Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2022

"DĨ BẤT BIẾN, ỨNG VẠN BIẾN" BẢO VỆ CHỦ QUYỀN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY


Chủ trương nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông là bằng biện pháp hòa bình, trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Mọi người Việt Nam cần quán triệt sâu sắc chủ trương này của Đảng ta, không được manh động sẽ có khi biển Đông đang tĩnh mà đất liền lại nóng, bất ổn vì sự kích động gây mất ổn định chính trị từ chính người dân mình thiếu hiểu biết về chủ trương của Đảng và pháp luật Nhà nước.
Vì sao lại nói như vậy, bởi vì hiện nay một số người dân vẫn chưa hiểu hết về 2 anh bạn này, tôi xin "tầm phào" tý xíu như sau:
Thứ nhất, Ông bạn bên kia bán cầu. Đó là ông bạn Mỹ.
Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam tháng 7/1995, vượt qua rào cản quá khư cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, bỏ qua "chặng đường" gần 20 năm thông đồng với phương Tây cấm vận Việt Nam, cũng có nghĩa hơn 20 năm ấy nhân Việt Nam phải sống trong cảnh thiếu thốn đủ thứ, có những thời điểm chúng ta phải ăn bo bo, mỳ hột của các nước XHCN viện trợ.
Từ đó đến nay, quan hệ song phương hai nước có nhiều tiến triển tốt đẹp mang lại nhiều lợi ích cho cả Mỹ và Việt Nam. Gần đây, trên chính trường Quốc tế, nhất là việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc, Mỹ đã có nhiều động thái ủng hộ Việt Nam. Chẳng hạn như trong Hội nghị Bộ trưởng Asean gần đây có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc, ngoài việc Việt Nam kiên quyết phản đối việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam thì Mỹ đã trực tiếp chỉ trích Trung Quốc "chơi không đẹp", "chưa bao giờ Trung Quốc nói thật", và yêu cầu "Trung Quốc nên tôn trọng Luật pháp quốc tế về tình hình Biển Đông". Những phát ngôn như vậy rõ ràng Mỹ đã tạo ảnh hưởng phần nào về mặt tác động dư luận quốc tế có lợi cho Việt Nam trong giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Tuy nhiên không có nghĩa như vậy là chúng ta hoàn toàn tin Mỹ bởi bài học Nam Tư, Panama, Afghanistan, Iraq, Lybia, Syria... vẫn còn nóng và sâu. Việt Nam đâu phải "con bài" hay "nước cờ" của Mỹ và Trung!
Thứ hai là, về ông bạn "láng giềng" nhiều tai tiếng. Đó là ông bạn "Hán".
Với Trung Quốc thì hàng ngàn năm nay chúng ta quá rõ. Một điều ai cũng biết, cũng hiểu rằng, chưa bao giờ Trung Quốc từ bỏ dã tâm thôn tính Việt Nam và các nước Asean, đặc biệt là âm mưu thôn tính biển Đông. Trong lịch sử, Việt Nam cũng đã có gần 20 cuộc "xua đuổi" ông bạn "láng giềng" này. Vì "sông liền sông, núi liền núi" nên không thể dọn nhà đi chỗ khác mỗi khi tức giận, cho nên, chúng ta phải thấy rằng đối với Việt Nam, Trung Quốc là ông láng giềng: "trong làm bạn, ngoài làm bạn", nhưng cũng có lúc phải xác định "bạn ngoài thù trong". Đó là bạn thù đan xen. Nói như vậy để thấy rằng, dù trong bối cảnh nào chúng ta cũng phải kết bè "sống chung với lũ" với cả ông bạn xa (Mỹ) và ông bạn gần (Trung).
Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Dĩ bất biến, ứng vạn biến"
Chúng ta còn nhớ câu chuyện trước giờ lên máy bay sang làm Chính khách nước Pháp lần đầu tiên sau gần trăm năm chính Pháp đô hộ Việt Nam (5/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh có dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng, lúc đó Phó Chủ tịch nước rằng: "Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ và anh em giải quyết cho. Mong cụ “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Ý rằng, Vận nước lúc khó khăn phải lấy điều không đổi ứng phó với vạn điều thay đổi để thực hiện điều không đổi, đó là chủ quyền quốc gia dân tộc.
Dù đã trải qua 73 năm nhưng lời dạy của Bác vẫn là thượng sách "giữ nước" trong bối cảnh hiện nay. Mọi kích động xung đột vũ trang sẽ mất chủ quyền.
ST
Có thể là hình ảnh về 1 người và đang ngồi
39
4 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

LỢI DỤNG VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ ĐỂ CHỐNG PHÁ, CHIA RẼ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

 

Gần đây tại các khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số, một số đối tượng xấu thường xuyên lợi dụng vấn đề ngôn ngữ các dân tộc thiểu số để tung tin giả, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, kích động sắc tộc, chia rẽ vùng, miền, gây mất ổn định trật tự-an toàn xã hội... Vì vậy chúng ta cần hết sức cảnh giác, nhận diện rõ vấn đề này một cách kịp thời và đưa ra phương pháp đấu tranh, phòng chống hiệu quả...
Thời gian qua, bên cạnh việc bịa đặt, vu khống về tình hình tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam để chống phá Đảng, Nhà nước ta, một số cá nhân, tổ chức phản động, cực đoan, thiếu thiện chí còn thường xuyên lợi dụng và đẩy mạnh việc chính trị hóa, quốc tế hóa các vấn đề dân tộc nhằm tạo cớ gây sức ép và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Trong đó chúng lợi dụng những bất cập trong vấn đề bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của các tộc người ở một vài địa phương, kêu gọi việc cần phải tổ chức hội thảo quốc tế về người dân tộc thiểu số nhằm khơi gợi, kích động tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và ly khai tự trị ở một số tộc người. Nhiều nội dung xuyên tạc đã được chúng đăng tải trên một số tạp chí hải ngoại, mạng xã hội để kêu gọi dư luận quốc tế “lên tiếng” về vấn đề người dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
Chẳng hạn, các đối tượng phản động đã đứng ra thành lập những hội nhóm trái pháp luật với khẩu hiệu “bảo tồn và phát triển lịch sử, tôn giáo và văn hóa người Khmer” nhưng thực chất hoạt động chủ yếu là tuyên truyền, xuyên tạc, chia rẽ đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ với người Kinh, bôi nhọ, hạ thấp uy tín những chức sắc, sư sãi yêu nước, tiến bộ, từ đó kích động ly khai, kêu gọi người dân tham gia đấu tranh thành lập cái gọi là “Nhà nước Khmer Krôm”...
Hay thông qua các chương trình về tiếng nói và chữ viết của người dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên, một số đối tượng chống đối đã thực hiện thủ đoạn “diễn biến hòa bình” bằng việc bóp méo, xuyên tạc tình hình bảo tồn văn hóa của người dân tộc; xuyên tạc những vấn đề lịch sử để chia rẽ người dân tộc với người Kinh. Thâm độc hơn, chúng còn thường xuyên dùng các thủ đoạn mua chuộc, lôi kéo người có uy tín trong đồng bào dân tộc để qua đó tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng chính tiếng nói của họ.
_______________
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'LỢI DỤNG VẤN ĐỀ NGԔN NGỮ ĐỂ CHỐNG PHÁ, CHIA RẾ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Nhân Dân'
28
4 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

XÂY DỰNG THẾ TRẬN LÒNG DÂN

 


Đảng và Nhân dân ta đang tiếp tục công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thế và lực của chúng ta đã lớn mạnh hơn bao giờ hết. Nhưng! Cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng vẫn luôn đang diễn ra với những khó khăn, thách thức mới.

Đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sự chỉ đạo tài tình của Đảng. Là nguồn gốc của mọi sức mạnh, là truyền thống quý báu, được hun đúc qua hàng nghàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Sức mạnh đại đoàn kết của Nhân dân ta đã đánh bại những kẻ xâm lược tàn bạo, lập nên những chiến thắng lừng lẫy trong lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Theo Người, Đảng xác định chủ trương, mở ra đường lối lãnh đạo cách mạng, nhưng chính nhân dân và chỉ có nhân dân mới là người hiện thực hóa mục tiêu, lý tưởng mà Đảng đề ra. Sẽ không bao giờ có lực lượng cách mạng và phong trào cách mạng, nếu không có nhân dân. Theo Người, một trong những yếu tố quyết định sự thành công của cách mạng là sự đồng sức, đồng lòng của toàn dân, là sự đoàn kết “muôn người như một” dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, theo Người: “Sự đồng tâm của đồng bào đúc thành bức tường đồng xung quanh Tổ quốc”(1). Người khẳng định: “Không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc. “Thế trận lòng dân” được hiểu là tinh thần yêu nước, tình đoàn kết gắn bó, khát vọng độc lập tự do, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của cả dân tộc được hội tụ, kết tinh, nhân lên tạo thành nền tảng chính trị vững chắc, sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, sẵn sàng huy động nhằm thực hiện các mục tiêu của cách mạng. “Thế trận lòng dân” là loại hình thế trận đặc biệt, không thể hiện ra bằng hình hài cụ thể như thế trận quân sự, quốc phòng mà được thể hiện bằng sức mạnh nội sinh của quốc gia, dân tộc theo từng cấp độ khác nhau. “Lòng dân” và “thế trận lòng dân” là hai mặt của một vấn đề có mối quan hệ biện chứng. “Lòng dân” luôn tồn tại khách quan nhưng “lòng dân” có được quy tụ trở thành sức mạnh tổng hợp hay không còn tùy thuộc vào nỗ lực chủ quan của con người. Điều này đòi hỏi giai cấp nắm quyền lãnh đạo xã hội, trực tiếp là lực lượng chính trị đại diện phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp để định hướng, tập hợp, quy tụ “lòng dân” về một mối. Chỉ có như vậy “lòng dân” mới hội tụ trở thành sức mạnh tổng hợp của quốc gia, dân tộc. Thực chất đó chính là vai trò của lực lượng nắm quyền lãnh đạo xã hội trong việc chuyển hóa “lòng dân” thành “thế trận lòng dân”. Khi được xây dựng vững chắc “thế trận lòng dân” sẽ tác động trở lại làm cho “lòng dân” phát triển hài hòa, đúng định hướng.Tuy nhiên, chân lý “đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thành công” mãi mãi không bao giờ thay đổi! Chúng ta luôn giữ vững đoàn kết để thực hiện khát vọng phát triển, vươn lên sánh vai các cường quốc năm châu; đoàn kết toàn dân để mọi người dân, ai cũng được hưởng độc lập, tự do, hạnh phúc và đoàn kết để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và trên toàn thế giới.

 

 

DÂN LÀ GỐC CỦA NƯỚC

 


Đảng ta là Đảng của chính người dân vì vậy Nhân dân tham gia đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là yêu cầu khách quan. Là hoạt động thường xuyên được thực hiện nhất quán và đặc biệt quyết liệt từ Trung ương đến địa phương; từ các cấp ủy đảng đến toàn thể Nhân dân.

Cán bộ, đảng viên từ nhân dân mà ra. Dân là gốc của nước, của cách mạng. Với Hồ Chí Minh, nhân dân là chủ thể tích cực của lịch sử, để phục vụ sự nghiệp cách mạng đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải "hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng", phải hiểu dân, phải học từ nhân dân. Còn nếu "cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại".

          Cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng để dân tin, dân yêu. Cán bộ, đảng viên "Ðặt lợi ích của Ðảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Ðảng vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc". Cán bộ, đảng viên chịu sự giám sát, phê bình của nhân dân. Tai mắt của nhân dân ở khắp nơi, chính vì vậy, họ là lực lượng giám sát, phê bình cán bộ, đảng viên sát sao nhất. Cán bộ nào xấu, cán bộ nào tốt, ai làm việc gì hay, việc gì dở, nhân dân đều biết rõ ràng. Vì thế trong công tác cán bộ phải đặc biệt quan tâm tới ý kiến của nhân dân. Cán bộ, đảng viên phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: "Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình. Không chịu nghe phê bình và không tự phê bình thì nhất định lạc hậu, thoái bộ. Lạc hậu và thoái bộ thì sẽ bị quần chúng bỏ rơi".phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển tư tưởng “lấy dân làm gốc”, tiếp tục kiên trì, kiên định với nền tảng tư tưởng của Đảng và luôn kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Phát triển đất nước sớm thành nước công nghiệp hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên, khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

 

 

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH

 


Những nội dung cơ bản của công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Nền tảng tư tưởng của Đảng theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Lãnh đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng được thể hiện trong Nghị quyết số 35- NQ/TW của Bộ Chính trị (ngày 22/10/2018) Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

Nghị quyết nêu rõ: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, bảo

vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Ðó là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân, là công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu.

Đến Đại hội lần thứ XIII của Đảng, nhận thức sâu sắc sự nguy hại và hậu quả nghiêm trọng của việc xa rời nền tảng tư tưởng, Báo cáo chính trị đặt lên hàng đầu quan điểm : “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa[3].

Cuộc sống đang mới lên, chúng ta đang tiến lên bằng những đôi giày vạn dặm, chúng ta đang xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh. Chúng ta đang thực hiện một nhiệm vụ khó khăn nhất trong lịch sử là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà. Chúng ta đang tiến công vào khoa học. chúng ta đang thay đổi bộ mặt của đất nước và đời sống con người. Tất cả những người bình thường đang xây dựng cuộc sống mới đều là những người anh hùng, có phẩm chất cao quý, tự lực cánh sinh, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đang đoàn kết lại để viết những thiên anh hùng ca vĩ đại. Quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong hơn chín thập kỷ qua với mười ba lần đại hội, đã cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn kiên trì, kiên định với nền tảng tư tưởng của Đảng và luôn kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.

 

ĐOÀN KẾT QUÂN DÂN

 


Quân đội Nhân dân Việt Nam có chức năng: đội quân chiến đấu; đội quân công tác; đội quân lao động sản xuất là thực tế khách quan.

Về “đội quân chiến đấu” đã được bàn nhiều, có lẽ không cần nói thêm. Trong việc thực hiện chức năng đội quân công tác, quân đội ta luôn gắn bó mật thiết, đồng cam cộng khổ với nhân dân, thực sự là cầu nối vững chắc và tin cậy của Đảng và Nhà nước với nhân dân. Sống trong lòng dân, bộ đội ta luôn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đoàn kết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; ra sức giúp dân xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ, khám chữa bệnh, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa, ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Những ngày qua, hình ảnh các anh Bộ đội Cụ Hồ không quản ngại khó khăn, nguy hiểm kề vai sát cánh với Nhân dân chống Dịch Covid - 19 củng cố mối quan hệ máu-thịt với nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam, thêm một lần nữa in đậm trong trái tim đồng bào cả nước. Các anh luôn là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của người dân trong những lúc nguy nan nhất, quân đội luôn làm điểm tựa vững chắc trong mọi hoàn cảnh, nhất là trong ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Tiếp  tục phát huy vai trò Quân đội trong phòng chống dịch bệnh, ứng phó sự cố thiên tai, thực hiện tốt chức năng đội quân công tác, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với Dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

 

 

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT ĐẢNG

 


Một là, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Đưa việc học tập và làm theo Bác về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phòng và chống các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ trở thành nhu cầu tự thân tại mỗi cấp ủy, trong mỗi cán bộ, đảng viên. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm và phát huy vai trò gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị nói riêng theo nguyên tắc “trên trước, dưới sau”, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu rèn luyện đạo đức cách mạng, nêu gương đạo đức cách mạng trong công việc lẫn đời tư, tại nơi công tác cũng như địa bàn cư trú.

Hai là, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 28-CT/TW về “Nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng”, kỷ luật đảng, Điều lệ Đảng, quy định về những điều đảng viên không được làm và các quy định về nêu gương gắn với đẩy mạnh thực hiện tự phê bình và phê bình, kết hợp chặt chẽ giữa “xây và chống, lấy xây là chính”, theo phương châm “trên trước, dưới sau”, “từ trong ra, từ ngoài vào”, “từ trên xuống, từ dưới lên. Tăng cường giám sát và kiểm tra, bảo đảm thực chất, dân chủ, khách quan, trung thực, đầy đủ, chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ nhằm tăng cường đoàn kết nội bộ. Thông qua đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong mỗi cán bộ, đảng viên và kiên quyết đưa ra khỏi Đảng, miễn nhiệm, thay thế, buộc từ chức và đưa ra khỏi Đảng đối với những cán bộ, đảng viên suy thoái, bất liêm, bất chính, tham ô, tham nhũng, bất kể là ai, ở vị trí công tác nào, đương chức hay đã nghỉ hưu.

Ba là, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW khóa XII về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” và Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, cán bộ, đảng viên có chức vụ càng cao càng phải xây dựng và thực hiện việc rèn luyện đạo đức cách mạng, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo chương trình của cấp ủy và kế hoạch đăng ký của cá nhân nghiêm túc, thực chất. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là những người được lựa chọn vào quy hoạch, vào nhân sự cấp ủy khóa mới càng phải nâng cao tinh thần nỗ lực rèn luyện và phấn đấu về mọi mặt. Kiên quyết không để lọt vào danh sách cán bộ quy hoạch các cấp, nhất là cấp chiến lược và các cấp uỷ nói chung, của Đại hội Đảng lần thứ XIII nói riêng những cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất, cơ hội, vi phạm kỷ luật đảng, Điều lệ Đảng. Đồng thời, nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt trong cán bộ, đảng viên để lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực, tạo sự lan tỏa trong đời sống xã hội.

 

Tích cực đấu tranh địch lợi dụng tôn giáo trên lĩnh vực chính trị tư tưởng, kinh tế- xã hội

 


Thực hiện tuyên truyền vạch trần âm mưu, thủ đoạn của địch lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng, đồng thời làm cho các tín đồ hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Trong tuyên truyền cần nhận thức rõ tôn giáo là một vấn đề tâm linh đã ăn sâu, bén rễ trong đời sống của không ít người trong nhiều dân tộc qua nhiều thế hệ. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là tôn trọng niềm tin, nghi thức thờ phụng, những sinh hoạt tôn giáo phù hợp với giáo lý, với truyền thống của dân tộc; nâng cao đạo đức, nhân cách con người, sống “tốt đời, đẹp đạo” chủ động đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc bóp méo sự thật, thay trắng, đổi đen lừa mị tín đồ của các thế lực thù địch, phản động.

Phải gắn đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo với cuộc đấu tranh chống nghèo nàn, lạc hậu. Một trong những thủ đoạn mà kẻ địch lợi dụng là dựa vào đời sống còn khó khăn của các tín đồ để dụ dỗ, kích động họ chống lại chính quyền. Vì vậy, đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo phải gắn với động viên các tín đồ tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần. Đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với cuộc đấu tranh chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền, bởi các vấn đeè đó có mối quan heẹ chặt chẽ, đa xen với nhau.

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam; là sản phẩm của dân tộc và thời đại, trường tồn, bất diệt, là tài sản vô giá của dân tộc ta. Tư tưởng của Người không chỉ tiếp thu, kế thừa những giá trị, tinh hoa văn hóa của loài người, trong đó chủ yếu là chủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn giải đáp nhiều vấn đề của thời đại, của sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới. Trong suốt chặng đường hơn một nửa thế kỷ, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn cờ dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Trong bối cảnh của thế giới ngày nay, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta nhận thức đúng những vấn đề lớn có liên quan đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, phát triển xã hội và bảo đảm quyền con người; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vì lợi ích con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ đối với mỗi thời kỳ cách mạng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh là ở chỗ trung thành với những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng những nguyên lý đó vào điều kiện cụ thể của nước ta, đề xuất những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra và giải quyết một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả, theo nguyên tắc "lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động"(1).

Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh ở chỗ đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Ngày nay, tư tưởng đó, bao gồm một hệ thống những quan điểm lý luận, tư tưởng về chiến lược, sách lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, về sự cải biến cách mạng đối với thế giới, về đạo đức, phong cách, phương pháp Hồ Chí Minh, về việc hiện thực hóa các tư tưởng ấy trong đời sống xã hội... vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp đấu tranh giải phóng trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi sống với chúng ta, vì đã thấm sâu vào quần chúng nhân dân, được kiểm nghiệm qua thực tiễn cách mạng, ngày càng tỏa sáng, chiếm lĩnh trái tim, khối óc của hàng triệu, hàng triệu con người.

 

NHẬN DIỆN THỦ ĐOẠN TÌM CỚ KÍCH ĐỘNG

 


Lợi dụng việc Đảng ta chủ trương cùng với nhân dân ta đồng lòng quyết liệt đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu và tình trạng suy thoái trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, khắc phục "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, các thế lực thù địch ra sức công kích, xuyên tạc, nói xấu Đảng ta. Có những cuốn sách, tờ báo, tờ rơi, "tâm thư", "giác thư", "thư ngỏ", "tuyên cáo",... cố tình thổi phồng khuyết điểm, sai lầm của một số cá nhân đảng viên, rồi vu cáo làm giảm uy tín của Đảng ta.

Những giọng điệu trên thực chất là nhằm chia rẽ, phá hủy mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với dân, làm mất lòng tin của dân vào Đảng, làm cho dân xa Đảng, đối lập dân với Đảng; nhằm thủ tiêu nguồn sức mạnh vô địch và sức sống của Đảng ta, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội.

Lịch sử và nhân dân ta đã lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo, dẫn dắt dân tộc trên con đường đi tới độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc từ những năm 30 của thế kỷ trước. Đảng đã vì dân mà ra đời, lãnh đạo cách mạng, đưa nhân dân thoát khỏi "kiếp ngựa trâu", vươn lên làm chủ, xây dựng cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

Nhân dân Việt Nam đã lựa chọn và trao cho Đảng Cộng sản Việt Nam quyền duy nhất lãnh đạo, duy nhất cầm quyền và đã theo Đảng, đoàn kết dưới ngọn cờ của Đảng, làm nên những kỳ tích vĩ đại và những thành tựu to lớn. Đó là bản chất và nội dung cốt lõi mối quan hệ mật thiết giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Mối quan hệ mật thiết đó đã, đang và vẫn thể hiện sinh động trong thực tiễn, là nguồn sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam, không có thế lực nào dù có nham hiểm đến đâu có thể chia rẽ, phá hủy được.

Không thể vì sự hạn chế, khuyết điểm nào đó mà nói bừa rằng quan hệ mật thiết giữa Đảng và dân không còn nữa; để từ đó tìm cớ kích động, lôi kéo nhân dân chống đối lại Đảng và chế độ! Không thể vì sự suy thoái trong một bộ phận cán bộ, đảng viên mà cho rằng Đảng đã "xa dân", "đứng trên nhân dân", với đủ thói tệ, bệnh hoạn. Những hạn chế, khuyết điểm của chúng ta trong quá trình xây dựng đất nước là có thực, nhưng đó là những hạn chế và khuyết điểm trên con đường đi lên, là sự đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu...

Để đến đích cái tiến bộ, đúng đắn sẽ chiến thắng với sự đổi mới phát triển mọi mặt kinh tế-xã hội đất nước. Lợi dụng những hạn chế, khuyết điểm để nói xấu, công kích, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là hành động của những kẻ chống lại Đảng và nhân dân, của những kẻ "đục nước béo cò". Hành động đó chỉ có thể làm hại đến sự ổn định chính trị - xã hội và nguyện vọng, lợi ích của chính nhân dân.

Thực tiễn cho thấy, những thành tựu của sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng mọi người dân Việt Nam đều cảm nhận được rất rõ ràng, được thụ hưởng thực sự trong cuộc sống hằng ngày, được cả thế giới ngưỡng mộ và lạc quan tin tưởng vào sự phát triển của Việt Nam. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân. Mọi người dân đều trực tiếp hay gián tiếp đề đạt nguyện vọng và đóng góp ý kiến cho các cơ quan công quyền.

 

Phát huy những giá trị và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước

 


Giữ gìn và phát huy truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có công với Tổ quốc và dân tộc; tôn trọng tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc và đồng bào có đạo, tăng cường sự đồng thuận giữa người có và không có tín ngưỡng, tôn giáo; giữa các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; nâng cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh chống các hoạt động tà đạo, mê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo làm phương hại lợi ích của Tổ quốc, dân tộc và nhân dân. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo làm cho các giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo đi sâu vào đời sống vật chất, tinh thần của xã hội, lấn át đi những mặt tiêu cực, sùng bái, mê tín dị đoan, mê hoặc con người, phi nhân tính có hại đối với cuộc sống.Phát huy nguồn lực của tôn giáo, bằng việc không những phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo mà còn cải tạo, phát triển, xây dựng hệ giá trị mới phù hợp với điều kiện mới để con người có niềm tin, sức mạnh tinh thần vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong cuộc sống. Phát huy nguồn lực của tôn giáo bằng việc phát huy vị trí, vai trò, chức năng tích cực của các chức sắc, chức việc, tín đồ có uy tín trong việc tuyên truyền vận động các tín đồ chấp hành và thực hiện tốt mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát huy nguồn lực của tôn giáo cũng đồng thời là phát huy sức mạnh vật chất, tinh thần của tín đồ tôn giáo, sống “tốt đời, đẹp đạo” để phát huy hết khẳ năng sẵn có của hơn 24 triệu tín đồ tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng nâng cao


Hiện nay có khoảng 98,6% số xã có đường ô tô đến trụ sở ủy ban nhân dân xã; 99,8% số xã và 95,5% số thôn có điện lưới quốc gia; 99,5% số xã có trường tiểu học, 93,2% số xã có trường trung học cơ sở, 12,9% số xã có trường trung học phổ thông và 96,6% số xã có trường mẫu giáo, mầm non; 99,39 % số xã có trạm y tế, 77,8% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Hiện nay, đã hình thành các vùng cây công nghiệp: Cà phê, chè, cao su, hạt tiêu, điều,…; các vùng cây ăn quả như: Cam (Hòa Bình, Hà Giang), vải thiều (Bắc Giang), nhãn (Sông Mã, Sơn La),…;Công nghiệp khai khoáng: Than (Quảng Ninh), Apatit (Lào Cai), Đồng (Lào Cai), Thiếc (Cao Bằng), Bô xit (Tây Nguyên),…;Thủy điện: Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu,…Tỷ lệ giảm nghèo trong dân tộc thiểu số 3,55%/năm (bình quân cả nước là 1,83%). Khoảng cách nghèo trong dân tộc thiểu số giảm từ 24,3% xuống còn 19,2%. Mức độ trầm trọng của hộ nghèo giảm từ 11,3% xuống còn 8,2%.

Hiện nay có- 300 trường phổ thông dân tộc nội trú, với 88 ngàn học sinh theo học; 876 trường phổ thông dân tộc bán trú, với 140 ngàn học sinh theo học; 782 trường, 124 ngàn học sinh học tiếng dân tộc thiểu số. 5 năm qua (2011- 2016), vùng dân tộc cử tuyển 18 ngàn sinh viên dân tộc thiểu số vào học các trường cao đẳng, đại học. Đến nay, đã hoàn thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Nhờ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho toàn bộ người nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn, một số dịch bệnh trước đây phổ biến ở vùng dân tộc như sốt rét, bướu cổ, phong, lao được ngăn chặn và đẩy lùi. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 25%. 

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động các chức sắc và tín đồ tôn giáo

 


Đối với các chức sắc, chức việc tôn giáo. Chúng ta luôn chủ động, tranh thủ, tiếp cận, thuyết phục giác ngộ họ, kéo họ về với sự nghiệp chung của toàn dân tộc. Sự giác ngộ về lợi ích quốc gia dân tộc của các chức sắc tôn giáo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tập hợp tín đồ trong mái nhà chung của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vì tiếng nói của họ có sức mạnh to lớn đối với các tín đồ tôn giáo. Vì vậy Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương cần trú trọng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng là các chức sắc, chức việc của các tôn giáo, để qua họ tác động đến đông đảo tín đồ nâng cao nhận thức, hành động vì sự nghiệp củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh của đất nước. Đối với đồng bào tín đồ tôn giáo: Chúng ta cần tuyên truyền, giải thích cho đồng bào hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Muốn làm cho đồng bào tin thì cán bộ tuyên truyền nói phải đi đôi với làm, chính sách phải đem lại kết quả thiết thực. Chúng ta cần học tập các cha cố truyeèn đạo về tính kiên nhẫn, bền bỉ, không nóng vội. Điều quan trọng là không được mắc sai lầm dẫn đến mất lòng tin của đồng bào và để kẻ thù lợi dụng bôi xấu cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng: “Lực lượng của chúng (của kẻ thù) gồm có: một là, lực lượng của bản thân chúng; hai là: khuyết điểm của cán bộ ta. Những khuyết điểm mà cán bộ ta phạm phải là đồng minh đắc lực của địch”[1]. Để nâng cao hiệu quả vận động quần chúng tín đồ, đòi hỏi chúng ta khi tuyên truyền phải khéo léo, tinh tế, biết kết hợp giữa giá trị các tôn giáo với giá trị của cách mạng trong tuyên truyền, giáo dục; đồng thời cần làm cho đồng bào nhận rõ âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, nham hiểm của địch lợi dụng tôn giáo, làm phương hại đến sự đoàn kết dân tộc và đời sống đồng bào, để đồng bào tín đồ đứng lên đấu tranh vạch mặt kẻ địch. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của công dân theo đúng quy định của Hiến pháp, pháp luật; luôn đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức vận động đồng bào tín đồ phù hợp với đặc điểm sinh hoạt của từng tôn giáo cụ thể. Tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”. Phát huy tinh thần của đồng bào có đạo trong tự giác, phối hợp đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo cùng với lợi dụng các vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần giữ gìn, củng cố an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.



[1] Hồ Chí Minh: Sđd, tr.77

Quyền bình đẳng, tham chính của các dân tộc ngày càng được nâng cao

 


Các dân tộc luôn được bảo đảm quyền bình đẳng trên các lĩnh vực, quyền bình đẳng về chính trị của đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được nâng cao. Trong những năm qua, số lượng đại biểu là người dân tộc thiểu số trong các khoá quốc hội luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với người dân tộc thiểu số của cả nước. Ở địa phương, người dân tộc thiểu số cũng chiếm tỷ lệ cao hơn trong tham gia hội đồng nhân dân. Ví dụ: Quốc hội Khóa 14 có 86 đại biểu quốc hội là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 17,4%; 49/53 dân tộc thiểu số có đại biểu trong Quốc hội. Quốc hội khóa 15 có 89 đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 17,83%. Đại biểu trong hội đồng nhân dân các cấp các người dân tộc thiểu số khóa gần đây từ 18 đến 20%. Những năm qua, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước là người dân tộc thiểu số như Tổng bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư, ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng, Bí thư, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh...

Các dân tộc có dân số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau.

 


Hiện nay, dân tộc kinh chiếm khoảng 85,3`% dân số cả nước. Các dân tộc thiểu số còn lại chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước. Có 6 dân tộc có số dân 1 triệu người trở lên như: Tày, Thái, Mường, Nùng, Mông, Khơ me; 33 dân tộc có dân số từ 10 nghìn người đến 1 triệu người; 14 dân tộc có dưới 10 ngìn người, trong đó có một số dân tộc chỉ có mấy trăm người như dân tộc:  Ơ đo, Pu péo, Si la, Brâu, Rơ măm...

 Hiện nay có một số dân tộc đạt trình độ phát triển tương đối cao như Tày, Thái, Mường, Nùng, Ngái, Sán Dìu... Các dân tộc này biết canh tác ruộng nước, biết sản xuất hàng hoá, cư trú ở vùng thấp, đô thị.

Một số dân tộc có trình độ phát triển thấp như La hủ, Cống, Mảng, Chứt..., do sống bằng canh tác nương rẫy, tự cung, tự túc, cư trú ở vùng cao khó khăn, vùng sâu, vùng xa, quen với cuộc sống du canh, du cư...

Vận động, tập hợp các tổ chức tôn giáo tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

 


 Phải đa dạng hóa các hình thức vận động để phù hơp với từng đối tượng. Trước hết thực hiện tốt việc vận động các chức sắc, chức việc, các tín đồ có uy tín. Sau đó là việc vận động các tín đồ tôn giáo yêu nước; đồng thời giáo dục, động viên những tín đồ lẫm lỡ quay về với cách mạng. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức công tác vận động quần chúng, tín đồ các tôn giáo; biết vận dụng khai thác các điểm tốt trong các giáo lý, đạo đức tôn giáo; chỉ rõ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch để đồng bào các tôn giáo nhận diện và đấu tranh. Căn cứ vào đặc điểm của mỗi tôn giáo, tình hình cụ thể của mỗi địa phương, nhất là những nơi có đông đồng bào tôn giáo để có hình thức, biện pháp vận động, tuyên truyền. Thực hiện tốt phương châm: kiên trì, khéo léo, tế nhị, tự tin trong tuyên truyền vận động quần chúng tín đồ, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, thành phần thích hợp trong tiến hành công tác vận động quần chúng, tranh thủ tối đa sự ủng hộ giúp đỡ của các chức sắc, nhà tu hành trong tuyên truyền vận động tín đồ các tôn giáo. Vì vậy, phải có cơ chế, phương thức phối hợp và kế hoạch cụ thể trong công tác vận động quần chúng.

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, các dân tộc đoàn kết, sống xen kẽ, tôn trọng, giúp đỡ nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước


Hiện nay, Việt Nam có 54 thành phần dân tộc (tộc người). Dân tộc Kinh chiếm 85,3%, 53 dân tộc còn lại (DTTS) chiếm 14,7% dân số. Một số dân tộc có nguồn gốc tại chỗ, một số dân tộc di cư từ Trung Quốc, Lào và Campuchia. Thời kỳ hội nhập có một số dân tộc từ các nước khác như: Triều tiên, Hàn Quốc, Ấn Độ, Châu Âu, Châu Mỹ... Đây là vấn đề nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều vấn đề xung đột sắc tộc.

Các dân tộc đoàn kết chặt chẽ, chung sức đồng lòng, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong một quốc gia thống nhất. Đây là đặc điểm nổi bật, đã trở thành truyền thống, thành sức mạnh và là nền móng để xây dựng một quốc gia dân tộc bền vững xuyên suốt mọi thời kỳ lịch sử.

Do những biến động lớn của lịch sử xã hội nên các thành phần dân tộc Việt Nam cư trú đan xen nhau, không có lãnh thổ riêng. Địa bàn cư trú chủ yếu của người Việt (Kinh) là ở trung du, đồng bằng và ven biển; các dân tộc ít người cư trú ở 3/4 lãnh thổ, với diện tích 250Km2, chủ yếu ở miền núi Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và một số dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ (Chăm, Khơ me). Người Hoa tập trung chủ yếu ở các thành thị Nam Bộ. 

Nắm vững đặc điểm, tình hình dân tộc trên thế giới hiện nay để hoạch định chính sách dân tộc cho phù hợp

 


 Độc lập dân tộc gắn với chủ quyền quốc gia đang là một xu thế của thế giới. Hiện nay, mỗi quốc gia dân tộc, dù lớn hay nhỏ, đều cố gắng khẳng định giá trị dân tộc, như quyền tự quyết định chế độ xã hội, kinh tế, đường lối phát triển đất nước, khẳng định sự bình đẳng giữa các quốc gia trong sinh hoạt quốc tế. Lợi ích quốc gia được các nước đặt lên hàng đầu trong các hoạt động đối nội và đối ngoại. Chính phủ các nước đều coi trọng việc xác lập, bảo vệ và củng cố các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc, thực thi nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội tích cực, cố gắng tạo lập sự hài hòa lãnh thổ, vùng miền, sắc tộc nhằm hướng tới sự đồng thuận, gắn kết quốc gia. Ví dụ tổng thống ĐônanTrăm, khi lên cầm quyền có hàng loạt chính sách hướng về quyền lợi của nước Mỹ “Nước Mỹ trên hết”, rút Mỹ ra khỏi nhiều hiệp ước như PTTPP, chống ô nhiễm khí thải toàn cầu…Về mặt đối ngoại, ranh giới ý thức hệ, tôn giáo, lý tưởng cùng chung chế độ xã hội không còn nhiều ý nghĩa mà thay vào đó là các điểm tương đồng về lợi ích quốc gia dân tộc và được xem là cơ sở để lựa chọn và xây dựng các mối quan hệ song phương cũng như đa phương.  Đặc biệt, hiện nay, sự chống phá của các thế lực toàn cầu đang là mối đe dọa

Các thế lực cường quyền toàn cầu triển khai nhiều học thuyết và hành động bất chấp chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc của các nước trên thế giới. Đây vừa là quá trình mở rộng thị trường cho các tập đoàn tư bản độc quyền, vừa là thủ đoạn áp đặt các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới trên cơ sở thủ tiêu chủ quyền, độc lập của các quốc gia dân tộc đang phát triển. Ví dụ Các cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan, I-rắc, Li-bi, Xy-ri..., mới đây là Nga- Ukraina là những minh chứng rõ nét cho những đường lối can thiệp thô bạo đó. Hiện nay, xuất hiện chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi trong đời sống quốc tế. Xu thế phát triển đa cực của thế giới cùng những mâu thuẫn của quá trình toàn cầu hóa kết hợp sự cuồng tín tôn giáo đã nảy sinh chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Hơn nữa, chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, bành trướng, bá quyền cũng thừa cơ trỗi dậy đe dọa sự ổn định của quốc tế và khu vực (cạnh tranh giữa Mỹ- Trung là một ví dụ).