Hiện nay có khoảng 98,6% số xã có đường ô tô đến trụ sở ủy ban
nhân dân xã; 99,8% số xã và 95,5% số thôn có điện lưới quốc gia; 99,5% số xã có
trường tiểu học, 93,2% số xã có trường trung học cơ sở, 12,9% số xã có trường
trung học phổ thông và 96,6% số xã có trường mẫu giáo, mầm non; 99,39 % số xã
có trạm y tế, 77,8% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Hiện nay, đã
hình thành các vùng cây công nghiệp: Cà phê, chè, cao su, hạt tiêu, điều,…; các
vùng cây ăn quả như: Cam (Hòa Bình, Hà Giang), vải thiều (Bắc Giang), nhãn (Sông
Mã, Sơn La),…;Công nghiệp khai khoáng: Than (Quảng Ninh), Apatit (Lào Cai),
Đồng (Lào Cai), Thiếc (Cao Bằng), Bô xit (Tây Nguyên),…;Thủy điện: Sơn La, Hòa
Bình, Lai Châu,…Tỷ lệ giảm nghèo trong dân tộc thiểu số 3,55%/năm (bình quân cả nước là 1,83%). Khoảng
cách nghèo trong dân tộc thiểu số giảm từ 24,3% xuống còn 19,2%. Mức độ trầm
trọng của hộ nghèo giảm từ 11,3% xuống còn 8,2%.
Hiện nay có- 300 trường phổ thông dân tộc nội trú, với 88 ngàn học sinh theo học; 876 trường phổ thông dân tộc bán trú, với 140 ngàn học sinh theo học; 782 trường, 124 ngàn học sinh học tiếng dân tộc thiểu số. 5 năm qua (2011- 2016), vùng dân tộc cử tuyển 18 ngàn sinh viên dân tộc thiểu số vào học các trường cao đẳng, đại học. Đến nay, đã hoàn thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Nhờ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho toàn bộ người nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn, một số dịch bệnh trước đây phổ biến ở vùng dân tộc như sốt rét, bướu cổ, phong, lao được ngăn chặn và đẩy lùi. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 25%.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét