Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2022

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động các chức sắc và tín đồ tôn giáo

 


Đối với các chức sắc, chức việc tôn giáo. Chúng ta luôn chủ động, tranh thủ, tiếp cận, thuyết phục giác ngộ họ, kéo họ về với sự nghiệp chung của toàn dân tộc. Sự giác ngộ về lợi ích quốc gia dân tộc của các chức sắc tôn giáo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tập hợp tín đồ trong mái nhà chung của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vì tiếng nói của họ có sức mạnh to lớn đối với các tín đồ tôn giáo. Vì vậy Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương cần trú trọng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng là các chức sắc, chức việc của các tôn giáo, để qua họ tác động đến đông đảo tín đồ nâng cao nhận thức, hành động vì sự nghiệp củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh của đất nước. Đối với đồng bào tín đồ tôn giáo: Chúng ta cần tuyên truyền, giải thích cho đồng bào hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Muốn làm cho đồng bào tin thì cán bộ tuyên truyền nói phải đi đôi với làm, chính sách phải đem lại kết quả thiết thực. Chúng ta cần học tập các cha cố truyeèn đạo về tính kiên nhẫn, bền bỉ, không nóng vội. Điều quan trọng là không được mắc sai lầm dẫn đến mất lòng tin của đồng bào và để kẻ thù lợi dụng bôi xấu cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng: “Lực lượng của chúng (của kẻ thù) gồm có: một là, lực lượng của bản thân chúng; hai là: khuyết điểm của cán bộ ta. Những khuyết điểm mà cán bộ ta phạm phải là đồng minh đắc lực của địch”[1]. Để nâng cao hiệu quả vận động quần chúng tín đồ, đòi hỏi chúng ta khi tuyên truyền phải khéo léo, tinh tế, biết kết hợp giữa giá trị các tôn giáo với giá trị của cách mạng trong tuyên truyền, giáo dục; đồng thời cần làm cho đồng bào nhận rõ âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, nham hiểm của địch lợi dụng tôn giáo, làm phương hại đến sự đoàn kết dân tộc và đời sống đồng bào, để đồng bào tín đồ đứng lên đấu tranh vạch mặt kẻ địch. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của công dân theo đúng quy định của Hiến pháp, pháp luật; luôn đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức vận động đồng bào tín đồ phù hợp với đặc điểm sinh hoạt của từng tôn giáo cụ thể. Tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”. Phát huy tinh thần của đồng bào có đạo trong tự giác, phối hợp đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo cùng với lợi dụng các vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần giữ gìn, củng cố an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.



[1] Hồ Chí Minh: Sđd, tr.77

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét