Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

Ngày 2/8, căn nhà nhỏ nằm sâu trong con ngõ phố Chùa Láng (Đống Đa, Hà Nội)

 Ngày 2/8, căn nhà nhỏ nằm sâu trong con ngõ phố Chùa Láng (Đống Đa, Hà Nội) chật cứng người. Hàng xóm kê thêm vài chiếc bàn từ đầu ngõ để khách đến chia buồn với gia đình trung tá Đặng Anh Quân - chiến sĩ phòng cháy chữa cháy hy sinh trong vụ hỏa hoạn tại quán karaoke trên phố Quan Hoa.

🔴
Ngồi trong nhà, bà Trần Thị Thủy (68 tuổi, mẹ của anh Quân) đôi mắt đỏ hoe vì khóc quá nhiều từ khi nhận tin con hy sinh. Chồng mất sau vụ tai nạn hơn 40 năm trước, bà ở vậy tần tảo nuôi 2 con khôn lớn.
Anh Quân trưởng thành, trở thành Đội trưởng Đội Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn (Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội), là niềm tự hào, trụ cột của cả gia đình.
Vợ chồng anh Quân sinh được 2 con trai, đều ngoan ngoãn, học giỏi. Cứ ngỡ bà Thuỷ sẽ được an hưởng tuổi già bên con cháu, thế nhưng vụ cháy thảm khốc đã cướp đi mạng sống của con trai bà. “Quân mồ côi bố từ nhỏ, giờ hai con trai của nó lại mồ côi cha, đau đớn quá”, người phụ nữ 68 tuổi nghẹn giọng.
Chiều qua, bà Thủy đang ngồi trông coi quán nước gần nhà thì nghe tin cháy ở phố Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội). Bà nghĩ con trai chắc cũng đang đi làm nhiệm vụ. Lúc sau, người mẹ bắt đầu thấy nóng ruột, bà định gọi điện cho con thì người nhà báo tin có 3 cảnh sát hy sinh khi đang chữa cháy tại quán karaoke.
“Tôi vẫn lấy điện thoại ra gọi cho con nhưng chỉ nhận được tín hiệu thông báo không liên lạc được. Lòng tôi càng nóng như lửa đốt, đứng ngồi không yên. Tôi vội vàng đi tới đơn vị nơi con làm việc thì hay tin Quân hy sinh khi chữa cháy, cứu người”, bà Thủy khóc nấc.
Sau đó, bà được người thân đưa tới bệnh viện, chờ mãi đến tối mới được gặp con trai. Nhưng lúc này, anh Quân cùng 2 đồng đội khác nằm đó, chẳng thể trả lời tiếng mẹ già đang gọi.
"Nhìn con nằm đó, tôi chỉ biết ôm con mà khóc. Con mất đi rồi, tôi còn biết nương tựa vào ai", bà Thủy xúc động.
Đối với bà Thủy, Quân là người con hiếu thảo, thấu hiểu được sự vất vả của mẹ, luôn quan tâm chăm sóc mẹ và em gái. Dù bận công việc, mỗi sáng, anh vẫn đẩy xe hàng ra ngõ cho mẹ ngồi bán trà đá rồi mới đi làm.
🔴
Đến chia buồn với gia đình, bà Nguyễn Thị Minh (hàng xóm) xúc động nói, ai cũng yêu mến anh Quân. Bà Thủy chỉ ở nhà bán nước, giờ con trai mất đi, bà không biết nương tựa vào đâu.
“Khi nghe tin cháu Quân hy sinh, tôi ngẩn ngơ, nước mắt cứ chảy ra. Thương mẹ, vợ và con nó mà chẳng biết làm sao cả”, bà Minh nói.
Bà Nguyễn Thị Thẫm, một hàng xóm khác xúc động: “Chiều qua, khi tôi đang ở nhà thì thấy có người về nói 'cháu Quân đi rồi'. Tay, chân tôi bủn rủn, đứng không vững. Quân sống ở xóm không mất lòng ai, mọi người đều quý. Hai đứa con của Quân cũng học giỏi lắm”.
Khoảng 13h ngày 1/8, tại quán karaoke ISIS, số 231 Quan Hoa, quận Cầu Giấy, xảy ra hỏa hoạn. Đám cháy xuất phát từ khu vực tầng 6 quán karaoke đang dừng hoạt động để sửa chữa. Lúc này, trung tá Đặng Anh Quân (Đội trưởng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an quận Cầu Giấy) cùng trung úy Đỗ Đức Việt và binh nhì Nguyễn Đình Phúc tiếp cận hiện trường.
Ba cán bộ, chiến sĩ đã hướng dẫn và đưa 8 người ra ngoài an toàn. Sau đó, họ tiếp tục quay lại tìm kiếm, cứu nạn. Khi đến tầng 4, cầu thang sập xuống, chặn vòi chữa cháy. Đúng lúc này, trần nhà đổ sập đè trúng 3 cán bộ, chiến sĩ khiến họ hy sinh.
Theo:
1) Mẹ trung tá Đặng Anh Quân khóc ngất khi nghe tin con hy sinh.
2) Hàng xóm đến chia buồn cùng gia đình anh Quân.
Theo: VTC.
vubao8-st
Có thể là hình ảnh về 7 người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'Mẹ trung tá Đặng Anh Quân: 'Nhìn con nằm đó, tôi chỉ biết ôm con khóc' Nghe tin có chiến sĩ hy sinh trong vụ cháy, mẹ trung tá Đặng Anh Quân nóng ruột gọi điện thoại cho con nhưng chỉ nhận được tín hiệu thông báo không liên lạc được.'
35
24 bình luận
Thích
Bình luận
Chia sẻ

ĐẨY NHANH HOÀN THIỆN DỰ ÁN LUẬT PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN


Sáng 3-8, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Ban chỉ đạo lập đề nghị xây dựng Dự án Luật Phòng không nhân dân. Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo, chủ trì hội nghị.
Dự hội nghị có Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó trưởng ban chỉ đạo; Trung tướng Vũ Văn Kha, quyền Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Phó trưởng ban Thường trực ban chỉ đạo; đại biểu Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ; đại biểu một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
Hội nghị nhằm đánh giá quá trình tổ chức, triển khai quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và kế hoạch lập đề nghị xây dựng Dự án Luật Phòng không nhân dân của ban chỉ đạo; thảo luận, đưa ra những quan điểm chỉ đạo trong lập đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng không nhân dân và định hướng, phân công các cơ quan, đơn vị trong tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ lập đề nghị xây dựng dự án luật trong thời gian tới, bảo đảm chất lượng, đúng quy trình và thời gian quy định.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về sự cần thiết ban hành luật; mục đích, quan điểm xây dựng luật; đối tượng phạm vi điều chỉnh của luật; tổ chức, xây dựng, huy động lực lượng phòng không nhân dân; huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng, diễn tập phòng không nhân dân; quản lý Nhà nước đối với phòng không nhân dân; chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng không nhân dân…
Phát biểu kết luận hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương biểu dương cơ quan thường trực ban chỉ đạo, tổ nghiên cứu đã chủ động làm tốt công tác chuẩn bị, nghiên cứu soạn thảo các văn bản lập đề nghị xây dựng Dự án Luật Phòng không nhân dân bảo đảm chặt chẽ, đúng tiến độ. Đồng thời cho rằng, việc xây dựng Luật Phòng không nhân dân phải quán triệt đúng chủ trương, quan điểm của Đảng; Hiến pháp, pháp luật Nhà nước, tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật; đồng thời hướng tới mục tiêu phát huy sức mạnh tổng hợp từ Trung ương đến địa phương và toàn dân trong quản lý, bảo vệ vùng trời Tổ quốc, xây dựng thế trận phòng không nhân dân rộng khắp, toàn dân, toàn diện, nhiều tầng, nhiều hướng, không để bị động, bất ngờ, làm chủ trong mọi tình huống; góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng yêu cầu cơ quan thường trực ban chỉ đạo, tổ nghiên cứu tiếp thu các ý kiến của các đại biểu tại hội nghị để bổ sung, chỉnh lý hoàn chỉnh dự thảo các văn bản; tổ chức khảo sát đánh giá tác động của chính sách, những vấn đề hạn chế bất cập về thể chế và tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng không nhân dân ở đơn vị, địa phương, phục vụ công tác nghiên cứu soạn thảo các văn bản lập đề nghị xây dựng dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng ự án Luật Phòng không nhân dân.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng, các cơ quan chuyên môn có nhiều kinh nghiệm xây dựng luật để xây dựng dự luật bảo đảm tính khả thi, đúng quy trình, trình tự quy định; tổ chức hội nghị, hội thảo ở nhiều nơi, nhiều cấp tranh thủ ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này; chủ động phối hợp để các bộ, ngành, địa phương có liên quan cho ý kiến tổng hợp, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý hồ sơ đề nghị, báo cáo Bộ Quốc phòng gửi Bộ Tư pháp thẩm định và trình Chính phủ đúng thời gian quy định.
QĐND

Mỹ - Trung Quốc - Đài Loan, ta là gì của nhau?

 


Nhiều khi Anh Ba thắc mắc rằng có lẽ người ta phải khùm đin, bệnh h.o.ạ.n, thất bại và t.h.i.ể.u n.ă.n.g tới một level nào đó thì mới thật sự háo hức trông ngóng thời khắc các cường quốc bem nhau.
Rất nhiều cháu một phần vì sĩ gái, phần nữa thì ra vẻ ta đây quan tâm đến tình hình thế giới nên mấy ngày gần đây lên mạng tô màu cho newsfeed về tình hình căng thẳng eo biển Đài Loan với não trạng vô cùng giản đơn kiểu như Trung Quốc o ép Đài Loan, anh Mỹ nhảy vào bảo vệ để ủng hộ Đài Loan độc lập. Thôi thì đầu tháng đú trend, Anh Ba lại rải phím ban ra vài lời phân-tích.
Ngược thời gian, trở về quá khứ phút giây chạnh lòng…
Năm 1949, trong cuộc nội chiến Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch đã bị quân đội Mao Trạch Đông đánh một trận phải ôm phản lao ra biển đến đảo Formosa (úi chà chà, quen quá) là tên gọi Đài Loan ngày nay.
Tại đây ông Tưởng đã thành lập chính phủ mới, đồng thời tuyên bố nơi đây là Trung Quốc lấy tên là “Trung Hoa dân quốc”. Ở đại lục, ông Mao cũng thành lập chính phủ “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” và hehe cũng tuyên bố chúng tôi mới là Trung Quốc.
Lúc này anh cao bồi Mỹ ở tận bên kia Thái Bình Dương thật sự không quan tâm đến vụ anh em 2 bên eo biển cãi nhau chí choé. Đối với Mỹ thì ai là Trung Quốc cũng được, kệ chúng mày.
Tuy nhiên, khi chiến tranh Triều Tiên xảy ra thì Mỹ mới giật mình thấy rằng Đài Loan quả thật là một cô gái đẹp vì có một vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng, thế mà bấy lâu nay anh bỏ lỡ em.
Nói là làm, năm 1954, Mỹ tặng sính lễ để được qua lại với Đài Loan, hứa sẽ bên nhau tay trong tay bằng hiệp ước quân sự, Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu bị quân đại lục cà khịa. Nặng đô hơn, Mỹ tuyên bố không công nhận “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” của ông Mao Trạch Đông. Như chúng ta đã biết, Trung Quốc lúc này to xác nhưng yếu sức, Trung Quốc đành chọn giải pháp im lặng để phát triển kinh tế.
Mười năm không gặp thì mười năm nữa, mây bay bao năm mà mình hổng quên…
Đúng 25 năm sau, con gấu Liên Xô trở thành mối đe dọa hàng đầu của Mỹ. Lúc này Liên Xô và Trung Quốc cũng trong tình trạng cơm không lành, canh không ngọt. Mỹ với bản chất thực dụng và nhanh nhạy của mình, áp dụng phương châm “kẻ thù của kẻ thù là bạn”, Mỹ ngay lập tức quay xe công nhận tính hợp pháp của “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” kèm theo câu: CHỈ CÓ 1 TRUNG QUỐC DUY NHẤT VÀ ĐÀI LOAN LÀ MỘT PHẦN CỦA TRUNG QUỐC.
Trời ơi, trời ơi! Phải chăng Mỹ là một kẻ Sở Khanh khi phản bội lời thề năm xưa với Đài Loan.
Ồ nô, nô nố nô nô nồ nồ.
Đơn giản như thế thì không phải là Mỹ, đúng là Mỹ có nói “chỉ có duy nhất 1 Trung Quốc” nhưng “thế nào là Trung Quốc?” thì Mỹ hông có nói. Ahihi. Tất nhiên, nói mồm thì không xong nên Mỹ đã kết thúc luôn cái Hiệp ước quân sự đã ký với Đài Loan. Đồng nghĩa với việc nếu Đài Loan bị bem thì Mỹ không lập tức đem quân sang cứu như trước đây đã hứa.
Để Đài Loan không hờn dỗi, thay vào đó Mỹ lại thông qua cái gọi là “Đạo luật quan hệ Đài Loan 1979” bắt buộc bán vũ khí phòng thủ cho Đài Loan và Tổng thống Mỹ sẽ phải đưa tình hình Đài Loan ra quốc hội, nếu quốc hội thông qua thì vẫn sẽ đem quân sang bảo vệ.
Nôm na kiểu như trước đây anh em gọi là lên đường ngay thì nay anh phải vào lạy mẹ, mẹ đồng ý con mới cầm hàng đi cứu anh em. Trước là bắt buộc cứu, giờ là chưa chắc cứu.
Mối tình tay ba Mỹ - Trung Quốc - Đài Loan vẫn nhịp nhàng như thế suốt hơn 40 năm qua… cho đến ngày nay. Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách “1 quốc gia, 2 chế độ” (一國兩制, nhất quốc lưỡng chế) đối với Đài Loan, kiểu như 1 máy tính cài song song 2 hệ điều hành nhưng nó vẫn chỉ là 1 máy tính.
Trong tương lai, Trung Quốc vẫn cố gắng đưa Đài Loan thống nhất bằng phương pháp hòa bình một cách từ từ và bình ổn miễn Đài Loan đừng tuyên bố độc lập – Trung Quốc sẽ không cho phép điều đó xảy ra. Sự thật hơn 40 năm qua Trung Quốc vẫn đang làm như những gì họ nói đối với Đài Loan.
Nói ra điều này có thể nhiều anh chị ngạc nhiên nhưng chính Mỹ chưa bao giờ muốn Đài Loan tuyên bố độc lập, vì nếu điều đó xảy ra, Trung Quốc sẽ ngay lập tức can thiệp quân sự. Nếu Mỹ đưa quân bảo vệ Đài Loan thì thiệt hại là vô cùng to lớn, nếu Mỹ ngó lơ thì tự nhiên Mỹ mất một mối tình mập mờ với Đài Loan – một nền dân chủ mà Mỹ luôn tự hào vì mình có công lao gây dựng. Đường nào cũng thiệt.
Mỹ với chiến lược ngoại giao mơ hồ của mình sẽ khó có thể vì một Đài Loan bé nhỏ mà đối đầu với Trung Quốc ấy là chưa nói đến việc Quốc hội Mỹ khó lòng mà ủng hộ chiến tranh trong giai đoạn dịch bệnh gây ra khó khăn về tài chính trên khắp địa cầu.
Còn chơi tất tay ấy mà, nên nhớ rằng năm 1951, khi ấy Trung Quốc chưa là một cường quốc quân sự như ngày nay mà quân Mỹ vẫn không thể vượt sông Áp Lục thì sau hơn 70 năm có lẽ Mỹ hiểu hơn ai hết về tiềm lực con rồng châu Á đã được upgrade lên tới level siêu cấp nào rồi.
Đôi lời nhắn nhủ anh em trẻ trâu online ở Việt Nam, các cháu cứ nghe tới chống Trung Quốc là nhảy tớn lên hỉ hả mà không hiểu bản chất vấn đề. Thấy người ta xúc c.ứ.t bỏ vào túi cũng nhảy vào xúc theo, nhưng thay vì họ đem về nhà bón cây thì bọn đần lại đem về trộn gỏi nhai tươi.
Một cuộc chiến ở châu Âu đã khiến giá xăng dầu nhảy múa như thế nào chắc các cháu chưa quên. Chiến tranh chưa bao giờ là trò đùa và chưa bao giờ là thứ để mong chờ, trông ngóng.
Trong khi Đảng, chính phủ Việt Nam luôn kiên trì theo đuổi đường lối đường lối ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa, làm bạn với tất cả các nước thì nẩy nòi đâu ra một đám đầu đen, máu đỏ, nói tiếng Việt lên mạng chả hiểu nhân danh cái gì mà suốt ngày kích động chiến tranh, phá làng phá xóm. Riết rồi không hiểu cấu tạo não của các cháu có đầy đủ các thuỳ và đảm bảo thể tích tối thiểu của loài linh trưởng hay không.
Muốn có nhân quyền thì phải có nhân tính trước đã, nghe chưa?
Cre: Anh Ba Sài Gòn
vubao7-st
Có thể là hình ảnh về văn bản
51
10 bình luận
2 lượt chia sẻ

THEO DẤU CHÂN NGƯỜI!!


Ngày 3-8-1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới Giăng Agianbéc (Jean Ajalbert), một nhà văn Pháp đã từng đến và có cảm tình với nước ta, nhiều tài liệu như “Bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam”, bài báo “L’ Humanité” viết về các yêu sách đó, một số bản tin trong đó có tin cụ Phan Châu Trinh đã từ trần.
Ngày 3-8-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đẩy mạnh vận động hành lang chính giới và báo chí Pháp, gặp gỡ nhiều nhà báo trong đó có tờ báo “L’ Ordre” (Trật Tự) vốn hay công kích Việt Nam. “Nhật ký hành trình” chép: “Nhưng khi ông Buré (của tờ L’ Ordre - BT) gặp Cụ Chủ tịch thì thái độ ông rất nhã nhặn. Hồ Chủ tịch đem tình hình nước ta và nguyện vọng dân ta nói chuyện rõ ràng, thì nhà viết báo lão thành kia tỏ ý cảm động. Sau đó, ông Buré phái một người đến yết kiến Hồ Chủ tịch, rồi đăng một bài báo đứng đắn và có lợi cho ta”.
Ngày 3-8-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư “Gửi các chiến sĩ và nhân dân Nam Dương (Indonesia)” bày tỏ sự đồng tình “tin chắc rằng cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Nam Dương sẽ thắng lợi, cũng như tin chắc rằng cuộc kháng chiến, cứu quốc của nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thành công”.
Ngày 3-8-1953, Báo “Cứu Quốc” đăng bài viết của Bác “Tiêu chuẩn đảng viên Đảng Lao động Việt Nam” (ký bút danh Đ.X) gồm: “Không bóc lột người…; Suốt đời kiên quyết đấu tranh cho nhân dân, cho chủ nghĩa; Luôn luôn rèn luyện tư tưởng của giai cấp công nhân...; Đặt lợi ích của Đảng, tức là lợi ích của nhân dân, lên trên hết, trước hết; phải tuyệt đối chấp hành những nghị quyết của Đảng, giữ gìn kỷ luật của Đảng và của Chính phủ; Phải liên hệ chặt chẽ với quần chúng…; Phải thường xuyên thật thà tự phê bình…”.
Ngày 3-8-1966, Bác Hồ gửi “Thư khen Đội cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Sở Công an Hà Nội” nêu rõ: “Trong việc phòng cháy, chữa cháy, các đồng chí đã bình tĩnh, tích cực và dũng cảm. Các đồng chí đã phối hợp tốt với lực lượng quần chúng... Phải thường xuyên hướng dẫn và bồi dưỡng về nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng ngày càng tiến bộ, để họ trở thành người giúp việc thật đắc lực cho các đồng chí”.
(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa - NXB: Chính trị quốc gia - Sự thật 2010; Hồ Chí Minh Toàn tập - NXB Chính trị quốc gia)

CÙNG HÀNH ĐỘNG VÌ MỘT THẾ GIỚI KHÔNG CÓ VŨ KHÍ HẠT NHÂN

 

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp và căng thẳng địa chính trị gia tăng, Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng hành động vì một thế giới không có vũ khí hạt nhân (VKHN).
Ngày 1-8, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cảnh báo rằng, thế giới đang phải đối mặt với một mối nguy hiểm hạt nhân chưa từng thấy kể từ thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh lạnh và chỉ cần một tính toán sai lầm cũng sẽ dẫn tới hủy diệt hạt nhân.
Đây là phát biểu được ông Guterres đưa ra tại phiên khai mạc Hội nghị kiểm điểm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) lần thứ 10 tại trụ sở của LHQ ở New York (Mỹ).
“Giờ đây, nhân loại chỉ còn cách sự hủy diệt hạt nhân một sự hiểu nhầm, một tính toán sai lầm. Đến nay, chúng ta đã vô cùng may mắn. Nhưng may mắn không phải là chiến lược hay lá chắn ngăn những căng thẳng địa chính trị leo thang thành xung đột hạt nhân”, ông Guterres nhấn mạnh. Trước tình hình này, ông Guterres kêu gọi các quốc gia “đưa nhân loại theo lộ trình mới hướng đến một thế giới không có VKHN”.
Được ký kết vào năm 1968, NPT bắt đầu có hiệu lực vào năm 1970 để ngăn chặn sự phổ biến VKHN. Cho đến nay, có 191 nước đã ký NPT. Hiệp ước này được các bên ký kết đánh giá 5 năm một lần nhằm ngăn chặn việc phổ biến VKHN, thúc đẩy giải trừ VKHN hoàn toàn và đẩy mạnh hợp tác trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Sau nhiều lần bị hoãn kể từ năm 2020 do đại dịch Covid-19, Hội nghị kiểm điểm NPT lần thứ 10 đã được tổ chức và sẽ kéo dài đến hết ngày 26-8.
Theo TASS, trong bức thư gửi các bên tham gia hội nghị, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định không thể có bên chiến thắng trong cuộc chiến tranh hạt nhân và một cuộc chiến như vậy sẽ không bao giờ được xảy ra. Tổng thống Putin cũng tuyên bố ủng hộ an ninh bình đẳng và không thể chia cắt cho tất cả các thành viên của cộng đồng thế giới.
Nhà lãnh đạo Nga lưu ý rằng, trong hơn nửa thế kỷ qua, NPT đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng của hệ thống quốc tế về an ninh và ổn định chiến lược. Ông Putin nêu rõ, các nghĩa vụ được đưa ra trong NPT liên quan tới không phổ biến VKHN và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, đáp ứng lợi ích của các cường quốc hạt nhân cũng như những nước không sở hữu vũ khí này.
Ông Putin bày tỏ hy vọng hội nghị sẽ tái khẳng định sự sẵn sàng của tất cả quốc gia tham gia NPT trong việc tuân thủ nghiêm túc nghĩa vụ, đóng góp đáng kể vào nỗ lực không phổ biến VKHN, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định trên hành tinh.
Cùng ngày, trong một tuyên bố chung, Mỹ, Anh và Pháp nhấn mạnh không quốc gia nào chiến thắng nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra và điều này không bao giờ được phép xảy ra. Về phần mình, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio kêu gọi tất cả các quốc gia hạt nhân hành xử “có trách nhiệm” trong các nỗ lực không phổ biến VKHN. Ông Kishida cũng đề xuất “Kế hoạch hành động Hiroshima” nhằm giảm thiểu rủi ro hạt nhân.
Người đứng đầu LHQ Guterres nói rằng, hội nghị lần này là cơ hội để củng cố NPT và làm cho hiệp ước này phù hợp với thế giới đầy nỗi lo. “Loại bỏ VKHN là sự bảo đảm duy nhất về việc chúng sẽ không bao giờ được sử dụng”, ông Guterres khẳng định. Theo ông Guterres, thế giới hiện có gần 13.000 VKHN. Trong khi đó, nguy cơ phổ biến VKHN đang gia tăng và những biện pháp ngăn chặn leo thang căng thẳng ngày một yếu.

Giả chữ ký lãnh đạo chiếm đoạt tiền của dân, hai cán bộ lãnh án tù

Thấy người dân có nhu cầu thực hiện các thủ tục về đất đai như tăng diện tích, chuyển mục đích sử dụng đất, Việt và Tuấn đã thống nhất, tự ý tẩy xoá, sửa chữa các nội dung theo yêu cầu của người dân rồi giả chữ ký của Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. Ngày 3/8, TAND tỉnh Quảng Nam mở phiên tòa sơ thẩm xét xử hai bị cáo Nguyễn Văn Việt (41 tuổi) và Trần Anh Tuấn (48 tuổi, cùng ngụ huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), về hai tội danh lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản và giả mạo trong công tác. HĐXX tuyên phạt bị cáo Việt 13 năm tù, bị cáo Tuấn 6 năm tù về hai tội danh trên. Theo cáo trạng, từ năm 2015 đến đầu năm 2017, Việt là nhân viên hợp đồng không xác định thời hạn, công tác tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Duy Xuyên và Tuấn là công chức Tư pháp – Hộ tịch UBND xã Duy Vinh (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam). Trong quá trình làm việc, Tuấn thấy người dân có nhu cầu thực hiện các thủ tục về đất đai như tăng diện tích, chuyển mục đích sử dụng đất… Mặc dù cả hai biết rõ những yêu cầu trên không thực hiện được, nhưng với mục đích chiếm đoạt tiền của người dân để tiêu xài cá nhân nên Việt và Tuấn đã trao đổi, thống nhất với nhau sẽ nói với người dân là Việt thực hiện được các yêu cầu của họ. Để thực hiện được việc đó, người dân phải gửi tiền cho Tuấn và Việt nộp thuế. Tuấn có nhiệm vụ liên lạc, nhận hồ sơ và tiền từ người dân rồi đưa cho Việt. Khi nhận hồ sơ, Việt không thực hiện mà tự ý tẩy xoá, sửa chữa các nội dung theo yêu cầu của người dân rồi giả chữ ký của Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Duy Xuyên và trả lại cho người dân. Thực tế, sau khi nhận tiền, Việt và Tuấn không nộp thuế, phí mà chia nhau để tiêu xài cá nhân. Nhờ sự giúp đỡ của Tuấn, Việt đã thực hiện hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung và giả chữ ký trong 21 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuấn biết hành vi tẩy xoá, sửa chữa và ghi lùi thời gian công nhận đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất cho người dân của Việt là trái quy định pháp luật, nhưng vẫn tiếp nhận hồ sơ để cùng Việt thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người dân. Với thủ đoạn nêu trên, Việt đã nhận hơn 242 triệu đồng của 15 bị hại. Trong đó, Việt tự mình thực hiện hành vi chiếm đoạt của 4 bị hại số tiền hơn 103 triệu đồng. Tuấn giúp sức cho Việt chiếm đoạt tổng số tiền gần 139 triệu đồng, số tiền này Tuấn đã đưa cho Việt 87 triệu đồng, Tuấn chiếm đoạt gần 52 triệu đồng để tiêu xài cá nhân.

Tổng thư ký LHQ chỉ trích các tập đoàn dầu khí quốc tế

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho rằng các công ty dầu khí 'vô đạo đức" vì kiếm lời từ cuộc khủng hoảng năng lượng do chiến sự tại Ukraine. Tổng thư ký Antonio Guterres ngày 3/8 công bố báo cáo của Liên Hợp Quốc (LHQ) về hậu quả cuộc xung đột Nga - Ukraine, kêu gọi chính phủ các nước đánh thuế lợi nhuận với những tập đoàn dầu khí. "Thật là vô đạo đức khi các công ty dầu khí kiếm lời kỷ lục từ cuộc khủng hoảng năng lượng trên lưng những người nghèo nhất và cộng đồng nghèo nhất, cũng như cái giá phải trả quá lớn về khí hậu", ông Guterres nói và đề xuất sử dụng khoản thuế này làm ngân sách hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Tổng thư ký LHQ cho biết tổng lợi nhuận của các công ty năng lượng lớn nhất thế giới trong quý I năm nay là gần 100 tỷ USD. Những tập đoàn dầu khí lớn như BP, ExxonMobil, Chevron và Shell cũng báo cáo khoản lợi nhuận cực lớn trong quý II nhờ đà tăng giá của dầu và khí đốt. Ông Guterres cảnh báo 345 triệu người tại 82 quốc gia sẽ bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng hoặc có nguy cơ cao bị mất an ninh lương thực từ nay đến cuối năm, tăng 47 triệu người do tác động của xung đột Nga - Ukraine. Tổng thư ký LHQ cũng cảnh báo nhiều quốc gia đang phát triển đang chìm trong nợ nần, không có khả năng tiếp cận tài chính, vật lộn để phục hồi sau đại dịch Covid-19 và có thể đi tới bờ vực sụp đổ. "Chúng tôi nhận thấy đang có những dấu hiệu đáng báo động về làn sóng biến động kinh tế, xã hội và chính trị, không quốc gia nào là không bị ảnh hưởng", ông nói.