Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2022

VỊ TƯỚNG GIÀ & CHÀNG LÍNH TRẺ


Chuyện xảy ra ở Đảo Chìm. Nhưng trước khi đến xứ Đảo Chìm, tôi muốn mời bạn đọc ghé qua một hòn đảo nổi. Lính Đảo Chìm gọi là Thủ đô Trường Sa. Thủ đô Trường Sa là một hòn đảo rất bé. Nó bé tới mức, người đời khó mà tưởng tượng được. Đến nỗi, một nhà thơ đã phải thốt lên: “Đảo nhỏ quá, nói một câu là hết”.
Tôi đã tới cái hòn đảo “Nói một chữ là hết” ấy. Nó chỉ là một vũng cát lờ phờ, to chừng một cái nong phơi thóc, vừa đủ chỗ để dựng một cái lều bạt dã chiến. Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương cũng đã đến đây, đã ngủ trên hòn đảo này trong một chuyến đi tuần biển.
– Vất vả không, các cậu?
Tư lệnh hỏi một cậu lính trẻ, tóc đỏ quạch như tôm luộc, da đen cháy, người chắc nịch như một thỏi sắt đã tôi qua lửa. Cậu lính trẻ cười khì khì:
– Báo cáo bố, cũng tàm tạm thôi ạ!
– Ở đây thì mọi thứ đều thiếu thốn rồi. – Giọng Tư lệnh bùi ngùi – Nhưng cái gì cần nhất, cấp thiết nhất, các cậu cứ nói thẳng với mình. Bộ tư lệnh sẽ tạo mọi điều kiện giúp đỡ các cậu.
– Thế bố cho con được nói thật nhé!
– Ừ, thì phải nói thật chứ! – Tư lệnh mỉm cười. – Chả lẽ tớ già thế này, còn lặn lội vượt sóng gió ra đây với các cậu, để rồi rốt cuộc, lại nghe các cậu nói dối à?
– Nhưng bố không được phê phán con lãng mạn cơ…
– Cái thằng! Tao còn lãng mạn hơn mày ấy!
Anh lính trẻ nhìn mái đầu bạc trắng của Tư lệnh, cười hồn nhiên:
– Thế thì, con đề nghị bố thế này nhé! Bận sau, nếu bố ra đảo, bố chịu khó giắt lưng cho chúng con vài cô gái…
Anh lính trẻ bỗng bối rối trước cái nhìn ngỡ ngàng của Tư lệnh. “Thì con đã vòi bố trước rồi, là bố phải tha thứ cho con, không được phê phán con lãng mạn”.
– Chúng mày muốn nghe hát hả? Muốn xem văn công hả?
– Không, không! – Anh lính bỗng luống cuống. – Con đâu dám có voi đòi tiên! Văn công xem ra xa vời quá! Chúng con chỉ muốn bố mang ra đây vài cô nuôi quân thôi! Các cô ấy chẳng phải hát hò gì. Chỉ mặc tấm áo phin trắng, cái quần lụa đen, đi phơ phất trên đảo, để chúng con ngắm, chúng con “chỉnh” mắt. Chứ mắt mũi chúng con, bố thấy đấy, sang vành hết cả rồi!..
Tư lệnh cười ha hả. Anh lính trẻ cũng cười. Chưa bao giờ tôi được nghe cuộc đối thoại kỳ lạ như thế. Sau đó, quả như niềm ao ước của anh lính trẻ, các cô gái lần lượt ra thăm đảo. Không phải cánh nuôi quân mà các cô văn công mặt hoa da phấn hẳn hoi. Trông cô nào cũng đẹp, cũng thơm phức và lộng lẫy như những nàng tiên cá. Các cô múa hát và khâu vá cho chiến sĩ. Nhiều anh áo quần còn mới nguyên, cũng bí mật xé ra, rồi nhờ các cô vá. Thế là từ đấy, lần nào Tư lệnh ra đảo, các chiến sĩ cũng được dự những bữa tiệc mắt linh đình. Nhưng đó là chuyện sau này, còn chiều ấy, ngồi bên Tư lệnh trên mặt cát nóng bỏng như rang, mặc dù mặt trời đã lặn xuống biển lâu rồi, anh lính trẻ quê xứ Nghệ thực sự coi Tư lệnh như một người đồng đội thân thiết. Anh lắc lắc đầu gối Tư lệnh:
– Bố thấy Vương quốc của chúng con thế nào?
Tư lệnh đưa mắt nhìn suốt rẻo cát trống trơn, rồi lại nhìn cái lều bạt dã chiến cứ hộc lên trong gió tựa hồ một con ngựa bất kham, đang lồng lộn như muốn rứt tung mấy sợi xích sắt căng ghì xuống đảo mà phóng đi cùng bầy gió hoang dã.
– Đẹp, nền nếp. Đúng quân phong quân kỷ. Ở đây mà giữ được như thế này là tốt lắm rồi. – Giọng Tư lệnh bỗng bùi ngùi. – Tất nhiên là vất vả! Chúng mày rất vất vả! Tao biết! Tao đâu có muốn đày đọa chúng mày làm gì. Giá trị gì mấy cái hòn đá cỗi cằn này mà phải gìn giữ? Nhưng khổ nỗi đây lại là Tổ quốc, là đất đai hương hoả của ông cha, thì dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này, ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một ly không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu…
– Vâng, con hiểu! Con hiểu, bố ạ!
Tư lệnh ôm lấy đôi vai trần cháy khét nắng gió của người lính trẻ xứ Nghệ. Đôi mắt ông bỗng cay xè, ầng ậng nước. Anh lính trẻ cũng nắm chặt bàn tay xù xì thô ráp của Tư lệnh:
– Bố đừng lo! Chúng con ở đây quen rồi! Khổ mấy chúng con cũng chịu được! Nhưng đúng như bố nói đấy. Rất vất vả, cực nhọc. Nhiều lúc mệt quá, con liều nghĩ, hay là ta cứ tạm giấu quách đảo đi!
Tư lệnh ngạc nhiên:
– Giấu đảo à? Mày nói gì lạ thế? Giấu thế nào?
Anh lính trẻ vui vẻ:
– Bố cứ cho con mượn tạm cái xẻng. Chỉ ba tiếng là con giấu xong đảo thôi! Mà không đến ba tiếng đâu. Chỉ tiếng rưỡi đồng hồ là con xúc xong chỗ cát này cho xuống biển, đố kẻ thù nào nhìn thấy đảo, có muốn cướp đảo cũng chịu!
Tư lệnh cười vang, cười đến giàn giụa nước mắt. Rồi ông lóp nhóp đánh xuồng về tàu. Con tàu bấy giờ đang bập bềnh buông neo ngay bên ngoài mép san hô. Và thật bất ngờ, lát sau, ông trở lại với chiếc xẻng còn mới coóng.
– Đây! Xẻng đây! Không phải mượn đâu. Tao tặng luôn chúng mày để giấu đảo!
Cứ tưởng anh lính trẻ sẽ lắc đầu quầy quậy. Nào ngờ anh vồ vập đón chiếc xẻng từ tay Tư lệnh. Và sáng sớm hôm sau, khi Tư lệnh đánh xuồng trở lại đảo thì thấy anh chàng đang cởi trần, sì sụp lặn ngụp cùng với chiếc xẻng của Tư lệnh. Nhưng anh không xúc cát đổ xuống biển, mà lấy cán xẻng khẽ bẩy từng tảng đá san hô chìm sâu dưới mấy mét nước, rồi lụi cụi khuân lên, đắp quanh chân đảo, giữ cho cát khỏi bay
– Mày làm cái gì thế mày? Giấu đảo à?
– Dạ, báo cáo bố, con mở mang bờ cõi ạ! – Anh lính cười khục khục, gương mặt nhấp nhoá nước – Mà, mà, đúng ra, đúng ra con chỉ “buông neo” cho Tổ quốc khỏi bị trôi dạt thôi!
ST
Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang đứng và ngoài trời
103
6 bình luận
19 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

MỘT GIỜ, MỘT PHÚT CHÚNG TA KHÔNG CÓ HỌ, XÃ HỘI ĐÂU CÓ THỂ BÌNH YÊN ?!

 

Việc đánh tội phạm, thậm chí chúng ta hay nói đùa "cho ăn kẹo đồng" đối với cảnh sát nước ngoài, nhất là cảnh sát Mỹ xảy ra như cơm bữa. Còn ở Việt Nam, một xã hội đạo đức, đến cả công cụ bảo vệ pháp luật cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc đạo đức như ngành Công an Việt Nam thì việc đánh kẻ vi phạm pháp luật quá giới hạn cũng là sai rồi.
Tuy nhiên câu chuyện Công an đánh 2 thanh niên đánh võng, lạng lâch, chạy xe tốc độ bàn thờ trên đường Nam Sông Hậu tỉnh Sóc Trăng vừa rồi dư luận cũng nên dừng lại.
Tại sao thì các bạn biết rồi, câu chuyện 2 thanh niên kia và 4 anh Công an đã có pháp luật, quy định, điều lệ công tác ngành công an xử lý. Đất nước nào cũng có pháp luật, chẳng thể kẻ nào ngồi trên pháp luật để làm điều sai cả. Bênh vực cho anh Công an cũng không được mà hùa theo "những con thiêu thân" trên đường phố kia lại càng sai, như thế khác gì chúng ta đang cổ súy cho tội phạm đua xe, đánh võng, lạng lách gây tai nạn cho người tham gia giao thông. Những vụ tai nạn kinh hoàng do các ác nhân tác quái kia cũng đang đầy rẫy ở Việt Nam đấy.
Mặt khác, các thế lực thù địch đang hàng ngày hàng giờ lấy cái tiểu tiết về tiêu cực trong xã hội, nhất là ngành Công an để thổi phồng, bôi nhọ làm xấu hình ảnh Công an nhân dân đang diễn ra hết sức tinh vi xảo quyệt. Do vậy, chúng ta cổ súy, lôi kéo thành Drama trên mạng xã hội khác gì chúng ta vô tình tiếp tay cho giặc phá hoại.
Thực ra, trong môi trường công tác vì nước quên thân, vì dân phục vụ, hàng ngày hàng giờ rất nhiều những hình ảnh đẹp của người Công an nhân dân vẫn hiện hữu, chúng ta vẫn thấy gần đây như ở Hà Nội, Tổ bảo đảm TTATGT tại Ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển, phát hiện xe một phụ nữ điều khiển đang chở hơn 1 tạ cá gặp sự cố, bị đổ toàn bộ ra đường, các anh đã xông vào nhặt giúp trong bao ánh mắt đứng nhìn và xem, hay như gần đây trên một số diễn đàn mạng xã hội chia sẻ hình ảnh một số chiến sĩ CSGT số 3, Cục CSGT (Đội 3) và Phòng CSGT Nghệ An cũng nhặt tôm cá rơi vãi trên đường giúp người dân do bị ngã xe máy, và rất nhiều chiến sĩ Công an hy sinh trong chiến đấu với giặc lửa, với tội phạm...
Thế nên, mọi lời lẽ miệt thị những chiến sĩ Công an cũng vì nhiệm vụ mà bức xúc vô tình đánh lại người vi phạm, dù là trái với đạo đức ngành Công an nhưng cộng đồng mạng xã hội, những người đang bàn tán về họ cũng nên dừng lại. Hãy lấy điều tốt tuyên truyền, đàm đạo để hình ảnh tốt đẹp trong ngành Công an nhân lên thay vì dùng những lời lẽ không chuẩn mực đối với họ. Bởi vì, một giờ, một phút chúng ta - nhân dân không có họ, xã hội đâu có thể bình yên. ..
Giang Lam
Ảnh1: Các chú công an phát sữa, chiếu, gối, lo lắng từng miếng ăn giấc ngủ, đảm bảo an toàn tránh bão cho nhân dân Đà Nẵng trong cơn bão Noru.
Ảnh 2: Công an Hà Nội nhặt cá cho dân bị ngã xe.
Ảnh 3: Công an Cục Cảnh sát Đường Bộ và Công an Nghệ An nhặt tôm cho người dân bị tai nạn đổ ra đường
Ảnh 4: Các chiến sĩ Cảnh sát PCCC chữa cháy ở Hà Nội thẫn người sau khi hoàn thành nhiệm vui
Ảnh 5: Một chiến sĩ Công an băng bó vết thương cho người dân bị tai nạn.
P/s: Sao chúng ta không chia sẻ những hành động đẹp đẽ này thay vì Công an đánh thanh niên đánh võng trên đường?
Có thể là hình ảnh về 10 người, mọi người đang đứng, ngoài trời và văn bản cho biết 'SCKEP ĐỪNG VÌ MỘT SỰ VIỆC CÁ BIỆT MÀ PHỦ NHẬN CÔNG LAO CỦA CẢ LỰC LƯỢNG'

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 01/10


“Cái gì không có lợi cho địch là có lợi cho ta”.
Lời của Bác trong bài “Mười khó khăn của Pháp” bút danh C.B, đăng trên Báo Nhân dân, số 27, ngày 01/10/1951.
Chiến dịch Biên Giới năm 1950 kết thúc, ta giành thắng lợi lớn, diệt trên 8.000 quân địch thu nhiều vũ khí, trang bị, giải phóng vùng biên giới rộng lớn từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn) mở rộng giao lưu quốc tế, làm thay đổi cục diện chiến tranh, giành quyền chủ động chiến lược đẩy mạnh tiến công và phản công. Thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn ở chính quốc và trên chiến trường Đông Dương; nhưng vẫn tập trung tăng quân, thay tướng, xin thêm viện trợ của Mỹ, xây dựng hệ thống cứ điểm vững chắc hòng duy trì sự đô hộ lâu dài trên đất nước ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích, đánh giá đúng tình hình quốc tế, nội tình nước Pháp và cục diện chiến trường Việt Nam một cách khách quan, toàn diện, biện chứng, khoa học và chỉ ra mười khó khăn mà Pháp phải đối diện; từ đó Bác có những chỉ đạo chiến lược xác đáng nhằm giành thế chủ động tiến công liên tục trên chiến trường, quyết đánh đuổi quân xâm lược, giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ.
Thực hiện chỉ đạo của Người, quân và dân ta đã đoàn kết, hợp đồng, phát huy thế mạnh của ta, khoét sâu điểm yếu của địch với ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã anh dũng CĐ và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của đế quốc, thực dân, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Thấu triệt tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trong phân tích, đánh giá tình hình địch, ta để lựa chọn hình thức tác chiến phù hợp luôn được cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt nhằm phát huy mọi ưu thế, sức mạnh tổng hợp, tranh thủ thời cơ để quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù, hạn chế thấp nhất thương vong cho bộ đội, cùng toàn Đảng, toàn dân giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, thống nhất đất nước.
Trong giai đoạn hiện nay, cấp ủy, chỉ huy các cấp luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, tổ chức tốt diễn tập với tinh thần thi đua “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội, duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, không để Tổ quốc bị động bất ngờ trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc… xứng đáng là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Có thể là hình ảnh về 1 người, đang đứng và văn bản cho biết 'ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH'

ĐÓ LUÔN LÀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN


Vẫn cứ là Phạm Trần vừa cay nghiệt vừa phản động, không chỉ bẻ cong sự thật mà còn xuyên tạc, bịa đặt về những vấn đề liên quan đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (Hội nghị Trung ương 6) bằng những luận điệu phản động trong bài viết “Nhà nước pháp quyền của ai?” đăng trên trang Danlambao ngày 15/9/2022.
Trước hết, nói với Phạm Trần rằng, “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị”[1] là một nội dung quan trọng của Đại hội XIII. Thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã được triển khai từ sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời như tổ chức Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội khóa I để Quốc hội trao cho Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập Chính phủ, thông qua Hiến pháp… Việc triển khai xây dựng Nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân trên tinh thần dựa vào dân, lấy dân làm gốc; nhân dân là nguồn gốc và chủ thể của quyền lực Nhà nước; tất cả vì lợi ích của nhân dân đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong tác phẩm Dân vận. Đó là: “NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân… Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức lên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”[2].
Tiếp đó, trên hành trình xây dựng và phát triển, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1/1994) đã khẳng định nội dung “xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”[3]. Từ đó, chủ trương “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” không chỉ được khẳng định tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994) mà còn được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và trong các bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 9-10/9/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về các Đề án quan trọng; trong đó đánh giá Đề án “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” đã bám sát và thực hiện đúng Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và tư tưởng chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam… Thực tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là nguyện vọng và sự lựa chọn của nhân dân, phù hợp với xu hướng phát triển nhà nước trên thế giới, đã được Đảng cân nhắc kỹ lưỡng và triển khai. Đó là sự thật và cũng là yêu cầu của lịch sử, chứ không phải là “nhà nước này không do dân chọn mà vẫn bị đảng “nhét chữ vào miệng” như Phạm Trần quy chụp; đồng thời, cũng cho thấy nhận định “Nhà nước ở Việt Nam thời Cộng sản không phải của dân, do dân và vì dân mà là “của đảng, do đảng và vì đảng” của ông ta là không khách quan, là bôi đen sự thật, là sự dối trá.
Thứ hai, quá trình xây dựng pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân được thực thi và những kết quả đạt được trong 7 thập niên về chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, thực hiện an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo… của Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là minh chứng cho thấy nhận định của Phạm Trần “dân không bầu ra nhà nước này mà do đảng tự lập ra để cai trị độc tài” là phản động!
Ở Việt Nam, các cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các khóa đều được tiến hành theo luật định; đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín. Trong đó, những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn sẽ được giới thiệu vào danh sách ứng cử; được nhân dân/các cử tri tự mình lựa chọn, bỏ phiếu bầu và vì thế các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân không phải là “Đảng cử, dân bầu”. Sự thật này cho thấy nhận định của Phạm Trần rằng, “thực tế dân đã bị xử dụng làm quân múa rối cho trò ảo thuật chính trị do đảng tự chế như các cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân và Quốc hội” là bịa đặt, vu khống và chống Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hơn nữa, ở Việt Nam cũng không có “bao nhiêu vụ án chính trị, tôn giáo và lương tâm con người đã bị nhà nước vu khống, quy chụp để buộc tội bỏ tù oan trong mấy năm gần đây” như Phạm Trần dối trá; cũng không “giam giữ tù nhân lương tâm”, mà chỉ có những đối tượng vi phạm pháp luật bị cơ quan chức năng truy tố, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Tù nhân lương tâm chỉ là sự đánh tráo khái niệm, là cách gọi của các thế lực thù địch (trong đó Phạm Trần) dành để gọi những kẻ đột lốt dân chủ, giả danh đấu tranh cho dân chủ (tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại điều 117 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung 2017) để chống phá Đảng và Nhà nước. Đó là những người đã vi phạm pháp luật, bị kết án và phải chấp hành hình phạt tù.
Thứ ba, những nội dung quan trọng của Hội nghị Trung ương 6 không phải là sự ngẫu hứng, thích là bàn, mà đó là những vấn đề, những nội dung quan trọng được xây dựng, triển khai nằm trong chương trình, kế hoạch tổng thể của toàn khóa. Những vấn đề quan trọng được bàn luận và quyết định tại Hội nghị Trung ương 6 liên quan đến sự ổn định và phát triển của quốc gia, nên những người có tâm địa đen tối như ông không thể hiểu và cũng đừng nên “càm ràm”.
Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận Trung ương (Hội đồng) chắc ông đã đọc: “Hội đồng Lý luận Trung ương là cơ quan tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lý luận chính trị, làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện, phát triển đường lối, chính sách của Đảng, về những chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước về lý luận chính trị, phục vụ trực tiếp công tác lãnh đạo của Đảng. Hội đồng có nhiệm vụ trực tiếp nghiên cứu một số đề tài do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao hoặc do Hội đồng đề xuất được Bộ Chính trị, Ban Bí thư chấp thuận; đồng thời kế thừa, chắt lọc kết quả của các chương trình, đề tài nghiên cứu khác, để thực hiện tốt chức năng tư vấn của Hội đồng và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao”, cho nên những công việc Hội đồng đã làm, đã tham mưu cho Đảng và sẽ trình ở Hội nghị Trung ương 6 là đương nhiên, là không thể bẻ cong.
Từ chức năng, nhiệm vụ này của Hội đồng, có thể thấy sự suy diễn ngớ ngẩn của Phạm Trần khi cho rằng “toàn bộ kế hoạch và chính sách điều hành của đảng và chính phủ chỉ do một nhúm người trong Hội đồng quyết định” và Bộ Chính trị “cũng chỉ có 18 người mà lại có quyền sinh sát ngót 100 triệu dân”, nên những “việc đem ra Trung ương 6 sắp tới cũng chỉ là hình thức cho đúng thủ tục mà thôi” thực ra chỉ là sự kích động nhằm gây rối, chỉ là một chiêu trò “rẻ tiền”. Đồng thời, việc Hội đồng trình Hội nghị Trung ương 6 bàn về Đề án “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam…” vừa có ý nghĩa quan trọng, liên quan đến sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước vừa là nguyện vọng của nhân dân.
Cuối cùng, có thể khẳng định rằng, những suy diễn chủ quan, những luận điệu xuyên tạc, cố tình bịa đặt, bôi đen sự thật của Phạm Trần trong bài viết này không ngoài mục đích kích động, phủ nhận bản chất “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Song thực tế đã minh chứng rằng, đó luôn là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam!
ST
Có thể là hình ảnh về 1 người, laptop và văn bản

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 02/10


“Địch công thành, ta công tâm, phải lấy được lòng dân”.
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại cuộc họp Bộ Chính trị bàn về cách mạng miền Nam, Báo Nhân dân, đăng số 2750, ngày 02 tháng 10 năm 1961.
Đây là sự thể hiện nhất quán quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc phải luôn luôn lấy dân làm gốc, phải thấy được sức mạnh vô địch từ nhân dân: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng qua”. Đây cũng là đặc trưng tiêu biểu về bản chất của Quân đội ta - quân đội cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
Thấu triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về việc luôn coi trọng và đặt lên hằng đầu sức mạnh của quần chúng nhân dân, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng xây dựng "thế trận lòng dân" là một bộ phận của tiềm lực chính trị tinh thần; dựa vào nhân dân, được nhân dân ủng hộ, che chở giúp đỡ; đồng thời, huy động và khai thác tiềm lực to lớn từ nhân dân, sức mạnh vô địch của nhân dân, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhờ xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, biết khơi dậy và phát huy lòng yêu nước, căm thù giặc và sức mạnh của lòng dân, các lực lượng cách mạng đã tổ chức đấu tranh bằng nhiều hình thức, thực hiện Đảng bám dân, dân bám đất, lực lượng vũ trang bám địch, liên tục vây ép, tiến công địch cả về chính trị, quân sự, tiêu hao từng bộ phận sinh lực và phương tiện chiến tranh, "căng, kéo, kìm, giữ địch", buộc chúng phải phân tán đối phó, góp phần làm cho địch sa lầy bị động, tạo thế cho cấp trên và cùng bộ đội chủ lực ta tiêu diệt địch, giành thắng lợi. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, "thế trận lòng dân" tiếp tục được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta chăm lo xây dựng và củng cố vững chắc; kết hợp chặt chẽ với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, đấu tranh ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, được dân tin, dân mến, dân yêu, dân giúp đỡ là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của đế quốc, thực dân và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc... Cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị trong toàn quân luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm, vượt mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chấp nhận hy sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, giúp dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” và niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước, Nhân dân.
Có thể là hình ảnh về 1 người, đang đứng và văn bản cho biết 'ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CHỦ TỊCH Há CHÍ MINH'

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 03/10


“Về mặt văn hóa, thì dù ai mù quáng đến mấy cũng phải thấy rằng chế độ xã hội chủ nghĩa của ta thắng lợi vẻ vang.
Chúng ta có quyền tự hào, nhưng chúng ta không được tự mãn”.
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Một thắng lợi vẻ vang”, bút danh T.L, đăng trên Báo Nhân dân, số 2389, ngày 03 tháng 10 năm 1960.
Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập (02/9/1945), Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng và đặt lên hàng đầu sự nghiệp giáo dục, đào tạo và xây dựng nền văn hoá mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nền văn hoá do nhân dân lao động sáng tạo, giữ gìn và hưởng thụ - đó là nền văn hoá xã hội chủ nghĩa tiến bộ, hiện đại, nhân văn và không ngừng phát triển.
Thấu triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị, sức mạnh và sự cần thiết của việc coi trọng xây dựng và phát triển văn hoá, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết nhằm xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển văn hoá đi đôi với phát triển kinh tế, xã hội để hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước. Quan tâm xây dựng nền văn hóa VIệt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc; không ngừng phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, nếp sống văn hóa, văn minh; cải thiện nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, huy động, khơi dậy tinh thần giữ gìn, sáng tạo văn hóa của cộng đồng xã hội. Qua đó, đã không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống và làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; các nền tảng giá trị đạo đức được quan tâm gìn giữ, các qui tắc ứng xử văn hóa được hình thành, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn dân cư.
Khắc ghi lời Bác dạy, cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta luôn nêu cao ý thức, trách nhiệm trong xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, truyền thống tốt đẹp của quân đội, trở thành một giá trị văn hoá quân sự với những nét đặc trưng tiêu biểu được thể hiện tập trung trong 10 lời thề danh dự của người quân nhân cách mạng, 12 điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân. Thực hiện chất lượng, hiệu quả phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gắn với phong trào thi đua Quyết thắng, các chương trình hành động và được cụ thể hóa thành cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong quân đội”, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó.
Có thể là hình ảnh về 1 người, đang đứng và văn bản cho biết 'ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CHỦ TỊCH Há CHÍ MINH'

Giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức thanh niên đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, tổ chức thanh niên các cấp, nhất là Đoàn Thanh niên cần quan tâm hơn nữa đến những nội dung, giải pháp cơ bản sau: