Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2022

Quan điểm triết học Mác - Lênin về nguồn gốc ra đời của Nhà nước

 


Nhà nước là một hiện tượng lịch sử, ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và mất đi khi những cơ sở tồn tại nó không còn nữa. Nhà nước ra đời từ 4 nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Sự phát triển của lực lượng sản xuất đưa đến kết quả song trùng: chế độ tư hữu tư nhân và tình trạng người bóc lột người.

Thứ hai: Do sự dư thừa sản phẩm tiêu dùng, xuất hiện khát vọng chiếm đoạt, kẻ có quyền lực vơ vét của dư, dẫn đến sự phân hoá giai cấp.

Thứ ba: Do những cuộc chiến tranh ăn cướp giữa các thị tộc, bộ lạc làm cho quyền lực của các thủ lĩnh được củng cố và tăng cường hình thành tổ chức nhà nước.

Thứ tư: Cơ quan tổ chức thị tộc, bộ lạc dần dần tách khỏi nhân dân trở thành cơ quan quyền lực đối lập nhân dân, nhà nước ra đời. Từ chỗ là công cụ của nhân dân trở thành cơ quan áp bức, đàn áp nhân dân. Ph. Ăngghen viết: “Lúc đầu xã hội, bằng sự phân công đơn giản trong lao động, thiết lập ra những cơ quan đặc thù để bảo vệ những lợi ích  chung của mình. Nhưng với thờ gian, các cơ quan ấy, mà cơ quan chủ chốt là chính quyền nhà nước, do phục vụ lợi ích riêng của mình, đã từ chỗ là tôi tớ của xã hội biến thành chủ nhân xa xã hội(1).

 Tóm lại, nhà nước xuất hiện khi xã hội xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (tư hữu), và sự xuất hiện giai cấp với những đối kháng, những mâu thuẫn không thể điều hoà được. Trong đó chế độ tư hữu là nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân kinh tế quyết định sự ra đời của giai cấp và sau đó là nhà nước. Giai cấp nào có quyền lực về kinh tế thì có quyền thành lập nhà nước để bảo vệ lợi ích của giai cấp đó. Nguyên nhân trực tiếp là sự xuất hiện giai cấp với những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Cuộc đấu tranh giai cấp đòi hỏi phải có một tổ chức, với sức mạnh bạo lực, ra đời để trấn áp những cuộc đấu tranh đó. Nếu không có một tổ chức đặc biệt với sức mạnh bạo lực thì các cuộc đấu tranh sẽ dẫn đến nguy cơ huỷ hoại xã hội. Ph. Ăngghen viết: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được(13). V. I. Lênin phát triển thêm: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được(1).  

Như vậy, nhà nước không phải là một cơ quan điều hoà mâu thuẫn giai cấp, mà sự xuất hiện nhà nước chứng tỏ những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được.

Nhà nước ra đời không phải để xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, mà chính là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp. Sự tồn tại của nhà nước phản ánh những đối kháng giai cấp trong xã hội. Và sự tồn tại của nhà nước là để kiềm chế các đàn áp cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị chống lại giai cấp thống trị bóc lột trong xã hội. Sự ra đời của nhà nước là một tất yếu khách quan để làm dịu sự xung đột giai cấp, để làm cho sự xung đột ấy diễn ra trong vòng “trật tự”, nhằm duy trì một chế độ trong đó cho phép giai cấp này được quyền bóc lột giai cấp khác.



(1) C.Mác và Ph.ăng ghen toàn tập, tập 22, Nxb CTQG. Hà Nội 1995, tr. 288.

(13) Sđd tr. 9.

(1) V.I. Lênin toàn tập, tập 33, Nxb TB, M. 1976, tr. 9..

Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay

Việc kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hiện nay phải tiến hành toàn diện, đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ nhằm bảo đảm sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, sự trong sạch, tin cậy của đội ngũ cán bộ, đảng viên; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các phần tử chống đối và cơ hội chính trị, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống, phá Đảng, Nhà nước ta của các thế lực thù địch, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Sau 5 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã “có nhiều bước đột phá quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực”(1), góp phần “nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ”(2). Tuy nhiên, “việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 vẫn còn hạn chế, khuyết điểm: Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức chưa đầy đủ tính chất, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý lưởng, giảm sút ý chí; sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói chưa đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật”(3). Trong bối cảnh mới, đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, “bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn đang hiện hữu, có mặt còn gay gắt hơn; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” còn diễn biến phức tạp”(4). Tại Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chỉ rõ: “Phải đặc biệt coi trọng và đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên tầm cao mới, gắn liền với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đây là nhiệm vụ sống còn đối với sự tồn vong của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta”(5). Vì vậy, cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nghiêm túc, toàn diện, đồng bộ Kết luận số 21-KL/TW, trong đó phải đặc biệt coi trọng và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ chính trị nội bộ, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự trong sạch của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kịp thời phát hiện, xử lý các phần tử chống đối, cơ hội chính trị và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước ta của các thế lực thù địch, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau: Một là, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, bản lĩnh chính trị và ý thức “tự bảo vệ” cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đây là vấn đề cơ bản, giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay nói chung và công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng nói riêng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự bùng nổ của internet, các phương tiện truyền thông xã hội và những vấn đề nảy sinh từ mặt trái của kinh tế thị trường, các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng những sơ hở, yếu kém của đội ngũ cán bộ, đảng viên để tuyên truyền, kích động chống phá Đảng, Nhà nước ta bằng những chiêu thức, thủ đoạn mới vô cùng thâm độc, nham hiểm. Trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động, một số cán bộ, đảng viên đã có biểu hiện dao động, hoài nghi, gây phân rã tư tưởng, bất đồng thuận trong nội bộ Đảng, trong xã hội. Do đó, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, quan điểm của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; bảo vệ sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, sự trong sạch của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng hiện nay. Phương châm tiến hành công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng là “tích cực chủ động, phòng ngừa, lấy phòng ngừa là chính”. Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc; bồi dưỡng thế giới quan, nhân sinh quan, lý tưởng cách mạng, niềm tin khoa học vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Khẳng định Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng của Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế thời đại. Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên hiểu rõ cơ sở lý luận, thực tiễn chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, củng cố, tăng cường niềm tin khoa học vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, tăng cường sự thống nhất về tư tưởng chính trị trong toàn Đảng, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân và sự đồng thuận về chính trị, tinh thần trong toàn xã hội. Nâng cao “sức đề kháng”, khả năng “tự bảo vệ” của cán bộ, đảng viên trước những tác động từ mặt trái kinh tế thị trường, các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch... Hai là, thường xuyên rà soát chính trị nội bộ, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và có biện pháp xử lý nghiêm đối với cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Những năm qua, công tác bảo vệ chính trị nội bộ đã được cấp ủy, tổ chức đảng các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt nhiều kết quả, góp phần quan trọng xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội... Tuy nhiên, công tác bảo vệ chính trị nội bộ còn không ít hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Vì vậy, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp thường xuyên tiến hành rà soát tình hình chính trị nội bộ, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và có biện pháp xử lý đối với những cán bộ, đảng viên có vấn đề về chính trị. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước về kết nạp đảng viên, về cán bộ và công tác cán bộ... Người được xem xét, kết nạp vào Đảng; người làm việc trong hệ thống chính trị được cử đi đào tạo ở nước ngoài, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý, giới thiệu để bầu vào cấp ủy, bầu đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp và tuyển dụng, bố trí làm việc ở cơ quan, bộ phận, vị trí trọng yếu phải được cấp ủy có thẩm quyền kết luận chính trị. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cán bộ và công tác cán bộ; về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Thực hiện tốt việc xem xét, kết luận tiêu chuẩn chính trị cán bộ trong từng nội dung công tác cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ. Tiếp tục rà soát cán bộ đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và cán bộ trong diện quy hoạch chuẩn bị kế cận, kế tiếp các chức danh lãnh đạo, quản lý của cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội. Chú ý những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, tội phạm hình sự; liên quan đến suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, vi phạm nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng; liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng; vấn đề liên quan hồ sơ, lý lịch và liên quan đến yếu tố nước ngoài. Tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên ra nước ngoài công tác, học tập và quan hệ với tổ chức, cá nhân người nước ngoài. Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và đang công tác trong cơ quan, bộ phận trọng yếu, cơ mật phải thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước khi ra nước ngoài công tác, học tập, du lịch, thăm thân, chữa bệnh...; quy định về cán bộ, đảng viên có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài, có con kết hôn với người nước ngoài; quy định về kỷ luật phát ngôn, cung cấp, trao đổi thông tin với tổ chức, cá nhân người nước ngoài... Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm, trong trường hợp cần thiết phải điều chuyển, bố trí công tác khác cho phù hợp... Thực hiện nghiêm quy định về việc cán bộ, đảng viên không được ra nước ngoài nếu đang trong thời gian xem xét kỷ luật, đang bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm tư cách đảng viên hoặc có vấn đề liên quan đến chính trị hiện nay nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền kết luận. Thực hiện tốt công tác quản lý và có biện pháp bảo vệ cán bộ, đảng viên, lưu học sinh có liên quan đến yếu tố nước ngoài, hiện đang công tác, học tập, nghiên cứu, lao động ở nước ngoài, không để các thế lực thù địch, các cơ quan đặc biệt nước ngoài móc nối, lôi kéo, kích động hoạt động chống Đảng, Nhà nước... Thường xuyên rà soát, kiểm tra tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong việc chấp hành các quy định về chế độ bảo mật, quản lý chặt chẽ thông tin, tài liệu, giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang. Không để lộ, lọt thông tin, tài liệu bí mật quốc gia và ngăn chặn các hoạt động thu thập thông tin bí mật của các cơ quan đặc biệt nước ngoài… Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm đối với cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định, quy định của Đảng. Tập trung kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, các quy định của Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và những điều đảng viên không được làm... “Tập trung kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những nơi dễ xảy ra vi phạm, nơi có nhiều bức xúc, nổi cộm, dư luận quan tâm; xử lý kịp thời, kiên quyết, triệt để, đồng bộ, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Tăng cường quản lý, kiểm tra giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để kịp thời phát hiện, ngăn chặn từ xa, từ đầu, giải quyết sớm, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, kéo dài và lan rộng” (6). Kết hợp chặt chẽ công tác bảo vệ chính trị nội bộ với công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Tăng cường kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên đối với cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới, kiên quyết sàng lọc, đưa những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với giám sát, thanh tra, kiểm toán nhà nước và điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan bảo vệ pháp luật, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên… Kiên quyết xử lý kịp thời tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quy định của Đảng; nhất là đối với những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật phát ngôn, làm lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, tung tin thất thiệt, lan truyền tài liệu trái phép hoặc tán phát đơn, thư nặc danh, mạo danh có nội dung sai sự thật, mang tính vu khống, nói xấu, xuyên tạc, kích động gây chia rẽ làm mất đoàn kết nội bộ... Bốn là, nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, phản động, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và các phần tử chống đối, cơ hội chính trị. Các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, kích động, lôi kéo, tập hợp lực lượng chống Đảng, Nhà nước ta. Chúng ra sức tán dương, cổ xúy về “giá trị vĩnh hằng” của chủ nghĩa tư bản; xuyên tạc, hạ bệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ nhận mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; xuyên tạc đường lối đổi mới của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, bịa đặt, vu cáo, nói xấu, thổi phồng hạn chế, khuyết điểm, gieo rắc hoài nghi, bi quan, kích động, chia rẽ nội bộ… làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng dao động, giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng, “tự diễn biến” về tư tưởng chính trị; thậm chí có người đã “tự chuyển hóa”, phụ họa, lan truyền, tán phát thông tin sai trái... Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” (7). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị hiện nay, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm và hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 20-10-2018, của Bộ Chính trị khóa XII, “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Chủ động nghiên cứu, đánh giá, dự báo chính xác, nắm vững âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; xác định các chủ trương, giải pháp cụ thể, khả thi đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành, tổ chức, các lực lượng tạo thành sức mạnh tổng hợp đấu tranh làm thất bại hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Định kỳ tổ chức thông tin thời sự về tình hình trong nước và quốc tế cho cán bộ, đảng viên. Sử dụng hệ thống thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục lý luận chính trị, các thiết chế văn hóa và thông qua mạng internet... kịp thời phổ biến, tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng, lý luận. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giảng dạy lý luận chính trị. Tập trung tạo nguồn xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, đội ngũ cán bộ kế cận, phát hiện những cán bộ trẻ có năng khiếu, tư chất và có trình độ tư duy lý luận để đào tạo, bồi dưỡng. Chú trọng phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các viện nghiên cứu, các học viện, nhà trường, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học trong đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng internet và các phương tiện truyền thông xã hội; hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, sử dụng các giải pháp kỹ thuật cần thiết để phòng ngừa, nhận diện, phát hiện, ngăn chặn, xử lý gỡ bỏ thông tin xấu độc trên không gian mạng. “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”(8)./. (Nguồn: Tạp chí Cộng sản) -------------------------------------- (1), (2), (3), (4), (5) Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 87 - 88, 88, 89, 90 - 91, 91 (6), (7), (8) Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 189 - 190, 183, 193 - 194

CẤP BÁCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG VÀ TRUYỀN THÔNG.


Thất bại thảm hại tại Việt Nam tướng Mỹ Macnamara nói " Không hiểu con người Việt Nam và lịch sử dân tộc Việt Nam ". Họ tuyên bố, sẽ quay lại Việt Nam và được người Việt Nam đón tiếp !?
Trong chiến tranh, nhìn rõ kẻ thù, vũ khí phương tiện chiến tranh và cả văn hóa phẩm đồi trụy, chiến tranh tâm lý đối với người dân, chiến sĩ. Hôm nay, xây dựng phát triển đất nước trong hoà bình, hội nhập sâu và rộng...nhưng cũng trùng điệp nguy hiểm khôn lường. Các thế lực thù địch bên ngoài và trong nước, " giặc nội xâm " chống phá toàn diện, quyết liệt. Kẻ thủ dùng mặt trái kinh tế thị trường; chiến lược " diễn biến hòa bình " tăng cường tác động mua chuộc những kẻ phản bội, bất mãn, cơ hội, biến chất chui sâu, leo cao trà trộn, lẩn khuất trong hàng ngũ đảng viên, cán bộ để chống phá sự nghiệp cách mạng. Nguy hiểm hơn là bằng văn hóa, tư tưởng, lịch sử, giáo dục, tôn giáo, nhân quyền với những dự án đầu tư từ nước ngoài dưới vỏ bọc hợp tác, phát triển văn hóa, giáo dục...Họ mua chuộc, dụ dỗ một số người mang danh khoa học, " sử học " để xét lại, lật lại lịch sử dân tộc. Thông qua giáo dục bỏ môn học Lịch sử, theo cách " tự chọn " ai thích thì học, ai không thích thì bỏ...rồi bỏ lịch sử. Viết sách giáo khoa, trực tiếp tấn công vào Tiếng Việt ( bỏ ca dao, tục ngữ, bỏ các bài viết mang tính chất giáo dục lịch sử hoặc những bài thơ văn cách mạng giáo dục lý tưởng, tinh thần yêu nước, yêu quê hương, tính tự tôn, tự hào dân tộc cho học sinh, sinh viên ) để đưa vào những bài giáo dục thực dụng của giáo dục phương Tây, làm héo mòn tâm hồn trẻ, biến họ thành người có cách nghĩ, lối sống coi trọng vật chất, sống ích kỷ, ăn cháo đái bát...không coi trọng người thân, truyền thống gia đình, bản sắc văn hóa dân tộc. Có nhiều người lãng quên quá khứ và trong lớp trẻ có suy nghĩ rằng : người Việt cứ nói ghét Mỹ, ghét Pháp nhưng lại đổ xô học tiếng Anh, tiếng Pháp và mong muốn được du học tại Mỹ...
Liệu chúng ta có chống đỡ được không ?! Bài học đau xót của Liên Xô, Đông Âu, Mùa Xuân Ả rập...còn đó, mọi người có còn nhớ và có cảnh giác và cam kết không mắc mưu tinh vi, nham hiểm của kẻ thù dấu mặt không !?
Một thời đã qua, một thế hệ không biết cúi đầu, thấm nhuần tinh thần yêu nước, kiên định lý tưởng cách mạng của Đảng và Bác Hồ giáo dục, đoàn kết đứng lên chống xâm lược và chiến thắng vẻ vang. Ngày ấy, không có những suất học bổng Punrai, Ha vớt, Mỹ, Anh, Pháp...và ngày ấy, không có Facebook, Tictok, Twitter...và mặt trái kinh tế thị trường tác động. Nhưng không có nghĩa là không thử thách cam go, ác liệt. Công tác tư tưởng cũng không phải dễ làm...chỉ có nhiệt huyết, đam mê yêu nhân dân, dân tộc và đất nước thì làm được tất cả.
Hơn lúc nào hết, đòi hỏi công tác giáo dục chính trị, công tác tư tưởng, văn hóa và công tác truyền thông phải dám đối mặt với sự thật, để nâng tâm, nâng tầm trí tuệ và trách nhiệm trước Đảng và nhân dân để làm chuyển hoá thành lực lượng vật chất toàn xã hội chấn hưng văn hóa, giáo dục phục vụ đất nước phát triển bền vững./.

TÁC CHIẾN KHÔNG GIAN MẠNG CHÍNH LÀ HÌNH THỨC TÁC CHIẾN MỚI BẢO VỆ TỔ QUỐC!

 

Không gian mạng được coi là một phần lãnh thổ quốc gia, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, cùng với sự phát triển nhanh, mạnh của công nghệ thông tin hiện nay thì việc bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên không gian mạng càng trở nên cấp thiết, cần được quán triệt, triển khai có hiệu quả trong thực tiễn.
Tác chiến không gian mạng - loại hình tác chiến chiến lược mới
Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là nguyên tắc đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Các quốc gia có quyền kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn, bóc gỡ các hoạt động chống phá và tác chiến trên không gian mạng cả trong thời bình và khi xảy ra chiến tranh. Nhiều quốc gia trên thế giới coi tác chiến không gian mạng là loại hình tác chiến chủ yếu trong thế kỷ XXI, bộ phận quan trọng của tác chiến trong chiến tranh hiện đại.
Học thuyết An ninh thông tin của Nga (năm 2016) xác định: tác chiến thông tin là hoạt động bảo vệ lợi ích sống còn của cá nhân, tổ chức xã hội, nhà nước trước các mối đe dọa bên trong và bên ngoài liên quan tới sử dụng không gian mạng; ngăn chặn các hành động thù địch, xâm lược từ không gian mạng, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, v.v.
Điều lệnh tác chiến mạng của Quân đội Mỹ chỉ rõ: tác chiến không gian mạng là một thành phần không thể tách rời của chiến tranh thông tin; các bên tham chiến sử dụng mạng internet, mạng máy tính dùng riêng, mạng viễn thông,... để thu thập, điều khiển, phá hoại mạng đối phương nhằm giành được các mục tiêu thông qua không gian mạng.
Trung Quốc coi tác chiến không gian mạng là phương tiện chủ yếu nhằm kiểm soát không gian mạng của đối phương, bảo vệ không gian mạng của mình; là hoạt động đối kháng máy tính, gồm các hoạt động giám sát, bảo vệ và tiến công mạng; đồng thời, kết hợp với khả năng chỉ huy, kiểm soát, truyền tin, máy tính, tình báo, trinh sát, giám sát (C4ISR) truyền thống, tạo điều kiện thuận lợi cho tác chiến liên hợp.
Từ các quan niệm trên cho thấy, khái niệm tác chiến không gian mạng được tiếp cận ở nhiều góc độ, tùy thuộc vào quan điểm, chiến lược, học thuyết quân sự của từng nước và tiếp tục phát triển, hoàn thiện cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ.
Đối với nước ta, Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng khẳng định: Bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Tập trung xây dựng lực lượng tác chiến không gian mạng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại làm nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Trong Nghị định số 98/2015/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của lực lượng Tác chiến không gian mạng đã xác định: “Tác chiến không gian mạng là hoạt động đánh địch có tổ chức của lực lượng Tác chiến không gian mạng trên không gian mạng nằm trong thế trận chiến tranh nhân dân nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng quốc gia và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Theo đó, tác chiến không gian mạng được tiến hành cả trong thời bình và thời chiến. Trong thời bình, đấu tranh trên không gian mạng nhằm bảo vệ an toàn hệ thống thông tin quân sự, quốc phòng, hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước và các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia; bảo vệ an toàn, an ninh thông tin, bí mật, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng; đấu tranh ngăn chặn các hoạt động sử dụng không gian mạng thực hiện “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ và sẵn sàng đối phó với các tình huống.
Trong thời chiến, tác chiến không gian mạng không chỉ phá hủy hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin, hoạt động chỉ huy, điều khiển tác chiến mà còn tác động vào trạng thái tâm lý của đối phương; phối hợp, phát huy hiệu quả các hệ thống, phương tiện chỉ huy bộ đội, điều khiển vũ khí,… giành ưu thế trên chiến trường, chi viện cho tác chiến trên các chiến trường, môi trường tác chiến khác, thậm chí còn quyết định tiến trình chiến tranh. Như vậy, có thể khẳng định, tác chiến bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là loại hình tác chiến chiến lược mới trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những vấn đề cơ bản về tác chiến chiến lược bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng
Đặc điểm cơ bản của tác chiến không gian mạng là diễn ra trong môi trường mang tính đặc thù cao, nên cần được quán triệt, hiểu rõ về nó một cách cơ bản, tổng thể trên tất cả các mặt, yếu tố, nội dung liên quan; từ đó, đề ra các nội dung, giải pháp cơ bản, nhất là nghệ thuật tác chiến cho loại hình tác chiến này phù hợp với từng đối tượng, mục tiêu, thủ đoạn tác chiến cụ thể, v.v. Thực hiện điều đó, trước hết, chúng ta cần hiểu, thống nhất những vấn đề cơ bản và chung nhất sau:
Về đối tượng, môi trường, đặc điểm tác chiến. Các thế lực thù địch, phần tử phản động, bất mãn chế độ, cơ hội chính trị,... ở trong nước và ngoài nước, lực lượng tác chiến không gian mạng của địch sử dụng không gian mạng để chống phá, phá hoại, đánh phá các hoạt động về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh,... của ta cả trong thời bình và thời chiến đều được xác định là đối tượng tác chiến trong chiến lược bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Hoạt động tác chiến đó được diễn ra trong môi trường tác chiến thông tin, bao gồm cơ sở hạ tầng thông tin và các hoạt động xã hội trên không gian mạng.
Mặc dù, không gian mạng là môi trường tác chiến vừa mang tính hữu hình, vừa vô hình; vừa có giới hạn, vừa không có giới hạn; vừa thực, vừa ảo, song đây được coi là một trong những chiến trường quan trọng, nơi các quốc gia luôn củng cố, gia tăng sức mạnh, cạnh tranh sự ảnh hưởng.
Hoạt động tác chiến bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng có đặc điểm chung của chiến tranh thông tin, như: khó nhận diện, đánh giá, dự báo; không giới hạn về không gian, thời gian; lực lượng tác chiến đa dạng, phức tạp; tính tri thức cao; sát thương mềm là chủ yếu với hiệu suất cao.
Ngoài ra, có đặc điểm riêng đó là: mọi hoạt động (chiến thuật, kỹ thuật) đều gắn với sự phát triển của khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông; đánh hiểm vào các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, quân sự, quốc phòng, hệ thống tự động hóa chỉ huy, điều khiển của đối phương và tác chiến hết sức linh hoạt.
Về mục tiêu, nhiệm vụ tác chiến trên không gian mạng. Mục tiêu chung là bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên không gian mạng; lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo vệ độc lập, tự do, chế độ xã hội và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
Mục tiêu bảo vệ cụ thể là hệ thống thông tin quân sự, quốc phòng, an ninh, thông tin chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, hệ thống điều khiển vũ khí; các cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng quốc gia, như: viễn thông, giao thông, điện lực, ngân hàng, hàng không,… và hệ thống thông tin của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn của đất nước. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể trong tác chiến mạng, thông tin mạng, trong các tình huống cụ thể để xác định mục tiêu nào là chủ yếu, quan trọng.
Tác chiến bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng có nhiệm vụ thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình; nghiên cứu, tìm hiểu các phương thức tác chiến, cách đánh,... của đối tượng đấu tranh, tác chiến không gian mạng trên tất cả các môi trường tác chiến (không, bộ, biển, vũ trụ và không gian mạng). Trực tiếp chiến đấu trên không gian mạng, bảo vệ các hệ thống trinh sát, giám sát, thông tin chỉ huy, điều khiển vũ khí, hỏa lực của Quân đội.
Chủ trì các hoạt động tiến công, phòng thủ, xây dựng thế trận trên không gian mạng, phối hợp với các lực lượng bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Đồng thời, giám sát, phát hiện, đánh giá, phân loại thông tin, cảnh báo sớm các nguồn phát tán thông tin vi phạm pháp luật; nhận định xu hướng thông tin, chủ động, tăng cường định hướng thông tin tích cực, đẩy lùi, pha loãng, hạ thấp tỷ lệ thông tin tiêu cực trên không gian mạng. Tổ chức bảo đảm công nghệ thông tin cho hoạt động quản lý, chỉ huy, điều hành, điều khiển vũ khí của các cơ quan, đơn vị.
Về nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo, phương pháp tác chiến. Để tác chiến trên không gian mạng đạt hiệu quả cao, cần tuân thủ nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo “chủ động, linh hoạt, bí mật, bất ngờ, trí tuệ, sáng tạo” và hiệp đồng chặt chẽ, phát huy sức mạnh tổng hợp trong tác chiến. Về phương pháp tác chiến chung là dựa vào thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, hình thành thế trận đấu tranh, tác chiến trên không gian mạng vững chắc, liên hoàn, bí mật.
Chọn đúng hướng, khu vực, hệ thống thông tin, kênh, máy chủ, mục tiêu chủ yếu trong đấu tranh và tác chiến mạng. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp tác chiến, hình thức đấu tranh trong trinh sát, phòng thủ, tiến công trên không gian mạng, kết hợp giữa tác chiến và đấu tranh trong các loại hình tác chiến chiến lược, chiến dịch, trận chiến đấu; thực hiện tốt các biện pháp đấu tranh chống âm mưu, hoạt động phá hoại, bạo loạn chính trị, vũ trang, lật đổ, ly khai,... ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn tác chiến, phá hoại trên không gian mạng của các thế lực thù địch, phản động, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc trong mọi tình huống.
Về lực lượng, sử dụng lực lượng tác chiến trên không gian mạng. Lực lượng tác chiến không gian mạng là lực lượng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân; trong đó, hiện nay lấy lực lượng của Ban Chỉ đạo 35 Trung ương, lực lượng tác chiến không gian mạng của Bộ Quốc phòng làm nòng cốt, kết hợp với lực lượng tác chiến không gian mạng, công nghệ thông tin quân sự, dân sự. Lực lượng tác chiến không gian mạng của Bộ Quốc phòng gồm có lực lượng tác chiến không gian mạng cấp chiến lược, chiến dịch; lực lượng công nghệ thông tin các đơn vị, doanh nghiệp Quân đội.
Việc bố trí, sử dụng lực lượng tác chiến không gian mạng phải hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể, từng tình huống, trận chiến đấu, chiến dịch và giai đoạn tác chiến trong thời bình, thời chiến; kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chuyên trách với lực lượng kiêm nhiệm, rộng rãi, dưới sự chỉ đạo, chỉ huy, điều hành thống nhất theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng, tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng.
Tập trung sử dụng lực lượng hợp lý, đúng khả năng, thế mạnh, sở trường tác chiến trên từng hướng, khu vực, từng mạng, từ xa đến gần, rộng khắp trên cả hệ thống thông tin, kênh, máy chủ, bảo đảm đúng thời điểm, thời cơ với hiệu suất cao trong bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Cùng với sự ra đời, phát triển của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã làm xuất hiện các hình thái chiến tranh trên không gian mạng, như: chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng máy tính,... thì tác chiến không gian mạng là loại hình tác chiến chiến lược mới, cần được quán triệt sâu sắc, nghiên cứu thấu đáo để từng bước phát triển, hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống./.

 CÁCH MẠNG THÁNG 8- BÀI HÙNG CA BẤT DIỆT

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền.


- Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.


- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nó khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội... 


GÓC NHÌN KÍNH TRỌNG CỦA 1 TRÍ THỨC TỪNG Ở BÊN KIA CHIẾN TUYẾN VỀ BÁC HỒ

 

30 năm tôi đi tìm Hồ Chí Minh
Viết về một nhân vật có tầm vóc quốc tế như Hồ Chí Minh có thể nói là không dễ. Đối với những người thuộc giới chống Cộng viết theo cảm tính thù hận, khi thực sự chưa hiểu và không biết gì về Hồ Chí Minh thì rất dễ, vì muốn viết sao cũng được. Họ đưa ra những chi tiết lặt vặt, cộng với xuyên tạc, dựng đứng… nhằm “ám sát tư cách cá nhân”, bằng những từ hạ cấp cho hả lòng thù hận, thì có lẽ ai viết cũng được, không cần đến trí tuệ, không cần đến kiến thức, không cần đến trình độ, và cũng không cần đến liêm sỉ.
Thảm thay, hiện tượng này chúng ta thường thấy xảy ra trong vài khu rừng diễn đàn truyền thông hải ngoại. Nơi đây, một thiểu số người Việt có vẻ như không có mấy trình độ văn hóa, giáo dục đã thường lên tiếng. Nhưng viết cho đúng với nhân cách, tài năng, tư tưởng và con người của Hồ Chí Minh thì quả thật là khó, vì điều này đòi hỏi trước hết là một sự lương thiện trí thức, một sự hiểu biết đúng đắn về cuộc đời của Hồ Chí Minh, và nhất là, về việc ông đã làm gì cho đất nước Việt Nam.
Đối với tôi, viết về Hồ Chí Minh lại càng khó hơn, vì xuất thân từ Trường sĩ quan trừ bị Nam Định, đã cầm súng chống Cộng trong thời gian 8 năm rưỡi, khoảng thời gian tôi ở trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đã đi Mỹ học, và đã về phục vụ trong ngành giáo dục ở miền Nam cho đến ngày chót, đương nhiên tôi đã ở phía Việt Nam Cộng hòa rồi. Nhưng cuộc chiến đã chấm dứt hơn 30 năm, bây giờ còn nói đến chuyện “Quốc – Cộng” có phải là ngớ ngẩn không?
Thời gian chỉ trôi có một chiều, một thế hệ già nua như chúng tôi đang lần lượt rủ nhau đi vào dĩ vãng để nhường chỗ cho một thế hệ trẻ hơn, đầy nhiệt huyết, với những kiến thức thời đại, biết thế nào là con đường quốc gia, dân tộc, và dứt khoát từ chối, không để cho đầu óc bị ô nhiễm bởi những thù hận của lớp trước, dù các bậc cha anh vô trí có muốn truyền lại. Với tâm cảnh như trên, vậy tôi phải viết về Hồ Chí Minh ra sao?
Được đào tạo trong ngành Khoa học Vật lý, đối với tôi, sự lương thiện trí thức phải để lên hàng đầu, và phương pháp khảo cứu mọi vấn đề phải cẩn trọng, không để cho tình cảm, thiên kiến lôi cuốn, tuy tôi tự biết, vì không có cái mặc cảm của Thượng đế, nên tôi không thể tránh khỏi có đôi chút thiên kiến khi viết về lịch sử.
Một người nào đó đã chẳng từng nói: “Người nào viết Sử mà không có đôi chút thiên kiến chắc phải có cái mặc cảm mình là Thượng đế (hay mặc cảm của Thượng đế)”. Để giảm thiểu thiên kiến, phương pháp khảo cứu của tôi là đọc nhiều sách về cùng một vấn đề, rồi từ đó kiếm ra một mẫu số chung. Điều này chưa hẳn là tuyệt đối đúng, nhưng ít ra cũng không xa sự thực là bao nhiêu.
Trước khi đi vào những vấn đề này, tôi có một nhận xét tổng quát về những luận điệu xuyên tạc, đả kích ông Hồ Chí Minh của một số người có vẻ như không có mấy trình độ. Không có gì ngu xuẩn hơn là so sánh Hồ Chí Minh với Hitler. Những người này hầu như không hề biết gì đến dư luận thế giới, nhất là trong các nước tiến bộ Âu-Mỹ, đã nhận định về ông Hồ Chí Minh như thế nào.
Hãy vào Internet đánh tên Ho Chi Minh thì sẽ thấy Thế giới đánh giá Hồ Chí Minh như thế nào. Hay hãy đọc những cuốn sách về chiến tranh Việt Nam của các học giả, tướng lãnh Mỹ, và ngay cả hai cuốn In Retrospectvà Argument Without End của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara. Phần nhận định tích cực về Hồ Chí Minh tràn ngập so với phần tiêu cực thưa thớt của một số người Việt hải ngoại mà tên tuổi không đáng kể, và chỉ như những con đom đóm lập lòe trên vài diễn đàn báo điện tử, ít có giá trị trí thức của đám người Việt còn mang nặng lòng hận thù.
Các nhà sử học, giáo sư, ký giả nước ngoài đã viết gì về Hồ Chí Minh:
1. Hồ Chí Minh là tinh túy, là biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
Cách đây 6 năm, năm 2000, sử gia William J.Duiker có xuất bản cuốn Ho Chi Minh, A Life. Cuốn sách này được giới trí thức, học giả Âu-Mỹ đánh giá khá cao và cho rằng đó là một cuốn sách nghiên cứu sâu rộng nhất về con người và sự nghiệp của ông Hồ Chí Minh. Đọc Duiker và phối kiểm với những đoạn viết về ông Hồ Chí Minh của nhiều tác giả khác ở phương Tây, chúng ta có thể rút tỉa ra những điều không xa với sự thật là bao nhiêu.
Tôi xin được nhắc lại một đoạn trong bài của Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang mà giáo sư đã trích dẫn từ cuốn Ho Chi Minh, A Life của William J.Duiker:
“Khi tin tức về cái chết của ông Hồ Chí Minh được loan truyền thì khắp địa cầu đưa ra nhận xét về ông. Hà Nội nhận được tới hơn hai mươi hai ngàn (22.000) bức điện tín từ các thủ đô lớn của 121 quốc gia trên thế giới để bày tỏ lời ca ngợi ông và chia buồn với nhân dân Việt Nam. Một số các nước theo chủ nghĩa xã hội tổ chức buổi lễ truy điệu và đưa ra những lời ca tụng ông. Thủ đô Mạc Tư Khoa chính thức ca tụng ông như là “Người con vĩ đại của dân tộc anh hùng Việt Nam, một người lãnh đạo xuất sắc của phong trào giải phóng dân tộc và cộng sản quốc tế, và là người bạn vĩ đại của Liên bang Xô Viết”.
“…Các nước trong Thế giới thứ ba (các nước trung lập) cũng nhận xét về ông với những lời ca tụng ông như là một người bảo vệ những người bị áp bức. Một bài báo phát hành ở Ấn Độ, mô tả ông như là tinh túy của “dân tộc và là hiện thân của lòng khát vọng tự do, của sự tranh đấu bền bỉ”.
Những bài báo khác đề cao đức tính giản dị và thẳng thắn của ông. Một bài xã luận trong một tờ báo ở Uruguay (Nam Mỹ) ghi nhận: “Ông có một tấm lòng bao la như vũ trụ và có một tình thương vô bờ bến đối với trẻ em. Ông là người gương mẫu về đức tính giản dị và thẳng thắn trong tất cả mọi phạm vi”.
Phản ứng từ các thủ đô phương Tây thì không biểu lộ mạnh mẽ. Tòa Bạch Ốc lặng thinh và các viên chức cao cấp trong chính quyền của Tổng thống Nixon cũng không bình luận gì cả. Nhưng việc chú ý đến cái chết của Hồ Chí Minh đối với giới truyền thông trong các nước phương Tây thật là mãnh liệt.
Những tờ báo ủng hộ các phong trào phản chiến có khuynh hướng mô tả ông bằng những lời lẽ ca tụng ông như là một địch thủ xứng đáng và là một người bảo vệ những kẻ yếu, những người thế cô và những người bị áp bức. Ngay cả những người vẫn thường khăng khăng chống lại chế độ Hà Nội cũng đánh giá ông bằng những lời lẽ kính trọng, như là một người đã tận hiến cả cuộc đời cho cuộc chiến đấu giành độc lập và thống nhất đất nước cho tổ quốc ông, coi ông như là người phát ngôn xuất chúng cho các dân tộc bị bóc lột trên thế giới”.
Trên đây, Duiker đã viết lại một sự kiện. Sự kiện này, hơn hết, đã loại bỏ tất cả những gì mà một số người Việt hải ngoại hay ở trong nước viết tiêu cực theo cảm tính về Hồ Chí Minh. Cho nên, bất kể những luận điệu nhằm hạ uy tín ông đều không thể thuyết phục được ai, ít nhất là trong giới hiểu biết, nhất là những luận điệu này lại thuộc loại hạ cấp, đầy hận thù.
Có một bài viết về Hồ Chí Minh của Wilfred Burchett - một ký giả Úc nổi tiếng, đã từng được Ngoại trưởng Henri Kissinger nhờ làm trung gian liên lạc giữa Mỹ và Hà Nội. Năm 1968, ông đã viết một cuốn sách có tính cách tiên đoán: Việt Nam sẽ thắng (Vietnam will win)và năm 1977, ông xuất bản cuốn Châu Chấu và Voi: Tại sao [Nam] Việt Nam sụp đổ (Grasshoppers and Elephants: Why Vietnam Fell).
Theo tôi, Burchett viết hay, không phải vì tác giả ca tụng ông Hồ Chí Minh, mà tác giả đã viết về những gì đã tạo nên ông Hồ Chí Minh: Không phải thuần túy chỉ là Marx, là Lenin hay Mao Trạch Đông, mà chính là lịch sử 2000 năm chống ngoại xâm của Việt Nam đã tạo nên Hồ Chí Minh. Có thể nói, tác giả hiểu Việt Nam hơn rất nhiều người tự cho mình là trí thức. Chúng ta hãy đọc vài đoạn trong bài của Burchett:
“Chính sách của Mỹ là làm cho người Việt Nam cảm thấy mình thuộc một sắc dân thấp kém, không có quyền về căn cước quốc gia. Họ thường bị gọi là “gooks”, “slopes” và “dinks”, và trên những phúc trình chính thức, làng Mỹ Lai trở thành “Thành phố hồng” (có nghĩa là thành phố Cộng sản) và dân làng bị tàn sát chỉ là “những người Á Đông” (với ý coi thường, miệt thị).
Sự thực là người nông dân Việt Nam nghèo khó nhất, ngay cả thất học, về phương diện văn hóa và đạo đức thường cũng cao hơn người Mỹ. Họ biết nhiều hơn về lịch sử đất nước của họ – không chỉ vì đất nước họ có vài ngàn năm lịch sử nhiều hơn Mỹ để mà biết đến – mà vì những điều này đã thấm vào trong người họ từ sữa mẹ.
Ngay từ bé, họ lớn lên trong một môi trường tràn ngập với những câu chuyện về gia tài lịch sử, hoặc được kể ngay khi còn nằm trong lòng mẹ, hoặc qua những màn kịch diễn lại những trang sử oai hùng của 2000 năm lịch sử chống ngoại xâm của những gánh hát rong, hoặc những truyền thuyết về các “thần thành hoàng” (thường là các anh hùng giúp nước của xóm làng, được nhà vua sắc phong), hoặc là những câu chuyện về tổ tiên đã bảo vệ non sông như thế nào, hoặc là những chuyện đau khổ của người dân bị đàn áp bởi ngoại nhân nên đòi hỏi một sự đứng lên để chống đối…
Sự hiểu biết về 2000 năm tranh đấu chống xâm lăng có đầy trong dòng máu của người nông dân chân lấm tay bùn nghèo khó nhất. Đây là nguồn dũng cảm và sức chịu đựng vô tận, luôn tin tưởng vào tương lai mà những chuyên viên của Mỹ không thể hiểu được.
Hồ Chí Minh là mẫu mực thu nhỏ của tất cả những điều trên. Và đúng là, cũng như một cái gì đó trong mỗi người Việt Nam đều có trong Hồ Chí Minh, một cái gì đó trong Hồ Chí Minh đều có trong hầu hết những người Việt Nam ngày nay, dấu ấn của ông trên dân tộc Việt Nam thật là sâu đậm.
2. Đích đến của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc.
Vấn đề tiếp theo tôi muốn nói đến là: Hồ Chí Minh là người Cộng sản như thế nào? Chúng ta biết rằng, Hồ Chí Minh chưa bao giờ phủ nhận mình là người Cộng sản và đã từng khẳng định là Lenin cho ông niềm tin trong công cuộc giành độc lập cho đất nước.
Nhưng muốn hiểu ông là người Cộng sản như thế nào, có lẽ chúng ta nên biết đến quan niệm của một số trí thức ngoại quốc, những người thường ở trong môi trường đại học, đặt sự tôn trọng, sự lương thiện trí thức lên hàng đầu, và vì chính uy tín của họ, nên không thể viết theo cảm tính mà không nghiên cứu kỹ vấn đề, hay tự hạ mình rơi vào vòng tranh chấp Quốc-Cộng mà họ không thuộc phe nào và không có lý do gì để ủng hộ hay chống đối một phe nào.
Chúng ta hãy đọc vài đoạn trong bài của Stanley I. Kutler điểm cuốn Ho Chi Minh, A Life, Kutler là tác giả cuốn The Wars of Watergate và là chủ biên của The Encyclopedia of the Vietnam War. Stanley Kutler cho rằng trong tác phẩm của mình, Duiker đã viết về một nhà cách mạng ái quốc gần với Thomas Jefferson hơn là với V. I. Lenin. (Điều này, không phải chỉ có mình Duiker mới nhận định như trên, mà một số tác giả Mỹ khác cũng có cùng một nhận định như vậy - TCN).
Trước hết, Kutler cho rằng chế độ thực dân đã cáo chung một thế kỷ nay rồi và vai trò của ông Hồ Chí Minh đã đi vào quá khứ. Ngày nay, Việt Nam là một phần của nền kinh tế toàn cầu, có nghĩa là có những liên doanh mang lại lợi nhuận cho Chính phủ, cho một số viên chức được ưu đãi, và cho những công ty phương Tây. Nhưng Kutler ghi nhận là:
"Tuy nhiên, thế giới có một bộ mặt khác vì Hồ Chí Minh, và những người như ông, những người đã lo lắng, chiến đấu và hi sinh để giải phóng dân tộc của họ thoát khỏi sự sỉ nhục và gông cùm của sự chuyên chế bạo ngược ngoại quốc”.
Sau đó Kutler viết: “Duiker đã đi quá sự tranh luận đơn giản trong thời Chiến tranh lạnh về vấn đề Hồ Chí Minh là người Cộng sản theo chính thống Marx-Lenin hay là một nhà ái quốc dân tộc, hiến thân cho cuộc giải phóng và thống nhất đất nước?”. “Duiker đã nhận định đúng, Hồ Chí Minh có căn rễ sâu đậm trong phong trào Cộng sản quốc tế, nhưng ông luôn luôn là một người theo chủ nghĩa dân tộc, cương quyết hiến thân cho nguyên lý dân tộc tự quyết”.
“Ông Hồ Chí Minh không hề nao núng khi dùng Chủ nghĩa Cộng sản cho những mục đích dân tộc. Lời tuyên bố của ông: “Các dân ở Đông Dương vẫn sống và sẽ còn sống mãi” khó mà phù hợp với chủ nghĩa Marx.Duiker nhấn mạnh là, đối với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao giờ cũng là mục tiêu chủ yếu, trong khi chủ thuyết về một Cộng sản không tưởng vẫn là một vấn đề mơ hồ, bất định cho tương lai”.
Chúng ta hãy đọc thêm vài tài liệu về Hồ Chí Minh:
Trong tờ Les Collections de L’Histoire, số 23, Avril-Juin 2004, một tuyển tập về “Indochine Vietnam: Colonisation, Guerres et Communisme”, có bài Con Người trở thành Hồ Chí Minh (L’Homme Qui Devint Ho Chi Minh) của Pierre Brocheux, Giáo sư Diễn giảng danh dự tại Đại học Denis- Diderot, Paris-VII. Chúng ta sẽ thấy trong đó có vài chi tiết để chúng ta hiểu hơn về Hồ Chí Minh.
Đối với Nguyễn Ái Quốc, chủ thuyết Marx-Lenin đã đưa ra những cách thức hành động, như là ông đã giảng giải nhiều năm sau: “Chúng ta phải hiểu rằng giành độc lập ra khỏi tay một cường quốc như Pháp là một nhiệm vụ rất khó khăn, người ta không thể hoàn thành mà không có một sự viện trợ từ bên ngoài. Chúng ta lấy lại độc lập bằng sự tổ chức và tự khép mình vào kỷ luật. Chúng ta cũng còn cần đến một lòng tin, một phúc âm, một sự phân tích thực tiễn, có thể nói đến như là một thánh kinh. Chủ thuyết Marx-Lenin đã cung cấp cho tôi đường lối hành động này”.
Thực ra thì có lẽ Hồ Chí Minh muốn nói đến những luận đề về Những vấn đề Dân tộc và Thuộc địa của Lenin đưa ra trong Đại hội II của Quốc tế Cộng sản vào năm 1920 để nghị thảo mà ông biết đến trong Đệ Tam Quốc tế. Chúng ta đã biết, chính ông Hồ Chí Minh đã thành thực công nhận là mới đầu ông không hiểu hết những từ và ý tưởng chính trị khó hiểu trong bản văn trên, nhưng rồi đọc đi đọc lại ông mới thấm và hiểu rõ, và ý thức được là những luận đề này đã giúp cho ông thấy con đường thích hợp nhất để cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách thuộc địa, thực dân.
Chúng ta hãy đọc tiếp vài đoạn khác của Giáo sư Brocheux. Trước hết là một tài liệu trích dẫn từ một tài liệu trong văn khố của Liên Xô, mới được sử gia Alain Ruscio phổ biến năm 1990, trang 34-36:
“Năm 1934, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) trở lại Moscou. Stalin đã nắm chắc quyền lực, và những cuộc thanh trừng lớn bắt đầu năm 1937. Dường như ông sẽ là nạn nhân, vì từ ngày trở lại Moscou, ông không được tin cậy để giao phó cho một trách nhiệm nào. Không còn nghi ngờ gì nữa người ta đã trách cứ là ông ngả về tinh thần dân tộc trong cuộc chiến đấu chống thực dân thay vì tinh thần cách mạng quốc tế vô sản”.
“Về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã bày tỏ quan điểm của mình từ năm 1924. Được huấn luyện về cách mạng và chủ thuyết Marx bởi phương Tây, tuy nhiên ông đã nhìn theo đặc tính Á Đông: “Cuộc đấu tranh giai cấp ở phương Đông không giống như ở phương Tây. Marx đã xây dựng lý thuyết của mình trên một căn bản triết lý nào đó của lịch sử. Nhưng là lịch sử nào? Đó là lịch sử châu Âu. Nhưng châu Âu là gì? Không phải là tất cả nhân loại”.
Trong cuốn The Vietnam War Almanac, General Editor: John S. Bowman, Barnes & Noble Books, NY, 2005, trang 493, cũng có viết:
“Ông Hồ Chí Minh ít quan tâm đến những chi tiết tế nhị của chủ thuyết Mao và Lenin; thiên tài của ông là về hành động chính trị, và lý tưởng của ông có thể khá co giãn chừng nào mà nó đưa tới mục đích đã ám ảnh ông: Nền độc lập và thống nhất của Việt Nam”.
Trong cuốn Cracks In The Empire, South End Press, Boston, 1981, Paul Joseph, Giáo sư Xã hội học, Đại học Tufts, viết, trang 83:
“Dù rằng thiếu bằng chứng, Washington tiếp tục cho rằng cuộc đấu tranh chống Pháp (ở Việt Nam) là do sự chỉ đạo từ Liên bang Xô Viết. Thí dụ, trong bức công điện gửi cho Thủ tướng (Pháp) Ramadier, đại sứ Mỹ vẫn sai lầm cho rằng Việt Minh là một phong trào mà “triết lý và tổ chức chính trị đều phát khởi và bị kiểm soát bởi điện Kremlin”. Tuy vậy, tình báo Mỹ đã cố gắng, và thất bại, để kiếm ra bằng chứng là có mối liên hệ kiểm soát giữa Moscou và Hồ Chí Minh. Một công điện của Bộ Ngoại giao gửi cho đại sứ Mỹ ở Trung Quốc viết: “Bộ không có bằng chứng nào về sự nối kết trực tiếp giữa Hồ Chí Minh và Moscou nhưng vẫn cho rằng có”.
Trên đây chỉ là vài tài liệu trong số hàng trăm tài liệu khác có những nhận định tương tự rải rác trong những cuốn sách mà tôi đã đọc. Lẽ dĩ nhiên, tôi không thể nào trích dẫn tất cả những nhận định ấy trong phạm vi một bài viết như thế này. Điều này, đòi hỏi nhiều thời gian và thích hợp trong một cuốn sách viết về Hồ Chí Minh hơn.
Nhưng qua những tài liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng ông không phải là tay sai của Liên Xô và Trung Quốc như một số người có đầu mà không có óc cố tình lên án ông là tay sai của Đệ Tam Quốc tế, hay tệ hơn nữa là “điệp viên của Cộng sản Quốc tế” (Minh Võ). Họ không hề biết quan điểm chính trị của Hồ Chí Minh đối với Liên Xô và Trung Quốc. Ông đã khôn khéo từ chối không nhận đề nghị của Liên Xô cũng như Trung Quốc gửi quân tình nguyện vào đánh giúp.
Chúng ta hãy đọc một đoạn trong cuốn Ho Chi Minhcủa Jules Archer, Chương 9: “Giữa con gấu Nga và con rồng Trung Quốc” (Between Russian Bear and Chinese Dragon), trang 109:
“Đến Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm 10 năm Cách mạng Trung Quốc, Hồ Chí Minh cẩn thận đứng giữa Mao Trạch Đông và đại diện của Liên Xô, Miklai Suslov. Trong những cuộc đàm phán riêng, Hồ Chí Minh đã thành công lấy được sự hứa hẹn của cả Bắc Kinh lẫn Moscou để tăng gia giúp thêm vũ khí và viện trợ dân sự, nhưng khôn khéo từ chối những đề nghị gửi quân tình nguyện hay cố vấn quân sự đến Việt Nam. Ông Hồ Chí Minh biết rõ là nếu để cho con gấu Nga hay con rồng Trung Hoa được đặt chân vào cửa ngõ Hà Nội thì dần dần cửa ngõ này sẽ bị cưỡng bách mở rộng ra cho đến khi Bắc Việt mất đi nền độc lập và trở thành một quốc gia bị chiếm”.
Lời kết cho chính bản thân tôi và nhiều người
Cuối cùng, vị thế của Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam ra sao? Chúng ta đã biết, Wilfred Burchett đã nhận định ở trên:
Hồ Chí Minh là của toàn thể dân tộc Việt Nam. Không có một lằn ranh giới nào ở vĩ tuyến 17 có thể làm cho người dân miền Nam xa lìa Hồ Chí Minh dù rằng thủ đô được đặt ở miền Bắc. Hồ Chí Minh đã được chấp nhận là lãnh tụ và là nguồn cảm hứng cho mọi người Việt Nam – trừ số người đã lần lượt phục vụ những quan thầy Nhật, Pháp, rồi Mỹ.
Nhận định này đúng hay sai? Có lẽ câu trả lời thiết thực nhất là của Hoàng Xuân Ba trong bài Hai câu chuyện hoàn toàn trung thực, mới đây, đăng trên Đàn Chim Việt:
Chuyện thứ nhất: Lá cờ đỏ sao vàng trên mạng
Trưa 2-9-2006, ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đang nói chuyện với một người bạn Việt kiều trên Yahoo Messenger (YM), tôi bất ngờ nhận được thông điệp của một người bạn trẻ Việt Nam: “Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”, kèm theo đó là lời kêu gọi hãy thay đổi avatar (hình ảnh đại diện) trên YM bằng lá cờ đỏ sao vàng, lá cờ biểu trưng cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhìn lại danh sách nickname của mình trên YM, tôi thấy rất đông các bạn trẻ thay đổi avatar bằng hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng.
Sáng nay, 4-9-2006, báo Tuổi Trẻ đăng bài: “Mừng Quốc khánh trên mạng”. Trong bài viết này, tác giả mô tả lại hình ảnh nhà nhà treo cờ, người người treo cờ trên mạng: “Lần đầu tiên, cư dân trên mạng đón lễ Quốc khánh hoành tráng bằng cách đưa hình ảnh lá cờ Tổ quốc lên mạng trang trọng trên các blog (nhật ký cá nhân trên mạng) và trên avatar trong công cụ chat YM của mình trong ngày 2-9. Và ngày 3-9, tất cả đều đồng loạt thay vào đó là chân dung của Bác Hồ”.
Chuyện thứ hai: Lăng ông Hồ Chí Minh
Tôi đã có dịp gặp gỡ trên mạng với bạn đọc của DCVOnline gần đây qua bài Tản mạn về xã hội chủ nghĩa ở Hà Nội, đăng ngày 31-8-2006 (với hàng chục ý kiến khác nhau). Cũng dịp công tác này, tôi tranh thủ được một thời gian ngắn để ghé thăm lăng Hồ Chí Minh với mục đích tìm hiểu xem thái độ, tình cảm của người dân Việt Nam và nhất là người dân Hà Nội đối với ông ra sao. Điều làm tôi thật bất ngờ là có rất nhiều người đến viếng thăm lăng ông, các đoàn viếng lăng vào ra tấp nập. Để vào thăm lăng của ông, tôi được một anh bảo vệ cầm loa phóng thanh bắt phải đứng xếp vào hai hàng dọc, rồi theo đó vào lăng.
Quả thật, tôi cảm nhận được sự trang nghiêm của lăng mộ Hồ Chí Minh và cả sự sùng bái của những người dân bình thường viếng thăm lăng. Một cách tự động, tất cả mọi người đều kính cẩn, nghiêm trang khi đi ngang qua thi hài ông được đặt trong một cái hòm rất rộng, bốn bên là kính trong suốt. Trông ông không giống như những bức hình chụp mà tôi từng thấy, khuôn mặt trông vẫn còn rất tươi tắn, hồng hào.
Báo chí Việt Nam sáng 4-9-2006 đều đồng loạt đăng tin về việc có hàng vạn người đến viếng thăm lăng Hồ Chí Minh. Báo Tuổi Trẻ viết: “Sáng 2-9, đoàn người vào lăng viếng Bác dài ra tận hai phía trên phố Ngọc Hà và Hùng Vương. Đông nhất là các đoàn học sinh và người già từ các tỉnh Thái Nguyên, Hà Tây. Còn có rất nhiều đoàn đến từ tỉnh xa như Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Trị, Bình Phước… Có nhiều người nước ngoài cũng đứng trong đoàn người, từng bước vào lăng. Khu vực quảng trường trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc nào cũng đông kín người”.
Một thông tin đáng chú ý đó là thiếu tướng Đào Hữu Nghĩa, Trưởng Ban quản lý lăng kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết, đến hết buổi viếng ngày 2-9 chỉ khoảng 25.000 lượt người được vào viếng lăng ông, số còn lại đành phải chờ đến hôm sau. Tôi tin rằng, con số trên rất thật bởi vì tôi đã được tận mắt chứng kiến dòng người xếp hàng dài vào viếng lăng Hồ Chí Minh, không nhất thiết phải do cơ quan hay các hội đoàn tổ chức…
Duiker cũng viết, trang 566: “Mỗi tuần có hơn 15.000 người đến viếng thăm Lăng ông Hồ Chí Minh”.
Tại sao ngày nay người dân Việt Nam vẫn còn kính trọng và ngưỡng mộ Hồ Chí Minh, tuy rằng trên diễn đàn truyền thông hải ngoại có cả một chiến dịch để xóa bỏ “thần tượng Hồ Chí Minh”? Lý do rất dễ hiểu là phần lớn những điều viết về Hồ Chí Minh của giới chống Cộng là sai lầm, là vô căn cứ, bắt nguồn từ lòng thù hận một chiều của những người gọi là “Quốc Gia”, chứ không đặt trên những sự thật và sự kiện lịch sử.
Vài nét về tác giả
Sinh năm 1931 tại Hà Nội.1952: Tốt nghiệp trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định với cấp bậc Thiếu úy.1956: Xin giải ngũ.1957: Quy Y Tam Bảo, chùa Văn Thánh, Thị Nghè, Thượng tọa Tuệ Đăng chứng minh.1962: Cử nhân Giáo khoa Khoa học, Khoa học Đại học Sài Gòn.1962: Bị gọi tái ngũ.1962-1965: Trưởng Khoa Khoa học (Vật lý và Hóa học), Văn Hóa Vụ, Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Đồng thời dạy thực tập Vật lý ở Đại học Đà Lạt.1965: Giải ngũ.1965-1967: Giảng Nghiệm Viên, Ban Vật lý, Khoa học Đại học Sài Gòn.1967: Được học bổng đi Mỹ học về ngành Vật lý ở Đại học Wisconsin - Madison.1972: Tốt nghiệp Ph.D., Vật lý, Đại học Wisconsin - Madison.1972-1975: Giảng sư, Ban Vật lý, Khoa học Đại học Sài Gòn.1975-1977: Nghiên cứu sinh Sau Tiến sĩ, Khoa Vật lý, Trường Đại học Wisconsin-Madison.1977-1996: Giám đốc Phòng thí nghiệm Phân tích Bề mặt, Trung tâm Vật liệu, Trường Đại học Wisconsin-Madison. Hướng dẫn nghiên cứu trong lĩnh vực Phân tích Bề mặt bằng cách sử dụng các kỹ thuật mới…1989: Tháng 11: Được mời sang Singapore làm Cố vấn Kỹ thuật ở SISIR (Singapore Institute of Standards and Industrial Research)1996 - đến nay: Về hưu. Nghiên cứu Đạo Phật, Công Giáo, Lịch sử...
ST
Trần Chung Ngọc (Wisconsin – Hoa Kỳ)
Có thể là hình ảnh về 1 người