Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022
LỜI BÁC DẠY NGÀY 04 THÁNG 12
“Khi phải đương đầu với kẻ địch hung ác, một dân tộc dù
bé nhỏ, nếu luôn luôn cảnh giác, đoàn kết nhất trí, kiên quyết và bền bỉ đấu
tranh, thì cuối cùng nhất định thắng lợi”. Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí
Minh được trích trong bài viết “Ủng hộ Cuba chống đế quốc Mỹ”, bút danh
“T.L”, đăng trên Báo Nhân dân, số 3175, ra ngày 04 tháng 12 năm 1962. Đây
là thời điểm nhân dân Cuba vừa giành được nền độc lập và tuyên bố xây dựng chủ
nghĩa xã hội, đồng thời chịu sự bao vây, chống phá quyết liệt của chủ nghĩa đế
quốc, đứng đầu là Mỹ hòng ngăn chặn, xóa bỏ tiền đồn chủ nghĩa xã hội ở Tây bán
cầu. Lời của Bác như một chân lý, một lời hiệu triệu, cổ vũ động viên phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới,
trong đó có nhân dân Cuba hãy tin tưởng vào cuộc chiến tranh chính nghĩa của
mình, sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chủ
nghĩa xã hội và dù là một dân tộc nhỏ bé, nhưng nếu luôn cảnh giác, đoàn kết
nhất trí, kiên quyết và bền bỉ đấu tranh, thì cuối cùng nhất định thắng lợi.
Từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam, với thắng lợi trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đã chứng minh một chân lý của
thời đại: Một nước nhỏ, kinh tế chậm phát triển, nhưng luôn có đường lối chính
trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo, biết phát huy sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, được nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hoà bình trên thế giới
đồng tình ủng hộ thì nhất định sẽ đánh bại bất kỳ kẻ thù xâm lược nào... Tiếp đó,
thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta lại
một lần nữa tiếp tục khẳng định và làm sáng tỏ hơn chân lý trên.
Hiện nay, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang
có nhiều diễn biến phức tạp, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình,
độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn,
thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Gần 60 năm đã trôi qua, lời của
Bác đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, góp phần cổ vũ động viên các dân tộc dũng
cảm, kiên cường giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chống
mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân
tộc; lạc quan, tin tưởng thực hiện thắng lợi công cuộc giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội và giải phóng con người. Thực hiện lời dạy của Bác, Quân đội ta
phải tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; chiến đấu vì mục
tiêu lý tưởng cao cả của Đảng, của giai cấp, của dân tộc, là vì độc lập, tự do
của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân; kiên trì xây dựng,
phát triển mối quan hệ đoàn kết hữu nghị với quân đội và nhân dân các nước,
phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Mỗi cán bộ,
chiến sĩ quân đội cần nâng cao tinh thần cảnh giác, nhận thức sâu sắc đối
tượng, đối tác của cách mạng, đối tượng tác chiến của quân đội trong thời kỳ
mới; ra sức thi đua huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, sẵn sàng chiến đấu cao,
quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao./.
VHT.
Giải pháp góp phần tăng cường công tác đấu tranh có hiệu quả phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng xã hội
Để
nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên
không gian mạng, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Một
là, bổ sung, hoàn thiện nội dung, phương thức đấu tranh phòng, chống quan điểm
sai trái, thù địch trên không gian mạng xã hội trước tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trong
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, không gian mạng phát triển như vũ bão,
thông qua “thế giới ảo”, các thế lực thù địch không đơn thuần sử dụng các
phương pháp truyền thống, chúng triệt để lợi dụng không gian mạng xã hội để
chống phá với các hình thức, phương thức ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Do vậy,
đòi hỏi nội dung, phương thức đấu tranh của chúng ta cũng phải đổi mới, bổ
sung, từng bước hoàn thiện cho phù hợp. Nội dung, phương thức đóng vai trò rất
quan trọng trong đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch trên không
gian mạng. Nội dung đấu tranh phong phú, phương thức đa dạng, biện pháp phù
hợp, cụ thể, sáng tạo thì công tác đấu tranh mới có hiệu quả cao.
Hai
là, thực hiện có hiệu quả các giải pháp công nghệ, xử lý nghiêm các vi phạm
trên không gian mạng.
Cùng
với các giải pháp tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch trên không gian mạng, cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp công nghệ như:
Bảo vệ tốt thông tin cá nhân, kỹ thuật phát tán thông tin trên không gian mạng,
kỹ thuật phân tích điều tra, ngăn chặn, bóc gỡ khóa tài khoản của đối phương,…
có vị trí rất quan trọng, góp phần quyết định thắng lợi trong đấu tranh phòng,
chống, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng hiện nay.
Ba
là, cần xác định công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng là nhiệm vụ quan
trọng, thường xuyên, lâu dài, tránh tư tưởng xem nhẹ, buông lỏng, mất cảnh
giác.
Công
tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi, phản bác các thông tin xuyên tạc, sai trái,
thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cần xác định là nhiệm vụ quan trọng
thường xuyên, lâu dài, khó khăn và quyết liệt, do vậy cần tuyệt đối tránh tư
tưởng xem nhẹ, lơ là, buông lỏng, mất cảnh giác. Cần lấy chính các phương tiện
truyền thông mới và không gian mạng làm phương tiện và nền tảng chủ đạo để khắc
chế thủ đoạn dùng không gian mạng để chống phá ta của các thể lực thù địch theo
phương châm “lấy độc trị độc”, tận dụng những ưu thế của phương tiện truyền
thông mới để phản tuyên truyền lại những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù
địch.
Bốn
là, giữ vững và phát huy vai trò nòng cốt, chủ lực của hệ thống cơ quan chuyên
trách đấu tranh tư tưởng, lý luận.
Giữ
vững và phát huy vai trò nòng cốt, chủ lực của hệ thống cơ quan chuyên trách
đấu tranh tư tưởng, lý luận, các cơ quan tuyên giáo, báo chí của Đảng; mở rộng
các kênh, lực lượng thông tin rộng khắp, làm chủ không gian thông tin trong
nước và không gian mạng. Có cơ chế chỉ đạo thông tin thống nhất, hiệp đồng
thông tin đồng bộ, tác chiến thường trực, đa dạng, đa tuyến. Kết hợp thông tin
phản bác của các cơ quan báo chí chính thống với các kênh truyền thông khác,
theo phương thức lấy thông tin chủ đạo từ các cơ quan báo chí làm thông tin
nguồn để lan tỏa trên không gian mạng, tận dụng tính năng siêu kết nối xã hội
của các phương tiện truyền thông mới, truyền thông xã hội, tích hợp tính năng
chia sẻ thông tin của các báo, tạp chí điện tử đến một số ứng dụng truyền thông
xã hội lớn.
Coi
trọng công tác dự báo khoa học về những xu hướng truyền thông mới tác động trực
tiếp tới sự thay đổi về thủ đoạn, cách thức, phương tiện chống phá kiểu mới của
các thế lực thù địch, phục vụ trực tiếp cho việc lãnh đạo, chỉ đạo sát, đúng,
trúng, có tầm nhìn chiến lược, chủ động trong mọi tình huống. Kết hợp các giải
pháp về nội dung với các giải pháp kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ an ninh
bao gồm việc chặn lọc, vô hiệu hóa, đấu tranh với các nhà cung cấp các phương
tiện truyền thông xã hội nước ngoài, gỡ bỏ thông tin xấu độc, răn đe, xử lý
hình sự để tạo hiệu quả đấu tranh tổng lực.
Năm
là, xây dựng hệ thống bài viết chuyên luận chuyên sâu phản bác những quan điểm
sai trái, thù địch bằng lý luận và thực tiễn khoa học với hệ thống luận cứ,
luận chứng chặt chẽ, có sức thuyết phục.
Chú
trọng xây dựng hệ bài chuyên luận chuyên sâu phê phán, phản bác, bẻ gãy từ gốc
những luận điệu xuyên tạc, những quan điểm sai trái, thù địch bằng lý luận và
thực tiễn khoa học với hệ thống luận cứ, luận chứng chặt chẽ, có tính thuyết
phục cao giúp độc giả hiểu sâu sắc, thấy rõ bản chất vấn đề, từ đó có niềm tin
khoa học vững chắc vào nền tảng tư tưởng của Đảng.
Sáu
là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về công tác đấu tranh chống quan điểm
sai trái, thù địch trên không gian mạng xã hội.
Tăng
cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về công tác đấu tranh phản bác các luận
điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng xã hội theo
định hướng, chỉ đạo thống nhất; đồng thời, giao mỗi ban ngành, đoàn thể, địa
phương, đơn vị phải xây dựng lực lượng, hệ thống, kế hoạch tuyên truyền. Thường
xuyên nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, trong
các tổ chức đoàn thể, khắc phục tình trạng mơ hồ về chính trị trong cán bộ,
đảng viên và trong quần chúng nhân dân.
Thường
xuyên gắn kết chặt chẽ công tác tư tưởng, tuyên truyền giáo dục chính trị với
các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần phòng, chống
“diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch.
Lãnh
đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh
thần chủ động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội cho cán bộ, đảng viên và nhân
dân. Giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân
thấy rõ “tính hai mặt” của mạng xã hội, hiểu biết đầy đủ những thủ đoạn hoạt
động và nội dung chống phá của các thế lực thù địch, mức độ nguy hại của “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và đề cao trách nhiệm trong đấu tranh
là vấn đề hết sức quan trọng. Thường xuyên nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội
trong quần chúng nhân dân, định hướng thông tin chính xác, kịp thời nhằm tạo
khả năng “miễn dịch”, “tự đề kháng” trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của
các thế lực thù địch để chủ động tiến công, kiên quyết đấu tranh không khoan
nhượng với âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, phản bác, đẩy lùi những luận
điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch, kích động, góp phần ổn định tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Bảy
là, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức, đa dạng hình thức đấu tranh
chống “diễn biến hòa bình”, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên không
gian mạng xã hội.
Đổi
mới nội dung, phương thức đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch trong các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế,
văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh,… trên mạng xã hội; trong đó chú trọng
tuyên truyền, giáo dục truyền thống, định hướng giá trị, bồi dưỡng bản sắc văn
hóa dân tộc Việt Nam cho thế hệ trẻ một cách khoa học, thiết thực, sâu rộng, có
tính thuyết phục cao, qua đó nâng cao khả năng đề kháng và phản bác của cán bộ,
đảng viên và người dân trước những luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù
địch.
Đẩy
mạnh và đa dạng hóa hình thức thông tin tuyên truyền, lựa chọn đúng nội dung và
luôn có những thông tin mới trong tuyên truyền, tăng cường thông tin đối ngoại.
Tiến hành điều tra dư luận xã hội để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của
cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm cơ sở để xây dựng nội dung tuyên truyền, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Kịp thời cung cấp thông tin,
định hướng tư tưởng trước các vấn đề xã hội, tạo thế chủ động trên mặt trận đấu
tranh trên mạng xã hội.
Tám
là, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị của Ban Bí thư, Bộ
Chính trị, Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Tiếp
tục triển khai thực thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 16-9-2013
của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI “về tăng cường công tác bảo đảm an toàn
thông tin mạng”, Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17-6-2014 của Thủ tướng Chính phủ
về tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình
hình mới, Thông báo số 17/TB-VPTW, ngày 23-8-2016 của Thường trực Ban Bí thư về
biện pháp cấp bách bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng; đặc biệt là Nghị
quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị về “tăng cường bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình hình mới” và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thực hiện Luật An ninh
mạng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
12-6-2018. Tuyên truyền sâu rộng về những hành vi bị cấm trong Luật an ninh
mạng, nhất là các hành vi sử dụng không gian mạng để tuyên truyền chống phá Nhà
nước, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn
kết toàn dân tộc./.
VHT.
LỜI BÁC DẠY NGÀY 03 THÁNG 12
Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tại Hội nghị đại
biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, ngày 03 tháng 12 năm 1945, đăng trên Báo
Cứu quốc, số 108, ra ngày 04 tháng 12 năm 1945: “Nhờ sức đoàn kết tranh đấu
chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc
thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong
một nhà, không còn có sự phân chia nòi giống, tiếng nói gì nữa. Trước kia các
dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần
đoàn kết hơn nữa”. Đây là thời điểm nước ta vừa mới giành được nền độc lập,
phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cấp bách như: Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt
giặc ngoại xâm, mở rộng quan hệ với các nước tiến bộ trên thế giới ủng hộ cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam... Lời căn dặn của Bác có ý
nghĩa sâu sắc, là sự nhắc nhở ân cần đối với đồng bào các các dân tộc hãy xóa
bỏ mọi bất hòa, thành kiến, phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết
chặt chẽ như anh em một nhà để bảo vệ nền độc lập đã giành được.
Hiện nay, các thế lực thù địch đang quyết liệt thực hiện
chiến lược “diễn biến hòa bình”, kích động ý thức về tộc người và lợi dụng sự
chênh lệnh về trình độ phát triển giữa các dân tộc để tạo mâu thuẫn, gây chia
rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ
nguyên giá trị, là nền tảng lý luận cho chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
ta; định hướng, dẫn dắt cho hoạt động thực tiễn nhằm giải quyết tốt vấn đề dân
tộc trong tình hình mới. Thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta chủ
trương tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình
đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp
nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng giáo dục -
đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân
tộc thiểu số. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện
các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp. Chống kỳ thị
dân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân tộc...
Hơn 70 năm qua, bằng những việc làm thiết thực như tham gia
phát triển kinh tế - xã hội, giúp dân xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ, phòng
chống thiên tai, bão lũ, hỏa hoạn, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bài trừ hủ tục
mê tín, dị đoan, tệ nạn xã hội… Quân đội ta đã góp phần quan trọng thực hiện
thắng lợi chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Trong giai đoạn mới, phát
huy bản chất và truyền thống tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, mỗi cán bộ,
chiến sĩ quân đội nguyện kề vai sát cánh với đồng bào các dân tộc vượt qua mọi
khó khăn, thử thách, xây dựng miền núi, vùng các dân tộc ngày càng vững mạnh,
kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế
lực thù địch, cùng với đồng bào các dân tộc và nhân dân cả nước thực hiện thắng
lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
VHT.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH NGĂN CHẶN CÁC ÂM MƯU THỦ ĐOẠN, QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
Do
đặc thù phát triển quá nhanh của công nghệ, của các dịch vụ, nội dung thông tin
trên mạng nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã bộc lộ nhiều bất
cập, hạn chế, chưa cụ thể hóa, bao quát hết các đối tượng và hoạt động cần quản
lý, hành vi sai phạm, chế tài xử lý chưa bảo đảm tính răn đe. Trong khi
đó, quy trình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trên
lĩnh vực này theo quy định hiện hành mất khá nhiều thời gian, dẫn đến việc quy
định vừa sửa đổi, bổ sung xong đã bắt đầu lạc hậu, gây khó khăn cho công tác
quản lý. Vì vậy, để kịp thời ngăn chặn, đập tan âm mưu của các thế lực thù
địch trên mạng xã hội ở Việt Nam cần nghiên cứu, vận dụng thực hiện một số giải
pháp sau:
Thứ
nhất, cần có giải pháp về cơ chế, chính sách: Hoàn
thiện hệ thống văn bản pháp luật, đảm bảo môi trường pháp lý bình đẳng, minh
bạch, kịp thời bổ sung, xây dựng các văn bản mới và xây dựng cơ chế chính sách
về thông tin điện tử cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng hiệu quả quản
lý, bổ sung các chế tài xử lý sai phạm nghiêm khắc hơn.
-
Tổ chức họp định kỳ, đột xuất nhằm định hướng, chấn chỉnh kịp thời hoạt động
của các trang mạng xã hội trong nước.
-
Xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển, tạo ra những
“đơn vị tiên phong” đủ mạnh để cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.
-
Nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử
lý thông tin sai phạm trên mạng. Đối với các trường hợp vi phạm nhiều lần, mức
độ nghiêm trọng có thể xem xét rút giấy phép; tăng cường hướng dẫn, phối hợp
với Sở TTTT các địa phương và các đơn vị chức năng có liên quan xử lý hoạt động
sai phạm về thông tin điện tử trên mạng.
Thứ
hai, cần chú trọng xây dựng tốt công tác kỹ thuật, công nghệ: Xây
dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị quản lý và doanh nghiệp; nghiên cứu, định
hướng trong việc xây dựng bộ lọc và có cơ chế cập nhật khi có yêu cầu để các
doanh nghiệp thực hiện; kịp thời ngăn chặn truy cập, chia sẻ, tạm ngừng hiển
thị nội dung trên mạng internet khi phát hiện thông tin vi phạm.
Chuẩn
bị các phương án kỹ thuật, công nghệ phù hợp để có thể chủ động ngăn chặn các
thông tin vi phạm trong trường hợp khẩn cấp với quyết tâm, thống nhất cao và sự
phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn
thông, internet;
Thứ
ba, xây dựng đầu mối tiếp nhận, quy trình xử lý tin giả trên mạng xã hội: Bộ
Thông tin và Truyền thông, các Sở Thông tin và Truyền thông tại các địa phương
sẽ là đầu mối thực hiện việc xử lý đối với các hành vi tung tin giả của các tổ
chức, cá nhân tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Việc
xác định tin giả cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành có liên quan
theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong việc nhận diện và xác định
tin giả theo từng lĩnh vực, đối tượng ảnh hưởng đối với các vấn đề ảnh hưởng
đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội... Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp cần chủ động tập hợp, cung cấp các
tài liệu, chứng cứ để các cơ quan chức năng xác lập hành vi của các đối tượng
tung tin giả.
Thứ
tư, cần tuyên truyền rộng rãi, nâng cao nhận thức:
Các cơ quan chức năng tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí &
truyền thông liên quan triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến,
nâng cao nhận thức cho người sử dụng về các quy định của pháp luật có liên quan
nội dung thông tin trên mạng.
-
Tăng cường việc tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu với các thế hệ học sinh,
sinh viên và các bậc phụ huynh nhằm cung cấp, trao đổi thông tin về những mặt
tích cực và tiêu của Internet để thế hệ trẻ biết sàng lọc trước các luồng thông
tin xấu độc.
-
Đối với các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực
tuyên truyền, cần coi mạng xã hội cũng là một kênh truyền thông tương tự như
báo, đài, truyền hình để tiến hành các hoạt động tuyên truyền.
-
Đối với các ban, ngành hoạt động tiếp xúc với người dân nhiều thì càng cần coi
mạng xã hội cũng như Internet là một kênh quan trọng và cần có kế hoạch truyền
thông của riêng mình. Cần khuyến khích các cơ quan nhà nước bên cạnh website
của mình cần mở thêm một kênh thông tin giới thiệu về chuyên ngành và lĩnh vực
mình quản lý, qua đó tiếp cận và minh bạch thông tin với người dân.
-
Xây dựng và phổ biến rộng rãi bộ quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội đối với
người sử dụng internet tại Việt Nam, thúc đẩy hình thành văn hóa ứng xử, chia
sẻ thông tin lành mạnh, lên án, tẩy chay hành vi đi ngược lại lợi ích cộng
đồng, lợi ích quốc gia trên mạng internet. Triển khai các hoạt động tuyên
truyền, hướng dẫn, phổ biến kỹ năng sử dụng internet an toàn và hiệu quả.
Thứ
năm, phát triển mạng xã hội do doanh nghiệp tại Việt Nam cung cấp dịch
vụ: Hiện nay tại Việt Nam, một số mạng
xã hội của nước ngoài như Facebook, Youtube vẫn đang chiếm phần lớn thị trường,
chính vì vậy trong ngắn hạn, các giải pháp quản lý và tuyên truyền vẫn cần tiến
hành đối với mạng xã hội này. Tuy nhiên về dài hạn, Việt Nam cần có những mạng
xã hội tương đương, có khả năng thay thế hoặc cạnh tranh được với Facebook tại
Việt Nam và do doanh nghiệp tại Việt Nam cung cấp dịch vụ. Do đó, cần có các
giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy mạng xã hội trong nước phát
triển.
Thứ
sáu, các cơ quan cung cấp thông tin báo chí cần quan tâm chú ý nâng cao nhận
thức của đội ngũ lãnh đạo các cơ quan báo chí về âm mưu, thủ đoạn chống phá của
các thế lực thù địch. Chỉ đạo đội ngũ lãnh đạo, cán bộ,
phóng viên, biên tập viên nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa về Chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà
nước ta. Xây dựng nền tảng xuất bản mở và đa nền tảng. Ứng dụng các công cụ hỗ
trợ quản lý vận hành báo có tính liên thông cao, ví dụ: Nhân sự, công việc,
tính hiệu quả cần được liên kết chặt chẽ, lấy công nghệ làm nền tảng, lấy công
nghệ làm phương tiện, lấy công nghệ làm công cụ dự báo. Bám sát việc phát
triển công nghệ của toà soạn với hoạt động chuyển đổi số chung của Chính phủ và
doanh nghiệp để đồng bộ trong chuẩn giao tiếp về thông tin.
Thứ
bẩy, Ban Chỉ đạo 35 của Ban Tuyên giáo Trung ương cần
phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thiện các văn bản
chỉ đạo và quy chế, các tình huống trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội ở
Việt Nam hiện nay. Ban Chỉ đạo 35 cần chủ động phối hợp với các tỉnh ủy,
thành ủy bám sát thực tiễn, kịp thời dự báo những tư tưởng không tích cực, những
vấn đề nổi cộm tại các địa phương, chú ý đến việc bảo vệ nhân quyền của các
giáo hội …; chủ động cung cấp thông tin với các nước, các tổ chức quốc tế về
những nội dung quan điểm nhận thức chưa đúng về công cuộc đổi mới xây dựng chủ
nghĩa xã hội tại Việt Nam
Thứ
tám, các cơ quan báo chí cần lựa chọn những người có vị thế, uy
tín trong xã hội có nhiều bài viết, nêu gương trong việc đấu tranh với những
quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.
Tùy theo tính chất nhiệm vụ và khu vực Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức các lớp tập huấn của đội ngũ lãnh đạo các
cơ quan báo chí và những phóng viên chủ chốt, tích cực trong việc viết bài,
phản ánh không chỉ trên báo mà còn các phương tiện trên mạng xã hội với
những cách làm sáng tạo để kiên quyết đập tan các âm mưu thủ đoạn của các thế
lực thù địch; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam.
Trong
thời gian qua và những năm tiếp theo, các cơ quan báo chí cần chủ động tuyên
truyền về Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII; chú trọng vào việc tuyên truyền
các ngày lễ kỷ niệm trong từng năm như: Ngày thành lập Đảng, ngày giải phóng
hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước; Quốc khánh 2/9; Cách mạng Tháng Tám
thành công; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam./.
VHT.
LỜI BÁC DẠY NGÀY 01 THÁNG 12
“Để làm tròn nhiệm vụ cao quý của mình, văn nghệ sĩ cần
phải rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, giữ gìn
thái độ khiêm tốn; phải thật sự hòa mình với quần chúng, cố gắng học tập chính
trị, trau dồi nghề nghiệp; phải hết lòng giúp đỡ thanh niên, làm cho văn nghệ
nước nhà ngày càng thêm trẻ thêm xuân”. Đây là lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh được trích trong bài nói tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ
III, ngày 01 tháng 12 năm 1962, đăng trên Báo Nhân dân, số 3173, ra ngày 02
tháng 12 năm 1962.
Là người đặt nền móng cho nền văn học nghệ thuật cách mạng,
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã có công xây dựng một nền văn nghệ mới, thường
xuyên sâu sát và có những lời chỉ bảo tận tình, cần thiết cho đội ngũ những
người làm công tác văn hóa văn nghệ, đặc biệt là các anh chị em nghệ sĩ. Lời
căn dặn của Bác rõ ràng, dễ hiểu nhưng là bài học sâu sắc, tinh tế có giá trị
định hướng cụ thể về nhận thức, tư tưởng và hành động nhằm nâng cao tinh thần
cảnh giác, mài sắc ý chí chiến đấu cho những người cầm bút.
Thực hiện lời Bác dạy, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, hàng chục ngàn văn nghệ sĩ đã “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” đến với
tiền tuyến lớn, lăn lộn trên các chiến trường đầy khói lửa và có những đóng góp
quan trọng cho sự nghiệp thống nhất nước nhà. Sau ngày đất nước thống nhất, đặc
biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước, đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà tiếp tục
phát huy tài năng sáng tạo của mình, thật sự hòa mình vào cuộc sống lao động
sản xuất, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế, phấn đấu có nhiều tác phẩm xuất sắc, xứng đáng với tầm vóc
của cách mạng, với dân tộc Việt Nam.
Hiện nay, lời căn dặn của Bác vẫn giữ nguyên giá trị, có ý
nghĩa to lớn nhằm động viên văn nghệ sĩ cả nước bồi dưỡng cái tâm và cái tài,
khám phá, sáng tạo nên nhiều tác phẩm hay và tốt phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân
dân. Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến đội ngũ
văn nghệ sĩ - những người chiến sĩ tiên phong trên mặt tư tưởng, văn hóa của
Đảng và đã xác định rõ trách nhiệm của lực lượng này là cần phải nêu cao trách nhiệm
trước nhân dân, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng
giáo dục, xây dựng con người; tích cực cổ vũ cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong
quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với thiên
nhiên, đồng thời phê phán những thói hư tật xấu, lên án cái ác, cái thấp
hèn… Thấm nhuần lời dạy của Bác, mỗi văn nghệ sĩ trong Quân đội cần ra sức
học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, tích cực tu dưỡng, rèn luyện
phẩm chất đạo đức, lối sống nhằm không ngừng tự hoàn thiện bản thân; đi sâu bám
sát mọi hoạt động của bộ đội, phấn đấu sáng tạo nên nhiều tác phẩm nghệ thuật
có giá trị đáp ứng kịp thời nhu cầu thẩm mỹ của bộ đội, góp phần tô thắm thêm
phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới./.
VHT.
HỘI THẢO TRÁ HÌNH - BIỂU HIỆN CẦN SỚM NGĂN CHẶN!
XÂY DỰNG CÁC TỔ CHỨC TRONG QUÂN ĐỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội phụ nữ, công
đoàn, hội đồng quân nhân, đây là một bộ phận của hệ thống chính trị được tổ
chức và hoạt động ở các đơn vị quân đội để đại diện, bảo vệ lợi ích và thực
hiện, phát huy quyền làm chủ của các thành viên. Cùng với việc xây dựng tổ chức
đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện thì xây dựng các
tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh sẽ trực tiếp góp phần xây dựng, củng cố
thể chế chính trị trong quân đội vững mạnh - một nội dung cơ bản xây dựng quân
đội vững mạnh về chính trị.
Quán triệt và nắm vững những quan điểm của Đảng về công
tác quần chúng: cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân; động lực thúc
đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp
hài hoà các lợi ích, thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ công dân; các hình thức
tập hợp nhân dân phải đa dạng; công tác dân vận là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và đoàn thể.
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, phát huy vai trò
trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong xây dựng và hoạt động của các
đoàn thể chính trị - xã hội. Xác định đúng phương hướng, nhiệm vụ, chủ trương,
phương thức hoạt động; coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ;
tôn trọng tính độc lập, tự chủ; tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã
hội hoạt động theo đúng chức năng giáo dục, đoàn kết, phát huy quyền làm chủ
của hội viên, tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị
Các tổ chức chính trị - xã hội phải có nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động
cụ thể, thiết thực, hấp dẫn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia. Xây dựng,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt của các tổ chức chính trị - xã hội về phẩm
chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác quần chúng. Xây dựng đội ngũ
đoàn viên, hội viên đông đảo về số lượng, mạnh về chất lượng, nhất là trình độ
giác ngộ chính trị, tinh thần tự giác, trách nhiệm, ý thức làm chủ, ý thức tổ
chức, kỷ luật.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là: Dân
giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh
tế phát triển cao, có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; con người
có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các
dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển; có nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng
Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm cho
đất nước ta mới thực sự giầu mạnh, xã hội ta mới thực sự dân chủ, công bằng,
văn minh, nhân dân ta mới thực sự có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới thực sự được đảm bảo vững chắc và dân tộc Việt
Nam mới trường tồn. Vì vậy: Độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu chiến lược bất di, bất dịch của nhân dân ta
dưới sự lãnh đạo của Đảng và đang là mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt
Nam. Để kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong điều kiện
tình hình thế giới, khu vực, trong nước diễn biến phức tạp.
Đảng phải đẩy mạnh
công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm rõ những vấn đề lý luận và
thực tiễn mới đặt ra về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội,
làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thấm sâu vào các tầng lớp nhân
dân, thực sự giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Tổ chức, phương pháp giáo dục bằng nhiều hình thức: trên
các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề, mạn
đàm trao đổi, sinh hoạt các tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội.
Những
hoạt động giáo dục phải đa dạng, phong phú, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm từng
đối tượng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo, vùng sâu, vùng
xa. Kết hợp chặt chẽ các hình thức, trong đó chú trọng tuyên truyền, giáo dục
trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng, an ninh cho Nhân dân.
QUÂN ĐỘI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG
Trước tiên cần nhận thức đúng đắn
hơn về chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta; âm mưu, thủ đoạn của
các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá. Công tác dân
vận của Quân đội đã làm cho đồng bào các dân tộc, tôn giáo hiểu được giá trị cuộc
sống độc lập, tự do, hòa bình, không có xung đột dân tộc và tôn giáo, giữ vững ổn
định chính trị để phát triển đất nước.
Nâng cao chất lượng công tác
tuyên truyền, vận động đồng
bào các dân tộc thiểu số, tôn giáo được triển khai đồng
bộ ở các cấp, tập trung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng,
tuyên truyền đến từng nhà, từng đối tượng; kết hợp giáo dục chung với giáo dục
riêng, giáo dục tại cộng đồng, trong đó chú trọng giáo dục cảnm hóa, giáo dục bằng
những việc làm cụ thể của cán bộ, chiến sĩ, đã giác ngộ được nhiều đối tượng bị
các thế lực thù địch khống chế, bọn cực đoan trong các dân tộc, tôn giáo; thăm
hỏi già làng, trưởng bản, người có uy tín trong các dân tộc, các chức sắc, chức
việc, nhà tu hành; tổ chức giao lưu văn hóa, thể thao giúp đồng bào dân tộc,
tôn giáo có
Thường xuyên
phát huy vai trò già làng, trưởng bản, người có uy tín trong các dân tộc, chức
sắc, chức việc tôn giáo trong công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số, các tín đồ chấp hành và thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương. Các cấp đã tổ chức tốt việc giáo dục
quốc phòng, an ninh thuộc các đối tượng, chú trọng đội ngũ cán bộ, đảng viên, học
sinh, sinh viên, chức sắc, chức việc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có
uy tín trong cộng đồng dân cư.
Vì vậy, Hội
đồng giáo dục quốc phòng, an ninh các quân khu, tỉnh, thành phố đã tham mưu, phối
hợp với địa phương tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho già
làng, trưởng bản, người có uy tín trong các dân tộc, các chức sắc, chức việc
tôn giáo, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng toàn dân, các đơn vị trong những
năm qua đã chỉ đạo các cơ quan chủ động nghiên cứu, biên sọan các chuyên đề để
bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, chiến sỹ làm công tác vận động quần chúng.
TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO VÙNG SÂU THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG
Đáp
ứng với tình hình hiện nay, công tác vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kế hoạch, chương trình
phát triển knh tế, văn hóa, xã hội mới của địa phương; đây là vấn đề càn thiết
trog giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, sự phát triển của đất nước, những
thành tựu về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống của nhân
dân nói chung, của đồng bào các dân tộc tôn giáo, tín đồ tôn giáo
Một là: Bám sát nhiệm vụ chính trị
của đơn vị, địa phương, cấp ủy, chỉ huy các đơn vị tham mưu với cấp ủy, chính
quyền, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương tuyên
truyền, nói riêng để mọi người dân Việt Nam dù là đồng bào dân tộc tôn giáo hay
người Kinh, có đạo hay không có đạo đều tin tưởng vào chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước; tích
cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng dân tộc, tôn giáo để
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch.
Hai llà: Tăng cương công tác tuyên
truyền nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, địa phương
đối với đồng bào dân tộc tôn giáo, tôn giáo, vận động đồng bào dân tộc tôn giáo,
các tín đồ tôn giáo, phát huy những giá
trị về văn hoá, đạo đức của các dân tộc, tôn giáo.các già làng, trưởng bản,
người có uy tín trong cộng đồng dân tộc, các chức sắc, chức việc tôn giáo thực
hiện tốt các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm công dân về quốc phòng, an ninh
bảo vệ Tổ quốc.
Đổi mới phương
pháp, cách thức tuyên truyền nghị quyết, kết luận, nghị định của Chính phủ về
công tác dân tộc, luật tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước để đồng bào dân tộc
tôn giáo, mọi tín đồ, các vị chức sắc, chức việc trong các tôn giáo cũng như
mọi người dân Việt Nam hiểu và thực hiện tốtđường lối, chủ trương lãnh đạo của
Đảng về vấn đề dan tộc, tôn giáo.
PHÊ BÌNH VÀ TỰ PHÊ BÌNH CHỚ CÓ “TRƯỚC MẶT KHÔNG NÓI, SOI MÓI SAU LƯNG”
Trong công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ thì tự phê
bình và phê bình có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm coi
trọng: “Phê bình và tự phê bình là vũ khí cần thiết và sắc bén, nó giúp chúng
ta sửa chữa sai lầm và phát triển ưu điểm”. Người xác định đây là biện pháp
quan trọng để tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng: “Ta có hai cách để
thực hiện thống nhất tư tưởng, đoàn kết nội bộ là phê bình và tự phê bình”. Đặc
biệt, cần chú ý đến công tác phê bình vì tác dụng của phê bình rất lớn, nhưng
làm sao để phê bình đúng, có hiệu quả thật sự là vấn đề rất đáng quan tâm. Yêu
cầu đặt ra là việc phê bình phải thật sự chân thành, có phương pháp đúng, hợp
lý, hợp tình.
Các thế lực thù địch, phản động, chống phá, cơ hội chính trị
cho rằng, phê bình của Đảng Cộng sản là đấu đá nội bộ… Ngay một số cán bộ, đảng
viên của Đảng vốn đã từng có thời gian tham gia vào hoạt động tự phê bình và
phê bình của Đảng, khi đang công tác, có chức, có quyền thì không có ý kiến phê
phán gì, nhưng đến khi về nghỉ hưu, hoặc bản thân có sai lầm khuyết điểm, bị xử
lý kỷ luật (dù việc xử lý của tổ chức là rất chính xác, rõ ràng, công khai, có
lý, có tình), nhưng họ vẫn quay sang phê phán, đổ lỗi cho khách quan, cho đồng
chí, cho tập thể, nói xấu tổ chức, nói xấu công tác tự phê bình và phê bình của
Đảng.
Cùng với việc xác định rõ tác dụng, yêu cầu của phê bình, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã rất chú trọng đưa ra phương pháp phê bình đúng đắn, chính
xác. Người dạy: “Phê bình là cốt giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, cho nên thái độ
của người phê bình phải thành khẩn, nghiêm trang… Tuyệt đối không nên có ý mỉa
mai, bới móc, báo thù. Không nên phê bình lấy lệ. Càng không nên “trước mắt
không nói, soi mói sau lưng”.
Trên thực tế, những hạn chế, khuyết điểm, những căn bệnh xấu
xuất hiện trong phê bình mà Bác Hồ đã chỉ ra trên đây cũng đã xuất hiện nhiều lần
ở nơi này, nơi kia, lúc này, lúc khác. Tình trạng trong sinh hoạt thì im hơi, lặng
tiếng, nhưng sau khi họp, trong câu chuyện bàn trà, thậm thụt sau lưng thì nói
xấu, tố cáo nhau đủ thứ chuyện. Hay họp hành công khai thì nâng nhau lên đủ thứ
tử tế, nhưng khi đằng sau thì lại tìm mọi cách để dìm nhau xuống. Nổi lên là hiện
tượng dĩ hòa vi quý, trong sinh hoạt tập thể, công khai, trước mặt nhau thì cái
gì cũng tốt, nhưng đến khi vỡ chuyện, bị xử lý kỷ luật thì giậu đổ bìm leo, tố
cáo nhau, đổ lỗi cho nhau đủ thứ.
Muốn công tác phê bình có hiệu quả tốt thì cần phải có những
biện pháp tổng hợp, đồng bộ. Trước hết, cần có nhận thức, quan điểm đúng đắn về
phê bình. Chỉ có nhận thức, quan điểm đúng về phê bình thì mới có được hành động
chuẩn mực, hợp lý, hợp tình trong triển khai phê bình. Ví dụ như phải nhận thức
đúng đắn rằng, mục đích của phê bình là để giúp nhau tiến bộ, tăng cường đoàn kết
thống nhất, thì từ đó mới có thể có những chủ trương, cách làm đúng và có chất
lượng. Nếu nhận thức sai về phê bình sẽ rất dễ dẫn đến phê bình sai mục đích,
cách làm không phù hợp, nội bộ mất đoàn kết, phản tác dụng.
Để làm tốt công tác phê bình, đòi hỏi phải có các quy định cụ
thể, chặt chẽ nhằm phát huy cao nhất tác dụng của công tác phê bình. Lưu ý sự cần
thiết của những hướng dẫn chi tiết, cách làm cụ thể, thống nhất để mọi tổ chức
và cá nhân cùng thực hiện tốt công tác phê bình, không vi phạm sai sót trong
phê bình. Ngay từ năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vạch khuyết điểm để sửa
chữa, cũng phải nêu ưu điểm để phát huy. Muốn tự phê bình và phê bình có kết quả,
cán bộ các cấp, nhất là cấp cao phải noi gương tốt”.
Trong công tác phê bình cần xác định rõ vai trò quan trọng của
tổ chức cơ sở đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng thật sự vững mạnh, trở thành
môi trường trong sáng, lành mạnh, tạo thuận lợi cho từng cán bộ, đảng viên thực
hiện tốt công tác phê bình. Môi trường không phù hợp, không lành mạnh sẽ dẫn đến
việc phê bình thiếu dân chủ, không thực chất, hoặc áp đặt, cứng nhắc, làm cho
cán bộ, đảng viên không dám phê bình hoặc phê bình hời hợt, hình thức, kém hiệu
quả.
Cũng cần quan tâm tạo thuận lợi để quần chúng nhân dân tham
gia phê bình cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Uy tín của người
lãnh đạo là ở chỗ mạnh dạn thực hiện tự phê bình và phê bình, biết học hỏi quần
chúng, sửa chữa khuyết điểm… chứ không phải ở chỗ giấu giếm khuyết điểm và e sợ
quần chúng phê bình”. Chính Người cũng đã đưa ra mối quan hệ gắn bó giữa nhân
dân với bộ đội trong công tác phê bình, chỉ rõ nhân dân có quyền góp ý, phê
bình với bộ đội: “Tôi là người dân, tôi cũng có quyền phê bình, góp ý với bộ đội
chứ. Bộ đội cách mạng là bộ đội của dân cơ mà”.
Yêu cầu rất quan trọng đặt ra của công tác phê bình và tự
phê bình là cần thiết phải nêu cao trách nhiệm và tính tự giác của từng cán bộ,
đảng viên. Chỉ có trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm và tình cảm của mỗi cá
nhân thì mới có thể có tinh thần tự nguyện, kiên quyết và cách làm phù hợp để từ
đó đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động phê bình và tự phê bình.
Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam chúng ta không ngừng rèn luyện phấn đấu,
tăng cường phê bình và tự phê bình để thực hiện đúng chỉ đạo của đồng chí Nguyễn
Phú Trọng, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương: “Đảng bộ Quân đội phải làm
gương, làm mẫu về mọi mặt. Trong toàn quân không có cán bộ, đảng viên suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật, kỷ cương của Đảng,
kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân”./.
NHẬN DIỆN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ TỰ DO TÔN GIÁO
Một số người Việt chống cộng ở hải ngoại có quan điểm chống
đối chính quyền Việt Nam, đã dựa vào chính sách chung của chính quyền Mỹ, rất
coi trọng các quyền tự do, mà trong đó, quyền tự do tôn giáo gần như được xem
là hàng đầu, để từ đó tạo những ảnh hưởng, tác động vào các sinh hoạt chính trị
trong cộng đồng người Việt Nam. Năm 1988, khi đặt chân lên đất Thái Lan, ngay
trong trại tị nạn dành cho người vượt biên, tôi đã rất ngạc nhiên vì trong môi
trường đầy khó khăn, thiếu thốn và hoang mang vì tương lai bấp bênh, vô định,
thế nhưng các hoạt động về tôn giáo đã diễn ra sôi nổi mang đầy màu sắc chính
trị.
Các Ban trị sự, Hội đồng liên tôn các tôn giáo đã tập hợp
các tín hữu, con chiên, đạo hữu của mình thành những đoàn thể để hoạt động
không thuần túy về tôn giáo, mà còn nhằm xuyên tạc, chỉ trích chính quyền Việt
Nam. Nhiều tài liệu, sách báo, thông tin từ hải ngoại được ấn hành, đưa vào trại
tị nạn phát tặng miễn phí, kích động chống Việt Nam như báo Đường Sống (Mỹ),
báo Quê Mẹ (Pháp) hay các tổ chức như BPSOS (Boat people SOS - Ủy ban cứu trợ
người vượt biển).
Khi định cư ở Mỹ từ tháng 2/1991, tôi nhận thấy nhiều cơ sở
tôn giáo được mở mang, phát triển và hoạt động rất năng động. Nhiều nhà thờ,
nhà chùa mới được thành lập từ những vận động, đóng góp chủ yếu từ các cá nhân.
Gắn liền với những kỷ niệm từ quê nhà, không ít nhà thờ, ngôi chùa lấy tên
trùng với những nơi thờ tự quen thuộc như Giáo xứ Tân Sa Châu, Giáo xứ Tân Bùi
Chu, Phát Diệm, Chùa Dược Sư, Chùa Vĩnh Nghiêm… Chính những cơ sở tôn giáo này
cũng tự biến thành nơi hội họp, sinh hoạt chính trị vì các nhân sự, thậm chí
các nhà lãnh đạo tôn giáo ở hải ngoại ít nhiều cũng nhuốm mùi chính trị cực
đoan.
Ý niệm về “đấu tranh tôn giáo” với “đấu tranh cho dân chủ, tự
do” đã trở thành phương tiện, là công cụ cho các cá nhân, tổ chức chống cộng cực
đoan khai thác triệt để nhằm lợi dụng lòng tin của người dân còn mơ hồ, hay có
định kiến với chính quyền Việt Nam. Các lãnh đạo cộng đồng, tổ chức chống cộng
thường xuyên theo dõi các biến động xã hội trong nước không ngừng biến các hiện
tượng được chú ý thành các “vấn đề tôn giáo” nghiêm trọng. Thí dụ, vụ án của
linh mục Nguyễn Văn Lý, ngày 30/3/2007, tại Thừa Thiên Huế, Tòa án nhân dân tỉnh
Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa công khai xét xử Nguyễn Văn Lý và đồng bọn về tội
“Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại
khoản 1, điều 88 - Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tại phiên tòa cho thấy thái độ bất hợp tác của ông Lý khi luôn tỏ ra chống đối,
thậm chí đạp vào vành móng ngựa, hô hào, gây ồn ào. Ông Lý đã bị một nhân viên
an ninh bịt miệng để giữ trật tự, và một bức ảnh ghi lại khoảnh khắc này đã được
báo chí phương Tây, giới truyền thông chống cộng khai thác thành sự kiện “đàn
áp, bịt miệng tự do tôn giáo”.
Khi sự kiện xảy ra, tôi và các đồng nghiệp của tuần báo Việt
Weekly đã về Việt Nam, xin phép chính quyền về tận xã Thủy Biều, TP. Huế để tìm
hiểu sự việc. Tại họ đạo Nguyệt Biều, đoàn báo chí từ hải ngoại của chúng tôi
được tự do phỏng vấn các giáo dân tại địa phương về sinh hoạt tôn giáo tại đây.
Các giáo dân kể chuyện cha Lý đã có công sửa đường, làm nhà vệ sinh công cộng,
cấp con giống, cây trồng, mở lớp dạy máy tính, dạy ngoại ngữ miễn phí để đánh lừa,
dụ dỗ niềm tin của một bộ phận giáo dân. Vụ án điển hình này cho thấy sự cấu kết
của các tổ chức chính trị ở hải ngoại với các nhân vật chống đối đội lốt tôn
giáo. Thông qua việc móc nối, vận động để xin tiền từ các tổ chức, cá nhân ở hải
ngoại, ông Lý đã tham gia làm cố vấn vào “Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam”
năm 2000, kích động giáo dân ký đơn đòi đất vốn của Giáo hội Thiên Chúa giáo đã
giao cho hợp tác xã quản lý từ năm 1975, gây mâu thuẫn giữa người dân và chính
quyền.
Đoàn phóng viên báo Việt Weekly cũng có mặt tại Hà Nội để
tham dự buổi họp báo của Đại sứ Mỹ ở Việt Nam là ông Michael Marine, khi được hỏi
về bức hình “bịt miệng cha Lý” ở phiên tòa, ngài đại sứ cũng nêu rõ là hành động
gây rối trật tự ở tòa án, nếu ở Mỹ cũng sẽ bị ngăn chặn bằng vũ lực. Tuy nhiên,
theo góc nhìn của nhà ngoại giao Mỹ, thì chính quyền Việt Nam cũng cần phải có
động thái trao cho các công dân của mình “không gian rộng rãi hơn để biểu đạt ý
kiến của mình”.
Những vụ án mang màu sắc tôn giáo liên quan đến vấn đề tranh
chấp đất hay bất động sản, qua quan sát của tôi, hầu hết đều có sự tác động của
các thế lực chính trị hải ngoại kích động, xúi giục. Cái gọi là “Yểm trợ đấu
tranh tôn giáo” ở hải ngoại được tiến hành rất bài bản. Họ tập hợp nhau tại các
địa điểm công cộng như công viên, khu chợ, bãi đậu xe, trung tâm thương mại,
nơi có đông đảo người dân gốc Việt sinh sống để tổ chức các buổi “thắp nến cầu
nguyện” hay “tuyệt thực cho tự do, nhân quyền”. Các tổ chức chống cộng này cho
rằng các vụ tranh chấp đất đai ở những địa phương có cộng đồng người Công giáo
sinh sống nhằm mục tiêu “thu hẹp tài sản của Giáo hội Công giáo, chia cắt nơi
cư trú của đồng bào giáo dân, hòng làm suy yếu sự phát triển của Công giáo nói
riêng”. Đây là những luận điệu xuyên tạc vô cùng ngớ ngẩn. Vì quyền làm chủ đất
đai nào là của người Công giáo? Chính quyền địa phương mỗi nơi đều có quy định
theo pháp luật để tiến hành thay đổi môi trường sống, sự phát triển của đô thị
theo nhu cầu thực tế. Thế nhưng việc chuyển đổi quỹ đất này đã bị thổi phồng
thành những vụ án “đàn áp tôn giáo” gây nên nhiều ngộ nhận cho người ở hải ngoại
thiếu thông tin về sự việc.
Mặt khác các đối tượng chống cộng luôn phao tin rằng, người
Cộng sản là “vô thần,” người Cộng sản coi “tôn giáo là thuốc phiện”, một khi
tôn giáo ở Việt Nam lớn mạnh, sẽ trở thành những lực lượng đối kháng có thể đè
bẹp chế độ! Vì vậy chính quyền Cộng sản Việt Nam phải áp dụng các cách đàn áp
tinh vi, làm suy yếu tôn giáo. Từ đây họ đã đánh vào tâm lý chung của những gia
đình di cư năm 1954, các quan chức chế độ Việt Nam cộng hòa luôn có ánh nhìn
hoài nghi về chính sách tôn giáo của chính quyền Việt Nam. Chính những cơ quan
“truyền thông đen”, mang danh nghĩa là “truyền thông quốc tế” như BBC, RFA,
VOA,.. mà nhân sự của các “đài Việt ngữ” phần lớn đều là những người làm truyền
thông thiếu khách quan, thiếu thiện chí trong việc đưa tin, thổi phồng về vấn đề
tự do tôn giáo ở Việt Nam. Nhiều phóng sự, hội luận của các kênh này luôn khai
thác các nhân vật đối lập, hay “bất đồng chính kiến” để gây hoang mang cho người
dân ở hải ngoại, bằng những thủ thuật kích động nhưng lại tỏ ra khách quan, đa
chiều.
Đồng thời nhu cầu về tâm linh, thể hiện tình yêu nước đã nhuốm
màu sắc chính trị với chiều hướng cực đoan. Ở vùng nam California, tôi đã từng
ghi nhận, phỏng vấn nhiều tu sĩ, các cha, các nhà sư từ trong nước đi sang Mỹ
theo diện thăm thân hay du lịch, nhưng khi tìm hiểu, đi sâu vào vấn đề, mới rõ
là họ được một số cá nhân, hoặc tổ chức chính trị ở hải ngoại mời đi Mỹ để “gây
quỹ từ thiện” hay “xin quyên góp xây dựng nhà thờ, xây chùa” ở Việt Nam. Mỗi buổi
họp mặt này, những bài than khổ về sự khó khăn trong sinh hoạt tôn giáo ở Việt
Nam đều được các vị nêu lên theo ánh nhìn thiếu thiện chí, gợi niềm thương cảm
trong cộng đồng. Nếu không trực tiếp về Việt Nam để tìm hiểu rõ sinh hoạt tôn
giáo ở Việt Nam, nhiều bà con ta cứ ngỡ ở Việt Nam không được đi lễ, không được
đi chùa vì các cơ sở tôn giáo này do “Nhà nước quản lý”!
Điều đáng quan ngại hơn nữa, đó chính là sự hà hơi, tiếp tay
của các vị “dân cử người Mỹ gốc Việt” trong các dịp tranh cử các vị trí như nghị
viên thành phố, thị trưởng thành phố, nghị sĩ tiểu bang hay liên bang. Câu chuyện
“đấu tranh cho tự do tôn giáo, quyền con người” tiếp tục được họ đưa ra để vận
động tranh cử. Điển hình như các thành phố có đông người Việt cư trú như
Westminster, Garden Grove, Fountain Valley, Santa Ana… (miền nam California),
hay San Jose (miền bắc California), các chính trị gia đã tận dụng chiêu bài
tranh cử không gì khác hơn là “chống cộng và đấu tranh cho tự do tôn giáo ở Việt
Nam”. Đây là những khẩu hiệu, chiêu bài dễ hô hào, dễ tạo sự quan tâm của cử
tri.
Ngân sách tranh cử như chiếc bánh được chia chác nhau theo từng
phần: Giới lãnh đạo cộng đồng chống cộng tổ chức biểu tình, kêu gọi cử tri ký
thỉnh nguyện thư đòi quyền con người cho các nhà đối lập trong nước. Còn các cơ
quan “truyền thông đen” thì được nhận phần quảng cáo cho những thông điệp chính
trị sặc mùi mị dân như “đòi quyền tự do con người cho người dân Việt Nam”. Từ
đây đã tạo thành một bộ máy tuyên truyền, xuyên tạc, một “kỹ nghệ chống cộng”
mang tính vòng tròn khép kín để thỏa mãn lòng hận thù tồn tại từ trước, nhằm
bào mòn tình cảm gắn bó của người dân trong và ngoài nước. Và trên hết, để vừa
có danh, vừa có lợi, họ đã bất chấp sự công bằng, lẽ phải và quyền lợi tối thượng
của dân tộc là sự ổn định xã hội để phát triển kinh tế, đưa đất nước từ nghèo
khó sau chiến tranh, tiến lên một nước có nền hòa bình bền vững, ổn định lâu
dài để phát triển.
Là người sống trong cộng đồng lâu năm, theo dõi những diễn
biến chính trị và sinh hoạt cộng đồng một cách toàn diện, nên tôi đã nhận diện
được rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá khối đại đoàn kết dân tộc, gây hoang mang
chia rẽ tôn giáo của các tổ chức chống cộng lưu vong. Theo tôi, hành động của họ
không vì bất cứ lòng trắc ẩn, tình đồng bào nào hết, ngoài việc tạo nên những
cái “bánh vẽ” to tướng khiến một bộ phận người trong nước có tinh thần vọng ngoại
hiểu sai lệch vấn đề về tự do tôn giáo, hay quyền con người. Cần phải hiểu rằng
tự do của mỗi cá thể trong xã hội phải đặt dưới quy định của luật pháp, không
thể tùy tiện nhân danh sự tự do để sinh hoạt tôn giáo mang tính chính trị, chống
phá chế độ.
Nguồn Tuyên giáo TW
LỜI BÁC DẠY: “Dân quân, tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc,
là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc”
Nhân dịp Hội nghị dân quân, tự vệ và du kích toàn quốc diễn
ra tại Việt Bắc, ngày 27 tháng 5 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư “Gửi
nam nữ dân quân, tự vệ và du kích toàn quốc”. Trong thư Người khen ngợi và đánh
giá cao vai trò của lực lượng dân quân, tự vệ, du kích. Người viết: “Dân quân,
tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một
bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch nhân hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực
lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân quân tự vệ và du kích là một lực lượng chiến lược
trong chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, làm nòng cốt cho
toàn dân đánh giặc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ địa phương.
Để xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Đảng, Nhà nước đã ban hành đồng
bộ các nghị quyết, chỉ thị, đặc biệt là Luật dân quân tự vệ để thống nhất trong
công tác quản lý, chỉ huy, điều hành. Hiện nay, lực lượng dân quân tự vệ được
xây dựng theo phương châm "vững mạnh, rộng khắp", chú trọng xây dựng
lực lượng dân quân tự vệ ở khu vực biên giới, biển đảo, các địa bàn chiến lược,
trọng điểm về quốc phòng, an ninh với số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp ngày
càng cao, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở; tổ chức biên chế tinh gọn, chặt
chẽ; trang bị vũ khí phù hợp; được giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự toàn
diện, thiết thực; khả năng sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, đáp ứng nhiệm vụ
quốc phòng, an ninh, tham gia phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, xứng đáng
là công cụ sắc bén và tin cậy bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân ở cơ sở, tiếp
tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng ở cơ sở, xứng đáng với lời khen ngợi
của Bác Hồ kính yêu.