Nhiều khi Anh Ba thắc mắc rằng có lẽ người ta phải khùm đin, bệnh h.o.ạ.n, thất bại và t.h.i.ể.u n.ă.n.g tới một level nào đó thì mới thật sự háo hức trông ngóng thời khắc các cường quốc bem nhau.
Rất nhiều cháu một phần vì sĩ gái, phần nữa thì ra vẻ ta đây quan tâm đến tình hình thế giới nên mấy ngày gần đây lên mạng tô màu cho newsfeed về tình hình căng thẳng eo biển Đài Loan với não trạng vô cùng giản đơn kiểu như Trung Quốc o ép Đài Loan, anh Mỹ nhảy vào bảo vệ để ủng hộ Đài Loan độc lập. Thôi thì đầu tháng đú trend, Anh Ba lại rải phím ban ra vài lời phân-tích.
Ngược thời gian, trở về quá khứ phút giây chạnh lòng…
Năm 1949, trong cuộc nội chiến Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch đã bị quân đội Mao Trạch Đông đánh một trận phải ôm phản lao ra biển đến đảo Formosa (úi chà chà, quen quá) là tên gọi Đài Loan ngày nay.
Tại đây ông Tưởng đã thành lập chính phủ mới, đồng thời tuyên bố nơi đây là Trung Quốc lấy tên là “Trung Hoa dân quốc”. Ở đại lục, ông Mao cũng thành lập chính phủ “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” và hehe cũng tuyên bố chúng tôi mới là Trung Quốc.
Lúc này anh cao bồi Mỹ ở tận bên kia Thái Bình Dương thật sự không quan tâm đến vụ anh em 2 bên eo biển cãi nhau chí choé. Đối với Mỹ thì ai là Trung Quốc cũng được, kệ chúng mày.
Tuy nhiên, khi chiến tranh Triều Tiên xảy ra thì Mỹ mới giật mình thấy rằng Đài Loan quả thật là một cô gái đẹp vì có một vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng, thế mà bấy lâu nay anh bỏ lỡ em.
Nói là làm, năm 1954, Mỹ tặng sính lễ để được qua lại với Đài Loan, hứa sẽ bên nhau tay trong tay bằng hiệp ước quân sự, Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu bị quân đại lục cà khịa. Nặng đô hơn, Mỹ tuyên bố không công nhận “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” của ông Mao Trạch Đông. Như chúng ta đã biết, Trung Quốc lúc này to xác nhưng yếu sức, Trung Quốc đành chọn giải pháp im lặng để phát triển kinh tế.
Mười năm không gặp thì mười năm nữa, mây bay bao năm mà mình hổng quên…
Đúng 25 năm sau, con gấu Liên Xô trở thành mối đe dọa hàng đầu của Mỹ. Lúc này Liên Xô và Trung Quốc cũng trong tình trạng cơm không lành, canh không ngọt. Mỹ với bản chất thực dụng và nhanh nhạy của mình, áp dụng phương châm “kẻ thù của kẻ thù là bạn”, Mỹ ngay lập tức quay xe công nhận tính hợp pháp của “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” kèm theo câu: CHỈ CÓ 1 TRUNG QUỐC DUY NHẤT VÀ ĐÀI LOAN LÀ MỘT PHẦN CỦA TRUNG QUỐC.
Trời ơi, trời ơi! Phải chăng Mỹ là một kẻ Sở Khanh khi phản bội lời thề năm xưa với Đài Loan.
Ồ nô, nô nố nô nô nồ nồ.
Đơn giản như thế thì không phải là Mỹ, đúng là Mỹ có nói “chỉ có duy nhất 1 Trung Quốc” nhưng “thế nào là Trung Quốc?” thì Mỹ hông có nói. Ahihi. Tất nhiên, nói mồm thì không xong nên Mỹ đã kết thúc luôn cái Hiệp ước quân sự đã ký với Đài Loan. Đồng nghĩa với việc nếu Đài Loan bị bem thì Mỹ không lập tức đem quân sang cứu như trước đây đã hứa.
Để Đài Loan không hờn dỗi, thay vào đó Mỹ lại thông qua cái gọi là “Đạo luật quan hệ Đài Loan 1979” bắt buộc bán vũ khí phòng thủ cho Đài Loan và Tổng thống Mỹ sẽ phải đưa tình hình Đài Loan ra quốc hội, nếu quốc hội thông qua thì vẫn sẽ đem quân sang bảo vệ.
Nôm na kiểu như trước đây anh em gọi là lên đường ngay thì nay anh phải vào lạy mẹ, mẹ đồng ý con mới cầm hàng đi cứu anh em. Trước là bắt buộc cứu, giờ là chưa chắc cứu.
Mối tình tay ba Mỹ - Trung Quốc - Đài Loan vẫn nhịp nhàng như thế suốt hơn 40 năm qua… cho đến ngày nay. Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách “1 quốc gia, 2 chế độ” (一國兩制, nhất quốc lưỡng chế) đối với Đài Loan, kiểu như 1 máy tính cài song song 2 hệ điều hành nhưng nó vẫn chỉ là 1 máy tính.
Trong tương lai, Trung Quốc vẫn cố gắng đưa Đài Loan thống nhất bằng phương pháp hòa bình một cách từ từ và bình ổn miễn Đài Loan đừng tuyên bố độc lập – Trung Quốc sẽ không cho phép điều đó xảy ra. Sự thật hơn 40 năm qua Trung Quốc vẫn đang làm như những gì họ nói đối với Đài Loan.
Nói ra điều này có thể nhiều anh chị ngạc nhiên nhưng chính Mỹ chưa bao giờ muốn Đài Loan tuyên bố độc lập, vì nếu điều đó xảy ra, Trung Quốc sẽ ngay lập tức can thiệp quân sự. Nếu Mỹ đưa quân bảo vệ Đài Loan thì thiệt hại là vô cùng to lớn, nếu Mỹ ngó lơ thì tự nhiên Mỹ mất một mối tình mập mờ với Đài Loan – một nền dân chủ mà Mỹ luôn tự hào vì mình có công lao gây dựng. Đường nào cũng thiệt.
Mỹ với chiến lược ngoại giao mơ hồ của mình sẽ khó có thể vì một Đài Loan bé nhỏ mà đối đầu với Trung Quốc ấy là chưa nói đến việc Quốc hội Mỹ khó lòng mà ủng hộ chiến tranh trong giai đoạn dịch bệnh gây ra khó khăn về tài chính trên khắp địa cầu.
Còn chơi tất tay ấy mà, nên nhớ rằng năm 1951, khi ấy Trung Quốc chưa là một cường quốc quân sự như ngày nay mà quân Mỹ vẫn không thể vượt sông Áp Lục thì sau hơn 70 năm có lẽ Mỹ hiểu hơn ai hết về tiềm lực con rồng châu Á đã được upgrade lên tới level siêu cấp nào rồi.
Đôi lời nhắn nhủ anh em trẻ trâu online ở Việt Nam, các cháu cứ nghe tới chống Trung Quốc là nhảy tớn lên hỉ hả mà không hiểu bản chất vấn đề. Thấy người ta xúc c.ứ.t bỏ vào túi cũng nhảy vào xúc theo, nhưng thay vì họ đem về nhà bón cây thì bọn đần lại đem về trộn gỏi nhai tươi.
Một cuộc chiến ở châu Âu đã khiến giá xăng dầu nhảy múa như thế nào chắc các cháu chưa quên. Chiến tranh chưa bao giờ là trò đùa và chưa bao giờ là thứ để mong chờ, trông ngóng.
Trong khi Đảng, chính phủ Việt Nam luôn kiên trì theo đuổi đường lối đường lối ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa, làm bạn với tất cả các nước thì nẩy nòi đâu ra một đám đầu đen, máu đỏ, nói tiếng Việt lên mạng chả hiểu nhân danh cái gì mà suốt ngày kích động chiến tranh, phá làng phá xóm. Riết rồi không hiểu cấu tạo não của các cháu có đầy đủ các thuỳ và đảm bảo thể tích tối thiểu của loài linh trưởng hay không.
Muốn có nhân quyền thì phải có nhân tính trước đã, nghe chưa?
Cre: Anh Ba Sài Gòn
vubao7-st
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét