Nhà nước là một hiện tượng lịch sử, ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của
sự phát triển xã hội và mất đi khi những cơ sở tồn tại nó không còn nữa. Nhà nước
ra đời từ 4 nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Sự phát triển của lực lượng sản
xuất đưa đến kết quả song trùng: chế độ tư hữu tư nhân và tình trạng người bóc
lột người.
Thứ
hai: Do sự dư thừa sản phẩm tiêu dùng, xuất hiện khát vọng chiếm đoạt, kẻ có
quyền lực vơ vét của dư, dẫn đến sự phân hoá giai cấp.
Thứ ba: Do những cuộc chiến tranh ăn cướp
giữa các thị tộc, bộ lạc làm cho quyền lực của các thủ lĩnh được củng cố và
tăng cường hình thành tổ chức nhà nước.
Thứ tư: Cơ quan tổ chức thị tộc, bộ lạc
dần dần tách khỏi nhân dân trở thành cơ quan quyền lực đối lập nhân dân, nhà nước
ra đời. Từ chỗ là công cụ của nhân dân trở thành cơ quan áp bức, đàn áp nhân
dân. Ph. Ăngghen viết:
“Lúc đầu xã hội, bằng sự phân công đơn
giản trong lao động, thiết lập ra những cơ quan đặc thù để bảo vệ những lợi ích chung của mình. Nhưng với thờ gian, các cơ
quan ấy, mà cơ quan chủ chốt là chính quyền nhà nước, do phục vụ lợi ích riêng
của mình, đã từ chỗ là tôi tớ của xã hội biến thành chủ nhân xa xã hội”(1).
Tóm lại, nhà nước xuất hiện khi xã hội xuất hiện chế độ chiếm hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất (tư hữu), và sự xuất hiện giai cấp với những đối
kháng, những mâu thuẫn không thể điều hoà được. Trong đó chế độ tư hữu là nguyên nhân sâu xa,
nguyên nhân kinh tế quyết định sự ra đời của giai cấp và sau đó là nhà nước.
Giai cấp nào có quyền lực về kinh tế thì có quyền thành lập nhà nước để bảo vệ
lợi ích của giai cấp đó. Nguyên nhân
trực tiếp là sự xuất hiện giai cấp với những mâu thuẫn giai cấp không thể điều
hoà được. Cuộc đấu tranh giai cấp đòi hỏi phải có một tổ chức, với sức mạnh
bạo lực, ra đời để trấn áp những cuộc đấu tranh đó. Nếu không có một tổ chức đặc
biệt với sức mạnh bạo lực thì các cuộc đấu tranh sẽ dẫn đến nguy cơ huỷ hoại xã
hội. Ph. Ăngghen viết: “Nhà nước là sản
phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được”(13). V. I. Lênin phát triển thêm: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những
mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng
nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được,
thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những
mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được”(1).
Như vậy, nhà nước không phải là một
cơ quan điều hoà mâu thuẫn giai cấp, mà sự xuất hiện nhà nước chứng tỏ những mâu thuẫn giai cấp là không
thể điều hoà được.
Nhà nước ra đời không phải để xoa dịu mâu thuẫn
giai cấp, mà chính là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp. Sự tồn tại của nhà
nước phản ánh những đối kháng giai cấp trong xã hội. Và sự tồn tại của nhà nước
là để kiềm chế các đàn áp cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị chống lại
giai cấp thống trị bóc lột trong xã hội. Sự ra đời của nhà nước là một tất yếu
khách quan để làm dịu sự xung đột giai cấp, để làm cho sự xung đột ấy diễn ra
trong vòng “trật tự”, nhằm duy trì một chế độ trong đó cho phép giai cấp này được quyền bóc lột giai cấp
khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét