Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2022

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA: NGÀY 11 THÁNG 8 NĂM 1965!

         “Các chú hãy ra sức phát huy ưu điểm, sữa chữa nhược điểm, khó không nản, thắng không kiêu, cùng với đơn vị bạn và nhân dân quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, ủng hộ cách mạng giải phóng miền Nam tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà”.
     Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Thư gửi cán bộ và chiến sĩ Hải quân”, Báo Nhân dân đăng số 4147, ngày 11 tháng 8 năm 1965.
     Nhân dịp Kỷ niệm 10 năm Ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân, Bác Hồ đã gửi thư chúc mừng và biểu dương thành tích trong xây dựng, chiến đấu và chiến thắng của Hải quân; đồng thời, Người nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Hải quân cần tiếp tục phát huy truyền thống và thành tích đã đạt được, chủ động khắc phục khó khăn, gian khổ, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
     Thấu triệt lời Bác Hồ dạy, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Hải quân đã phát huy truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng ra quân đánh thắng ngay từ trận đầu; bất chấp mưa bom, bão đạn và muôn vàn khó khăn, gian khổ trên những chuyến tàu không số trở đầy hàng hóa, ngày đêm vượt biển chi viện đắc lực cho tiền tuyến lớn miền Nam, dệt nên một huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển, tham gia cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân năm 1975, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam như Bác hằng mong ước. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Quân chủng Hải quân luôn nắm vững tình hình, chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng có chủ trương, đối sách đúng đắn, phù hợp trong xử lý các vấn đề nhạy cảm xảy ra trên biển; tập trung xây dựng Quân chủng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu, làm nòng cốt bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Tổ quốc, tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống “Chiến đấu anh dũng, mưu trí sáng tạo, làm chủ vùng biển, quyết chiến, quyết thắng” của Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng./.
Môi trường ST.

SỰ THẬT CHƯA BIẾT VỀ CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM

 


1. Lượng bom Mỹ ném xuống Việt Nam trong cả cuộc chiến là 7,85 triệu tấn, gấp gần 3 lần tổng số bom mà tất cả các nước đã sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai và tương đương sức công phá của 250 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki.

2. Tính bình quân mỗi người Việt Nam thời đó phải chịu đựng trên dưới 250 kg bom của Mỹ.

3. Nếu tính cả bom đạn dùng trên mặt đất (lựu đạn, mìn, đạn pháo, chất nổ...) thì Mỹ đã dùng tổng cộng trên 15,35 triệu tấn bom đ.ạn ở Việt Nam. Cơ sở hạ tầng ở cả hai miền Việt Nam bị phá hủy nặng nề. Sau chiến tranh, Việt Nam là một trong những nước có tình trạng ô nhiễm bom, mìn nặng nề nhất trên thế giới. Gần 800.000 tấn bom mìn chưa phát nổ còn sót lại trong lòng đất vẫn tiếp tục gây tai nạn, làm hơn 42.000 người chết, 62.000 người bị thương từ 1975 đến 2014, gây ô nhiễm 6,6 triệu ha đất (chiếm 20% diện tích Việt Nam), khiến chính phủ Việt Nam phải chi mỗi năm khoảng 100 triệu USD để khắc phục hậu quả bom mìn.

4. Chiến tranh Việt Nam là một chiến tranh ác liệt với quy mô lớn kéo dài gần 20 năm. Đây cũng là lần đầu tiên, hậu quả tàn khốc của vũ khí chiến tranh được xuất hiện trên sóng TV trực tiếp của các nước tiên tiến.

5. Chỉ tính riêng trong 81 ngày đêm ngắn ngủi giao tranh xảy ra ở Quảng Trị, báo chí nước ngoài đã thống kê, Thành cổ Quảng Trị đã hứng chịu 328.000 tấn bo.mb đ.ạn, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hirosima và Nagasaki hổi Chiến tranh thế giới thứ hai.

6. Mỹ đã áp dụng hầu hết các vũ khí tân tiến nhất thời điểm đó (chỉ trừ vũ khí hạt nhân). Một loạt các loại vũ khí đã được sử dụng bởi các quân đội khác nhau hoạt động trong Chiến tranh Việt Nam, bao gồm quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Quân đội Nhân dân Việt Nam) và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam); tất cả các đơn vị của quân đội Mỹ; các đồng minh của mỹ là Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH), Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Thái Lan và Philippines.

7. Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam có ít binh sĩ và vũ khí hơn, trong khi đó Quân đội Mỹ được trang bị vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới. Ở thời kỳ cao điểm năm 1968, quân Mỹ và đồng minh có số lượng quân sĩ gấp bốn lần và gấp hàng chục lần về thiết bị vũ khí. Ngay cả ở thời điểm cuối, năm 1975, khi Mỹ đã rút quân về nước, họ vẫn trang bị cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa mạnh gấp 2 lần về quân số và gấp vài lần về trang bị so với Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, chiến thắng chung cuộc lại thuộc về Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, bên yếu thế hơn nhiều về quân sự. Đây là điều để lại nhiều bài học về chiến lược chính trị và quân sự cho các nhà nghiên cứu, các tướng lĩnh quân sự sau này.

Trong cuộc chiến Việt Nam, khả năng tác chiến công nghệ cao của không quân và hải quân là ưu thế chính của Mỹ, ở thời kỳ cao điểm Mỹ đã huy động 60% không quân và 40% hải quân để tham chiến ở Việt Nam. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Liên Xô viện trợ cho một số vũ khí như MiG-21 và SAM-2 để chống lại, nhưng số lượng khá ít và đây cũng không phải là những vũ khí hiện đại nhất của Liên Xô khi đó. Tuy nhiên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sáng tạo ra những chiến thuật mới, phát huy hiệu quả số lượng trang bị ít ỏi của mình. Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Conwell viết: “Lực lượng phòng không của Việt Nam là thứ đáng sợ nhất và hoàn chỉnh nhất mà những phi công Mỹ đã từng gặp” Đại tá James G. Zumwalt nhận xét: “Đối với nhiều người Việt Nam, cuộc chiến với Mỹ là một ván cờ. Mỗi khi người Mỹ tung ra nước đi khó bằng cách áp dụng công nghệ mới vào chiến trường, phía Việt Nam lại sử dụng sự khéo léo để đáp trả”.

8. Tổng cộng trong 20 năm, Mỹ đã huy động vào cuộc chiến tranh này 6,6 triệu lượt quân nhân Mỹ (chiếm 15% nam thanh niên toàn nước Mỹ) – vào thời điểm cao nhất (năm 1968–1969) có tới 628.000 quân Mỹ hiện diện trên chiến trường – bằng tổng số lục quân của cả năm nước Anh, Tây Ban Nha, Bỉ, Canada, Australia và chiếm 70% tổng số lực lượng lục quân Mỹ lúc bấy giờ, với những sư đoàn thiện chiến nhất như Kỵ binh bay, Tia chớp nhiệt đới, Anh cả đỏ, Thuỷ quân lục chiến… Cùng với lục quân, Mỹ huy động 60% không quân chiến lược, chiến thuật với 2.300 máy bay, trong đó có 46% pháo đài bay B-52 với hơn 200 chiếc, 42% lực lượng hải quân với hàng trăm tàu chiến trong đó có 15/18 hàng không mẫu hạm, tuần dương hạm, 3.000 xe tăng - xe thiết giáp; 2.000 khẩu pháo hạng nặng từ 120 đến 175mm. Ngoài ra, Mỹ đã đổ tiền của xây dựng Quân lực Việt Nam Cộng hòa với trang bị 1.800 máy bay, 2.000 xe tăng – thiết giáp, 1.500 khẩu pháo, 2 triệu khẩu súng các loại, 50.000 xe cơ giới quân sự, hàng trăm tàu, thuyền chiến đấu.

9. Quân lực Việt Nam Cộng hòa là một quân đội hiện đại, tốn kém, đòi hỏi kinh phí hoạt động gần 3 tỷ USD Mỹ mỗi năm. Nền kinh kế Việt Nam Cộng hòa không thể cáng đáng được kinh phí này, nên Việt Nam Cộng hòa đã gần như phải dựa hoàn toàn vào viện trợ kinh tế của Mỹ để có thể thực hiện phòng thủ quốc gia. Khi Mỹ giảm viện trợ xuống còn 1,1 tỷ USD vào năm 1974, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng với lạm phát ở mức 200%, Quân lực Việt Nam Cộng hòa không còn đủ kinh phí hoạt động, tình trạng thiếu đ.ạn dược, vũ khí, xăng dầu đã dẫn đến hỏa lực yếu và giảm tính cơ động.

Nguồn: Andrew A. Wiest, The Vietnam War, 1956-1975, 2002, Osprey Publishing, tr. 80)

 

 

ĐƯỜNG XƯA LỖI CŨ TA VỀ VỚI LOẠI NGƯỜI KÉM TIẾN BỘ NHẤT THẾ GIỚI !

 


Có lẽ quả báo với Đặng Hữu Nam vẫn không làm Nguyễn Đình Thục sáng mắt ra khi sáng nay, Nguyễn Đình Thục lại tiếp tục kích động giáo dân giáo xứ Bình Thuận (xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) tiến hành chống đối các cơ quan chức năng trong việc đón con đường cũ đi vào giữa dự án khu công nghiệp WHA Hemaraj 1 Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào 22/5/2017.

Theo lẽ tự nhiên, con đường dân sinh có trước khu công nghiệp nhưng nói về lợi ích kinh tế thì Ban quản lý khu công nghiệp đã xây dựng 1 con đường dân sinh khác cách đó vài trăm mét để thay thế cho con đường dân sinh cũ chia cắt khu công nghiệp, làm giảm giá trị của khu công nghiệp.

Từ 5 năm nay, chỉ vì “giữ gìn” con đường dân sinh này mà khu công nghiệp WHA đã lỡ 2 dự án lên tới 600 triệu USD. Đó không chỉ là tiền ngân sách, là sự phát triển kinh tế của tỉnh mà trước hết là công ăn việc làm của hàng ngàn công nhân địa phương. Con đường để dẫn chúng ta đến đích nhưng con đường dân sinh này nó lạ lắm, nó ngáng trở kinh tế phát triển và hơn hết đó chính là công cụ để Nguyễn Đình Thục chống phá chính quyền địa phương.

Đứng lên bục thì xoen xoét cái mồm rằng chính quyền không chăm lo đời sống kinh tế địa phương, để nhiều người con xứ Nghệ phải đi xuất khẩu lao động nhưng bước ra khỏi nhà thờ là kêu gào, hò hét, kích động giáo dân làm loạn.

Đã đến lúc, các cơ quan chức năng, giáo phận Vinh quy Nguyễn Đình Thục về với Đặng Hữu Nam cho có anh có em. Kích động giáo dân giữ con đường xưa lối cũ hay chính Nguyễn Đình Thục vẫn đang giữ tư tưởng chống đối, kiên trì với con đường phản động của mình bấy lâu nay. Hổ không gầm thì lại tưởng mèo kitty. Ngày Nguyễn Đình Thục treo chén chắc không còn lâu nữa đâu.

Trở lại câu chuyện cách đây hơn chục năm khi mà Tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt phát biểu: Cảm thấy nhục khi cầm tấm hộ chiếu Việt Nam !

Tìm hiểu sâu anh em Interpol mới thấy thằng cha này nói đúng về thân phận một nhóm nhỏ chức sắc giáo hội Ki tô giáo người Việt Nam và đám Đu Càng cùng F1 ,F2 ,F3 của chúng bị xếp vào nhóm người KÉM TIẾN BỘ nhất thế giới ! Còn lại chúng ta đi đến khắp cùng trời cuối đất đều OK .

Thế nên , chúng ta không có gì lạ khi nhập cảnh vào nước khác , những vị này không được ưu tiên và xếp cuối cùng . Họ chẳng kính Chúa lại càng không yêu nước, nhục mặt là đúng rồi .

NHỚ ĐÔI MẮT BÁC HỒ

 

NHỚ ĐÔI MẮT BÁC HỒ

 

Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh

Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!

Giọng của Người, không phải sấm trên cao

Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước

Con nghe Bác, tưởng nghe lời non nước

Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...

♡♡♡♡

Thơ: Tố Hữu

 

Cảnh giác thông tin xuyên tạc của đối tượng phản động trên mạng xã hội

 


 Ngày 12/8, Công an thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước phát đi thông tin cảnh giác đối với Trương Quốc Huy – Thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân.Theo đó, Trương Quốc Huy, SN 1980 tại TP Hồ Chí Minh, có cha là người nghiện rượu và bị bạn nhậu đâm chết trong một bữa nhậu. Trương Quốc Huy học hết lớp 7, từng đi bộ đội nhưng bị trả về do nghiện ma tuý.Để có tiền ăn chơi, Trương Quốc Huy liên kết với Lisa Phạm (thuộc tổ chức khủng bố Việt Tân) rải truyền đơn chống phá nhà nước, Trương Quốc Huy 2 lần bị bắt; lần bắt thứ 2 (vào năm 2005) bị kết án 6 năm tù, ra tù năm 2011 thì trốn qua Thái Lan, sau đó qua Mỹ tị nạn.

Sang Mỹ, dưới sự chỉ đạo của tổ chức khủng bố Việt Tân, Trương Quốc Huy lập kênh N10TV trên Youtube, Facebook để chia rẽ sự đoàn kết của người dân Việt Nam với chính quyền, kích động động bạo lực, gây bất ổn trong nước.

Trên kênh này, Trương Quốc Huy tỏ vẻ là người hiểu biết về tình hình trong nước. Tuy nhiên, Trương Quốc Huy chỉ lợi dụng các vấn đề mà báo chí đã đăng, suy diễn các vấn đề theo chiều hướng xuyên tạc, gây hiểu lầm cho người dân, dẫn dắt người dân theo chiều hướng tiêu cực nhằm chống phá sự ổn định của đất nước.

Thời gian qua, lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam, kênh N10TV càng ra sức xuyên tạc, Trương Quốc Huy lớn tiếng chỉ trích Chính phủ, tỏ vẻ bề trên chỉ dạy cho Chính phủ chống dịch (trong khi công tác chống dịch của Chính phủ được thế giới công nhận là hiệu quả).

Công an thị xã Bình Long thông tin đến quần chúng nhân dân, đề cao cảnh giác, tỉnh táo trước các luận điệu xuyên tạc của đối tượng Trương Quốc Huy./.

PHÓNG SINH HAY TẠO NGHIỆP.?!

 


 

Tôi hỏi một sư thầy rằng chim chóc ở đâu mà ra nhiều vậy? Thầy bảo không ở rừng mang về thì ở đâu? Tôi hỏi tiếp, nếu không có những cuộc phóng sinh như thế này thì liệu chúng có bị đánh bẫy và bị tóm bắt hàng loạt như thế này không? Sư thầy lặng lẽ quay gót vào chùa.

Tôi nói to: " Nếu Phật mở đức hiếu sinh thật sự thì làm ơn đừng bày ra trò phóng sinh nữa! Cứ hàng năm phóng sinh như thế này thì chim chóc bị tuyệt diệt không còn một mống. Kinh khủng hơn chiến dịch "diệt chim sẻ" của Mao Trạch Đông đấy ạ."

Khi chim chóc bị tuyệt diệt thì con người cũng bị tuyệt diệt theo chứ đừng hy vọng mang lại vận may.

Có thể chính các thầy là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hàng đàn chim non đang chết khô vì đói , vì chờ chim bố mẹ đi kiếm ăn mãi mãi không về.!

Kẻ nào đánh tráo lịch sử từ "ngụy quyền" thành "VNCH" và "chính quyền SG" ?

 

               Bè lũ ngụy quyền là 1 chính quyền giả tạo, là BẤT HỢP PHÁP do ngoại bang tạo ra để làm công cụ xâm lược nên phải gọi tên chúng là ngụy quân, ngụy quyền. Không thể gọi bọn chúng như cái tên chúng đã tự xưng "VNCH" được.

Mưu đồ của những kẻ muốn lật đổ nằm ở chỗ : nếu gọi theo cái tên chúng tự xưng trong quá khứ chính là biến giả thành thật, biến NGỤY thành CHÍNH, biến BẤT HỢP PHÁP thành HỢP PHÁP.

Xảo quyệt hơn, sự đánh tráo "ngụy" thành "chính" sẽ xóa sạch tội bán nước của ngụy quân ngụy quyền, từ đó biến cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nước ta từ chính đáng trở thành phi nghĩa, biến quân xâm lược Mỹ thành vô can...

Đó chính là mục đích của những kẻ rắp tâm gây "diễn biến hòa bình" để lật đổ chế độ XHCN.

ANH CÒN TRẺ QUÁ!

 


 

 

Tháng 9/1965 một tờ báo của Mỹ có dòng tít: "TÀU TUẦN DUYÊN HOA KỲ TRONG LÚC ĐI TUẦN TRA Ở VÙNG BIỂN GẦN BỜ PHÍA NAM VIỆT NAM ĐÃ BẮT ĐƯỢC 1 TÊN VIỆT CỘNG ".

Vâng ! Người mà bên phía Mỹ gọi là việt cộng kia chính là 1 anh bộ đội giải phóng quân của ta ,anh bị bắt khi đang giả làm ngư dân để do thám tàu địch ...anh còn trẻ quá! chắc khoảng gần 20t .Trên biển mênh mông nước không biết số phận của anh sẽ ra sao khi rơi vào tay giặc? Kính phục anh- người chiến sĩ trẻ dũng cảm tuổi đôi mươi./.

NGA CÓ THỰC SỰ BỊ CÔ LẬP ?

 

Trong hội nghị về kế hoạch lần cuối cho cuộc hội thao quân sự quốc tế 2022 tại Nga Bộ quốc phòng Nga đã ra thông báo có 275 đội tuyển của 37 quốc gia đăng ký tham gia hội thao này. đây là hội thao thường niên mà Nga là chủ nhà . Trong hội thao Army Games 2022 năm nay nhiều quốc gia được phân bổ các môn thi, nhằm tăng cường tình hữu nghị và đoàn kết giữa quân đội của 37 quốc gia từ châu âu ,tới châu á, châu phi , châu mỹ la tinh ...

Trong bối cảnh nước Nga đang tiến hành chiến dich đặc biệt tại UKR , các phương tiện truyền thông phương tây luôn tuyên truyền về cái gọi là sự " Cô Lập" mà Nga đang phải đối mặt thì việc Nga tổ chức hội thao quân sự quốc tế 2022 với sự tham gia của 37 nước để chứng minh cho thế giới hiểu rằng Nga chưa bao giờ bị cô lập như những gì mà phương tây rêu rao. Ngừoi Nga trong bất kỳ hoàn cảnh nào họ vẫn là quốc gia được nhiều bạn bè kính nể. Thực tế cho thấy Nga chưa bao giờ bị cô lập như những gì truyền thông phương tây từng nói 

VLADIMIR PUTIN, NGƯỜI BẠN LỚN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM

 


Khi sang thăm Việt Nam, vào Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vòng hoa kính viếng, Vladimir Putin nói: “Hồ Chí Minh là một nhân cách văn hóa lớn của nhân loại!”

Khi nhắc đến quan hệ Việt Nam - Nga, Vladimir Putin viết:

“Tình hữu nghị giữa Nga và Việt Nam đã vững vàng vượt qua được những thử thách nảy sinh từ nhiều sự kiện bi thương của thế kỷ 20 cũng như những biến đổi kỳ vĩ trên thế giới và ở hai đất nước chúng ta. Song có một điều còn mãi không bao giờ thay đổi - đó là quan hệ tôn trọng lẫn nhau, là truyền thống tin cậy và giúp đỡ lẫn nhau. Là biết trân trọng sự giúp đỡ vô tư không hề vụ lợi của các đối tác KHÔNG KHI NÀO PHẢN BỘI.

Về điều này tôi muốn dẫn ra đây những lời nói nổi tiếng của CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH: “Uống nước nhớ nguồn”. Tôi coi những lời này là sự ủy thác tinh thần cho các thế hệ công dân hôm nay và mai sau của hai đất nước chúng ta. Nhất định phải ghi nhớ về những trang sử chung, về những gì gắn bó chúng ta. Đó chính là sự đảm bảo tính kế thừa và sự bền vững cho mối quan hệ hướng đến tương lai của chúng ta.”

Và khi có một phóng viên phương Tây hỏi VIỆT NAM - NGA MỐI QUAN HỆ CỦA TÌNH HỮU NGHỊ THUỶ CHUNG, SÂU SẮC? Vladimir Putin chỉ ngắn gọn:

“Điều ấy cả thế giới đều biết, chỉ riêng anh không biết. Điều ấy không cần phải quảng cáo.”

Vâng, điều ấy không cần phải quảng cáo. Vladimir Putin! Ông là Người bạn lớn của Nhân dân Việt Nam!

Từng ấy năm trong nghề mà lần đâu tiên tôi nghe thấy cái loại án là "án thái độ".

 

Từng ấy năm trong nghề mà lần đâu tiên tôi nghe thấy cái loại án là "án thái độ".

Đó là cách gọi của Đài Á châu Tự do (RFA) đối với vụ án Phạm Đoan Trang mà sắp đưa ra xét xử phúc thẩm trong tháng 8 này.

Lý giải cho cái gọi là "án thái độ", RFA cho rằng ở vụ án này, Trang không có tội và Trang kiên quyết không nhận tội, không xin giảm nhẹ án nên vì thái độ đó mà họ dự đoán Tòa sẽ y án sơ thẩm.

Nói về tội của Trang thì tôi đã có nhiều bài viết, cộng với báo chí truyền thông cũng đưa rất nhiều rồi, có thể nói bản án 9 năm về tội Tuyên truyền chống Nhà nước với những hành vi của Trang là đúng người, đúng tội.

Việc Trang không thành khẩn khai báo trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm khiến ả không được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Ở phiên tòa phúc thẩm, dù Trang có xin giảm nhẹ án cũng khó được Hội đồng xét xử chấp thuận. Trừ khi ở phiên tòa phúc thẩm, Trang cung cấp thêm những tình tiết giúp làm rõ hơn vụ án hình sự này so với thời điểm tòa sơ thẩm diễn ra, chẳng hạn như tố cáo thêm những đồng phạm, hoặc thú nhận Trang đã nhận được bao nhiêu $ cho hoạt động chống phá Nhà nước...

Những biểu hiện mới trong âm mưu thủ đoạn của kẻ thù hòng lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta

 

- Lợi dụng tôn giáo tập hợp lực l­ượng, phát triển tín đồ củng cố tổ chức, khi có điều kiện chuyển thành lực lượng chính trị tiến công xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa dư­ới các hình thức bạo loạn chính trị, kết hợp với bạo loạn vũ trang ở các vùng dân tộc thiểu số, kêu gọi bên ngoài can thiệp... như­ kịch bản mà họ đã sử dụng ở một số nước Đông Âu.

- Quốc tế hoá những vấn đề tôn giáo, trư­ớc tiên là Thiên chúa giáo, Tin Lành, Phật giáo... để dễ bề can thiệp từ bên ngoài vào, công khai hoá việc gây sức ép với chính quyền Nhà nước Việt Nam.

- Khi có điều kiện thì tạo ra các cuộc xung đột, bạo loạn ở vùng tôn giáo với cái cớ: tranh chấp đất đai, nơi thờ tự, chùa chiền... do chính quyền cơ sở sơ hở, hoặc có thiếu sót, sai lầm trong việc xử lý các vấn đề nội bộ dân cư, tạo cớ cho bọn phản động trong và ngoài nước lợi dụng thời cơ, kích động quần chúng chống chính quyền, gây mất ổn định chính trị...

- Thực hiện chính sách liên kết tôn giáo (chúng gọi tắt là chính sách liên tôn) để tập hợp lực lượng, khắc phục sự chia rẽ và mâu thuẫn vốn tiềm ẩn trong các tôn giáo trước đây.

- Phối hợp hoạt động giữa các tổ chức tôn giáo trong nước với các tổ chức tôn giáo quốc tế, giữa các phần tử phản động trong các tôn giáo ở trong nước với bọn phản động tôn giáo bên ngoài. Gần đây, số tiền viện trợ dành cho các tôn giáo ở Việt Nam dưới các hình thức vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, vừa bí mật vừa công khai lên tới hàng trăm triệu đô la.

 

Các thế lực thù địch lợi dụng chính sách mở cửa và sự mở rộng dân chủ ở nước ta

 

Lợi dụng chính sách mở cửa và sự mở rộng dân chủ ở nước ta, các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh hoạt động trong các tôn giáo, phát triển và mở rộng lực lượng, hòng tạo lợi thế cho các tổ chức tôn giáo nắm quyền chi phối về chính trị. Biểu hiện cụ thể là: Phát triển, mở rộng lực lượng chống đối trong các tôn giáo hướng vào các trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, xã hội như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và những nơi đông dân cư, vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc ít người, khu căn cứ cách mạng trước đây của ta để hình thành các gọng kìm chiến lược hỗ trợ cho sự phản loạn. Đối tượng chủ yếu để phát triển đạo là hướng vào mua chuộc và lôi kéo thế hệ trẻ như thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên các trường đại học,… Tăng cường truyền đạo, phát triển tổ chức cả hợp pháp và bất hợp pháp, đáng lưu ý là xuất hiện hiện tượng dùng vật chất, tiền bạc để lôi kéo, mua chuộc đồng thời tiến hành điều chỉnh hoặc thay đổi các lễ nghi tôn giáo cho phù hợp với đặc điểm Việt Nam và từng vùng dân cư để lôi kéo người theo đạo.

Cảnh giác khi các thế lực thù địch lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta

 

Ngày nay, các thế lực thù địch ở trong nước và nước ngoài đang thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” để chống phá cách mạng nước Việt Nam. Trong chiến lược này, các thế lực thù địch đặc biệt quan tâm lợi dụng vấn đề tôn giáo. Vấn đề tôn giáo được chúng gắn với vấn đề dân chủ nhân quyền và được thực hiện qua nhiều thủ đoạn. Một số nước vẫn còn có các nhóm người công khai, lợi dụng vấn đề tôn giáo, can thiệp thô bạo đến công việc nội bộ của Việt Nam. Lợi dụng chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước Việt Nam, hàng năm có hàng chục phái đoàn vào “tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam”, trong đó vẫn có những nhân vật lợi dụng hoạt động này để nắm bắt tình hình, hỗ trợ, chỉ đạo các hoạt động chống phá Việt Nam. Trong cái gọi là “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế” hằng năm, họ thường xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, trong đó có những thông tin cố tình làm sai lệch và phản ánh không đúng tình hình như ở Tây Nguyên và một số địa phương.

Những năm gần đây lại xuất hiện những dấu hiệu mới trong các hoạt động chống phá Việt Nam như: “liên tôn”, đấu tranh đòi “tự do tôn giáo và nhân quyền”. Một số tổ chức thù địch với Việt Nam ở nước ngoài cũng đang thúc đẩy thông qua cái gọi là “Luật tự do tôn giáo cho Việt Nam”, gắn tự do tôn giáo với các điều kiện phát triển quan hệ song phương, trong đó có viện trợ phát triển kinh tế để ép Việt Nam, từng bư­ớc thực hiện ý đồ: “tự do hoá tôn giáo ở Việt Nam” theo công thức: “Tôn giáo độc lập với Nhà nước”.

“Liều thuốc” đặc trị bệnh… chạy chức chạy quyền

 

Nhiều người cho rằng, Quy định 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm là một bước tiến về công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới. Nhân dân cũng kỳ vọng đây sẽ là những “liều thuốc” đặc trị căn bệnh chạy chức chạy quyền gây nhức nhối trong xã hội.

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã ký ban hành Quy định 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Quy định mới thay thế Quy định số 7-QĐi/TW năm 2018 của Bộ Chính trị khóa XII về xử lý tổ chức đảng vi phạm và Quy định số 102 năm 2017 của Bộ Chính trị khóa XII về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.

Quy định gồm 4 chương, 58 điều được hệ thống và đặt trong một Quy định thống nhất, đồng bộ để soi chiếu, xác định mức độ vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên. Trong đó, Quy định bổ sung nhiều nội dung, quy định mới nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn, đồng thời cụ thể hóa các hình thức kỷ luật đối với những vi phạm mà thời gian vừa qua nổi lên như một xu hướng, một mối đe dọa, một thách thức nguy hiểm.

Cụ thể, Quy định 69 nêu rõ, về nguyên tắc xử lý kỷ luật: Tất cả tổ chức đảng và đảng viên bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều phải xem xét thi hành kỷ luật công minh, chính xác, kịp thời.

Đặc biệt, Quy định 69 ra đời đánh dấu việc, đây là lần đầu tiên có văn bản về xử lý kỷ luật đảng đề cập đến mức kỷ luật khi đảng viên chạy chức chạy quyền. Trước đây, hành vi chạy chức của đảng viên chỉ là một hành vi bị xử lý kỷ luật trong vi phạm công tác tổ chức, cán bộ mà thôi. Hơn nữa các văn bản hướng dẫn thi hành quy định kỷ luật đảng viên cũng không hướng dẫn nhiều về hành vi chạy chức này. Tuy nhiên, theo Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 đã mang hành vi chạy chức, chạy quyền thành một Điều kỷ luật riêng. Cụ thế, tại Điều 30 đã tách hành vi chạy chức, chạy quyền của đảng viên thành một hành vi bị kỷ luật riêng biệt. Đây là điểm mới so với trước đây.

Theo đó, đảng viên vi phạm tùy từng mức độ sẽ bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ), khai trừ ra khỏi Đảng. Quy định cũng nêu rõ, nếu không chỉ đạo xem xét, xử lý kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội về hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ hoặc bao che, tiếp tay cho hành vi tiêu cực, cũng sẽ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có).

Chưa hết, kỷ luật với tổ chức đảng phải xem xét rõ trách nhiệm của tổ chức, đồng thời xem xét trách nhiệm của từng cá nhân liên quan, nhất là trách nhiệm người đứng đầu. Với cá nhân, trong thời gian đảng viên đang bị xem xét xử lý kỷ luật thì không điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm; không phong, tặng, công nhận các danh hiệu của Đảng, Nhà nước với đảng viên đó.

Hay Điều 39 cũng quy định rất rõ kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng nếu: Mở tài khoản chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài; mua, bán tài sản ở nước ngoài trái quy định; tổ chức, tham gia hoạt động rửa tiền dưới mọi hình thức; chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành chế độ, chính sách, quy trình, thủ tục.. trái quy định, tạo lợi ích nhóm hoặc lợi ích cục bộ... nhằm mục đích trục lợi; tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh việc kê khai tài sản, thu nhập; đối phó, cản trở việc kiểm tra, giám sát, xác minh tài sản, thu nhập….

Có thể nói, với vấn nạn chạy chức, chạy quyền, lần này quy định của Đảng là rất rõ ràng khi chỉ ra từng hành vi cụ thể. Đây cũng được xem là một trong những vấn đề mấu chốt của công tác cán bộ, nhằm chặn đứng ngay từ đầu những phần tử cơ hội không thể “chui” vào hàng ngũ để có thể “leo cao, luồn sâu”.

Chưa hết, Quy định 69 còn bổ sung hàng loạt những trường hợp đảng viên có thể vi phạm trong các lĩnh vực như quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ, và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…

Quy định cũng nhấn mạnh hơn tới khía cạnh đạo đức, lối sống khi bổ sung các hành vi vi phạm về tu dưỡng, rèn luyện; hay cá nhân đảng viên, cũng như vợ, chồng, con cái có lối sống xa hoa, lãng phí, gây dư luận xấu trong xã hội…

Một điểm nhấn quan trọng không thể không nhắc đến trong Quy định 69 là là bên cạnh các hình thức kỷ luật, Quy định cũng nhấn mạnh việc bảo vệ cán bộ, đảng viên dám nghĩ dám làm, vì lợi ích chung mà thực hiện đổi mới, sáng tạo (theo Kết luận số 14 của Bộ Chính trị). Theo đó, nếu cán bộ thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng vì lợi ích chung thì miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm. Vấn đề này chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào việc khích lệ đổi mới tư duy, đột phá, sáng tạo trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo; khắc phục tư tưởng sợ sai, sợ bị kỷ luật, sợ bị xử lý bằng pháp luật dẫn đến né tránh những đổi mới, đột phá chưa có tiền lệ, thậm chí là đùn đẩy, công việc, “đá bóng” trách nhiệm cho người khác…

Với 58 điều quy định rất cụ thể, rõ ràng, có thể nói, Quy định 69 của Bộ Chính trị một lần nữa cho thấy sự nghiêm minh của Đảng, không dung túng cho bất cứ sai phạm nào của mỗi đảng viên cũng như tổ chức đảng và cũng để các cơ quan chức năng, người dân có công cụ để giám sát các hành vi vi phạm.

Những quy định mới, với tính răn đe mạnh mẽ, được kỳ vọng đóng vai trò như một chốt chặn, khiến cán bộ, đảng viên nhìn thấy mà chùn tay, không thể, không dám, không muốn vi phạm, những phần tử cơ hội biết sợ; vừa là “lá chắn” bảo vệ những cán bộ, đảng viên, dám nghĩ dám làm, biết đặt quyền lợi của Đảng, của dân, của nước lên trên hết, trước hết. Từ đó tạo nên những dấu mốc mới trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, cũng như công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, tạo niềm tin vững chắc của Nhân dân đối với Đảng, với chế độ./.

Không thể phủ nhận nỗ lực phòng, chống mua bán người tại Việt Nam

 

Vẫn như hằng năm, Hoa Kỳ tự xem mình là “chuẩn mực về nhân quyền” tự cho mình quyền đưa ra các phán xét về chính trị, kinh tế-xã hội các quốc gia, đặc biệt là chủ đề nhân quyền.

Báo cáo năm 2022 về tình hình mua bán người trên thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (viết tắt là Báo cáo) đã xuất hiện những thông tin, những nhận định không xác thực, không phản ánh đầy đủ, chính xác về tình hình và nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng, chống mua bán người. Đó là các thông tin, nhận định liên quan tới tình hình lao động cưỡng bức đối với trẻ em, các vụ buôn bán phụ nữ, trẻ em, việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài...

Trước hết xin được khẳng định rằng: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi ngược đãi, mua bán người, bắt người làm nô lệ. Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ: Từ Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 đến 2013 đều có các quy định về quyền công dân và quyền con người được Nhà nước bảo hộ. Hiến pháp năm 2013 đã giành cả Chương II để quy định về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Trong đó có quy định rõ việc bảo đảm quyền con người, bảo đảm quyền công dân như: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Điều 20). Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu (Điều 35). Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em (Điều 37).

Để có căn cứ pháp lý cụ thể nhằm ngăn chặn, xử lý hành vi mua bán người, Việt Nam đã có Luật Phòng, chống mua bán người. Điều 3 Luật phòng, chống mua bán người quy định “Các hành vi bị nghiêm cấm” bao gồm: Mua bán người; chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; môi giới để người khác thực hiện mua bán người; cản trở việc tố giác, khai báo và xử lý hành vi mua bán người; kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân...

Điều 4 về nguyên tắc phòng, chống mua bán người của Luật Phòng, chống mua bán người quy định rõ: Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người. Giải cứu, bảo vệ, tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân kịp thời, chính xác. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân. Ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi mua bán người...

Nhà nước ta đã xây dựng và triển khai nhiều chính sách phòng, chống mua bán người. Công tác phòng, chống mua bán người là nội dung của chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế-xã hội. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân; khuyến khích cá nhân, tổ chức trong nước thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.

Nhà nước khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng, chống mua bán người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản theo quy định của pháp luật. Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người.

Trên bình diện quốc tế, Việt Nam là thành viên Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người; tham gia Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng, chống và trừng trị việc mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung cho Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Cùng với đó, Việt Nam tiếp tục triển khai có hiệu quả các hiệp định hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới về phòng, chống mua bán người; tiếp tục nỗ lực triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) nhằm củng cố môi trường di cư minh bạch, ngăn chặn nguy cơ mua bán người trong các hoạt động di cư quốc tế.

Triển khai Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, thời gian qua, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống mua bán người với sự vào cuộc và tập trung cao độ của tất cả các bộ, ngành và địa phương. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), các văn bản chính sách, pháp luật về phòng ngừa mua bán người, lao động cưỡng bức, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã được ban hành. Ngày 18-7 vừa qua, các bộ: Lao động-Thương binh và Xã hội, Công an, Quốc phòng và Ngoại giao cũng đã ký Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

Lực lượng chức năng của Việt Nam và các nước, nhất là các nước láng giềng thường xuyên phối hợp tổ chức các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người. Trong 6 tháng đầu năm 2022, khắc phục những khó khăn do đại dịch Covid-19, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã phát hiện, điều tra, khám phá 33 vụ, với 75 đối tượng phạm tội mua bán người và các tội phạm có liên quan đến mua bán người; đã kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị truy tố 17 vụ; 66 nạn nhân từ các vụ mua bán đã được tiếp nhận, xác minh, giải cứu, hỗ trợ...

Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ về phòng, chống mua bán người, Việt Nam chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng. Hàng trăm cán bộ của Việt Nam đã được bố trí tham gia các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn chuyên đề, chuyên sâu về pháp luật và nghiệp vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm mua bán người và bảo vệ nạn nhân bị mua bán...

Trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có những thông tin, đánh giá không chính xác về việc xuất khẩu lao động của Việt Nam. Có thể thấy rằng, pháp luật, chính sách của Nhà nước ta đã quan tâm, hỗ trợ cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) đã xóa bỏ các khoản phí môi giới và mở rộng phạm vi bảo vệ đối với người lao động. Cùng với đó, Nhà nước có chính sách hỗ trợ học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; tiền ăn trong thời gian thực tế học; chi phí đi lại; hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, visa, khám sức khỏe... Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề (Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9-7-2015). Đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số nếu có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thì được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Còn người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ Quốc gia về việc làm với mức vay tối đa là 100%.

Không phủ nhận rằng, Việt Nam vẫn đang trong tình trạng thiếu việc làm. Xuất phát từ nhu cầu nôn nóng muốn đi tìm việc ở nước ngoài mà có những người dân đã mắc lừa các tổ chức, cá nhân làm ăn phi pháp. Thời gian qua, Nhà nước ta đã xử lý rất nghiêm các hành vi vi phạm luật liên quan đến việc đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể, ngay trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã viết: “Trong năm 2020, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã thanh tra 84 doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, xử phạt 32 doanh nghiệp do vi phạm hành chính, rút giấy phép kinh doanh do vi phạm luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Từ những dẫn chứng nêu trên, có thể thấy rằng không ai có thể phủ nhận nỗ lực của Đảng, Nhà nước Việt Nam và những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống mua bán người tại Việt Nam. Trong những năm qua, quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ đã phát triển vượt bậc, trở thành quan hệ đối tác toàn diện, mang lại những hiệu quả thực chất. Thiết nghĩ đã đến lúc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nên chấm dứt đưa ra những báo cáo về vấn đề nhân quyền không đúng sự thật, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, trong đó có Việt Nam mà nên làm những việc có ích để tiếp tục phát triển quan hệ với các quốc gia, đóng góp tích cực vào hòa bình và phát triển của nhân loại.

“Bẫy” suy thoái không cấp thẻ miễn trừ

 

“Bẫy” suy thoái không cấp thẻ miễn trừ

Không tự giác sẽ biến mình thành người có tội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Tham nhũng là "khuyết tật bẩm sinh" của quyền lực, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ ta. Thời đại nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có, không thể xóa ngay tận gốc tham nhũng trong một thời gian ngắn”. Nhận định ấy có nghĩa là, nơi nào có quyền lực nhà nước thì nơi ấy có nguy cơ xảy ra tham nhũng.

Nhận định ấy cũng rất đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh, khi mà từ 70 năm trước (năm 1952), Người từng viết: “Có những người trong lúc tranh đấu thì hăng hái, trung thành, không sợ nguy hiểm, không sợ cực khổ, không sợ quân địch, nghĩa là có công với cách mạng. Song đến khi có ít nhiều quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu, không tự giác, mà biến thành người có tội với cách mạng”.

Phát biểu trước tòa, ông Đinh La Thăng cựu Ủy viên Bộ Chính trị, người từng được Đảng, Nhà nước giao rất nhiều trọng trách, đã rơi nước mắt nhắc lại những năm tháng tuổi trẻ với sự hy sinh, cống hiến tuổi xuân trên công trường thủy điện Sông Đà. Nghe ông nói, không ai phủ nhận ông đã có một thời tuổi trẻ sôi nổi, với một lý tưởng sống rất đẹp. Nhưng khi bước lên những nấc thang của quyền lực, đứng đầu một tập đoàn kinh tế, đứng đầu một bộ, ông đã cố ý (hoặc vô tình) làm trái các quy định của pháp luật, gây ra những hậu quả to lớn, nghiêm trọng cho kinh tế đất nước.

Ông nắm rõ quy định của pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước, nhưng vẫn cố tình thu xếp cho Công ty Yên Khánh của Đinh Ngọc Hệ trúng thầu quyền thu phí một tuyến cao tốc, gây thất thoát 725 tỷ đồng. Ông biết rõ việc góp vốn của Nhà nước vào OceanBank là trái thẩm quyền, không đúng chức năng nhưng vẫn cố tình ký kết, làm thất thoát 800 tỷ đồng... Đó chỉ là hai trong nhiều vụ án mà ông Đinh La Thăng bị khởi tố, cho thấy ông đã “tự tung, tự tác”, tự cho mình quyền coi thường kỷ luật của Đảng, pháp luật Nhà nước.

Ông Nguyễn Bắc Son, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, người giữ vai trò quyết định trong thực hiện dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG bất chấp quy định của pháp luật. Hành vi của ông Son và đồng phạm gây thiệt hại tài sản Nhà nước 6.500 tỷ đồng. Riêng ông Son nhận 3 triệu USD tiền hối lộ trong vụ việc này. Một hành vi tham ô khủng khiếp, không gì bào chữa được. Ông Son từng là sĩ quan quân đội, đã tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, nhưng những phẩm chất cao quý mà ông tích lũy được trong quân ngũ đã bị bắn gục bởi “viên đạn bọc đường” khi đã lên đến một nấc rất cao của danh vọng.

Ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương là một ví dụ điển hình về sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Ông đã sử dụng quyền lực được nhân dân ủy thác để vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm con trai là Vũ Quang Hải làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; quyết định điều động và đề cử Vũ Quang Hải tham gia Hội đồng quản trị Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) để bầu làm thành viên Hội đồng quản trị, Phó tổng giám đốc Sabeco. Trên cương vị Bộ trưởng, ông Vũ Huy Hoàng đã có ý kiến chỉ đạo Sabeco góp vốn bằng quyền sử dụng khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng (TP Hồ Chí Minh) và tiền của Sabeco để thành lập liên doanh Sabeco Pearl, đầu tư thực hiện dự án "xây dựng khách sạn 6 sao" tại khu đất trên. Sau đó, ông lại chỉ đạo Sabeco thoái toàn bộ vốn góp tại Sabeco Pearl, dẫn tới quyền quản lý, sử dụng khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng bị chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang tư nhân trái pháp luật, gây thất thoát hơn 2.700 tỷ đồng. Những hành vi của ông đã vi phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những điều đảng viên không được làm và quy định của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, gây bức xúc trong xã hội.

Nếu nhắc tới sự tha hóa phẩm chất khi đã ngồi vào vị trí “chức trọng, quyền cao", chúng ta không khỏi đau xót khi nhắc đến ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Ông trưởng thành trong ngành công an, từng là người cảnh sát hình sự nổi tiếng dũng cảm, từng lập được không ít chiến công trên lĩnh vực phòng, chống tội phạm, được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, trở thành một vị tướng công an khi độ tuổi còn trẻ. Với những phẩm chất đáng quý đó, người dân từng tràn trề hy vọng ông sẽ có những đóng góp xứng đáng khi trở thành người đứng đầu chính quyền TP Hà Nội. Nhưng sự suy thoái không có “thẻ miễn trừ” với bất kỳ ai, khi ông sa vào chủ nghĩa cá nhân, khi ông bỏ quên sự tu dưỡng, rèn luyện các phẩm chất đạo đức và để chủ nghĩa danh lợi lấn át. Ông bị tòa án tuyên phạm tội "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước"; “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” với tổng mức hình phạt trong 3 vụ án là 12 năm tù tính từ ngày bị bắt 28-8-2020. Đáng nói hơn, ông Nguyễn Đức Chung có học vị tiến sĩ luật, rất hiểu biết pháp luật nhưng lại cố tình vi phạm pháp luật.

Không thể đổ lỗi cho cơ chế

Một số trường hợp “quan chức” kể trên sa ngã trên những con đường khác nhau nhưng ở họ có một điểm chung: Họ từng là những cán bộ ưu tú của Đảng, Nhà nước nhưng khi được giao những chức quyền cao cấp, họ đã trượt xuống vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân, đánh mất những phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà họ đã đánh đổi cả tuổi xuân để tôi luyện. Ngự trị nơi đỉnh cao quyền lực, họ lơ là phòng bị, để “giặc trong lòng” đánh bại hoàn toàn. Sự tha hóa của những người có quyền lực hoàn toàn không phải là điều xa lạ với những người cộng sản, và không thể đổ lỗi cho bất kỳ cơ chế nào.

Cách đây ngót 180 năm, khi nghiên cứu sự tha hóa của quyền lực nhà nước ở Tây Âu, Các Mác đã đưa ra những cảnh báo: Quyền lực nhà nước càng lớn thì sự tha hóa của nó càng nguy hiểm, nó càng gần với tư cách một lực lượng tự trị thoát khỏi sự kiểm soát của con người. Các Mác coi giới quan chức tạo thành một xã hội đóng kín trong nhà nước. Nhà nước chỉ còn tồn tại dưới dạng những lực lượng quan chức cụ thể khác nhau và với mỗi quan chức cụ thể thì “mục đích nhà nước biến thành mục đích cá nhân của y, thành việc chạy theo chức tước, thành việc mưu danh, cầu lợi”.

Sự tha hóa của giới quan chức là biểu hiện của việc tha hóa quyền lực chính trị, đây dường như là căn bệnh chung của mọi kiểu nhà nước. Các Mác đặc biệt lưu ý sự tha hóa của quyền lực trong nền kinh tế thị trường, đó là hiện tượng tôn thờ đồng tiền, bất chấp đạo lý. Ông đã viết: “Sức mạnh của tiền lớn bao nhiêu thì sức mạnh của tôi cũng lớn bấy nhiêu... Tôi là người xấu, không thật thà, không có lương tâm, ngu ngốc, nhưng tiền được tôn thờ thì người có tiền cũng được tôn thờ, tiền là cái tốt cao nhất thì người có nó cũng tốt”.

Từ phân tích của Các Mác về nguy cơ tha hóa của những người giữ quyền lực mà những người cộng sản đặt ra yêu cầu rất cao của việc giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng. Lênin từng yêu cầu phải “lay động các tòa án nhân dân và dạy cho họ biết trừng trị một cách không thương xót, kể cả việc đem bắn những kẻ lạm dụng chính sách kinh tế mới”, “đối với người cộng sản phải trừng phạt nặng hơn gấp ba lần so với những người ngoài đảng”, “tôi rất mong chúng ta có thể đuổi ra khỏi đảng từ 10 vạn đến 20 vạn người đã len lỏi vào đảng và đã không những không biết đấu tranh chống bệnh giấy tờ cùng nạn hối lộ, mà còn cản trở cuộc đấu tranh này”.

Lênin cũng cảnh báo hai khuynh hướng sai lầm trong đấu tranh chống sự suy thoái của những người giữ quyền lực nhà nước: Một là, quan niệm giản đơn, đây là căn bệnh dễ chữa trị nên những người cộng sản có thể hạn chế, khắc phục nó chỉ trong thời gian ngắn. Hai là, cho rằng đó là thuộc tính xã hội của quyền lực nhà nước nên sự tồn tại của tham nhũng là tất yếu, con người chỉ có thể hạn chế mà không thể xóa sạch nó.

PGS, TS Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên từng trả lời phóng viên Báo Quân đội nhân dân về văn hóa liêm chính trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay: “Trước đây, trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã xây dựng nên một xã hội liêm chính với tinh thần “con cá, chột nưa”, kể cả trong thời bao cấp thì văn hóa “cho không lấy, thấy không xin, xin không cho” vẫn lan tỏa trong xã hội như một nếp sống đẹp. Đến khi mở cửa, hội nhập với thế giới, phát triển kinh tế thị trường, chúng ta đã sớm biết rõ tác hại từ mặt trái của nó, nói một cách hình ảnh là khi ta mở cửa thì cùng với những làn gió tươi mới, mát lành cũng không thể tránh khỏi có cả những làn gió độc bay vào.

“Văn hóa thực dụng” xuất hiện, dẫn tới nhiều cái xấu độc cũng bị ngộ nhận trở thành văn hóa. Đồng tiền chi phối cuộc sống khiến nhiều quan niệm văn hóa bị méo mó, lệch lạc. Ví dụ, bây giờ có những cán bộ liêm chính mà tác phong, lối sống quá giản dị thì thường bị dư luận chê là nghèo, cổ hủ, lạc hậu. Hoặc có những cán bộ trong sạch, gương mẫu nhưng không được xung quanh ủng hộ, cùng lắm là được “kính nhi viễn chi”, được an ủi, động viên riêng lẻ chứ ít được ủng hộ công khai. Hay những người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực lại bị chính người thân phản đối, ghẻ lạnh. Đó là những vấn đề khiến văn hóa liêm chính chưa lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng”.

Lịch sử cách mạng Việt Nam chứng minh, từ khi trở thành Đảng cầm quyền cho đến nay, những người cộng sản Việt Nam đã nêu những tấm gương sáng ngời về đạo đức khi được nhân dân giao phó giữ chức trọng, quyền cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ tối cao của dân tộc và Người đã hiến cả cuộc đời cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong lòng dân và trong trái tim nhân loại, Người là hiện thân của đạo đức mới, đạo đức cộng sản. Trong di sản mà Người để lại cho con cháu mai sau, có một kho báu vô tận đó là nền tảng đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.

Trong bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi”.

Vì thế, chẳng phải ngẫu nhiên khi phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực ngày 30-6-2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại giãi bày tâm sự: “Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, bởi vì đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí; để khỏi hổ thẹn vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, bị mọi người khinh bỉ; để đến khi nhắm mắt, xuôi tay, ta có thể tự hào rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời-sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì sự trường tồn của dân tộc, sự vẻ vang của giống nòi và hạnh phúc của nhân dân”.

Bằng con đường thực hành đạo đức cách mạng trong cơ chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất định những người cộng sản Việt Nam sẽ tránh được “bẫy” suy thoái của quyền lực. Con đường đó không hề bằng phẳng, dễ dàng, thậm chí sẽ phải trả giá bằng việc loại ra khỏi đội ngũ rất nhiều cán bộ cấp cao vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước. Cùng với thực hành đạo đức cách mạng, Đảng, Nhà nước còn phải thực thi kiểm soát quyền lực. Vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập ở những bài viết tiếp theo.

Việt Nam sẽ tham gia sâu rộng hơn vào hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ

 

Việt Nam sẽ tham gia sâu rộng hơn vào hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ

Sáng 12/8, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp xã giao bà Pauline Tamesis, điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam.

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến nhấn mạnh, năm 2022 có ý nghĩa quan trọng, là năm kỷ niệm 45 năm Việt Nam tham gia Liên hợp quốc. Trong suốt chặng đường vừa qua, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc, triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. 

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng ghi nhận thiện chí hợp tác và những hỗ trợ của Liên hợp quốc, các cơ quan chức năng của Liên hợp quốc tại Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là vai trò của Văn phòng Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc trong thời gian Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (2020 - 2021). Đồng thời, bày tỏ cảm ơn Liên hợp quốc và các cơ quan chức năng đã phối hợp chặt chẽ, triển khai thành công nhiều hoạt động về khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, nhất là các chương trình, dự án về khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh; đạt được kết quả tích cực, góp phần vào sự ổn định và phát triển đời sống của nhân dân tại các địa phương.

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến mong muốn, thời gian tới, Liên hợp quốc tiếp tục đồng hành cùng Bộ Quốc phòng Việt Nam trong lĩnh vực khắc phục hậu quả sau chiến tranh thông qua hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, nâng cao năng lực, kinh nghiệm và xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin; tiếp tục phối hợp chặt chẽ, kịp thời và linh hoạt trong xây dựng, hoàn chỉnh hồ sơ các dự án về khắc phục hậu quả sau chiến tranh đang triển khai. 

Sau hơn 8 năm chính thức tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (từ năm 2014), Quân đội nhân dân Việt Nam đã triển khai thành công trên 500 cán bộ, chiến sĩ tới các phái bộ gìn giữ hòa bình và Trụ sở Liên hợp quốc. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á triển khai thành công 3 khóa huấn luyện vận hành trang bị công binh hạng nặng theo Chương trình Đối tác ba bên giữa Việt Nam - Liên hợp quốc - Nhật Bản, được lãnh đạo Liên hợp quốc đánh giá rất cao. Việt Nam luôn duy trì tỉ lệ nữ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc cao hơn tỉ lệ trung bình của các nước; được chỉ huy Phái bộ đánh giá cao về kết quả hoàn thành nhiệm vụ, tạo dấu ấn tốt với cộng đồng nước sở tại. Việt Nam cam kết tiếp tục duy trì, tăng cường tỉ lệ nữ tham gia; hướng tới tiêu chí tỉ lệ nữ trong lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam cao hơn 20% vào năm 2025. 

Thời gian tới, chủ trương của Việt Nam là tham gia sâu rộng hơn vào hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, bao gồm mở rộng số lượng các phái bộ có lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam cũng như hình thức triển khai. Bên cạnh lực lượng Quân đội, Việt Nam dự kiến sẽ cử lực lượng Công an nhân dân tham gia; đề nghị Liên hợp quốc tiếp tục ủng hộ những cam kết và quyết tâm chính trị của Việt Nam trong tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục thúc đẩy các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực này.

Bà Pauline Tamesis cảm ơn lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã dành thời gian tiếp, bày tỏ ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam; đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam, đặc biệt là vai trò của Quân đội và lực lượng Công an trong việc hỗ trợ, kiềm chế, kiểm soát dịch COVID-19. Bà Pauline Tamesis nhấn mạnh, Liên hợp quốc sẽ đồng hành và hỗ trợ Chính phủ, nhân dân Việt Nam hồi phục kinh tế - xã hội tốt nhất sau đại dịch; hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu liên quan đến y tế, sức khỏe của người dân.

Bà Pauline Tamesis chia sẻ: “Tôi vừa vinh dự được ký Khung chiến lược hợp tác phát triển bền vững với Chính phủ Việt Nam. Đây là văn bản rất quan trọng, vạch ra chiến lược cũng như những ưu tiên hỗ trợ của Liên hợp quốc đối với Việt Nam trong 5 năm tới. Trong văn bản cũng nhấn mạnh vai trò của Liên hợp quốc hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch, đảm bảo không bỏ ai ở loại phía sau. Những điểm ưu tiên của Khung chiến lược hợp tác mới được xây dựng trong thời gian đại dịch COVID-19, thực hiện đúng nguyên tắc lấy nhân dân, lấy con người làm trung tâm; đảm bảo quyền con người, bình đẳng giới...”.

Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc đánh giá cao thành tựu đạt được của Việt Nam trong tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, trong đó tỉ lệ phụ nữ tham gia rất cao. Liên hợp quốc cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong hoạt động này. Vừa qua, Liên hợp quốc cùng với Chính phủ Việt Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về Phụ nữ hòa bình và an ninh, với Bản cam kết hành động được 75 năm quốc gia thành viên ủng hộ được coi như tài liệu chính thức của Hội đồng bảo an cũng như Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Liên hợp quốc cũng đánh giá cao việc Việt Nam cử lực lượng Cảnh sát tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; 3 sĩ quan Công an chuẩn bị lên đường sang phái bộ Nam Sudan, một sĩ quan đã trúng tuyển đến làm việc tại Cục Cảnh sát gìn giữ hòa bình ở New York, Hoa Kỳ.