Từ sau năm 2000 đến nay, Mỹ và một số nước phương
Tây đã thực hiện thành công nhiều cuộc “cách mạng sắc màu”. Ðầu tiên là cuộc
“cách mạng nhung” ở Nam Tư năm 2000, sau đó liên tiếp là “cách mạng hoa hồng”
tại Gruzia năm 2003; “cách mạng cam” tại Ukraine năm 2004; “cách mạng hoa
Tulip” ở Kyzgyzstan năm 2005… và lan rộng sang khu vực Trung Ðông với “cách
mạng cây tuyết tùng” vào năm 2005 tại Lebanon; “cách mạng xanh” ở Kuwait năm
2005… rồi “Mùa xuân Ả-rập” đã tràn qua 20/22 quốc gia vùng Arab khiến hiện nay
nhiều quốc gia tại vùng Ả-rập vẫn khủng hoảng chính trị, xảy ra chiến tranh,
bạo lực, khủng bố hoặc có nguy cơ chiến tranh...
Ðiểm chung của các cuộc “cách mạng sắc màu” là đều
sử dụng phương thức đấu tranh bất bạo động, có sự can thiệp rất rõ rệt của các
thế lực bên ngoài thông qua các cuộc biểu tình với sự tham gia của đông đảo
người dân, đặc biệt là giới trẻ.
Qua các cuộc “cách mạng sắc màu”, có thể thấy rằng,
các nước nhỏ, nhất là những nước có vị trí địa lý- chính trị chiến lược sẽ dễ
trở thành con bài mặc cả quyền lực giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc hoặc trở thành
“con tốt” trong ván bài phong toả toàn cầu của Mỹ và các nước phương Tây. Những
quốc gia manh nha tư tưởng, mô hình đối lập với Mỹ và các nước phương Tây
thường sẽ bị can dự nội bộ chính trị, thậm chí lật đổ chế độ. Mặt khác, phong
trào cộng sản, công nhân thế giới hiện đang gặp nhiều khó khăn, do đó, các nước
đang và sẽ đi theo con đường xã hội chủ nghĩa cũng chịu chi phối trực tiếp, rõ
rệt của “cách mạng sắc màu”.
Việt Nam, là một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt
quan trọng ở khu vực Ðông Nam Á về phát triển kinh tế, giao thương quốc tế và
bảo đảm quốc phòng, an ninh không chỉ đối với quốc gia mà còn cả với khu vực.
Việt Nam luôn nằm trong danh sách các quốc gia bị chi phối bởi chính sách của
các nước lớn với từng mức độ khác nhau, trong đó có Mỹ - phương Tây, Nga và
Trung Quốc. Việt Nam còn là một trong số ít quốc gia đang tiếp tục con đường xã
hội chủ nghĩa, là tâm điểm trong chiến dịch “toàn cầu phản cách mạng” của các
nước phương Tây.
Cái gọi là cuộc “cách mạng sắc màu” ở Việt Nam mà các thế lực thù địch, tổ
chức, phần tử phản động đã và đang ráo riết hô hào, kích động ngay từ đầu năm
2011 đến nay được chúng đặt tên là cuộc “Cách mạng hoa sen”. Ðể thực hiện cuộc
“Cách mạng hoa sen”, trong những năm qua các thế lực thù địch đã triệt để sử
dụng Internet, mạng xã hội tung ra rất nhiều luận điệu xuyên tạc, kích động
người dân Việt Nam, nhất là giới trẻ. Ban đầu lợi dụng lòng yêu nước của người
dân, chúng kêu gọi mọi người tụ tập ở một số nơi nhạy cảm, khích lệ tiếng nói
đối kháng qua các phong trào, cùng ký tên vào tâm thư, thỉnh nguyện, các bản
tuyên cáo, kiến nghị nào đó để tạo dư luận xã hội; lấy danh nghĩa “Hướng về
biển, đảo quê hương” kích động, kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình, hòng
gây bạo loạn như vụ phản đối giàn khoan HD-981 của Trung Quốc xâm phạm chủ
quyền Việt Nam (2014), vụ Formosa và cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung
(2016)... Trong năm 2018, các vụ biểu tình, tụ tập đông người tại 23 tỉnh,
thành phố để phản đối Luật An ninh mạng và Dự thảo Luật đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt; kêu gọi “xuống đường tổng biểu tình” vào dịp 2.9. Khi các
cuộc biểu tình đã được đẩy lên ở mức cao tại các tỉnh, thành phố lớn, sẽ có sự
hà hơi tiếp sức của các tổ chức phản động trong và ngoài nước, rồi sẽ có sự can
thiệp của nước ngoài...
Để ngăn chặn những nguy cơ “Cách mạng hoa sen”, trong công tác tư tưởng, các
cấp, các ngành trong tỉnh phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng,
nâng cao ý thức tự giác, bản lĩnh chính trị, để mỗi cá nhân biết cách lựa chọn
và tiếp nhận thông tin phù hợp, đặc biệt là thông tin trên mạng xã hội; tích
cực thông tin, chia sẻ trên mạng xã hội của địa phương, đơn vị những gương
người tốt, việc tốt, những hoạt động tích cực của ngành, đoàn thể, địa phương;
đăng tải và chia sẻ các tin, bài, hình ảnh, video clip vạch trần âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch, phản động. Xây dựng và duy trì hoạt động của lực
lượng của địa phương mình trong việc nắm bắt, định hướng dư luận xã hội và đấu
tranh, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch
và phần tử xấu trên Internet và mạng xã hội. Triển khai thực hiện tốt Nghị định
số 09/2017/NĐ-CP của Chính phủ về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;
chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí, nhất là với các cơ quan báo chí của
tỉnh trong việc cung cấp thông tin nhằm bảo đảm tính thời sự và thông tin chính
thống để nâng cao tính chủ động và hiệu quả của báo chí trong cuộc đấu tranh
chống lại các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.
Các cơ quan báo chí của tỉnh, trang thông tin điện
tử và các trang mạng xã hội của các địa phương, đơn vị trong tỉnh cần tăng
cường các tin, bài, phóng sự về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh
chống những quan điểm sai trái, tin giả, thông tin sai sự thật; tuyên truyền,
định hướng dư luận trong cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp
nhân dân, nhất là vào thời điểm các sự kiện chính trị quan trọng, các ngày kỷ
niệm, ngày lễ lớn của đất nước và của địa phương.
Nguy cơ diễn biến hòa bình, “cách mạng sắc màu” đã
được Đảng ta xác định là một trong bốn nguy cơ kéo lùi sự phát triển của đất
nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng chống
có hiệu quả “cách mạng hoa sen” của các thế lực thù địch, một nhiệm vụ quan trọng
của Tuyên giáo trong thời gian qua và cả trong thời gian tới.
T3.