Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

LIỆT SỸ CHƯA BIẾT TÊN...


Đến Nghĩa trang Liệt sỹ ở bất cứ địa phương nào trên dải đất hình chữ S này, người viếng đều có thể bắt gặp những ngôi mộ mà trên tấm bia ghi thông Liệt sĩ chỉ đề vỏn vẹn: "Liệt sỹ chưa biết tên".
Đây là nỗi đau, nỗi day dứt của hàng triệu người còn sống cũng nỗi mong mỏi của hàng trăm nghìn gia đình thân nhân Liệt sỹ...
"NHỮNG NGÔI MỘ LIỆT SỸ CHƯA BIẾT TÊN"
Có những day dứt khó nói nên lời
Trong nghĩa trang khắp mọi miền Tổ quốc
Ta thường gặp những tấm bia thân thuộc
Vẻn vẹn đề “LIỆT SỸ CHƯA BIẾT TÊN”
Các anh ai cũng có những cái tên
Cha mẹ đặt lúc vừa oe oe khóc
Cái tên theo anh những ngày đi học
Cô bạn thầm thì khẽ gọi yêu thương
Bởi chiến tranh, anh gác bút lên đường
Xa tuổi học trò, ước mơ dang dở
Lá thư tỏ tình gấp hoài trong vở
Lặng lẽ âm thầm theo bước anh đi
Trong chiến tranh chẳng biết trước điều gì
Bão đạn, mưa bom, quân thù xảo quyệt
Hết trận này tới trận kia khốc liệt
Anh vững vàng cùng đồng đội xông lên
Rồi một ngày nơi ngọn núi không tên
Anh ngã xuống máu hòa vào trong đất
Lễ truy điệu khi tạm ngưng chiến trận
Mảnh gỗ ven rừng khắc vội dòng tên
Giặc vẫn còn, đồng đội lại tiến lên
Chiến đấu, hy sinh, người còn người mất
Người chôn anh nay cũng hòa trong đất
Nơi rừng sâu núi thẳm ngút ngàn xanh
Độc lập, hòa bình, chấm dứt chiến tranh
Thế hệ chúng tôi trèo đèo lội suối
Đi tìm đưa các anh về nguồn cội
Thấy anh rồi nhưng chẳng thấy tên anh
Thế là mẹ vẫn thao thức năm canh
Với vời vợi chờ anh về với mẹ
Cô bạn thuở nào vẫn chờ lặng lẽ
Ở phương trời nào anh biết không anh
Chưa biết tên, nhưng anh không vô danh
Tên các anh hóa thành tên đất nước
Tháng bẩy ông trời bắc cầu Ô Thước
Xin bắc cầu... để tìm được... tên anh.
(Nguyễn Việt Khoa)
vubao19-st
Có thể là hình ảnh về 2 người, tượng đài, ngoài trời và văn bản
4

CẢM PHỤC CÁCH ÔNG CHA TA “NGHI BINH” ĐÁNH GIẶC

 

“Cưa cây nghi binh” tạo đường cơ động cho xe tăng
Tháng 1-1971, trong thế thua, bị động, đế quốc Mỹ và quân ngụy Sài Gòn mở cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn 719” ra Đường 9-Nam Lào hòng cắt đứt tuyến vận chuyển chiến lược của ta, ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc vào chiến trường miền Nam.
Trong cuộc hành quân này, Mỹ-ngụy tập trung một lượng lớn binh, hỏa lực, lúc cao nhất lên tới 55.000 tên, gồm nhiều đơn vị tinh nhuệ nhất của quân ngụy Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ và được chi viện rất mạnh của không quân, pháo binh, bộ binh, thiết giáp Mỹ phối hợp tác chiến ở phía Nam và lực lượng lớn thiết giáp của quân ngụy...
Nhận định, đánh giá đúng tình hình địch, ta quyết tâm mở chiến dịch phản công, đánh bại ý đồ quân sự của Mỹ-ngụy trong cuộc hành quân này. Được cấp trên giao nhiệm vụ, Bộ tư lệnh Thiết giáp quyết định sử dụng 3 tiểu đoàn xe tăng tham gia chiến dịch với tổng số 88 xe tăng các loại.
Ngày 18-2-1971, Đại đội 9, thuộc Tiểu đoàn 198, Trung đoàn 203 nhận lệnh phối thuộc cho Trung đoàn 64 thuộc Sư đoàn 320? tiến công tiêu diệt tiểu đoàn pháo binh và lữ đoàn dù 3 của địch trên điểm cao 543 bằng tác chiến hiệp đồng binh chủng.
Sau nhiều lần trinh sát thực địa, ta xác định hướng tây-tây bắc và đông bắc điểm cao 543 có độ dốc lớn, xe tăng không thể lên được; riêng hướng đông có độ dốc thoải và thấp hơn, xe tăng có thể cơ động được nhưng có nhiều cây to, việc chặt cây mở đường sẽ bị máy bay địch phát hiện ra hướng tiến công trước khi ta nổ súng.
Sau khi nghiên cứu kỹ tình hình, tại hội nghị chuyên đề kỹ thuật của Đại đội 9 đã đưa ra giải pháp: “Đề nghị công binh chiến dịch mở đường cho xe tăng tiến công lên điểm cao từ hướng đông. Để giữ bí mật, bất ngờ, các cây to không hạ ngay mà chỉ cưa 3/4 cây về phía hướng tiến của xe tăng. Khi có lệnh xuất kích, xe tăng ta húc đổ cây để tiến lên”.
Nhờ cách cưa cây nghi binh đó, đến 16 giờ 30 phút ngày 25-2-1971, ta đã làm chủ hoàn toàn trận địa. Sau 5 giờ chiến đấu dũng cảm, mưu trí, Đại đội 9 đã phối hợp với lực lượng bộ binh, các đơn vị binh chủng tiêu diệt tiểu đoàn pháo binh và bắt sống đại tá Nguyễn Văn Thọ, cùng toàn bộ ban tham mưu lữ đoàn 3 dù của địch trên điểm cao 543./.
Vũ Báo18-ST
Ảnh: Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức phản kích tại đồi 723 - Đường 9 Nam Lào 1971.
3

ÔNG CHA TA ĐÁNH GIẶC: SỬ DỤNG MẢNH BOM, SẢN XUẤT MÌN ĐỊNH HƯỚNG


Đến năm 1971, bộ đội chủ lực của ta đã mạnh dần lên, địch không dám hành quân đánh vào vùng giải phóng của ta mà co cụm trong các đồn bốt, cứ điểm với công sự kiên cố và nhiều hàng rào dây thép gai bảo vệ.
Để tiến công địch, quân ta đã phá hàng rào dây thép gai bằng các loại bộc phá ống 5-7kg và mìn định hướng ĐH20. Tuy nhiên, các loại mìn, bộc phá trên không phá hết được các lớp hàng rào hỗn hợp của địch, bao gồm hàng rào cũi lợn, hàng rào chữ A, hàng rào lò xo kết hợp (bề rộng hàng rào khoảng 30m) do uy lực của bộc phá và mìn không cắt đứt được dây thép gai. Vì thế, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên giao Xưởng sửa chữa và sản xuất vũ khí X53 nghiên cứu, sản xuất các loại mìn phá hàng rào này.
Sau nhiều ngày đêm nghiên cứu, kỹ sư Đinh Đức Cường và kỹ sư Ngô Khắc Trường ở Xưởng X53 thấy rằng, dù có tăng lượng thuốc nổ lên thì chỉ có thể làm đứt một phần các sợi dây thép gai vì chúng mềm, có độ đàn hồi, ít chịu tác động của sóng xung kích. Khi hàng rào dây thép gai được kết nối với nhau liên hoàn, trải trên diện rộng thì mìn, lượng nổ, bộc phá bình thường khó phá được.
Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đề nghị đơn vị cho bộ đội đi nhặt các mảnh bom và đầu đạn về cho vào lò rèn nung đỏ, sau đó chặt ra từng mảnh nhỏ, để nguyên cạnh sắc, tôi cho thật già rồi xếp vào trong mìn định hướng. Khi thử nghiệm, các mảnh bom, đạn nhờ sóng xung kích văng đi như những lưỡi dao sắc cắt đứt dây thép.
Cuối năm 1972, khi đánh địch tại cứ điểm Plei Cần (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đợt 2, quân ta đưa các loại mìn định hướng này vào sử dụng. Quá trình tác chiến, Đại đội 1, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 66, Sư đoàn 10 do đồng chí Tạ Oanh làm Đại đội trưởng tiến hành mở cửa bằng mìn định hướng này. Kết quả, toàn bộ số hàng rào dây thép gai bị thổi bay và đứt sạch với chiều rộng khoảng 10m, tạo thuận lợi cho bộ đội xung phong đánh chiếm mục tiêu. Trận đó, Sư đoàn 10 đã tiêu diệt toàn bộ cứ điểm Plei Cần của địch nhanh chóng.
(Theo tài liệu “Ký ức một thời với Tây Nguyên”, NXB Quân đội nhân dân, năm 2014)
……………
Ảnh: Quân và dân ta dùng lựu đạn lép của địch để chế tạo lựu đạn.
vubao17-st
Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang đứng và ngoài trời
4

Xứng đáng là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng !


-----
̣Kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội đi vào cuộc sống trên từng lĩnh vực trọng yếu cơ bản. Với niềm tin tưởng mãnh liệt, đội ngũ những người làm công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo sẽ kiên định những quan điểm có tính nguyên tắc, không ngừng đổi mới nội dung và phương thức để đáp ứng tình hình mới trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Năm nay toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng trong bối cảnh đất nước đang có nhiều thành tựu đổi mới thắng lợi. Đồng thời cũng có nhiều thách thức đang đặt ra. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức công tác tư tưởng theo hướng chủ động, thiết thực, kịp thời và hiệu quả; nâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục, tính thuyết phục trong tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nắm chắc, dự báo đúng đắn, kịp thời các vấn đề tư tưởng trong Đảng, trong xã hội. Chú trọng nắm bắt, định hướng dư luận xã hội. Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, hoàn thiện hệ thống lý luận về đường lối đổi mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam… Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”…
Thời gian qua, vượt lên nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong suốt hai năm, ngành Tuyên giáo không ngừng đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng và đạt được những thành tựu quan trọng, như:
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đi vào cuộc sống và 07 Hội nghị toàn quốc về những lĩnh vực quan trọng của Đại hội: Kinh tế, Xây dựng Đảng, Văn hóa, Nội chính, Mặt trận Tổ quốc, Đối ngoại… và các Hội nghị phát triển theo vùng của cả nước.
Đáng chú ý, sau nhiều năm Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc về văn hóa theo tinh thần “văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế và chính trị”. Đặc biệt, ngành tuyên giáo đã tập trung hướng dẫn, triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng về tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tuyên truyền công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; lĩnh vực khoa học – công nghệ không ngừng được đẩy mạnh gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó chuyển đổi số được triển khai mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, công tác tuyên giáo trong thời gian qua còn có những hạn chế, khó khăn, như: Việc triển khai học tập, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng còn bất cập; công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức tuy đã được cấp ủy các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo song nội quy, quy trình, phương thức triển khai thực hiện chưa cụ thể, còn lúng túng nên hiệu quả chưa rõ nét; chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyển biến chậm; công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý báo chí ở một số đơn vị, địa phương vẫn còn bất cập, việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của một số báo, tạp chí chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng “báo hóa” tạp chí điện tử; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về các lĩnh vực: khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, văn hóa, ý tế có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn…
Kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội đi vào cuộc sống trên từng lĩnh vực trọng yếu cơ bản. Niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước tăng lên trong các tầng lớp nhân dân. Đó là thời cơ để ngành Tuyên giáo thể hiện chức năng định hướng tư tưởng chính trị, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Song, cũng cần thấy rằng công tác tuyên giáo bên cạnh những thuận lợi cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn: Tình hình thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng rủi ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế; chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế gia tăng. Cuộc xung đột quân sự Nga - Ucraina chưa có dấu hiệu kết thúc.
NATO lợi dụng Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ucraina đã tiến hành mở rộng. Khủng hoảng năng lượng và lương thực góp phần làm cho khủng hoảng kinh tế toàn cầu thêm gay gắt.
Ở trong nước, sau 35 đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để thực hiện hai chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Song, bên cạnh những thành tựu toàn diện đạt được rất quan trọng thì những khó khăn, hạn chế nội tại của nền kinh tế và thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, dịch bệnh, nhất là đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra còn tồn tại, có mặt còn gay gắt hơn, nếu nền kinh tế nước ta không phát triển nhanh hơn sẽ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” vẫn là thách thức lớn. Trong bối cảnh đó, phát huy truyền thống vẻ vang 92 năm qua, ngành Tuyên giáo nỗ lực vươn lên, vượt qua mọi thách thức, khó khăn, đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ mà Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao, công tác tuyên giáo trong thời gian tới tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp căn bản sau đây:
Một là, tiếp tục tập trung tuyên truyền khát vọng vươn lên mãnh liệt và ý chí, quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Với hướng đi đúng đắn, hợp quy luật, khát vọng phát triển mãnh liệt và quyết tâm chính trị cao, đất nước ta nhất định sẽ lập nên kỳ tích phát triển mới vì một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng từ hàng ngàn năm của dân tộc ta. Do vậy, việc tiếp tục tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc các mục tiêu đến 2025, 2030 và tầm nhìn đến 2045 là nhiệm vụ hàng đầu của ngành Tuyên giáo hiện nay.
Hai là, tiếp tục tập trung tuyên truyền có hệ thống tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” với nhiều hình thức sáng tạo để định hướng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức sâu sắc và tăng niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay như Tổng Bí thư đã khẳng định: “Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng vội”.
Ba là, đẩy mạnh tuyên truyền phương châm mà Đảng đã xác định là: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển nền văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ thường xuyên, trọng yếu.
Bốn là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo trong tình hình mới, như: Tập trung vào những dự báo chiến lược để chủ động tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp giải quyết các vấn đề do lý luận và thực tiễn đặt ra trước những diễn biến nhanh, khó lường của thế giới và khu vực, nhất là trong thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đất nước không bị bất ngờ trong bất cứ hoàn cảnh nào; bám sát những vấn đề thực tiễn của đất nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các lĩnh vực trên cơ sở tăng cường tính chiến đấu, tính thuyết phục và hiệu quả; tiếp tục tuyên truyền việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị và việc nêu gương của cán bộ, đảng viên ở các cấp, nhất là của người đứng đầu như ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: “Các cán bộ, đảng viên và người lao động thể hiện nhận thức về học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác bằng việc làm thiết thực, hiệu quả; thực hiện tốt phương châm “Nói đi đôi với làm”; lấy đổi mới là phương pháp tư duy, lấy hiệu quả nêu gương và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ được giao làm cơ sở đánh giá kết quả làm theo”.
Năm là, tăng cường tuyên truyền những vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay đang ảnh hưởng đến tư tưởng, tính mạng, sức khỏe của các tầng lớp nhân dân. Đó là: An toàn thông tin mạng; An toàn thông tin dịch bệnh, An toàn giao thông; An toàn môi trường và An toàn vệ sinh thực phẩm (gọi tắt là tuyên truyền 5A).
Sáu là, chủ động đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Trên tinh thần đó, Ban Chỉ đạo 35 Trung ương, Ban Chỉ đạo 35 các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo kiên quyết tấn công làm thất bại các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp đổi mới của Đảng ta.
Bảy là, công tác tuyên giáo trong giai đoạn mới cần mở rộng và phát huy dân chủ, khắc phục cách làm áp đặt, tuyên truyền một chiều, gây giảm niềm tin trong một bộ phận cán bộ và nhân dân.
Thực hiện tốt phương châm: "Ta hiểu đúng ta cũng chính là chống lại kẻ thù”.
Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại để quảng bá hình ảnh Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới, những thành tựu của công tác bảo vệ nhân quyền ra cộng đồng thế giới và kiều bào ta ở nước ngoài. Quan tâm nhiều hơn công tác tư tưởng với thế hệ trẻ, trí thức, văn nghệ sĩ, công nhân, nông dân và doanh nghiệp.
Tám là, tham gia tích cực vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng ta lãnh đạo tiến hành hết sức quyết liệt và ngày càng có hiệu quả theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là: “Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là: Nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông; quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng; góp phần từng bước làm chuyển biến tình hình thực sự có kết quả rõ ràng, cụ thể”.
Kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang ra sức thi đua đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đi vào cuộc sống để thực hiện khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hùng cường là mục tiêu cao cả của Đảng và của dân tộc ta. Với niềm tin tưởng mãnh liệt, đội ngũ những người làm công tác tuyên giáo sẽ kiên định những quan điểm có tính nguyên tắc, không ngừng đổi mới nội dung và phương thức để đáp ứng tình hình mới trong giai đoạn cách mạng hiện nay./.
Theo ĐCSVN
vubao16-st
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'KỲ NIÊM 92 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH TUYÊN GIÁO 1/8/1930 1/8/2022 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NẠM NGƯỜI LÃNH ĐẠO, Tổ CHỨC MỘI THĂNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM.'
7

PHÒNG NGỪA HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG ÂM NHẠC ĐỂ XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ ĐẤT NƯỚC

 

💥💥
Lâu nay, trong xã hội, nhất là trên không gian mạng xuất hiện tình trạng một số bài hát truyền thống, ca khúc cách mạng bị xuyên tạc, “hát nhại” không thể chấp nhận được. Sự phát triển tự do, khó kiểm soát nội dung trên các nền tảng mạng xã hội khiến cho các ca khúc bị xuyên tạc với nhiều ca từ dung tục không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc lan truyền rất nhanh. Nguy hiểm hơn, một số người đã đem những ca khúc “cải biên” ấy ra hát trong các cuộc nhậu, ở những nơi tụ tập đông người… xem đó như một trò tiêu khiển…. Tình trạng trên không chỉ làm làm xấu đi thị trường âm nhạc nước nhà, tác động tiêu cực đến nhân dân, nhất là giới trẻ mà còn dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền chống phá Việt Nam.
💥
Có nhiều cách nhìn khác nhau trước tình trạng trên, nhưng tựu chung lại có hai cách cơ bản:
👉
Cách thứ nhất cho rằng, người hát “nhại”, “cải biên” chỉ là trò đùa do hạn chế về ý thức chính trị nên hát cho vui chứ không nhằm mục đích gì…
👉
Cách thứ hai cho rằng, không loại trừ hành vi trên nhằm động cơ và mục đích xấu, có sự hà hơi tiếp sức của kẻ địch để chống phá Việt Nam. Cách này khá phổ biến.
Khi nghe những giọng điệu “hát nhại”, “cải biên” theo kiểu xuyên tạc, bôi nhọ ấy, một số người kém hiểu biết thì cười vui tán thưởng, khen là “sáng tạo”. Nhưng hầu hết dư luận, nhất là các bậc cao niên, cán bộ hưu trí, các cựu chiến binh… khi nghe con cháu nghêu ngao những bài hát xuyên tạc, với những ca từ dung tục ấy đều lắc đầu, bày tỏ sự phẫn nộ bởi đó là hành vi lố bịch, lạc lõng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta…
Có thể nói dù theo cách nào thì đó cũng là hành vi không thể chấp nhận được, cần lên án và đấu tranh để loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi mà các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng những mặt trái trong xã hội để chống phá ta trên mọi lĩnh vực, nhất là trên mặt trận văn hóa, văn học nghệ thuật.
Đảng ta xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển đất nước. Từ quan điểm đó, những năm qua, bằng nhiều chủ trương, chính sách Đảng và Nhà nước ta luôn trân trọng và tạo mọi điều kiện để các cá nhân, nhất là các văn nghệ sĩ được phát huy tài năng, sức sáng tạo góp phần nâng cao và làm phong phú hơn đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân…
Đồng thời, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn tận gốc những mầm mống văn hóa xấu độc đi ngược lại truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Quán triệt tinh thần ấy, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục định hướng thẩm mỹ cho công chúng, dư luận cho rằng, cơ quan chức năng cần có các biện pháp xử lý kịp thời, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện xuyên tạc các ca khúc truyền thống như đã nêu để bảo vệ sự lành mạnh trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và cũng là góp phần đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch./.
vubao15-St
Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'GÓCAHIN PHÒNG NGỪA HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG ÂM NHẠC ĐỂ XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ ĐẤT NƯỚC f http:/fbok.o/cocingoidalt gocnhinnguoidalat49@gmail.com'
7