM trong mùa dịch cũng được chủ nhà trọ hỗ trợ tiền thuê phòng và tặng rau củ.

    Miễn phí tiền trọ, tặng thực phẩm

    Anh Ngời thuê mặt bằng của ông Lý Phước Thành (TP Thủ Đức) để mở cửa hàng sửa chữa điện thoại đã được một năm nay. Do dịch cửa hàng của anh phải đóng cửa, anh cũng tranh thủ chở thực phẩm hỗ trợ đến người dân phường Linh Trung (TP Thủ Đức). Giữa tháng 8, sau hơn hai tháng chưa thể đóng tiền mặt bằng vì không có thu nhập, anh đến gặp ông Thành.

    Anh kể: “Lúc đó thấy chú đang ngồi ở quán tạp hóa nhà chú. Tôi định xin chú giảm giá tiền thuê mặt bằng, chỉ mong được hỗ trợ 50% là đã biết ơn chú lắm rồi”. Nhưng câu trả lời anh nhận được là: “Hai tháng không mở cửa hàng được, chú không lấy tiền mặt bằng, có bán buôn được gì đâu con. Tháng này mà chưa mở cửa hàng nữa thì chú cũng không lấy tiền đâu”. Anh cám ơn ông Thành liên tục. Cứ thế đến tháng 10, ông chưa lấy của anh một khoản tiền nào.

    Nghe chúng tôi hỏi về chuyện hỗ trợ tiền thuê mặt bằng cho người dân trong mùa dịch, ông cười: “Mấy ngày trước tôi qua Hóc Môn thăm người em, cũng có mấy cô, cậu thanh niên chỉ, nói: “Chú miễn phí tiền thuê mặt bằng cho người dân kìa”. Lúc đó tôi mới biết cậu Ngời đăng ảnh tôi lên Facebook. Chuyện có gì đâu, dịch  khó khăn, lấy tiền người ta sao được!”.

    Tại quận 3, còn có bà Tô Thị Minh Nguyệt xây nhà trọ cho SV thuê đã 10 năm. Mỗi phòng trọ có giá 3,5 triệu đồng/tháng, không giới hạn người ở. Hai mùa dịch qua, mỗi tháng, bà đều giảm 1 triệu đồng và cho SV khó khăn mượn tiền sinh hoạt. Với những phòng có SV về quê nghỉ hè, bà Nguyệt chỉ thu 500.000 đồng/phòng.

    Bà Nguyệt thương SV, thích xây trọ cho SV thuê. Nhiều người đã ở trọ của bà trong suốt thời SV, đến khi đi làm vẫn ở. “Các cháu là thế hệ tương lai của đất nước. Có SV thuê trọ mới có tôi ngày hôm nay. Gần 50 tuổi đầu, tôi biết tiền có thể kiếm cả đời, còn cái tình nghĩa với các cháu thì không phải khi nào cũng dễ đón nhận được” - bà Nguyệt trải lòng.

    Bạn Phạm Ngọc Tường Vân (người thuê trọ) nhiệt tình kể về những lần được bà Nguyệt cho rau, trứng, cá khô và mì tôm trong mùa dịch. Nhiều lần, bà hỏi Vân về chỗ bán rau giá rẻ trên mạng để mua cho SV. Dù được bà Nguyệt hỗ trợ tiền trọ, nhiều SV không nhận mà nhường cho những bạn khó khăn hơn.

    Vân nhớ lại: “Nhiều bạn ở lại TP mà không thể đi làm, cô nói cứ ở thoải mái, có tiền thì đóng, không thì thôi. Từ đầu mùa dịch, cô đều hỏi thăm từng phòng. Thương cô nên khi có người chuyển ra khỏi khu trọ, chúng tôi sẽ rủ bạn vào ở liền. Vì thế, trọ của cô ít khi nào trống phòng. Tôi cũng sẽ thuê ở đây lâu dài nhất có thể”.

    Nhận ơn người, trả ơn đời

    Ngoài hỗ trợ chống dịch cùng phường và khu phố, anh Lê Văn Ngời còn đăng ký tham gia đội ôxy TP Thủ Đức. Sau khi được ông Thành giúp đỡ, anh Ngời cũng nhận sửa điện thoại miễn phí tiền công cho SV, người lao động khó khăn đến hết năm nay.

    Ban ngày, anh giao ôxy và thực phẩm cho người dân, tiện đường sẽ ghé nhà những ai liên hệ anh sửa điện thoại để lấy máy. Với những người ở trái cung đường, anh nhờ những thành viên khác trong đội tới lấy giúp. Buổi tối, anh tranh thủ sửa điện thoại cho người dân, hôm sau lại giao trả điện thoại tận nhà.

    Có những đêm, anh thức đến 1-2 giờ sáng để thay màn hình cho những phụ huynh sửa máy cho con học trực tuyến. Với những hoàn cảnh thực sự khó khăn, anh còn hỗ trợ họ tiền mua phụ kiện. Anh trải lòng: “Làm nhiều việc cùng một lúc hơi cực nhưng nhờ thế mà mùa dịch của tôi trở nên ý nghĩa. Tôi nhận ơn chú Thành, rồi trả ơn lại cho cuộc đời”.

    Còn Quang Tuyên (quận 8) lại cảm thấy may mắn vì chủ trọ mở “chợ rau 0 đồng” trong mùa dịch. Thời điểm rau củ tăng giá, nhiều người trong tòa nhà của Tuyên không mua được rau. Được người thân từ quê gửi nhiều rau, chị chủ trọ liền phân chia rồi đặt dưới hành lang tòa nhà để mọi người xuống lấy. Tuyên vui vẻ gọi đó là “chợ rau 0 đồng”.

    Ngày khác, chủ trọ lại gửi mỗi phòng một con cá lóc để nạp vitamin A chống dịch. TP thông báo hỗ trợ người dân, chị nhắc nhở mọi người cung cấp thông tin để chị lập danh sách gửi khu phố nên ai cũng được nhận hỗ trợ.

    Tuyên cho biết nhờ đó mà người trong khu trọ đoàn kết và gắn bó với nhau hơn. Khi có nơi đặt đồ ăn giá rẻ, một người sẽ thông báo trong nhóm nhắn tin của khu trọ và lập bảng tính. Mỗi phòng nhập thực phẩm mình muốn mua vào bảng để đặt chung giúp tiết kiệm và nhanh có thực phẩm vì được ưu tiên đơn hàng lớn.

 


36 người trong vụ án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sắp ra tòa

HÀ NỘINgày 23/11, TAND thành phố dự kiến mở phiên xét xử 36 bị can tại vụ án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, triệu tập gần 50 người liên quan. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong một tháng, xét xử cả ngày nghỉ với sự tham gia của hơn 60 luật sư. Chủ tọa là thẩm phán Vũ Quang Huy làm chủ tọa. 36 người bị VKSND Tối cao truy tố về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 3, điều 224 Bộ luật Hình sự năm 2015. Trong số này có ông Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Quang Hào (cùng là cựu phó tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC, nguyên Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi); Takao Inami (quốc tịch Nhật Bản, 62 tuổi, Tư vấn trưởng, Giám đốc Văn phòng nhà thầu tư vấn giám sát Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi); Hoàng Việt Hưng (cựu giám đốc Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi); Nguyễn Tiến Thành (cựu giám đốc Ban Quản lý dự án, cựu giám đốc gói thầu số 4, số 5); Đỗ Ngọc Ân (cựu phó Giám đốc Ban Quản lý dự án, cựu Giám đốc gói thầu số 4,5,6,7); Lê Nhiều (cựu phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cựu giám đốc gói thầu số 1,2,3B. HĐXX dự kiến triệu tập đại diện Bộ Giao thông Vận tải, đại diện Hội đồng Kiểm tra công tác nghiệm thu Nhà nước, những người giám định và một số cá nhân khác có liên quan tại VEC. Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi do VEC làm chủ đầu tư, có tổng chiều dài toàn tuyến là hơn 139 km, từ thành phố Đà Nẵng đến thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi), khởi công ngày 19/5/2013. Giai đoạn I dài 65 km, từ thành phố Đà Nẵng đến thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam), gồm có 8 gói thầu xây lắp chính, trong đó có 7 gói thầu thi công đường và một gói thầu chủ yếu thi công cầu. Ngày 1/8/2017, dự án thông xe, đưa vào khai thác sử dụng giai đoạn I. Ngày 2/9/2018 khai thác sử dụng giai đoạn II với 74,2 km từ thành phố Tam Kỳ đến thành phố Quảng Ngãi. Theo cáo trạng, mới đưa vào khai thác, đoạn đường 65 km đã xảy ra rất nhiều điểm hỏng biểu hiện trên mặt đường bê tông nhựa. Kết luận giám định cho thấy, chất lượng cả 7 gói thầu (phần đường) thuộc giai đoạn I không đảm bảo chất lượng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế.... Quá trình thi công, nghiệm thu, các bên liên quan không thực hiện đo nghiệm thu cường độ mặt đường trên các lớp vật liệu hoàn thành, không đo hệ số thấm của lớp bê tông nhựa tạo nhám để đánh giá chất lượng công trình xây dựng sau khi thi công. Việc này dẫn đến không kiểm soát được chất lượng hạng mục công trình xây dựng nhưng đã ký nghiệm thu, đề nghị đưa công trình vào khai thác sử dụng. Các hạng mục công trình xây dựng không đảm bảo nhưng chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đã tiến hành nghiệm thu, thanh toán số tiền hơn 811 tỷ đồng cho các đơn vị thi công.

Học sinh nội thành "ngóng" ngày trở lại trườ

    Hiện toàn Thành phố Hà Nội có 12 quận nội thành học sinh vẫn tiếp tục học trực tuyến gồm: Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Tây Hồ và Nam Từ Liêm.

    Mặc dù có nhiều phường trên địa bàn các quận này được đánh giá mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp 2 nhưng hiện học sinh chưa biết bao giờ trở lại trường học.

    Một số ý kiến cho rằng nhiều trường ở nội thành có học sinh ở cả vùng "xanh, vàng, đỏ" lẫn lộn. Thậm chí trong một lớp, có học sinh chỉ ở cách nhau một con đường nhưng lại thuộc hai nhóm "xanh, đỏ" nên rất khó để tổ chức lớp.

    Theo ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, để học sinh một số khối lớp của trường nội thành đi học trước sẽ khó thực hiện bởi nhà trường sẽ phải chia ca để vừa dạy trực tuyến vừa dạy trực tiếp sẽ rất khó khăn.

    Do vậy, ông đề xuất thành phố cho phép học sinh các trường ở ngoại thành đi học, sau 1-2 tuần theo dõi diễn biến của dịch bệnh, tiếp tục cho tất cả học sinh các cấp tới trường.

Lời hiệu triệu của Tổng Bí thư và sức mạnh toàn dân tộc

    76 năm sau ngày Ðộc lập (2/9/1945 - 2/9/2021), đất nước đang đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách do tác động của đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh đó, thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, toàn đảng, toàn quân và toàn dân đang phát huy truyền thống tương thân, tương ái, đoàn kết một lòng để ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng.

    “Ðã đoàn kết càng phải đoàn kết hơn nữa”

    Sự xuất hiện làn sóng COVID-19 lần thứ tư, với biến chủng Delta lây lan nhanh, phức tạp những tháng gần đây đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội nước ta. Với phương châm bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, nhiều địa phương đã phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

    Trong bối cảnh đó, để phát huy tinh thần đoàn kết, toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng ngăn chặn sự lây lan của đại dịch, ngày 29/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19.

    “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”, Tổng Bí thư kêu gọi.

    Tổng Bí thư bày tỏ tin tưởng sâu sắc rằng, cả nước góp sức, toàn Đảng, toàn dân đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động, cùng với sự giúp đỡ chí tình của đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19 và phải chiến thắng cho bằng được, góp phần xứng đáng vào sự nỗ lực chung của toàn nhân loại vì một thế giới an toàn, lành mạnh, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng, xứng đáng với truyền thống anh hùng vẻ vang của Đất nước ta, Dân tộc ta!

    Để khơi dậy, phát huy sức mạnh đoàn kết, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã phát động Phong trào thi đua đặc biệt: “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”. Thủ tướng kêu gọi các tầng lớp nhân dân tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước, thương nòi, “lá lành đùm lá rách”, “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”; sẵn sàng hỗ trợ vượt qua khó khăn.

    Phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa con người Việt Nam, hành động có trách nhiệm vì bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội, chấp hành tốt quy định của các cấp chính quyền, nhất là những nơi phong tỏa, cách ly, phải thực hiện nghiêm ngặt người cách ly với người, ai ở đâu thì ở đó để ngăn chặn nguồn lây, góp phần sớm đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh.

    Đoàn kết là một truyền thống và bài học cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn xác định “đoàn kết” là giá trị cốt lõi và “đại đoàn kết toàn dân tộc” là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam.

    Triệu trái tim một ý chí

    Để bảo đảm công tác chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất từ Trung ương xuống địa phương, đáp ứng yêu cầu huy động nhanh nhất, hiệu quả nhất mọi nguồn lực, biện pháp để sớm ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh trên phạm vi cả nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính được phân công làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

    Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, Thủ tướng lập tức đã ban hành quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, với sự tham gia của 3 Ủy viên Bộ Chính trị, 4 Bí thư Trung ương Đảng. Ban Chỉ đạo là một tập thể thống nhất, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, gồm các lãnh đạo các cơ quan của Đảng, Chính phủ, Quốc hội.

    Việc kiện toàn này thể hiện quyết tâm cao nhất của Đảng và Nhà nước trong việc ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh và chăm lo công tác an sinh xã hội, bảo đảm lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân tại các khu vực tăng cường giãn cách xã hội, nhất là các tỉnh phía Nam và TPHCM.

    Ngay sau chuyến kiểm tra thực tế, Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp với hơn 1.000 xã, phường thuộc 20 tỉnh, thành đang thực hiện giãn cách xã hội. Trong cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh, mỗi người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch; xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sỹ” trong phòng, chống dịch.

    Thủ tướng yêu cầu MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, hiệp hội, hội đồng hương, các tổ chức tôn giáo… cần vận động, thuyết phục và kêu gọi người dân kiên trì hưởng ứng “ai ở đâu ở đó”, không ra khỏi nhà để thực hiện phòng, chống dịch; có các biện pháp tuyên truyền phù hợp, hiệu quả để người dân hiểu công tác phòng, chống dịch là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân, tự giác bảo vệ cho mình, cho gia đình, góp phần bảo vệ cho cộng đồng; phát huy tinh thần tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn.

    Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, thời gian qua, rất nhiều lực lượng tuyến đầu ngay ở cơ sở, mỗi địa bàn dân cư đã nhiều ngày đêm miệt mài tham gia chống dịch, đến từng nhà, từng người, cung cấp nhu yếu phẩm, tư vấn, khám chữa bệnh, thực sự là điểm tựa tinh thần vững chắc cho nhân dân. Nhiều nghĩa cử cao đẹp, nhiều tấm lòng nhân ái đã có cách làm sáng tạo, thiết thực giúp đỡ nhân dân: ATM oxy, ATM gạo, siêu thị, chợ 0 đồng, suất ăn 0 đồng…

    Trong xã hội, nhiều tấm gương tiêu biểu, làm việc quên mình vì nhiệm vụ thiêng liêng trong thời khắc cam go, “sinh - tử” của cuộc chiến. Hàng trăm người đã bị nhiễm COVID-19 khi thực hiện nhiệm vụ; có người đã hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Không chỉ người dân trong nước, bà con kiều bào ở nước ngoài cũng hướng về quê hương, với tinh thần “tương thân, tương ái”.

    Đại dịch vẫn diễn ra phức tạp, khó khăn, thách thức ở phía trước vẫn còn rất lớn, song với truyền thống tương thân, tương ái, đoàn kết một lòng đã và đang tạo ra niềm tin cho xã hội trong việc khống chế đại dịch. Điều quan trọng lúc này mỗi người dân đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa, đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa trong việc thực hiện các quy định của Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19.

 


Vì sao trẻ ngất xỉu khi tiêm phòng?

    Con tôi chuẩn bị đến lịch tiêm vaccine Covid-19, cháu khá căng thẳng vì nghe thông tin có bạn ngất xỉu sau tiêm phòng. Vì sao có hiện tượng ngất sau tiêm ở trẻ? Các phản ứng nào thường gặp sau tiêm?

    PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ ngất sau tiêm, đây là vấn đề tâm lý của trẻ.

    Những người đi tiêm, ngay cả người lớn không có bệnh lý cao huyết áp nhưng đi tiêm cũng thấy huyết áp cao lên vì lo lắng.

    PGS.TS Trần Minh Điển, TS Nguyễn Công Luật trả lời các câu hỏi của độc giả trong buổi tọa đàm trên Dân trí về chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ.

    Cha mẹ nên giải thích với trẻ, việc đi tiêm vaccine Covid-19 cũng giống như tiêm vaccine cúm hay các vaccine khác, không nên quá trầm trọng vấn đề. Khi trẻ đi tiêm cha mẹ đừng mắng mỏ, mà cố gắng động viên nhẹ nhàng, trẻ không nên lo lắng gì cả.

    Trên thực tế, có trường hợp trẻ chưa tiêm đã ngất, có trẻ tiêm xong ngất vì lứa tuổi vị thành niên dễ nảy sinh tâm lý bất ổn cho chính bản thân, rồi tâm lý đám đông khi thấy một trẻ ngất xỉu thì có thể nhiều trẻ ngất theo.

    Vì thế, hãy coi mũi tiêm này giống như mũi tiêm cúm giúp bảo vệ trẻ, gia đình, cộng đồng và vì thế không nên quá căng thẳng.

    TS Nguyễn Công Luật - Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng Quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, một trong những nguyên nhân phản ứng sau tiêm đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là phản ứng do tâm lý, đặc biệt là ở nhóm trẻ vị thành niên, trẻ mới lớn. Do vậy, trong buổi tập huấn chuyên môn ngày 29/10 cho toàn quốc, Bộ Y tế đã nhấn mạnh công tác tổ chức tiêm chủng cho trẻ em để giảm thiểu phản ứng không mong muốn do tâm lý.

    Theo đó ngành y tế phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục, đồng thời tuyên truyền, phổ biến cho cha mẹ trẻ và trẻ hiểu về lợi ích, nguy cơ, những điều cần làm trước, trong và sau buổi tiêm chủng.

    Chúng tôi mong các bậc phụ huynh bình tĩnh và phối hợp chặt chẽ với nhà trường, các cơ sở tiêm chủng khi đưa con em mình đi tiêm vaccine.

    Hệ thống tiêm chủng chúng ta đã có kinh nghiệm trên 30, có rất nhiều kinh nghiệm xử lý các phản ứng sau tiêm chủng. Với vaccine Covid-19, chúng ta cũng đã triển khai được gần một năm.

    Sau khi tiêm, phản ứng thường gặp nhất là sốt, đau tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, sốt trong từ 24-36 giờ không thực sự nhiều. Nếu bị sốt trên 38,5 độ C, bạn có thể cho cháu dùng thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol. Nếu sau từ 4-6 tiếng uống thuốc hạ sốt mà thấy cháu không hạ nhiệt, thì cần đưa đến cơ sở y tế để các bác sĩ đánh giá đúng tình trạng của trẻ.

  

"Tất tần tật" về đề án thu phí ô tô vào nội đô Hà Nội

    ở GTVT Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô nhằm giảm ùn tắc giao thông tại một số khu vực, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng...

Tất tần tật về đề án thu phí ô tô vào nội đô Hà Nội - 1

3 "điểm nóng" mới nhất tại Hà Nội

    Những ngày vừa qua, tình hình dịch bệnh tại Hà Nội diễn biến phức tạp trở lại với sự xuất hiện của các ổ dịch mới.

    Từ ngày 30/10 đến nay, Hà Nội đã liên tiếp ghi nhận 3 ổ dịch mới tại Hoài Đức, Lĩnh Nam, Mỹ Đình 2

    Ổ dịch Phú Vinh, Hoài Đức

    Ca bệnh chỉ điểm là 2 mẹ con trú tại An Khánh, Hoài Đức. Ngày 28/10, người mẹ là bệnh nhân Đ.T.H., xuất hiện triệu chứng sốt, tự mua thuốc điều trị. Ngày 30/10, người này đưa con bị ốm vào Bệnh viện Nhi Trung ương khám bệnh. Qua xét nghiệm sàng lọc, bệnh nhân và con đều có kết quả dương tính.

Từ 2 ca bệnh này, lực lượng chức năng đã tiến hành điều tra, truy vết. Qua đó xác định thêm 6 F1 có kết quả dương tính SARS-CoV-2. Các trường hợp này là hàng xóm và chồng, con của bệnh nhân H.

    Đây cũng là ổ dịch mới nhất tại Hà Nội, Đến nay, ổ dịch này đã ghi nhận tổng cộng 8 F0.

    Ổ dịch Nam Dư, Lĩnh Nam

    Ngày 31/10, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội công bố 8 ca dương tính SARS-CoV-2 liên quan đến ổ dịch mới ghi nhận tại Nam Dư, Lĩnh Nam.

    Ca bệnh chỉ điểm là bé gái N.T.H., sinh năm 1998, địa chỉ tại Nam Dư, Lĩnh Nam. Ngày 30/10, bệnh nhi có sốt nhẹ, ngạt mũi. Bệnh nhi được đưa đi xét nghiệm cho kết quả dương tính.

    Sau đó, 2 bệnh nhân N.T.H. và N.V.K là vợ chồng được xác định là F1 nên được test nhanh dương tính. 2 vợ chồng bệnh nhân tiếp tục đi xét nghiệm khẳng định đều cho kết quả dương tính.

    Qua điều tra, truy vết, ngay trong ngày lực lượng chức năng cũng xác định 5 trường hợp khác đều là người nhà của 2 bệnh nhân này cũng có kết quả dương tính. Trong đó, có 3 trường hợp sống tại Lĩnh Nam, Hoàng Mai và 2 trường hợp tại Ứng Hòa.

    Đến ngày 1/11, chùm ca bệnh này tiếp tục ghi nhận 8 F0. Các bệnh nhân có địa chỉ tại: Hoàng Mai (4 ca), Hà Đông (3 ca) Ứng Hòa (một ca).

    Đáng chú ý, 3 F0 tại Lĩnh Nam đều là người sống gần khu vực phong tỏa, ngày 31/10, được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc có kết quả dương tính.

    Các trường hợp còn lại đều là F1 của ca bệnh được ghi nhận trước đó.

    Ổ dịch tại Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2

    Ca bệnh chỉ điểm của ổ dịch này là bệnh nhân T.V.N., nam, sinh năm 1992, địa chỉ Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm. Bệnh nhân là nhân viên tư vấn xuất khẩu lao động. Ngày 29/10, bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi. Ngày 30/10, bệnh nhân đi khám tại bệnh viện được lấy mẫu làm xét nghiệm, kết quả dương tính.

    Qua điều tra, ngay trong ngày, lực lượng chức năng tiếp tục phát hiện 2 F1 của bệnh nhân T.V.N., có địa chỉ tại Phú Đô và Mễ Trì, Nam Từ Liêm, có kết quả dương tính SARS-CoV-2.

    Ngày 1/11, chuỗi lây này tiếp tục ghi nhận thêm một F0. Trường hợp này là bệnh nhân N.H.T., nam, sinh năm 1992, địa chỉ Trúc Bạch, Ba Đình. Bệnh nhân là F1 của bệnh nhân T.V.N., tiếp xúc ngày 25/10. Ngày 30/10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

    Bên cạnh 3 ổ dịch mới nhất này, Hà Nội hiện còn có 4 ổ dịch khác đã được ghi nhận trước đó, bao gồm: ổ dịch tại Sài Sơn, Quốc Oai; ổ dịch Trần Quang Diệu, Ô Chợ Dừa; ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng; ổ dịch ngõ 67 Giáp Bát.

    Với việc Hà Nội ghi nhận nhiều F0 cộng đồng, UBND TP Hà Nội mới đây đã có thông báo mới nâng đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn từ cấp độ một chuyển sang cấp độ 2.

    Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 4.459 ca, trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 1.709 ca, số F0 là đối tượng đã được cách ly là 2.750 ca.

 


Học sinh của 18 huyện, thị xã được trở lại trường học tập từ 8/11

    Các trường học của Hà Nội được mở cửa trở lại thuộc 18 huyện và thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1 và 2, trong 14 ngày tính đến thời điểm ngày 8/11 không có các ca F0 trong cộng đồng.

    Các trường học của Hà Nội được ưu tiên đi học trực tiếp đầu tiên thuộc 18 huyện và thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1 và 2, trong 14 ngày tính đến thời điểm 8/11 không có các ca F0 trong cộng đồng.

    Cụ thể, 18 huyện, thị xã ở Hà Nội học sinh được đi học trở lại ở một số cấp từ ngày 8/11 gồm: Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ, Hoài Đức, Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Mê Linh, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa và Sơn Tây.

    12 quận nội thành học sinh vẫn tiếp tục học trực tuyến gồm: Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Tây Hồ và Nam Từ Liêm.ấn để phóng to ảnh

    Học sinh khối lớp 5; cấp THCS là khối lớp 6,9; cấp THPT là khối lớp 10, 12 được ưu tiên trở lại trường học (Ảnh: Việt Hà). 

    Trước mắt, ưu tiên học sinh các khối lớp đầu cấp, cuối cấp và các lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, thay SGK, thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp đi học trực tiếp ở trường.

    Cụ thể, đối với tiểu học là học sinh khối lớp 5; cấp THCS là khối lớp 6,9; cấp THPT là khối lớp 10 và 12.

    Các khối lớp còn lại học trực tuyến và học sinh mầm non nghỉ học tại nhà.

    Đối với những trường có học sinh trên nhiều địa bàn khác nhau, nhà trường phải nắm rõ thông tin của các học sinh, cấp độ dịch và quy định cho đi học của địa phương nơi học sinh cư trú.

    Trường học phải đạt yêu cầu an toàn trong phòng, chống Covid-19 theo các tiêu chí tại Hướng dẫn Liên ngành số 3668/HDLN: SGDĐT-SYT ngày 25/10/2021 của Sở GD-ĐT và Sở Y tế.

    Ngoài ra, trường phải có phương án đảm bảo giãn cách, giảm bớt sĩ số học sinh/buổi dạy. Giáo viên chưa tiêm đủ hai mũi vaccine phòng chống Covid-19 chỉ dạy trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp.

    Các địa phương, trường học cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 cho học sinh trước, trong, sau khi đến trường theo đúng hướng dẫn liên ngành.

    Học sinh cần hạn chế tiếp xúc với người ngoài gia đình, có bản cam kết của phụ huynh học sinh: "Một cung đường, hai điểm đến"; phụ huynh học sinh bảo đảm tiêm vaccine ít nhất một mũi đạt trên 90%.

    Không tổ chức ăn bán trú, căng tin ăn uống trong trường, học sinh tự mang theo nước uống cá nhân.

    Chỉ tổ chức dạy học trực tiếp một buổi/ngày, tổ chức dạy luân phiên đảm bảo an toàn sức khỏe học sinh; kết hợp giữa học trực tiếp và học trực tuyến hợp lý với những nội dung giảng dạy, đạt hiệu quả cao nhất.

    Tính đến 18h ngày 28/10, 30 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội có dịch ở cấp độ 2; ở đơn vị hành chính cấp xã, phường có 332 đơn vị ở cấp độ 1, 245 đơn vị ở cấp độ 2 và 2 đơn vị ở cấp độ 3 (thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai và xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh).

    Về độ bao phủ vaccine tại Hà Nội, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một liều vaccine phòng Covid-19 là 98% (đã đạt tỷ lệ tối thiểu là 70%); tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine là 48,5% (chưa đạt tỷ lệ tối thiểu là 80%).

    Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4 đến tối 31/10) là 4.402 ca, trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 1.691 ca, số F0 là đối tượng đã được cách ly là 2.711 ca.

 


Vùng xanh "đổi màu" học sinh đi học như thế nào?

    Theo Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội ngày 2/11, do tình hình dịch Covid-19 đang phức tạp nên phải tính tiếp về việc bao giờ cho học sinh trong nội thành trở lại trường học.

    Tái bùng dịch, học sinh trở lại trường như thế nào?

    Theo văn bản mới nhất của UBND TP Hà Nội ngày 1/11, hiện chỉ có học sinh ở 18 huyện, thị xã được trở lại trường học.

    Các trường học của Hà Nội được ưu tiên đi học trực tiếp đầu tiên thuộc 18 huyện và thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1 và 2, trong 14 ngày tính đến thời điểm 8/11 không có các ca F0 trong cộng đồng.

    Cụ thể, 18 huyện, thị xã ở Hà Nội học sinh được đi học trở lại ở một số cấp từ ngày 8/11 bao gồm: Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ, Hoài Đức, Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Mê Linh, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa và Sơn Tây.

    Tuy nhiên, trong số các huyện, thị xã trên đây, một số địa phương đang tái bùng phát dịch như huyện Quốc Oai và Mê Linh, sau khi phát hiện nhiều ca F0 trong cộng đồng, việc cho học sinh trở lại trường sẽ được triển khai như thế nào?

    Do tình hình dịch Covid-19 đang phức tạp nên phải tính tiếp về việc bao giờ cho học sinh trong nội thành trở lại trường học. 

    Ngày 2/11, ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Mê Linh cho biết, Mê Linh có tổng cộng 16 xã và hai thị trấn.

    Hiện dịch Covid-19 đang tái bùng phát ở xã Tiến Thắng và có hai ca liên quan ở xã Văn Khê.

    "Phòng GD-ĐT Mê Linh đang họp với Trung tâm Y tế để rà soát và báo cáo UBND huyện.

    Dưới sự giám sát và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, căn cứ thực tế mức độ dịch trên địa bàn các xã thuộc các vùng 1,2,3,4 ra sao để chúng tôi xây dựng phương án cho học sinh trở lại trường phù hợp. Trên cơ sở này, Phòng GD-ĐT sẽ báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của UBND huyện", ông Hậu cho biết.

    Được biết, trước khi có văn bản của UBND TP Hà Nội, một khảo sát của Phòng GD-ĐT huyện Mê Linh cho thấy, khoảng 60% phụ huynh ủng hộ HS đến trường từ ngày 1/11.

    Ông Hậu cho hay, học sinh tiểu học và THCS chủ yếu ở xã nào học trên địa bàn xã đó. Cá biệt có một số em do công việc của bố mẹ nên phải đi liên xã để học trái tuyến nhưng con số này không nhiều.

    "Sau khi rà soát học sinh trên địa bàn và vẫn kiểm soát được dịch bệnh, huyện sẽ cho học sinh đầu, cuối cấp đi học theo quy định.

    Điều chúng tôi băn khoăn nhất là các trường THPT do đặc trưng tuyển sinh trên toàn huyện nên sẽ có nhiều em ở có liên quan đến vùng dịch khó khăn khi trở lại trường", ông Hậu nói.

    Cũng là điểm "nóng" tái bùng phát dịch, huyện Quốc Oai cũng đang khẩn trương rà soát toàn bộ học sinh ở các xã trên địa bàn.

    Ông Hoàng Nguyên Ưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai cho hay, hiện địa phương đang đánh giá cấp độ dịch của các xã.

    Trên cơ sở đó, từ nay đến ngày 8/11, xã nào đủ điều kiện sẽ chuẩn bị cơ sở vật chất trường học sẵn sàng.

    Nếu tình hình kiểm soát dịch ở các địa phương đó vẫn ổn định, huyện sẽ cho học sinh trở lại trường theo đúng hướng dẫn của UBND thành phố nhưng nếu tình hình phức tạp thì sẽ lùi lại. Hiện vẫn chưa có lịch trở lại trường của học sinh khu vực nội thành Hà Nội. 

  

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

'Chủ tịch tỉnh tiếp dân để giải quyết vấn đề chứ không phải ghi điểm'

Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp cho rằng chủ tịch tỉnh thành tiếp dân để ra chủ trương, biện pháp giải quyết vấn đề, chứ không phải ghi danh, ghi điểm. Thông tư 04 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân có hiệu lực từ 15/11. VnExpress phỏng vấn ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương về nội dung này. - Thông tư nêu rõ người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp tiếp công dân để lắng nghe, giải quyết và chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực trạng việc tiếp dân của người đứng đầu hiện nay ra sao, thưa ông? - Năm 2021, 22,3% số lượt tiếp dân của thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp được ủy quyền, phân công tiếp thay. Nếu áp dụng quy định của Luật Tiếp công dân là Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải tiếp công dân định kỳ mỗi tháng một ngày và tiếp công dân đột xuất trong những vụ gay gắt, phức tạp thì số lãnh đạo địa phương tiếp dân định kỳ giảm rõ rệt. Việc này có một phần nguyên nhân nhiều nơi giãn cách xã hội trong Covid-19. Một số lãnh đạo địa phương không tiếp dân ở trụ sở, nhưng xuống vùng dịch để giải quyết bức xúc hàng ngày của người dân. Dù vậy, ở một số địa phương, đoàn giám sát của Quốc hội trước đây đánh giá người đứng đầu tiếp dân không đúng định kỳ, ủy quyền cho cấp phó, thậm chí ủy quyền cho giám đốc cấp sở. Cán bộ sở chỉ tiếp hình thức để báo cáo Chính phủ, trong khi đó mục tiêu chủ tịch tỉnh thành tiếp dân là để đưa ra chủ trương, biện pháp giải quyết ngay vấn đề chứ không phải để ghi điểm, ghi danh. Một số địa phương lãnh đạo tiếp dân xong thì ra thông báo "từ chối tiếp dân" vì "đã giải quyết hết thẩm quyền". Vì thế, người dân lại lên trụ sở tiếp công dân Trung ương. Cán bộ tiếp dân phải giải quyết đến cùng vấn đề chứ không phải hết thẩm quyền. Xét cho cùng, người dân có lên Trung ương thì thẩm quyền giải quyết vẫn là chủ tịch địa phương đó. - Báo cáo giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mới đây nêu đích danh bốn Chủ tịch cấp tỉnh không tiếp dân ngày nào trong 18 tháng, gồm Bình Dương, Đăk Nông, Thừa Thiên Huế, TP HCM. Những địa phương này sau đó đã có giải trình. Ông nhìn nhận thế nào về việc này? - Các tỉnh giải trình về việc lãnh đạo có một số buổi tiếp dân, một số buổi ủy quyền cho cấp dưới. Tuy nhiên, theo quy định, người đứng đầu phải trực tiếp tiếp dân, không nên ủy quyền. Theo Luật Tiếp công dân, chủ tịch UBND cấp tỉnh không phải chỉ tiếp dân để giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Là thủ trưởng cơ quan hành chính, anh có đủ thẩm quyền giải quyết những bức xúc của dân, nếu giao cho cấp dưới như phó chủ tịch hay giám đốc sở thì họ chỉ "ghi nhận" rồi "báo cáo". Theo thống kê, cấp ủy chính quyền địa phương nào tăng cường công tác tiếp dân và người đứng đầu quan tâm đến việc này, đa số sự việc khiếu nại, tố cáo ở địa phương đó sẽ ít, không có bức xúc. Vì vậy, chủ tịch không chờ đến lịch mới tiếp dân mà nên tiếp dân đột xuất với những việc phức tạp, cần giải quyết ngay để tránh làm nóng tình hình. Hiện, chế tài chính quyền xử lý người đứng đầu không tiếp dân chưa có, nhưng tôi nhiều lần đề nghị cần phải đánh giá và có giải pháp xử lý lãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ, kiểm điểm cuối năm theo nguyên tắc Đảng. - Người đứng đầu không tiếp dân theo quy định tác động thế nào đến các vụ khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp, kéo dài? - Lãnh đạo các tỉnh thành không tiếp dân, không quan tâm đến quyền lợi của dân thì người dân sẽ bức xúc, khiếu kiện vượt tuyến lên trung ương. Vì vậy, việc giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài cần có quyết tâm chính trị cao, người đứng đầu phải nhận thức rõ trách nhiệm. Chẳng hạn, có lần Tổ công tác của Thủ tướng do Phó thủ tướng Trương Hòa Bình làm tổ trưởng đến kiểm tra tại mội địa phương, cả bí thư và chủ tịch tỉnh cùng hứa tiếp dân, giải quyết dứt điểm một vụ phức tạp. Người dân nhiều lần đến đề nghị gặp họ, nhưng đều không được, thay vào đó là cán bộ không thuộc thẩm quyền được cử tiếp. Đến nay, sự việc vẫn chưa giải quyết xong mặc dù có chỉ đạo của Phó thủ tướng. Rất nhiều vụ Ban Tiếp công dân Trung ương có văn bản xuống đề nghị đối thoại, nhưng người dân vẫn rất "khó gặp" lãnh đạo địa phương. Họ nói "sao lên đây gặp cán bộ dễ thế mà về địa phương gặp Phó chủ tịch thôi cũng khó khăn?". Hay tại một tỉnh, khi Tổng Thanh tra Chính phủ gặp dân, có sự tham gia của lãnh đạo địa phương, người dân nói "8 năm rồi mới được gặp phó chủ tịch. Nếu như không có cuộc tiếp của Tổng Thanh tra, người dân chắc không bao giờ gặp được chủ tịch, phó chủ tịch". - Vừa qua, TP HCM tổ chức chương trình trực tuyến "dân hỏi - thành phố trả lời". Ông đánh giá như thế nào về phương thức này? - Tôi cho rằng đây là mô hình rất hiệu quả, không chỉ trong thời gian chống dịch, mà nếu sau này áp dụng cũng rất hay. Chúng tôi cũng đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ tăng cường tiếp dân tại Trụ sở tiếp dân Trung ương phía Nam; và tiếp dân trực tuyến. Nếu chủ tịch hoặc lãnh đạo địa phương tiếp dân, chúng tôi đề nghị trực tuyến ba bên, giữa trụ sở tiếp dân Trung ương, lãnh đạo địa phương và người dân. Khi "ba mặt một lời", việc vận động thuyết phục người dân sẽ dễ dàng hơn, thống nhất cao hơn. Khi đó, người dân cũng không cần lên trụ sở tiếp dân Trung ương, đỡ vất vả, tốn kém. Chúng tôi cũng kiến nghị Tổng Thanh tra rà soát, xây dựng nghị định của Chính phủ để thực hiện cơ sở dữ liệu quốc gia về giải quyết khiếu nại tố cáo. Có như vậy, người dân mới biết việc mình khiếu nại đang được giải quyết ở khâu nào. Các cơ quan Nhà nước, đại biểu Quốc hội, truyền thông, báo chí sẽ nắm được các vụ việc dân đang khiếu nại, tố cáo. Điều này cũng sẽ tránh việc chuyển đơn lòng vòng, gây khó khăn cho người dân, phức tạp thêm tình hình. - Hơn 10 năm phụ trách công tác tiếp dân Trung ương, kinh nghiệm tiếp dân của ông là gì? - Đó là chịu khó lắng nghe, tìm hiểu những bức xúc và giải quyết thấu đáo. Tôi mong muốn lãnh đạo các địa phương khi nhận được tin nhắn của người dân hãy trả lời, không có thời gian nghe điện thoại thì trả lời tin nhắn. Chỉ cần lãnh đạo địa phương làm tốt việc này, tình hình khiếu nại, tố cáo và sự bức xúc của người dân giảm đi rõ rệt, bởi người dân thấy được tôn trọng. Người dân liên lạc được với một ông lãnh đạo dù chưa biết kết quả ra sao, nhưng họ mừng và tin tưởng. Ở trụ sở tiếp công dân trung ương, lúc nào dân gọi tôi cũng nghe. Bạn bè nhắn tin có thể tôi không trả lời khi đang bận, nhưng người dân nhắn tin bao giờ cũng hồi đáp. Một lần khoảng 23h, tôi nhận được cuộc gọi người dân khóc, kể nhiều lần mang theo văn bản của Trung ương đến trụ sở tiếp dân của tỉnh nhưng không những không được tiếp mà còn bị lực lượng chức năng lôi đi. Tôi hướng dẫn họ tiếp tục đến trụ sở tiếp dân với thái độ bình tĩnh, ôn hòa, đưa văn bản của trụ sở tiếp công dân Trung ương ra và đề nghị họ tiếp theo văn bản này.... Nếu có cán bộ trong quá trình tiếp dân mà vi phạm luật hoặc có thái độ không đúng mực thì có thể viết đơn gửi cho chủ tịch, bí thư và gửi cho tôi.

 CHƯƠNG TRÌNH TÔN VINH CÁC LỰC LƯỢNG TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH


Tối 31-10, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Việt Nam-Khát vọng bình yên” và trao giải Cuộc thi “Giai điệu nơi tuyến đầu”, “Thời khắc khó quên”.


Dự chương trình có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ. 


Chương trình “Việt Nam-Khát vọng bình yên” được tổ chức là dịp để khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19.


Chương trình cũng nhằm tri ân những đóng góp ý nghĩa, hy sinh thầm lặng của tất cả các tổ chức, cá nhân, mà trước hết là đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế và cán bộ công đoàn trong cuộc chiến giành giật sự sống của người dân, chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động; khẳng định vai trò đồng hành của công đoàn đối với doanh nghiệp, Chính phủ và chính quyền các cấp trong phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế.


“Giai điệu nơi tuyến đầu” là cuộc thi do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức. Sau 40 ngày triển khai, ban tổ chức nhận được 1.296 tác phẩm ca khúc (bản nhạc) và các bản ghi âm thanh bài hát của 935 tác giả và đồng tác giả gửi tham dự.


Hội đồng giám khảo đã chọn 195 tác phẩm vào vòng II và 54 tác phẩm vào vòng chung khảo.


Kết quả, có 3 giải nhì (không có giải nhất), 6 giải ba, 12 giải khuyến khích và 5 giải chuyên đề được trao cho các tác giả. Các tác phẩm xuất sắc được lựa chọn trình diễn tại Chương trình “Việt Nam-Khát vọng bình yên”. 


Cuộc thi “Thời khắc khó quên” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo Công đoàn Y tế Việt Nam cùng Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp tổ chức. Sau một tháng triển khai, ban tổ chức nhận được 45.304 clip tham gia. Kết quả, 16 tác phẩm đoạt giải cá nhân bao gồm: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 10 giải khuyến khích; 5 giải tập thể được trao tặng đơn vị có số lượng người tham gia dự thi nhiều nhất. 


Tại chương trình, đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ban tổ chức đã trao giải thưởng tặng các tác giả có những tác phẩm xuất sắc; vinh danh cán bộ công đoàn và đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế vì những cống hiến lớn lao trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 thời gian qua.


TTXVN/Báo QĐND

BH...

Hà Nội yêu cầu đám cưới không quá 30 người

Thành phố yêu cầu lễ cưới không tập trung quá 30 người cùng thời điểm. Người tham dự, ban tổ chức, nhân viên phục vụ phải tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi Covid-19. Đây là một trong những nội dung của Kế hoạch thực hiện quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" được Hà Nội công bố tối 1/11. Trong quy định lần này, Hà Nội đưa ra biện pháp chi tiết với các hoạt động tập trung đông người như đám cưới, đám tang, hoạt động tôn giáo. Với đám cưới, những người thuộc diện cách ly, hoặc theo dõi sức khỏe, hoặc có triệu chứng nghi mắc Covid-19; người ngoài gia đình chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine được khuyến cáo không tham dự. Người tổ chức phải ký cam kết tuân thủ quy định và chịu sự giám sát của chính quyền địa phương, thực hiện các hướng dẫn khác của Bộ Y tế, thành phố. Người có mặt tuân thủ 5K; luôn giữ khoảng cách giữa các bàn, người giữa các bàn không tiếp xúc gần; gia đình không thực hiện chúc tại từng bàn. Địa điểm tổ chức đảm bảo thông thoáng, tăng cường thông khí, hạn chế sử dụng điều hòa. Thời gian tổ chức được rút ngắn tối đa. Đám tang không được tập trung quá 30 người cùng thời điểm và hạn chế đoàn viếng, mỗi đoàn không quá 5 người. Thành phố yêu cầu không tổ chức ăn uống tại lễ tang. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự tuân thủ điều kiện: 100% người tham dự được tiêm đủ liều vaccine; đã khỏi Covid-19 hoặc có xét nghiệm âm tính trong 72 giờ. Các hoạt động không được tập trung quá 20 người. Những người thuộc diện cách ly/theo dõi sức khỏe/có triệu chứng nghi mắc Covid-19 không tham gia trực tiếp. Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (trừ cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) đóng cửa trước 21h. Các hoạt động khác vẫn theo quy định trước đó như được bán hàng tại chỗ, không quá 50% công suất chỗ ngồi, đảm bảm giãn cách; chủ nhà hàng và nhân viên được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi Covid-19. Hoạt động tập luyện thể dục, thể thao trong nhà phải giảm quy mô phòng tập (công suất tối đa 50% và không quá 30 người trong cùng thời điểm). Hàng ngày, cơ sở cung ứng dịch vụ phải vệ sinh, khử khuẩn trang thiết bị. Người hướng dẫn, người tham gia hoạt động tập luyện thể dục thể thao đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi Covid-19. Cơ sở thể dục thể thao, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ tập luyện thể dục thể thao trong nhà tổ chức quét mã QR, thu thập thông tin người tham gia hoạt động, người đến sử dụng dịch vụ (thông qua mã QR hoặc khai báo y tế trực tiếp hoặc trực tuyến) hàng ngày... Thành phố tiếp tục dừng hoạt động của vũ trường, karaoke, massage, quán bar, trò chơi điện tử. Cơ sở kinh doanh dịch vụ cắt tóc, gội đầu, làm đẹp tuân thủ quy định về phòng chống dịch; chủ cơ sở và nhân viên được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19. Hôm nay, Hà Nội cũng công bố cấp độ dịch của thành phố và các quận, huyện, thị xã/xã, phường, thị trấn. Theo đó, cấp độ dịch của thành phố Hà Nội là 2 (nguy cơ trung bình, màu vàng). Các biện pháp hành chính áp dụng chung cho toàn thành phố tương ứng cấp độ dịch 2 (một số địa bàn xã, phường áp dụng cấp độ 3).

NGHIÊN CỨU - PHÊ BÌNH - TRAO ĐỔI!

Một số ý kiến về tình hình sử học hiện nay.

Trong mấy năm qua nổi lên xu hướng “đòi viết lại lịch sử”, “nhìn lại lịch sử”, “lấp những khoảng trống”…

Những ý kiến khác nhau trong nghiên cứu lịch sử xuất phát từ điểm rất cơ bản là quan điểm và phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận chân lý. Từ quan điểm và phương pháp tự cho là “mới” đó, một số nhà sử học đòi phi chính trị hóa sử học, mượn cớ “đổi mới” để “lật ngược” nhiều vấn đề đã trở thành kết luận từ lâu trong chính sử.

Với trách nhiệm là những người quan tâm đến lịch sử của đất nước và dân tộc, chúng tôi xin góp một số ý kiến nhằm làm sáng tỏ những lệch lạc nguy hiểm đang diễn ra trong sử học.


I. Về Quan Điểm Và Phương Pháp Nghiên Cứu Lịch Sử

1/ Sử học là một ngành khoa học trong khoa học xã hội, cho nên điều quan trọng hàng đầu của người nghiên cứu lịch sử là phải có thái độ trung thực, khách quan của nhà khoa học chân chính. Tức là tôn trọng sự thật đích thực - chứ không phải những hiện tượng giả tạo - trong quá trình mình tiếp cận với những hiện tượng lịch sử.

Nghiên cứu lịch sử không phải là mô tả đơn thuần các sự kiện diễn ra trong quá khứ; vì trong thực tế các sự kiện diễn ra rất đa dạng, vô cùng phong phú và cực kỳ phức tạp. Nhưng chúng ta hiểu rằng không phải sự kiện nào cũng phản ánh đúng bản chất của tiến trình lịch sử. Cho nên sứ mệnh - đồng thời là trách nhiệm - của người nghiên cứu lịch sử là tìm đúng và chỉ ra mối quan hệ bản chất của sự kiện lịch sử. Ví dụ: Sự kiện Pháp đến Việt Nam năm 1858. Người Pháp nói là “đi khai hóa, bảo hộ, đem văn minh đến xứ An Nam, một xứ sở lạc hậu…”. Nhưng thực ra đó là một đội quân viễn chinh đi chiếm thuộc địa, làm giàu cho chủ nghĩa tư bản Pháp đang phát triển ở châu Âu trong thế kỷ XVIII, XIX … Chứng minh điều đó hoàn toàn có thể làm được, với những tài liệu, dữ liệu, luận cứ sát thực tế, thuyết phục: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh… đã làm việc đó trong sách “Bản án chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương”, viết năm 1923. Các chí sĩ của phong trào Đông Kinh Nghĩa thục, Duy Tân, Đông Du như Lương Văn Can, Phan Bội Châu… cũng đã làm việc đó trong những tác phẩm tâm huyết của các vị trong những năm đầu thế kỷ XX. Và nhiều nhà khoa học, sử học chân chính đã làm trong nhiều thập kỷ, cho đến nay; tuy có thể còn khiếm khuyết, nhưng trung thực, khách quan.

2/ Trên quan điểm khoa học, trong quá trình nghiên cứu lịch sử chúng ta có thể khẳng định hai điều:

Một là, lịch sử là một dòng chảy liên tục, không thể cắt khúc các giai đoạn phát triển liên tục với nhau. Người Mỹ đã từng làm chuyện “cắt khúc” như thế khi nói về cuộc chiến tranh Việt Nam, bào chữa cho việc Mỹ xâm lược Việt Nam bằng cách gán cho cuộc chiến tranh Việt Nam tính chất “chiến tranh ủy nhiệm” giữa 2 phe Cộng sản và Tư bản trên thế giới, “tính chất nội chiến” giữa miền Bắc và miền Nam… (thực chất là vu khống miền Bắc xâm lược miền Nam); còn Mỹ là “người ơn, đến cứu chế độ Việt Nam Cộng hòa”… Bộ phim The Vietnam War mới nhất do Mỹ sản xuất năm 2017 (42 năm sau thất bại của Mỹ ở Việt Nam), mặc dù có nêu những thủ đoạn lừa dối dư luận của 5 đời Tổng thống Mỹ, nhưng vẫn mang nội dung biện minh cho cuộc xâm lược của Mỹ, xuyên tạc ý nghĩa cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. 

Hai là, muốn hiểu đúng bản chất của sự kiện lịch sử thì phải nắm bắt được nguyên nhân, cội nguồn của các sự kiện. Chứng minh điều này trong lịch sử cũng rất rõ ràng: Cội nguồn là chủ nghĩa tư bản ở một số nước đã phát triển lên chủ nghĩa đế quốc. Nguyên nhân của việc đưa quân xâm lược chính là do động lực của chính quyền của giai cấp tư bản Pháp (sau đó là tập đoàn tư bản Mỹ) nhằm làm lợi cho giai cấp tư sản; và bản chất của sự việc là “một cuộc chiến tranh xâm lược”, thực hiện chủ nghĩa thực dân cũ - rồi chủ nghĩa thực dân mới. Nếu người đại diện cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam ngồi lại với kẻ xâm lược và bộ máy tay sai của chúng tại những hội nghị đình chiến, để “trải chiếu điều” cho chúng rút dần về nước, thì điều đó “không hề có ý nghĩa và giá trị pháp lý”, công nhận tính chính nghĩa của cuộc xâm lược, thay đổi bản chất của sự kiện lịch sử đích thực.

Như vậy, sự thật trong những trang sử trung thực được viết trong nhiều thế kỷ qua, nhất là những trang sử cận và hiện đại của Việt Nam-dù có thể còn chưa hoàn hảo, nhưng đã đi vào thực chất, phân tích bộ mặt thật của “chủ nghĩa thực dân, dù cũ, dù mới”. Những trang sử đó có sức lay động tinh thần của nhiều thế hệ người Việt Nam yêu nước, để đến lượt chính họ đã làm nên những trang sử thật hào hùng, nhất là đã sản sinh những gương anh hùng tuyệt vời, cho nhiều thế hệ người Việt soi chung.

Chúng tôi cho rằng việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lịch sử, đi sâu vào những giá trị tinh thần truyền thống của nền văn hóa Việt Nam, từ ngày lập quốc đến hiện nay, là vấn đề chúng ta vẫn còn phải tiếp tục đào sâu, phát hiện, làm phong phú thêm vốn quý dân tộc là nền văn hóa giàu tính nhân văn của Việt Nam. Trong nghiên cứu lịch sử, chúng ta tôn trọng những ý kiến khác nhau, những khám phá mới… trên cơ sở quan điểm khoa học đúng đắn. Nhưng tuyệt đối không được nhân danh cái gọi là “đổi mới” mà “đổi trắng thay đen”, bôi nhọ lịch sử, phủ nhận gương liệt sĩ anh hùng, phủ nhận tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến cứu nước.


II. Nội Hàm Chính Trị Của Cái Gọi Là Đòi “Viết Lại Lịch Sử”

Đi sâu vào thực chất các vấn đề do một số người nhân danh “đổi mới” nêu ra, chúng tôi tự hỏi: Dụng tâm đích thực của các luận điểm đòi “Viết lại lịch sử” là gì?


Có 4 vấn đề đã được các vị này thể hiện trong các bài viết, hoặc sách của họ, như sau:

1/. Một là, họ muốn xóa nhòa ranh giới giữa người yêu nước trong lịch sử cận đại chống ngoại xâm (Lịch sử có độ dài 117 năm, tính từ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858-1975), với số người phản quốc làm tay sai cho giặc. Ý đồ này thể hiện trong những bài “minh oan” cho Trương Vĩnh Ký… (thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp); rồi đến Hoàng Cao Khải, Phạm Quỳnh… (những người làm “công chức” sau khi Pháp đã đặt được bộ máy cai trị thực dân trên cả 3 xứ: Nam kỳ, Bắc kỳ, Trung kỳ và cả Đông Dương.

2/. Hai là, họ muốn thay đổi đường lối đấu tranh cứu nước của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đề xuất chủ trương này là nhóm nhà văn Nguyên Ngọc với các tổ chức như Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh, Viện Phan Châu Trinh, Đại học Phan Châu Trinh; và các tổ chức tự lập như Văn đoàn Độc lập… Họ tổ chức trao Giải thưởng Phan Châu Trinh hàng năm cho những người có bài viết chống lại đường lối của Đảng, xuyên tạc lịch sử. Ví dụ họ trao giải thưởng cho Nguyễn Ngọc Lanh, người đã viết nhiều bài xuyên tạc sự kiện, nhân vật lịch sử Việt Nam cận đại, hiện đại (Sách “Việt gian bán nước trong lịch sử”); họ đề cao Tạ Chí Đại Trường trong các cuộc phát Giải văn hóa Phan Châu Trinh; Tạ Chí Đại Trường là một sĩ quan quân Sài Gòn cũ đã viết sách “Chuyện phiếm sử học”, miệt thị từ Lý Thường Kiệt đến Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Quang Trung.

Họ tôn vinh Keith W. Taylor (một cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam), người phủ nhận sự tồn tại, tính thống nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam. Họ lập Văn đoàn Độc lập và tuyên bố thẳng thừng: “Văn nghệ không phục vụ cho ai cả”.

Họ bài bác đường lối kháng chiến vũ trang, cho rằng không cần làm cách mạng bạo lực, không cần kháng chiến vũ trang… mà có thể tìm con đường khác theo lý thuyết của Phan Châu Trinh “Ỷ Pháp cầu tiến bộ”, “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”…; bằng con đường đó có thể “xin được” Độc lập, Tự do từ thế lực đế quốc xâm lược mà ít hao tốn xương máu. Lập luận này của nhóm Nguyên Ngọc trong tổ chức Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh đã được một số nhà sử học phụ họa.

3/. Ba là, xóa bỏ thần tượng cách mạng Việt Nam: Những người chống phá Cách mạng Việt Nam luôn ý thức rằng mọi người Việt Nam đều kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã lãnh đạo thành công hai cuộc kháng chiến đem lại độc lập và thống nhất cho Tổ quốc. Vì vậy, xuyên tạc nhằm “xóa bỏ thần tượng” Hồ Chí Minh là cố gắng không mệt mỏi của họ. Ở nước ngoài, Thụy Khuê phủ nhận nhiều bài báo bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1917-1923; Lê Hữu Mục ra sách “Hồ Chí Minh không phải là tác giả của Ngục trung nhật ký”; Vũ Thư Hiên bịa đặt nhiều chuyện về Bác Hồ… Trong một chuyến đi Mỹ để làm công tác khoa học, Trần Quốc Vượng dựa trên “Lời truyền miệng dân gian…”, làm “quà ra mắt” cho nhóm “Cờ Vàng” bằng những lời lẽ nặng nề về gia đình của Bác Hồ. Thâm độc hơn, Nguyên Ngọc cho rằng Hồ Chí Minh sai lầm từ thời tham gia Đại hội Tours (Pháp) năm 1920; Nguyên Ngọc bác bỏ con đường cứu nước của Bác bằng thuyết “Ỷ Pháp cầu tiến bộ” của Phan Châu Trinh như trên đã nêu. Một số người nhẫn tâm xuyên tạc sự thật về các anh hùng dân tộc như Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Tô Vĩnh Diện (trận Điện Biên Phủ)… Họ thậm chí còn cho rằng sau ngày Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương (tháng 3-1945), Bảo Đại, Trần Trọng Kim đã tuyên bố Việt Nam độc lập trước khi Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945, nhằm “chứng minh” rằng cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 là không cần thiết, Tuyên ngôn Độc lập là không có giá trị gì, vì Việt Nam đã được Nhật ban cho độc lập rồi…(!?).

4/. Bốn là, họ khôi phục tính “chính danh” cho các chế độ bù nhìn tay sai, từ Bảo Đại đến Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu do quân xâm lược dựng lên, là những “thực thể chính trị” được quốc tế công nhận, gọi là “Quốc gia Việt Nam”, “Việt Nam Cộng hòa”; và cho rằng các chế độ này đã có công bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa ở Hội nghị San Francisco năm 1950…

Trong thực tế, các nước đế quốc khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược đều dựng lên một bộ máy tay sai bản xứ, tiếp tay cho họ thực hiện “chủ nghĩa thực dân cũ” - rồi “chủ nghĩa thực dân mới”. Trong quá trình lịch sử chống ngoại xâm, nếu người đại diện cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam ngồi lại với kẻ xâm lược và bộ máy tay sai của chúng tại những hội nghị đình chiến, để cuối cùng “trải chiếu điều” cho chúng rút dần về nước, thì điều đó “không hề có ý nghĩa và giá trị pháp lý”, công nhận tính chính nghĩa của cuộc xâm lược, thay đổi bản chất của sự kiện lịch sử đích thực.

Khôi phục “vị thế chính trị” của các chế độ ngụy quyền, thừa nhận đó là những “thực thể chính trị”, là một điều cực kỳ nguy hiểm vì nó gián tiếp biện minh cho luận điệu “miền Bắc xâm lược miền Nam” của lực lượng ngoại bang xâm lược Việt Nam trước đây (Sách Trắng của Bộ Ngoại giao Mỹ các năm 1961, 1965).

Từ những quan điểm sai trái đó họ đã liệt những nhà viết sử trước đây vào hạng “sử gia công chức”; và những bộ sử đã viết được họ mệnh danh là “sử học minh họa”…

Như vậy, phải chăng số người khởi xướng phong trào đòi “viết lại lịch sử”, “nhìn lại quá khứ”, “lấp khoảng trống lịch sử”… đã thể hiện một nội dung có ý nghĩa chính trị sâu xa mà không phải chỉ khung trong phạm vi nhận thức và phương pháp luận? Nội dung “phi chính trị hóa lịch sử” phải chăng đã trực tiếp phủ nhận công lao lãnh đạo kháng chiến thắng lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ nhận chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiến tới phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng hiện nay? Phải chăng họ mong hướng người đọc về một thứ “cách mạng màu” để cuối cùng thay đổi chế độ hiện nay do Đảng Cộng sản lãnh đạo?

Cho nên, đúng như lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Sự suy thoái về chính trị - tư tưởng còn nguy hiểm cho sự tồn vong của chế độ hơn tình hình khủng hoảng kinh tế, do tính chất nghiêm trọng của nó” - như đã nêu ở trên. Vì bởi, dưới vỏ bọc nghiên cứu khoa học lịch sử, “phi chính trị hóa lịch sử”… vô tình hay cố ý, họ đang tìm con đường ảnh hưởng, chi phối về chính trị. Và phải chăng họ sẽ không chỉ dừng lại ở những sai lầm về nhận thức, tư duy hay phương pháp luận, trái với tinh thần Cương lĩnh của Đảng lãnh đạo và Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đưa dân tộc Việt Nam vào tình thế vô chính phủ rất nguy hiểm?

Chúng tôi nghĩ rằng, như trên đã đề cập, người làm khoa học trước hết phải có thái độ trung thực, thật sự khách quan, phân tích, đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử với phương pháp khoa học, trên cơ sở một nhân sinh quan và thế giới quan đúng đắn. Và điều quan trọng hơn chính là phải trên tâm hồn một người Việt - “con Lạc cháu Hồng” - giàu lòng yêu nước, yêu dân, tin vào sức mạnh và tương lai của dân tộc; từ đó mới có quan điểm, thái độ, cách làm đúng, ngày càng tiếp cận chân lý đích thực.

Mong rằng tiếng nói chính nghĩa, trung thực, khách quan sẽ luôn chiến thắng!

Yêu nước ST.

 CHƯƠNG TRÌNH TÔN VINH CÁC LỰC LƯỢNG TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH


Tối 31-10, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Việt Nam-Khát vọng bình yên” và trao giải Cuộc thi “Giai điệu nơi tuyến đầu”, “Thời khắc khó quên”.


Dự chương trình có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ. 


Chương trình “Việt Nam-Khát vọng bình yên” được tổ chức là dịp để khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19.


Chương trình cũng nhằm tri ân những đóng góp ý nghĩa, hy sinh thầm lặng của tất cả các tổ chức, cá nhân, mà trước hết là đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế và cán bộ công đoàn trong cuộc chiến giành giật sự sống của người dân, chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động; khẳng định vai trò đồng hành của công đoàn đối với doanh nghiệp, Chính phủ và chính quyền các cấp trong phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế.


“Giai điệu nơi tuyến đầu” là cuộc thi do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức. Sau 40 ngày triển khai, ban tổ chức nhận được 1.296 tác phẩm ca khúc (bản nhạc) và các bản ghi âm thanh bài hát của 935 tác giả và đồng tác giả gửi tham dự.


Hội đồng giám khảo đã chọn 195 tác phẩm vào vòng II và 54 tác phẩm vào vòng chung khảo.


Kết quả, có 3 giải nhì (không có giải nhất), 6 giải ba, 12 giải khuyến khích và 5 giải chuyên đề được trao cho các tác giả. Các tác phẩm xuất sắc được lựa chọn trình diễn tại Chương trình “Việt Nam-Khát vọng bình yên”. 


Cuộc thi “Thời khắc khó quên” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo Công đoàn Y tế Việt Nam cùng Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp tổ chức. Sau một tháng triển khai, ban tổ chức nhận được 45.304 clip tham gia. Kết quả, 16 tác phẩm đoạt giải cá nhân bao gồm: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 10 giải khuyến khích; 5 giải tập thể được trao tặng đơn vị có số lượng người tham gia dự thi nhiều nhất. 


Tại chương trình, đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ban tổ chức đã trao giải thưởng tặng các tác giả có những tác phẩm xuất sắc; vinh danh cán bộ công đoàn và đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế vì những cống hiến lớn lao trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 thời gian qua.


TTXVN/Báo QĐND


Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng hoa tri ân cho đại diện cán bộ công đoàn, bác sĩ, nhân viên y tế tham gia chống dịch Covid-19. Ảnh: TTXVN

Cầu thủ Văn Hậu, Đình Trọng thành tân sinh viên Kinh tế

Đoàn Văn Hậu, Trần Đình Trọng trúng tuyển chương trình Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội). Theo Trường Đại học Kinh tế, ngày 1/11, hai cầu thủ trở thành tân sinh viên khóa I của chương trình Quản trị Kinh doanh dành cho các tài năng thể thao. Hậu và Trọng được xét tuyển dựa trên thành tích ở đội tuyển quốc gia khi tham dự các giải quốc tế chính thức. Đây là chương trình đào tạo cử nhân chính quy, được xây dựng dành riêng cho các vận động viên chuyên nghiệp, cung cấp nền tảng kiến thức, kỹ năng, bài học thực tiễn trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp và kinh doanh, mở rộng cơ hội việc làm sau khi kết thúc sự nghiệp thi đấu. Đoàn Văn Hậu (22 tuổi) và Trần Đình Trọng (24 tuổi) là thành viên của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam. Hậu chơi vị trí hậu vệ trái, còn Trọng là trung vệ. Hai cầu thủ đóng vai trò quan trọng trong đội hình và để lại dấu ấn ở nhiều giải đấu, trong đó có danh hiệu Á quân Giải vô địch U23 châu Á năm 2018 tại Thường Châu, Trung Quốc. Trước Văn Hậu và Đình Trọng, cầu thủ Quang Hải cùng 12 vận động viên cũng đã trúng tuyển khóa I của chương trình Quản trị Kinh doanh dành cho các tài năng thể thao, gồm Quách Thị Lan, Quách Công Lịch (điền kinh), Nguyễn Thu Hoài (bóng chuyền), Nguyễn Thị Hằng (Wushu), Hoàng Khánh Huyền và Trịnh Hoàng Khải (khiêu vũ thể thao) cùng sáu vận động viên thuộc bộ môn karate, gồm: Nguyễn Thị Mai Anh, Nguyễn Thanh Duy, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Hải, Chu Đức Thịnh, Trần Văn Vũ. Khi Đại học Kinh tế chưa mở chương trình này, các vận động viên thường tìm kiếm cơ hội học đại học ở các trường Sư phạm thể dục thể thao. Hồi tháng 10 năm 2019, ba tuyển thủ quốc gia là Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Trọng Hoàng và Quế Ngọc Hải trở thành sinh viên ngành Giáo dục thể chất, hệ đại học chính quy của Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội.