Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022
"DỊCH BỆNH LẮNG XUỐNG RỒI THÌ PHẢI TẬP TRUNG CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG"
Báo BBC News Tiếng Việt đòi dạy người dân Việt cách yêu nước!
Thật là nực cười, từ bao giờ những kẻ những kẻ đã từng khom lưng cúi đầu làm tôi mọi, làm tay sai cho Pháp, cho Mỹ để bức hại đồng bào, phản bội lại khát vọng độc lập, tự do, thống nhất của nhân dân, giờ đây lại thích rao giảng về tình yêu nước vậy? Việc này nó nực cười như việc trao chứng nhận trinh tiết cho bà Phó Đoan vậy.
Chúng tôi yêu
nước như thế nào hay cách thể hiện tình yêu quê hương, yêu đồng bào của chúng
tôi như thế nào không mượn những kẻ làm tay sai cho ngoại bang phải dạy chúng
tôi phải làm như thế nào.
Những người
Việt yêu nước sẽ biết phải làm như thế nào để phát huy những cái tốt, giữ gìn
truyền thống tốt đẹp và thay đổi những cái chưa tốt. Chúng tôi treo cờ đỏ sao
vàng hay xếp hình bản đồ hay xây dựng bức tượng nhằm ghi nhận những hy sinh,
đóng góp của những cán bộ, chiến sĩ CSGT và Cảnh sát PCCC& cứu hộ, cứu nạn...
là việc của người dân chúng tôi, chả cần mấy người quản.
Xin lỗi, kinh
nghiệm đu càng hay nghệ thuật đu càng sao cho đu không rớt, càng không gãy, khi
đu tè không ướt quần, các người cứ dạy lại cho con cháu các người học tập và
làm theo. Còn chúng tôi thì không cần đâu nhé.
Hãy ngừng các
trò kệch cỡm, lố bịch và vô sỉ lại. Nếu biết sám hối với Tổ Quốc, với nhân dân
thì chúng tôi vẫn xem các bạn là đồng bào. Nếu tiếp tục ngoan cố, thì chúng tôi
đành xem các bạn là giặc vậy./.
Phải xử nghiêm kẻ kích động, chống đối, tấn công lực lượng chức năng tại Nghi Thuận, Nghi Lộc, Nghệ An
Sáng ngày 13/7/2022, trong lúc lực lượng chức năng đang tiến hành bảo vệ việc thi công đường cắt qua dự án khu công nghiệp WHA thì một số đối tượng giáo dân quá khích thuộc giáo xứ Bình Thuận, Nghi Thuận do đối tượng Nguyễn Đình Thục (đang mục vụ tại giáo xứ Lộc Mỹ, Nghi Quang, cách Nghi Thuận hàng chục cây sô) lên đây trực tiếp chỉ đạo, lôi kéo, kích động, gây cản trở việc thi công làm mất ANTT tại địa phương. Một số tài khoản Facebook khác đã livestream, h.ô hà.o, k.ích độ.ng người dân tập trung tại hiện trường trong đó nhiều lần kêu gọi “chị em phụ nữ lên đi”.
Trong video
phát trực tiếp mà đối tượng phát sóng, đối tượng lu loa lực lượng chức năng đàn
áp nhân dân nhưng hình ảnh thì lại phản ánh ngược lại. Video ghi lại hình ảnh
người dân đang tấn công, chống đối lực lượng chức năng. Những đối tượng này đã
dùng gạch tấn công lực lượng Cảnh sát cơ động, cướp và ném công cụ hỗ trợ của lực
lượng chức năng. Trong lúc thực hiện nhiệm vụ 01 đồng chí đã bị người dân tấn
công, chúng đã đá.nh đập, đạp liên tiếp vào đầu, người chiến sỹ cảnh sát cơ động
sau đó kéo lê chiến sỹ này ra ngoài, tấn công “hội đồng” một cách manh động. Một
số đối tượng bên ngoài hò hét yêu cầu đưa người này về xã.
Dự án khu
công nghiệp WHA Hemaraj 1 Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương
đầu tư vào 22/5/2017 và điều chỉnh chủ trương đầu tư vào 15/3/2021.
Đây là dự án
xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp với tổng số vốn đầu tư lên tới
hơn 2.000 tỷ đồng, diện tích 498ha, được triển khai tại các xã: Nghi Long, Nghi
Thuận, Nghi Đồng và Nghi Hưng (Nghi Lộc, Nghệ An). Dự án được kỳ vọng sẽ thu
hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của huyện Nghi Lộc và tỉnh Nghệ
An, tạo công ăn việc làm ổn định của người dân địa phương.
Tuy nhiên đến
thời điểm này giai đoạn 1 của dự án (143,5ha) tại xã Nghi Thuận và Nghi Long vẫn
chưa thể hoàn thành do có tuyến đường dân sinh cắt qua khu công nghiệp. Chủ
trương đóng con đường cũ cắt qua Dự án khu công nghiệp WHA lâu nay cũng được tiến
hành theo đúng cơ sở, trình tự pháp lý đầy đủ từ dự án quy hoạch, quyết định
phê duyệt, công bố, công khai. Mặc dù con đường mới đã được đưa vào sử dụng từ
tháng 9/2019 với chiều dài 740m, rộng 6,5m; được bê tông hóa, có hệ thống đèn
đường chiếu sáng, cây xanh đảm bảo tiêu chuẩn nhưng đến nay vẫn chưa thể đóng
con đường cũ vì vấp phải sự phản đối của một số người dân xã Nghi Thuận (huyện
Nghi Lộc).
Mặc dù chính
quyền địa phương đã nhiều lần tổ chức tuyên truyền, vận động nhưng đối tượng
Nguyễn Đình Thục nhiều lần từ Nghi Quang mò lên Nghi Thuận để kích động người
dân, cản trở thi công gây sức ép với chính quyền địa phương, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tình hình ANTT.
Nguyễn Đình
Thục làm linh mục nhưng lòng dạ đen tối, để lại nhiều tai ương trên địa bàn Nghệ
An. Nhắc đến vị linh mục này, người dân không thể không bức xúc khi nhắc đến vụ
bắt bớ, đánh đập người trái pháp luật tại huyện Anh Sơn năm 2012, cấu kết với đối
tượng Hoàng Đức Bình (một thành viên Việt tân bị tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
tuyên án 14 năm tù năm 2018) và Đặng Hữu Nam kích động biểu tình làm mất ANTT,
ách tắc giao thông hàng chục giờ trên tuyến giao thông Bắc - Nam (Quốc lộ 1A -
đoạn Quỳnh Lưu - Diễn Châu) vào năm 2017, gây thiệt hại lớn kinh tế xã hội trên
địa bàn Nghệ An.
Sống ở quốc
gia nào cũng phải thượng tôn pháp luật, không ai có thể ngồi trên đầu pháp luật,
"coi trời bằng vung" như thế được. Bạo loạn ở Bình Thuận năm 2018, ở
Đồng Tâm năm 2020 đã cho chúng ta nhiều bài học đau thương. Với những kẻ chuyên
kích động bạo loạn như Nguyễn Đình Thục và những đối tượng tấn công người thi
hành vụ tại xã Nghi Thuận cần phải được đưa ra trước pháp luật xử lý nghiêm
minh. Người dân luôn ủng hộ một xã hội văn minh thượng tôn pháp luật chứ không
phải như một "đám bầy bò" làm loạn xã hội, coi thường pháp luật như vậy!./.
Tin đồn cấm xuất cảnh tỉ phú phạm nhật vượng là sai sự thật
Nhiều người bảo rằng thời đại bây giờ mà còn đọc báo giấy, xem truyền hình, nghe radio... là lạc hậu, tối cổ! những người "tay nhanh hơn não" sẽ chẳng bao giờ hiểu được vì sao đến thời đại này mà vẫn còn nhiều người chọn phương pháp, lạc hậu, tối cổ đó! Vì đơn giản là Ít ra những chương trình này vẫn còn được kiểm chứng nguồn thông tin một cách rõ ràng, độ tin cậy chính xác còn khá cao. Chứ còn đọc báo điện tử, xem thông tin từ mạng xã hội... thì chỉ có ngộ độc thông tin mà chết thôi.
Tin giả, tin
xấu độc đang dần bào mòn trí thức của con người, làm xói mòn lòng tin của xã hội,
thậm chí là " ngu hóa" đồng loại. Tín hiệu đáng buồn nhất là, nhiều bạn
trẻ ngày nay đang chọn mạng xã hội làm nơi để nuôi dưỡng tâm hồn và trí thức,
đó là một sự sai lầm cực kỳ nghiêm trọng. Tin giả ở mạng xã hội đang làm thiệt
hại nghiêm trọng đến sự phát triển của con người, thiệt hại đến kinh tế của các
cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước... và mới đây nhất, tin đồn về tỷ phú Phạm Nhật
Vượng bị cấm xuất cảnh đang làm thiệt hại nghiêm trọng, chao đảo đến thị trường
chứng khoán, đặc biệt xâm phạm trực tiếp đến lợi ích của tập đoàn Vingroup! Nguồn
thông tin được phát đi từ những kẻ cũng được coi là tri thức nhưng lại ngu học,
tưởng chừng như đưa thông tin này nhằm đạt được lợi ích cá nhân của mình. Tuy
nhiên lại gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với các cá nhân, tổ chức...
Dĩ nhiên, một
khi đã làm sai thì pháp luật chẳng thể khoan hồng! Mới đây nhất thông tin từ Bộ
Công an đã gửi hồ sơ sang Sở Thông tin và Truyền thông để xử lý 9 cá nhân tung
tin đồn thất thiệt, gây ảnh hưởng đến tập đoàn Vingroup. Những việc làm này đã
"ảnh hưởng đến uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, gây tác động
xấu đến thị trường chứng khoán". Có lẽ rằng, sau những vụ việc như thế này
thì chúng ta mới tá hỏa, chính chúng ta đang làm nô lệ thông tin cho các trang
mạng xã hội, chính những nguồn thông tin này đã chi phối tác động ảnh hưởng trực
tiếp đến mỗi cá nhân. Và dù muốn hay không thì sống ở trong xã hội ngập tràn
thông tin rác rưởi, tốt nhất tự lo cho mình những cái kén thật an toàn để bảo vệ
chính nguồn tri thức của chúng ta. Nếu như cơ quan chức năng mạnh tay hơn nữa,
rắn hơn nữa, thậm chí là xử lý hình sự những kẻ đưa tin sai sự thật thì lúc đó
mới giảm được những nguồn thông tin thất thiệt tác động đến đời sống kinh tế xã
hội của người dân./.
Biết thì thưa thớt, không biết thì làm tiktoker
Vừa qua đội cơ động diễn tập ở TP Huế trong vài ngày, thì một số Tiktoker lại tỏ thái độ bức xúc, hằn học chỉ trích đội ngựa đua này là lạc hậu, cổ hủ, thời đồ đá giống Tam Quốc xưa. Giờ người ta đi tên lửa, máy bay rồi... mà cảnh sát mình còn đi ngựa lạc hậu. Thật là hài hước với sự nhận thức của một số Tiktoker.
Các quốc gia
văn minh như Anh, Na Uy, Thụy Điển và một số quốc gia khác cảnh sát và quân đội
hoàng gia cũng như giới quý tộc vẫn dùng ngựa, họ thậm chí còn coi đấy là một
nét đẹp, vừa linh động vừa lịch lãm. Họ giàu có, văn minh như vậy mà vẫn sử dụng
kỵ binh thì sao các tiktoker cứ phải tự nhục, soi mói để bới móc làm gì?
Cách đây mấy
năm cái thời điểm thành lập đội kỵ binh cơ động thì trên các nhóm cũng nổ ra
tranh cãi nhiều lắm, ngày nào cũng thấy đăng bài tranh luận, nhưng chắc phải đến
90% là nói về…con ngựa, nào là ngựa ta nhỏ, nhìn chán, không đẹp như ngựa tây,
nào là giống ngựa mông cổ này năm xưa dày xéo cả Âu á này nọ các kiểu…, ai cũng
thành chuyên gia ngựa học, nhưng ít ra có 1 điểm là ai cũng đồng tình và ủng hộ
về chức năng nhiệm vụ của đội kỵ binh là dùng để giải tán đám đông, và hành
quân vùng biên giới địa hình khó khăn.
Khi đi tuần
tra ở những khu vực biên giới, rừng rậm thì kị binh ngồi trên ngựa thì quan sát
đám đông tốt hơn, có thể sớm phát hiện những nguy hiểm để có thể chủ động trong
mọi trường hợp. Hành quân tuần tra biên giới ngoài thồ hàng ra còn có chức năng
cảnh giới như Chó nghiệp vụ. Tại sao chọn ngựa Mông Cổ vì bản thân loại này sức
khỏe dẻo dai, ăn ít hơn so với loại ngựa to lớn phương tây. Phù hợp với khí hậu
Việt Nam. Trọng lượng khoảng 190 đến 250 kg thân hình với chiều cao trung bình
leo núi tốt hơn các loại ngựa to lớn.
Thông tin đầy
trên mạng nhưng các bạn tiktoker vừa update thông tin chậm, lại còn hơi mù
thông tin về tác dụng của kỵ binh, đã thế còn thích chửi đổng, đúng gọi tik tok
là ổ rác cũng chẳng sai./.
NGHỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI LÍNH CANH BIỂN!
Vì sao chúng chống phá kinh thế?
Không phải đến dự án Khu công nghiệp WHA, Nguyễn Đình Thục (hiện quản giáo xứ Lộc Mỹ) mới bộc lộ bản chất chống đối, cố tình cản trở dự án kinh tế. Từ Con Cuông 2012, đến huyện Quỳnh Lưu 2017 và nay ngay tại nơi chính quê hương của Thục - xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Thục tiếp tục thể hiện rõ thái độ chống đối, đẩy giáo dân đối đầu với chính quyền.
Học bao năm để
được làm Linh mục, Nguyễn Đình Thục chắc chắn hiểu rõ lợi ích nếu dự án kinh tế
được triển khai tại quê hương? Và cũng hiểu nếu chống phá chính quyền thì không
ai thiệt hại nhiều hơn con chiên của hắn! Thế nhưng, bằng cách này cách khác, hắn
làm mọi thứ để kích động giáo dân, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, phá hoại
cuộc sống bình yên của nhân dân?
Nguyên nhân từ
đâu, ngoài chữ "TIỀN" chi phối?. Một cha xứ không làm gì ngoài giảng
đạo nhưng lại nhà lầu, xe hơi, đi đây đi đó, chụp ảnh ăn uống linh đình với đám
khủng bố Việt Tân liên tục?
Bà con giáo
dân, những người đang bị xúi giục bởi Nguyễn Đình Thục sẽ được hưởng gì khi
nghe theo hắn, phản đối dự án Khu công nghiệp WHA? Hàng ngàn lao động mất đi cơ
hội việc làm, phải tha hương cầu thực nếu muốn mưu sinh cuộc sống. Chắc chắn đó
không phải mong muốn của những giáo dân xứ Bình Thuận, chỉ là họ bị che mắt bởi
tên cha đạo biến chất, đã sớm cấu kết với phản động chống phá đất nước.
Giáo dân xứ
Bình Thuận hãy nhìn những gì mà Linh mục Thục để lại cho bà con giáo dân tại
Con Cuông, Quỳnh Lưu để làm bài học cho chính mình. Đó là sự bất ổn, mâu thuẫn
nội bộ và không ít người đã bị pháp luật trừng trị thích đáng vì lỡ lầm đường lạc
bước.
Cuối cùng,
qua vài ba năm, Thục lại chuyển xứ đi nơi khác, còn số con chiên đi theo hắn -
kẻ tù, người tội, không biết bao giờ hết cảnh này nếu không chịu tỉnh ngộ./.
Niềm tin chính trị là nguồn sức mạnh, động lực để giữ vững chính quyền, đánh bại kẻ thù xâm lược
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945: THỜI CƠ VÀ NHỮNG QUYẾT SÁCH LỊCH SỬ!
Sao cứ cố tình phủ nhận thành quả dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam
Thành quả và quan điểm của Việt Nam về dân chủ, nhân quyền là rất rõ ràng, đúng đắn. Thế nhưng trên một số trang mạng vẫn có những cá nhân, tổ chức tán phát bài viết xuyên tạc, bác bỏ, cố tình phủ nhận những thực tế về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Họ phủ nhận tất cả, từ những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật đến cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay.
Sử
dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”, không ít cá nhân cả ở trong và ngoài nước
cũng rêu rao, tự xưng là những người có “sứ mệnh” đấu tranh cho sự phát triển
của đất nước, “trung thành” với Tổ quốc, chấp nhận “dấn thân” vì “dân chủ, nhân
quyền”. Không khó để nhận ra bộ mặt thật của những “nhà dân chủ” và quan điểm
chính trị của những cá nhân này, khi mà họ thường xuyên đăng tải lên mạng xã
hội những thông tin sai trái, thù địch, bịa đặt về tình hình chính trị, kinh
tế, xã hội của Việt Nam; đặc biệt là thêu dệt, bóp méo sự thật về dân chủ, nhân
quyền nhằm mục đích chống phá chế độ, chống phá Cương lĩnh, đường lối lãnh đạo
của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước ta.
Những phương thức cụ thể mà các thế lực thù địch, phản động
vẫn thường sử dụng là: lợi dụng danh nghĩa dân chủ, nhân quyền để rồi tiến hành
thực hiện các “đòn” chiến tranh tâm lý, xuyên tạc đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng vấn đề chống tham nhũng,
những hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội và những vấn đề bức xúc trong đời
sống nhân dân để lôi kéo, kích động gây bất ổn ở cơ sở; tác động vào nhận thức,
tư tưởng, tình cảm của một bộ phận nhân dân thông qua những chiêu trò như “hỗ
trợ kinh phí để thực hiện việc khiếu kiện”; thực hiện hỗ trợ nhân đạo kèm theo
những điều kiện bắt buộc như tham gia hội, nhóm, diễn đàn, hội thảo,…; kích
động những người bất mãn với chế độ; xuyên tạc lịch sử; lợi dụng một số sai
phạm của cá nhân cán bộ, đảng viên để “đánh đồng”, “quy thành bản chất”, bôi
nhọ , nói xấu cấp ủy, chính quyền các cấp... Bên cạnh đó, chúng còn thường
xuyên đăng tải và phát tán trên mạng Internet những thông tin sai trái,
dựng chuyện hoặc “có ít xít ra nhiều” một số vấn đề xã hội; “tận dụng triệt để”
những bức xúc trong đời sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên để “thổi phồng”…
nhằm tạo sự hoài nghi trong xã hội, làm giảm sút ý chí, từng bước hạ thấp rồi
làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ.
Chúng ta cần nhận thức rõ ràng rằng, chiêu bài “dân chủ,
nhân quyền” chỉ là một trong những âm mưu, thủ đoạn “diễn
biến hòa bình” mà các thế lực thù
địch, cơ hội chính trị đã và đang áp dụng hòng mong muốn xóa bỏ vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới thực hiện chế độ đa nguyên chính trị,
đa đảng đối lập, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì thế, hai trong
nhiều vấn đề then chốt mà các học thuyết “dân chủ, nhân quyền” kiểu phương Tây
cho rằng “cần áp dụng đối với Việt Nam” là xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng và
xóa bỏ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản.
Đi lên Chủ nghĩa xã hội là ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Ước mơ, khát vọng ngàn đời của người Việt Nam là: Tổ quốc độc lập, hòa bình, thống nhất, phát triển, nhân dân có cuộc sống tự do, hạnh phúc. Đi lên Chủ nghĩa xã hội chính là con đường thoả mãn những ước mơ, khao khát chính đáng đó của mỗi người dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và mãi mãi về sau.
Như
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá
trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại
ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và
chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân”, “Ngay
khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng
sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con
đường tất yếu của cách mạng Việt Nam”.
Trong
giai đoạn hiện nay, ý chí, khát vọng của người dân Việt Nam vẫn là độc lập dân
tộc gắn liền với CNXH; bảo vệ vững chắc nền độc lập, thống nhất của Tổ
quốc, xây dựng, phát triển đất nước hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc, sánh vai
với các nước trên thế giới, có vị thế xứng đáng trên bản đồ thế giới, có trách
nhiệm cao trong giải quyết các vấn đề toàn cầu trên tinh thần tôn trọng, hòa
bình, hợp tác và phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
thành công rất tốt đẹp ở nhiều phương diện, trong đó có sự quan tâm, đóng góp,
ủng hộ của toàn xã hội.
Các
mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp đến năm 2025, 2030, 2045 mà Văn kiện Đại hội xác
định nhận được sự đánh giá cao và đồng tình của người dân. Cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được dư
luận đánh giá cao, đặc biệt là sự tham gia trên 99% của cử tri, có nơi đạt 100%
cử tri đi bầu. Các đại biểu trúng cử cơ bản tập trung, đúng người có tài, có
đức, số phiếu tín nhiệm rất cao. Trong cuộc chiến chống “giặc” COVID-19, cả thế
giới đều ghi nhận nước ta là số ít quốc gia kiểm soát và chống dịch hiệu quả
nhất, trong đó có sự ủng hộ, đồng tình tuyệt đối, tham gia của các cấp, các
ngành và toàn dân...
Thực
tế đó đã chứng minh, người dân Việt Nam luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, vào con đường đi
lên CNXH- con đường mà Đảng, Bác Hồ, các thế hệ cha anh đã lựa chọn và đổ
biết bao mồ hôi xương máu mới giành được. Đi lên CNXHvẫn là ý chí, nguyện
vọng của người dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch về xuyên tạc đường lối Quốc phòng toàn dân
Mục đích xuyên suốt của các thế lực thù địch là xuyên tạc, phủ nhận bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc; phủ nhận tính chất “tự vệ chân chính” trong đường lối QPTD của Đảng ta; hướng lái Việt Nam theo quỹ đạo của chính sách quốc phòng tư sản.
Những
luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD trước hết xuất phát từ các thế lực
thù địch, phản động nước ngoài. Chúng vừa trực tiếp tấn công, xuyên tạc, phủ
nhận đường lối QPTD bằng các cơ quan, tổ chức của mình, vừa gián tiếp nuôi
dưỡng, ủng hộ, bảo kê các tổ chức, cá nhân phản động ở trong và ngoài nước.
Tiếp theo là các tổ chức, cá nhân phản động người Việt Nam ở nước ngoài, chủ
yếu là số ngụy quân, ngụy quyền. Chúng vừa tập hợp lực lượng, sử dụng chiêu bài
tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD; vừa móc nối, kích động các
phần tử bất mãn, cơ hội chính trị trong nước cản trở, phá hoại các dự án kinh
tế kết hợp quốc phòng. Thứ ba là đối tượng cơ hội, bất mãn chính trị ở trong
nước với bản chất “gió chiều nào xoay chiều ấy”, khi cách mạng gặp khó khăn,
thử thách, họ quay sang chống Đảng và xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD.
Nội
dung các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối QPTD thể hiện ở nhiều khía
cạnh, màu sắc, tính chất, mức độ khác nhau. Chúng cho rằng, Đảng ta tuyệt đối
hóa vị trí, vai trò nền QPTD và mâu thuẫn trong chính nhận thức của mình. Chúng
đã viện dẫn Văn kiện Đại hội VIII trước đây: “Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm
vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc, luôn luôn coi trọng quốc phòng, an ninh, coi đó là nhiệm vụ chiến lược
gắn bó chặt chẽ”. Bên cạnh đó, chúng cắt cúp nhận định về xu thế trong quan hệ
quốc tế theo Văn kiện Đại hội XIII: “Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu
thế lớn” là không phù hợp, cho nên không cần khẳng định vị trí của QPTD nữa.
Chúng xuyên tạc, phủ nhận các đặc trưng cơ bản nền QPTD, coi chủ trương xây
dựng nền QPTD của Việt Nam là “đe dọa hòa bình các nước trong khu vực”. Ở thái
cực khác, chúng “khuyên” Việt Nam từ bỏ “4 không” trong Sách trắng Quốc phòng
Việt Nam. Chúng phủ nhận nền QPTD ở nước ta “không phải vì dân, của dân và do
toàn thể nhân dân tiến hành”, “không đếm xỉa đến lợi ích chung của dân tộc”, mà
“vì lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Mục
đích thâm độc cuối cùng của chúng là phủ nhận sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp
của Đảng và sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Nhân dân ta mà thôi.
Đảng cộng sản Việt Nam - linh hồn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu tổng quát: “... phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Khát vọng phát triển của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chỉ có thể được hiện thực hóa bằng sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, Đảng ta xác định: “Mọi hoạt động của hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải phục vụ lợi ích của nhân dân. Giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”. Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ “giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường”. Đây là cơ sở để nhận thức và giải quyết tốt vấn đề có tính nguyên tắc của phát triển và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay.
Thực hiện chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc, trong
thời gian qua chúng ta đã thấu triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
ta về đại đoàn kết toàn dân tộc. Đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác
tư tưởng, tuyên truyền, tăng cường đồng thuận của các tầng lớp nhân dân với
đường lối lãnh đạo của Đảng. Thường xuyên nắm chắc, dự báo đúng, xử lý chính
xác các vấn đề về tư tưởng, mâu thuẫn, bức xúc xã hội hiện nay. Tích cực, chủ
động thông tin, tuyên truyền đối ngoại, làm sáng tỏ chủ trương, chính sách,
thành tựu đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng ta. Coi trọng tuyên truyền, giáo
dục, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc
làm nền tảng tinh thần vững chắc của khối đại đoàn kết trong giai đoạn mới.
Không ngừng nâng cao ý thức cảnh giác, thường xuyên nhận diện, đấu tranh hiệu quả
với các âm mưu, thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực
thù địch, phản động. Có các giải pháp, biện pháp mạnh, nâng cao hiệu quả đấu
tranh, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trên không gian mạng-mặt trận nóng
bỏng hiện nay. Chủ động, nhạy bén, sắc sảo phát hiện, vạch trần bản chất phản
động, mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch, phản động; giành giữ, bồi đắp
tình cảm cách mạng, niềm tin của toàn thể nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng
đất nước.
Đảng ta là linh hồn của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, để phòng chống sự chia rẽ, bảo vệ và phát huy sức mạnh vô địch của khối
đại đoàn kết, phải phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.
Sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam
Ở Việt Nam, đoàn kết là truyền thống quý báu và giá trị văn hóa cốt lõi; là sức mạnh vô địch trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, chiến thắng thiên tai, địch họa, định bờ cõi, xưng nền văn hiến, nêu cao độc lập, tự chủ. Đây là sức mạnh nội sinh có tính chủ đạo xuyên suốt, bền vững của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định chân lý: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”. Đó là chân lý về sức mạnh vô địch của đoàn kết và phát triển truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Từ
thời Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, đoàn kết đã là cội nguồn sức mạnh để
chiến thắng kẻ thù xâm lược và gốc của đoàn kết là chăm lo, gìn giữ sức dân:
“Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà góp sức, giặc tự bị bắt... Vả lại,
khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước
vậy". Sức mạnh của nhân dân khi kết thành một khối là sức mạnh vô địch. Đó
là chân lý được Nguyễn Trãi khẳng định: “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền
cũng là dân, sức dân như nước”. Tư tưởng này là nền tảng quan trọng hội tụ đại
đoàn kết toàn dân của Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đập tan ách đô hộ tàn bạo 20 năm
của giặc Minh. Trong "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi viết: “Nhân dân
bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới/ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa
nước sông chén rượu ngọt ngào”.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán đường lối chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc,
tập hợp và phát huy sức mạnh đoàn kết vô địch của toàn dân. Những thắng lợi vĩ
đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội là thắng lợi
của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Bài học lớn chính là mục tiêu, lý
tưởng, lợi ích của Đảng luôn thống nhất với mục tiêu, lợi ích của dân tộc, nhân
dân và Tổ quốc Việt Nam. Sự đoàn kết trong Đảng là hạt nhân của khối đại đoàn
kết toàn dân tộc.
Tình
hình thế giới hiện nay luôn có sự cạnh tranh gay gắt, kiềm chế lẫn nhau giữa
các cường quốc. Xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, bất ổn chính trị
ở nhiều nơi và hiện tại, tình hình chiến sự tại Ukraine đang diễn biến phức
tạp... phản ánh rõ nét sự can dự, cạnh tranh của các nước lớn và sự chia rẽ,
mâu thuẫn, phân hóa từ bên trong. Do vậy, phòng chống sự chia rẽ, bảo vệ khối
đại đoàn kết toàn dân tộc cũng chính là bảo vệ hòa bình và phát triển bền vững
đất nước ta trong “những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp,
khó dự báo” của thế giới đương đại.
Đảng Cộng sản Việt Nam - nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của đất nước
Thực tiễn lịch sử 92 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam cho thấy, ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân tin tưởng giao phó trọng trách trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Điều đó không phải là do mong muốn chủ quan của Đảng, mà chính là sự giao phó của lịch sử, của cách mạng Việt Nam thông qua quá trình sàng lọc, lựa chọn một cách đúng đắn.
Dưới
sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, trong thế kỷ 20, Đảng đã lãnh đạo toàn thể dân
tộc giành được những thắng lợi vĩ đại. Từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm
1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến thắng lợi của các
cuộc kháng chiến oanh liệt giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ
nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực
hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên CNXH. Đặc biệt, sau hơn 35 năm tiến
hành sự nghiệp đổi mới, quy mô nền kinh tế tăng từ 26,88 tỷ USD năm 1986 lên
271,2 tỷ USD năm 2020; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 182USD năm 1990 lên
2.779USD năm 2020. Sau 25 năm (1995-2020), Việt Nam đã làm được kỳ tích, đưa
nền kinh tế tăng gấp 10 lần cả về quy mô và thu nhập bình quân trên đầu người,
tăng 21 hạng về quy mô nền kinh tế và tăng 54 hạng về thu nhập đầu người trên
bảng xếp hạng các quốc gia.
Như
vậy, luận điệu của các thế lực thù địch, phản động cho rằng, đa đảng thì có dân
chủ và một đảng thì mất dân chủ, thực ra là một trò “lập lờ đánh lận con đen”
nhằm cổ vũ cho việc thiết lập cơ chế đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam. Đề cập
đến vấn đề này, trả lời câu hỏi của phóng viên báo Express Ấn Độ về việc liệu
đã đến lúc chín muồi để Việt Nam có một hệ thống đa đảng, hoặc có các đảng khác
ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam để có thể tính tới các quan điểm của nhiều nhóm
sắc tộc, nhiều dân tộc khác nhau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định:
Không phải có nhiều đảng thì dân chủ hơn, ít đảng thì ít dân chủ hơn, mỗi nước
có hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, điều quan trọng là xã hội có
phát triển không, nhân dân có được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc không và
đất nước có ổn định để ngày càng phát triển đi lên không? Đó là tiêu chí quan
trọng nhất. Và cũng không nhất thiết cứ kinh tế thị trường thì phải đa đảng và
ở Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng, ít nhất
cho đến bây giờ.
Vị thế, vai trò của Việt Nam
Ngày 7 tháng 6 năm 2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận bầu Việt Nam trở thành một trong những Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương với nhiệm kỳ một năm. Điều này tiếp tục khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trên trường quốc tế.
Một trong những yếu
tố quan trọng làm nên vị thế quốc gia của Việt Nam chính là sự phát triển ổn
định của nền kinh tế. Ngày 26/5/2022, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global
Ratings (một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất thế giới) đã
nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ với triển
vọng “ổn định”. Trong bảng đánh giá mới nhất của tổ chức này, Việt Nam là nước
duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong năm 2022.
Trước đó, hai tổ
chức quốc tế hàng đầu về xếp hạng tín nhiệm khác là Fitch Ratings và Moodys
cũng đưa ra những đánh giá tương đồng. Cần nhấn mạnh rằng, để được nâng hạng
tín nhiệm và triển vọng, các quốc gia và tổ chức tài chính phải trải qua những
đợt khảo sát, đánh giá gắt gao dựa trên các tiêu chí quan trọng như: thu nhập
bình quân đầu người, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, thành tựu công bằng xã
hội, tài chính công,… Đổi lại, những xếp hạng của ba tổ chức này là chứng nhận
cho “sức mạnh” của một nền kinh tế, là số liệu tin cậy để các nhà đầu tư, kinh
doanh tham khảo.
Thành tích nêu trên
thực sự đáng khích lệ, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã và tiếp tục phải đối
mặt với ảnh hưởng tiêu cực kéo dài của đại dịch COVID-19. Như thời điểm năm
2021, không ít địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội dẫn đến hệ quả là
hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại trong nước bị đình đốn. Theo số liệu
của Cục Đăng ký kinh doanh, có đến gần 120.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng
hoạt động trong năm 2021, tăng 17,8% so với năm 2020. Kéo theo đó là số người
lao động thiếu việc làm cũng tăng cao, đặc biệt là tại khu vực thành thị. Sau
nhiều năm liên tục phát triển với tốc độ ổn định, nền kinh tế Việt Nam phải
nhận mức tăng trưởng âm vào quý III/2021.
Có được những thành tích to lớn đó
chính là do Việt Nam có Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhân dân cả nước đồng lòng,
trên nền tảng tư tưởng vững chắc đó là Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí
Minh, cùng hướng tới mục tiêu đi lên Chủ nghĩa xã hội tươi đẹp.
Không thể có “đa nguyên, đa đảng” ở Việt Nam hiện nay
Nhằm mục tiêu chống phá con đường phát triển của nước ta, các thế lực thù địch luôn không ngừng tìm mọi thủ đoạn thâm độc để đạt được mục đích của chúng. Một trong những thủ đoạn đen tối đó là luận điệu đòi "đa nguyên, đa đảng". Các thế lực thù địch, phản động cho rằng, đa đảng thì có dân chủ và một đảng thì mất dân chủ, thực ra là một trò “lập lờ đánh lận con đen” nhằm cổ vũ cho việc thiết lập cơ chế đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam.
Từ bên ngoài, các thế lực thù địch sử dụng một khối
lượng khổng lồ các phương tiện thông tin, truyền thông, nhất là sử dụng các
trang mạng xã hội để thực hiện các chiến dịch chống phá tư tưởng quy mô lớn đối
với Việt Nam. Các thế lực thù địch đưa ra luận điệu: Các cương lĩnh, đường lối
cách mạng của Đảng chứng tỏ sự “chuyên quyền”, “độc đoán”, “đảng trị”. Chúng đổ
lỗi cho Đảng trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế của đất nước so với những nước
trong khu vực; từ đó, chúng cho rằng, trong thời đại ngày nay, nếu tiếp tục đi
theo con đường XHCN là sai lầm. Chúng “khuyên” chúng ta đi theo mô hình “xã hội
dân chủ”, thực hiện “chính trị đa nguyên”, “đa đảng đối lập”, xóa bỏ Điều 4
trong Hiến pháp năm 2013 về hiến định quyền lãnh đạo của Đảng, vì chúng cho
rằng “đa nguyên, đa đảng sẽ khơi dậy sự sáng tạo của toàn dân, tốt hơn cho sự
phát triển của xã hội”.
Đây
là một luận điệu hết sức nguy hiểm và thâm độc vì họ cố tình đánh đồng giữa vấn
đề đa nguyên, đa đảng với dân chủ và phát triển. Với những người có nhận thức chính
trị không vững vàng có thể dễ dàng bị đánh lừa bởi luận điệu này, từ đó, cổ xúy
cho việc thiết lập cơ chế đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam. Như vậy, luận điệu
“muốn thực sự dân chủ và phát triển”, phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa
đảng đối lập thực chất là đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải “từ bỏ vị thế
lãnh đạo”, “chuyển đổi thể chế chính trị”, với mục tiêu thâm độc là xóa bỏ vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện “đa nguyên chính trị”,
chuyển hóa chế độ XHCN sang các chế độ xã hội khác.
Đảng
Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành những
thắng lợi vẻ vang nhất trong lịch sử. Không thể có một đảng nào có đủ bản lĩnh
hơn Đảng Cộng sản để lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Càng không
thể có "đa nguyên, đa đảng" ở Việt Nam hiện nay.
Sức sống trường tồn của Chủ nghĩa Mác
Dù đã ra đời cách đây gần 200 năm nhưng những quan điểm của chủ nghĩa Mác vẫn có sức sống bền vững và giá trị trường tồn. Sức sống của chủ nghĩa Mác được thể hiện ở chỗ nó đã giải đáp những vấn đề mà tư tưởng tiến tiến của loài người đặt ra, soi sáng các nhiệm vụ lịch sử đã chín muồi của nhân loại. Đó là nhiệm vụ giải phóng con người khói mọi hình thức áp bức, bóc lột, khỏi mọi sự tha hóa. Mặc dù ngay từ khi mới ra đời và trong giai đoạn hiện nay, vẫn luôn có nhiều quan điểm phê phán, xuyên tạc nhằm phủ nhận chủ nghĩa Mác nhưng cho đến ngày nay, đó vẫn là một học thuyết khoa học và cách mạng duy nhất đáp ứng mọi nhiệm vụ của lịch sử mà không một học thuyết nào có thể thay thế được.
Ngày
nay, sức sống của chủ nghĩa Mác còn tiếp tục được thể hiện ở chỗ dù đời sống
thực tiễn của xã hội hiện đại đã vận động, phát triển qua rất nhiều giai đoạn
khác nhau với những khúc quanh co, thăng trầm song cũng không vượt ra ngoài
những quy luật phổ biến được được trình bày trong học thuyết Mác dù người ta có
thừa nhận hay không thừa nhận điều đó.
Trong
tình hình hiện nay, chính từ các quốc gia tư bản phương Tây, người ta lại thấy
có những tiếng nói về những giá trị của chủ nghĩa Mác, của học thuyết kinh tế
Mác, về phong trào “trở về với Mác”, tìm đọc Mác. Đặc biệt, ở những thời điểm
diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009,
trong khủng khoảng nợ công và suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia tư bản phát
triển, phong trào “trở về với C.Mác”, tìm đọc C.Mác lại trở nên sôi nổi hơn bao
giờ hết. Những tác phẩm kinh điển của C.Mác vẫn được tìm đọc nhiều nhất, đặc
biệt là bộ “Tư bản” của C.Mác vẫn xếp số 1 trên thế giới và được dịch ra 134
ngôn ngữ ở 63 nước.
Không
thể cố nói bừa rằng, chủ nghĩa Mác là học thuyết “ảo tưởng”, đã “lạc hậu, lỗi
thời” khi chính học thuyết này đã tạo nên những hiện thực làm biến đổi thế
giới, thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của lịch sử loài người và có sức lôi cuốn
cũng như tầm ảnh hưởng sâu rộng toàn nhân loại.
Để
bảo vệ chủ nghĩa Mác, một mặt chúng ta phải luôn kiên định, vững vàng với những
nguyên lý cho tính chất nền tảng của chủ nghĩa Mác, mặt khác cũng phải không
ngừng bổ sung, phát triển những quan điểm của học thuyết này cho phù hợp với
thực tiễn. Việc bổ sung, phát triển đó không phải là “xét lại” chủ nghĩa Mác;
cũng không phải là làm lu mờ chân giá trị của chủ nghĩa Mác mà là làm cho những
nội dung, quan điểm của học thuyết Mác được có thêm sức sống mới, phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh của giai đoạn hiện nay. Đó là một việc làm hết sức khó
khăn đòi hỏi những người mácxít phải kiên trì, có bản lĩnh và có trách nhiệm
với hệ thống lý luận khoa học và cách mạng được coi là nền tảng tư tưởng của
Đảng ta hiện nay./.