Thứ Hai, 29 tháng 7, 2024

LLVT tỉnh Sơn La trắng đêm ứng cứu đồng bào vùng lũ

 

Suốt đêm 24 và cả ngày 25-7, đại diện lãnh đạo tỉnh Sơn La cùng hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh dầm mình trong mưa lũ tại những khu vực bị thiệt hại nặng để hỗ trợ di chuyển người dân đến nơi an toàn; động viên, chia sẻ nỗi đau với các gia đình có người chết và mất tích; trợ giúp, không để đồng bào vùng lũ bị đói khát sau trận lũ lịch sử...

Đêm đi bộ vào hỗ trợ bản Hua Pư bị cô lập

Chiều muộn ngày 24-7, trời tiếp tục đổ mưa như trút xuống xã Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn, đúng thời điểm đoàn công tác của tỉnh Sơn La do đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó chủ tịch UBND tỉnh cơ động đến đây. Từ vị trí này đến bản Hua Pư, xã Chiềng Nơi (khu vực bị thiệt hại nặng bởi trận lũ lịch sử) còn khoảng 10 cây số, nhưng chỉ có thể đi bộ do đường bị sạt lở nghiêm trọng. Sau khi hội ý nhanh với Đại tá Bùi Văn Sơn, Phó chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Sơn La, đồng chí Nguyễn Thành Công quyết định cả đoàn công tác khẩn trương đi bộ vào bản Hua Pư đang bị cô lập để kịp thời trợ giúp đồng bào đang phải đối mặt với hiểm nguy, thiếu thốn do thiên tai.

Càng về đêm, mưa càng nặng hạt, bóng tối bao trùm khắp núi rừng khiến đoàn công tác gặp khó khăn trong di chuyển khi phần lớn là đường lầy lội, trơn trượt, cây đổ ngổn ngang, suối sâu, nước chảy xiết. Phải đi hơn 4 giờ đồng hồ liên tục, đoàn mới đến bản Hua Pư, nơi được coi là tâm lũ. Thấy đoàn công tác đến, ông Vàng Chứ Sành, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Hua Pư reo lên: “Bộ đội đến rồi bà con ơi! Dân bản mình được cứu rồi”.

Mặc dù trời đã về khuya nhưng ngay khi đặt chân đến bản Hua Pư, lãnh đạo tỉnh Sơn La và Bộ CHQS tỉnh đã khẩn trương nắm bắt tình hình thiệt hại; chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ trao lương khô, mì tôm, nước uống đến tận tay những người dân bị thiệt hại do mưa lũ; thăm hỏi, động viên các gia đình có người chết và mất tích... Sau khi tạm ổn định tình hình, từ lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện đến các chiến sĩ đều ngả lưng xuống thềm xi măng hoặc tựa vào tường và thiếp đi trong khi ngoài trời vẫn mưa như trút.

Tiếp đó, cả ngày 25-7, cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh Sơn La và cơ quan chức năng đã tìm được nạn nhân cuối cùng bị mất tích ở bản Hua Pư. Đồng thời, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tiếp tục hỗ trợ nhân dân sửa chữa nhà cửa; hỗ trợ di chuyển các hộ trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; cung cấp lương thực, thực phẩm, nước uống cho người dân, nhất là các hộ có nhà bị đổ, bị lũ cuốn trôi...

Kịp thời ứng cứu bà con trong tâm lũ

Hai ngày vừa qua, cán bộ, chiến sĩ LLVT TP Sơn La (Sơn La) gần như thức trắng để cùng các lực lượng hỗ trợ hàng trăm gia đình bị ngập lụt di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn; giúp nhân dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ. 

Đêm 23, rạng sáng 24-7, mưa lớn kéo dài khiến nhiều khu vực ở TP Sơn La ngập sâu trong biển nước. Bản Phứa Cón, phường Chiềng An có 166 hộ/512 nhân khẩu thì có 35 ngôi nhà bị ngập hoàn toàn. Theo Thượng tá Trần Xuân Lâm, Chính trị viên Ban CHQS TP Sơn La, dự báo trước tình hình, Ban CHQS TP Sơn La đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương huy động hơn 200 cán bộ, chiến sĩ LLVT thành phố phối hợp cùng lực lượng tại chỗ nhanh chóng di chuyển toàn bộ hộ bị ngập úng cũng như các gia đình trong khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn.

Đồng chí Quàng Văn Cương, Chủ tịch UBND phường Chiềng An chia sẻ: “Mặc dù thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trong điều kiện đêm tối, mưa lớn nhưng các lực lượng bộ đội, dân quân, công an đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, triển khai các phương án sơ tán nhân dân rất linh hoạt, sáng tạo, vừa bảo đảm an toàn về người, vừa giữ gìn, bảo quản được tài sản cho nhân dân. Trong những lúc khó khăn, hoạn nạn thế này, chúng tôi càng thấu hiểu đức hy sinh, tinh thần hết mình vì dân của cán bộ, chiến sĩ LLVT”.

Là một trong số hàng trăm người dân được cán bộ, chiến sĩ LLVT kịp thời đưa ra khỏi ngôi nhà bị ngập sâu vào đêm 23-7, cựu chiến binh Hà Văn Xương (83 tuổi, thương binh hạng 2/4, trú tại bản Phứa Cón) xúc động kể: “Khi lũ ập đến, cả thành phố mất điện, trời tối đen như mực. Nhà tôi chỉ có hai vợ chồng già, các con, các cháu đều ở xa. Khi nước lũ ngập đến giường ngủ thì chúng tôi được các chú bộ đội bơi vào nhà, đưa lên xuồng chở đến nơi an toàn. Các chú bộ đội còn di chuyển giúp gia đình một số tài sản thiết yếu... Thật không biết phải nói sao trước tấm lòng, nghĩa cử của bộ đội”. 

Giúp nhân dân vùng lũ Sơn La

 

Những ngày mưa lũ vừa qua, bộ đội, dân quân ở huyện Mường La và TP Sơn La (tỉnh Sơn La) đã tích cực xông pha hỗ trợ nhân dân khu vực lũ lụt ứng phó và khắc phục hậu quả. Báo Quân đội nhân dân giới thiệu một số hình ảnh.

Giúp nhân dân vùng lũ Sơn La

Cán bộ, chiến sĩ LLVT huyện Mường La (Sơn La) giúp người dân xã Mường Bú, huyện Mường La sửa chữa chuồng trại chăn nuôi sau trận lũ.

 

Giúp nhân dân vùng lũ Sơn La
Bộ đội, dân quân giúp bà con xã Mường Bú, huyện Mường La vệ sinh nhà cửa sau thiên tai.

 

Giúp nhân dân vùng lũ Sơn La
 

 

Giúp nhân dân vùng lũ Sơn La
 

 

Giúp nhân dân vùng lũ Sơn La
 Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 754 (Bộ CHQS tỉnh Sơn La) hỗ trợ sơ tán nhân dân vùng ngập lụt ở phường Chiềng Sinh, TP Sơn La, tỉnh Sơn La đến nơi an toàn, ngày 24-7.

Nỗ lực giúp người dân vùng lũ Mường Pồn

Đã hơn 4 ngày kể từ khi trận lũ dữ quét qua xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, công tác tìm kiếm người mất tích luôn được các lực lượng cứu hộ, cứu nạn ưu tiên đặt lên hàng đầu.

Bên cạnh đó, LLVT và các cấp, ngành của địa phương tích cực chung tay giúp người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân ghi nhận tại tâm  xã Mường Pồn. 

Nỗ lực giúp người dân vùng lũ Mường Pồn

Cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh Điện Biên tiếp tục tìm kiếm người mất tích trong trận lũ quét tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên. 

Nỗ lực giúp người dân vùng lũ Mường Pồn

Cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh Điện Biên giúp nhân dân dựng lại nhà ở. 

Nỗ lực giúp người dân vùng lũ Mường Pồn
Cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh Điện Biên giúp người dân vệ sinh môi trường. 
Nỗ lực giúp người dân vùng lũ Mường Pồn
Lực lượng y tế khám bệnh cho người dân vùng lũ. 
Nỗ lực giúp người dân vùng lũ Mường Pồn
Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên vận chuyển lương thực hỗ trợ người dân. 
Nỗ lực giúp người dân vùng lũ Mường Pồn
Chính quyền địa phương trao quà hỗ trợ gia đình có người tử vong do lũ quét ở xã Mường Pồn, huyện Điện Biên. 

Hết lòng vì người dân vùng lũ Mường Pồn

 

Đã hơn 5 ngày kể từ khi trận lũ dữ quét qua xã Mường Pồn, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), ngày nào chúng tôi cũng chứng kiến cán bộ, chiến sĩ Quân đội, Công an và dân quân trong trang phục lấm lem bùn đất nỗ lực tìm kiếm người mất tích, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, vệ sinh môi trường...

Ngày 29-7, chúng tôi cùng các lực lượng đi bộ hàng chục ki-lô-mét vào các khu vực bị cô lập để khám, chữa bệnh, làm công tác vệ sinh phòng dịch và “cõng” lương thực, nước uống hỗ trợ bà con vùng lũ...

Từ khám bệnh, cấp thuốc...

Chiều và đêm 28-7, trời tiếp tục mưa nên các con đường trên địa bàn xã Mường Pồn vẫn ngập ngụa bùn đất. Hành quân bộ trong điều kiện đường trơn trượt, hơn 8 giờ ngày 29-7, đoàn cán bộ, nhân viên y tế mới đến được bản Lĩnh. Cây cầu treo vào bản đã bị lũ cuốn trôi, đoàn công tác phải vừa lội nước vừa dò đường.

Đến nơi, Thượng úy Nguyễn Văn Hùng, Trưởng ban Quân y, kiêm phụ trách Bệnh xá 40 (Bộ CHQS tỉnh Điện Biên) nhanh chóng trao đổi, phối hợp với lực lượng y tế địa phương gấp rút triển khai công tác khám bệnh cho người dân.

Trong lúc các thầy thuốc khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho những người dân ốm đau, bệnh tật, bị thương sau trận lũ thì Bác sĩ chuyên khoa I Vũ Thị Kim Ngân, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Điện Biên thăm hỏi, tận tình tư vấn sức khỏe, hướng dẫn người dân cách phòng, chống dịch bệnh sau lũ. 

Cầm túi thuốc trên tay, bà Lò Thị Nơi (sinh năm 1960, ở bản Lĩnh) xúc động nói: “Tôi bị chấn thương phần mềm, nhưng các bác sĩ kiểm tra, sơ cứu kỹ lắm. Trong lúc hoạn nạn này, một viên thuốc, một hạt muối còn quý hơn vàng. Người dân chúng tôi biết ơn các bác sĩ nhiều lắm”.

Khi các y sĩ, bác sĩ khám bệnh cho người dân thì Đại úy Lò Văn Dũng, nhân viên điều dưỡng của Bệnh xá 40 cùng chiến sĩ pha chế hóa chất, phun khử khuẩn các khu vực xung quanh. Lau vội những giọt mồ hôi lẫn nước mưa chảy dài trên mặt, anh Dũng bảo: “Lũ lụt thường mang theo mầm bệnh. Vì thế, cần phải phun khử khuẩn và hướng dẫn người dân cách phòng tránh, không để dịch bệnh phát sinh”.

Đến mở đường, “cõng” lương thực

Huổi Ké là một trong những điểm dân cư thuộc bản Lĩnh bị ảnh hưởng nặng nề sau trận lũ quét vừa qua. Do ở biệt lập cách trung tâm xã gần 10km nên khi bị lũ dữ tàn phá, cuộc sống của người dân nơi đây càng gặp nhiều khó khăn. Để đến được điểm dân cư này, các lực lượng phải vượt qua gần 4km đường mòn, đi qua nương và các khu sản xuất của người dân. Hằng ngày, người dân ở Huổi Ké vẫn sử dụng xe máy để đi lại, nhưng trận lũ đêm 24-7 vừa qua đã xóa sạch lối mòn. Cán bộ, chiến sĩ trong tổ công tác vào hỗ trợ bà con phải sử dụng dao phát, cuốc, xẻng làm đường tạm phục vụ việc vận chuyển lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm qua các mỏm núi, dốc cheo leo...

Bùn đất và mồ hôi thấm đẫm lưng áo, nhưng Đại úy Lò Văn Thân, Đội trưởng vũ trang Đồn Biên phòng Mường Pồn (Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên) vẫn nói bằng giọng phấn chấn: “Nghĩ đến việc bà con bị cô lập trong bản xa, chúng tôi động viên nhau làm việc cật lực. Có đường vận chuyển lương thực vào thì bà con sẽ không bị đói, các lực lượng cũng vào giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả thiên tai”.

Chân tay lấm lem bùn đất và khuôn mặt hốc hác, nhưng ánh mắt ông Chá A Dy, Trưởng điểm dân cư Huổi Ké, toát lên niềm vui sướng. Ông xúc động nói: “Bị lũ dữ tàn phá, cô lập nên chúng tôi phải san sẻ cho nhau từng bát gạo. Thấy các chú bộ đội đến đây là chúng tôi biết mình đã được cứu rồi”.

Khi chia tay người dân điểm dân cư Huổi Ké để về trung tâm bản Lĩnh, vừa trèo qua một mỏm núi xuống dưới khe, tôi gặp một tốp dân quân gồng gánh hoặc đeo ba lô nặng trĩu. Anh dân quân có dáng người chắc đậm và nước da rám nắng, cất giọng thân thiện: “Từ đây ra, nhiều đoạn đường trơn và lầy lội lắm. Ít nhất cũng phải hơn một giờ đồng hồ nữa thì anh mới ra đến trung tâm bản”. Hỏi chuyện, tôi được biết, anh dân quân tên là Lò Văn Khánh, ở xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, đi tiếp sức bà con xã lân cận bị lũ gây thiệt hại. “Không còn đường, chúng tôi cứ thế lội trong bùn đất. Nghĩ đến đồng bào đang thiếu lương thực, nước uống nên chúng tôi hỗ trợ mì ăn liền và nước uống, đi bộ hơn 7km đường mòn, đường rừng. Nhiều đoạn dốc cao, trơn trượt, anh em tôi phải “tăng bo”, kéo đỡ nhau vượt qua".

Theo ghi nhận của chúng tôi, ngay từ sáng sớm 29-7, các lực lượng Quân đội, Công an, dân quân... vẫn tiếp tục tìm kiếm người mất tích, giúp nhân dân khắc phục hậu quả lũ quét, vận chuyển lương thực, hỗ trợ người dân xã Mường Pồn.

Tù binh "chiến lợi phẩm"

 

Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, tôi là y tá đại đội thuộc Trung đoàn 209, Đại đoàn 312. Đêm trước ngày kết thúc chiến dịch, trận chiến còn diễn ra rất ác liệt ở trung tâm lòng chảo Mường Thanh. Ở đây, tôi đã có kỷ niệm khó quên.

Hôm ấy, tôi cùng y tá Si liên tục lội dưới giao thông hào, bùn nước ngập đến đầu gối để về trạm cứu thương ngã ba Noong Bua. Pháo nổ liên hồi. Đạn lửa bay vèo vèo trên đầu. Sao đêm nay có nhiều thương binh nặng thế? Thương binh về dồn dập, hầu hết đều chưa kịp băng bó, chỉ có thể quan sát vết thương của các anh dưới ánh pháo sáng và chớp đạn. Chúng tôi cứ lặp đi lặp lại động tác sờ mò từng thương binh, lau tạm bùn, máu, băng chặt để cầm máu cho các anh rồi đưa vội về phía sau.

Một lần, tôi và anh Si đang cáng thương binh băng qua Đường 41 thì gặp Cục trưởng Cục Quân y Vũ Văn Cẩn đi kiểm tra. Ông bảo chúng tôi tạm dừng và mở cáng. Đến giờ tôi vẫn nhớ, đôi mày ông bỗng nhíu lại, nét mặt lộ rõ đau xót khi thấy trong cáng, người thương binh nặng vừa ngừng thở khi chưa đến được trạm cấp cứu của Đại đoàn.

Chiều 7-5-1954, toàn thắng đã về ta. Buổi chiều hôm đó, lúc nghe tin chiến thắng cũng là lúc tôi vừa băng bó xong cho những thương binh cuối cùng. Tôi và mấy anh bạn trong hầm tranh thủ mở túi cơm nắm đã ướt nát cùng đồ hộp ra ăn. Sau đó, tôi và anh Si nhảy lên khỏi hào, chạy theo một đơn vị đang tiến rầm rập về phía trung tâm Mường Thanh, hỏi ra mới biết là quân của Tiểu đoàn 130. Lúc ấy, trong lòng tôi có hai cảm giác trái ngược: Dâng trào niềm vui sướng, tự hào của người chiến thắng và tự nhiên thấy thương hại cho kẻ bại trận. Mà hiện diện trước mặt tôi là một người lính Pháp bị thương nặng đang nằm ngay cạnh miệng chiến hào, còn trong các hầm hàm ếch ở đồi 210, trận mưa đêm qua làm đất lở lói, thò ra những cánh tay lòng khòng của xác mấy lính lê dương vừa được chôn vội.

Tôi đi như chạy vào trung tâm lòng chảo Mường Thanh. Tôi vượt qua những ngóc ngách hầm, hào và bước qua những xác chết, thùng, hòm, bạt rách... Người lâng lâng không biết mệt. Run rủi thế nào lại đưa tôi đến trước một hầm quân y của Pháp mở toang. Bên trong căn hầm tối lờ mờ, vắng lặng, trên bàn mổ, nhiều loại dụng cụ, thuốc men còn để ngổn ngang. Bỗng tôi nhìn thấy một hộp đồ mổ còn mới nguyên chưa bóc tem, trên nắp có chữ “abdomen”.

Phản xạ nghề nghiệp làm tôi bật ra câu: “Ồ!” ngạc nhiên và vui mừng. Một bộ đồ mổ xịn chưa bao giờ tôi được biết tới. Tôi vuốt nhẹ một lượt cái hộp láng bóng và nghĩ ngay: Bác sĩ phẫu thuật Trung đoàn ta mà có trong tay bộ đồ mổ này thì còn gì bằng! Tôi liền lấy một mảnh dù trắng bọc hộp đồ mổ lại như trói một tên tù binh và đeo nó lên vai, rồi vội quay đầu bước ra khỏi đống thuốc vỡ nát lẫn trong bùn, máu nhớp nháp, tanh tưởi. Lúc nãy nhảy lên mặt đất cùng anh Si, giờ lạc nhau, chẳng biết anh đang ở đâu, hay anh đã tìm về được đơn vị cũ rồi?...

Ra khỏi hầm quân y Pháp được một đoạn, tôi mới thấy người mệt mỏi rã rời. Cả đêm qua cấp cứu thương binh không lúc nào rời tay và không lúc nào được chợp mắt. Thế là tôi nằm vật ra, ngủ thiếp đi dưới chiếc dù do một anh lính nào đó đã căng sẵn trên bờ chiến hào. Giấc ngủ căng và sâu của người lính quân y vừa trải qua những ngày cấp cứu thương binh ngập đầu trong máu và bùn đất.

Tiếng nổ râm ran xung quanh chợt làm tôi tỉnh giấc. Dụi mắt nhìn lên, bầu trời đang "nở" đầy "hoa cà, hoa cải". Đây là màn “biểu diễn” pháo hoa tự phát trong đêm chiến thắng, từ mọi hướng, mọi ngóc ngách trong lòng chảo, không ai bảo ai, cứ có súng bắn pháo hiệu trong tay là nhất tề nã lên trời. Phút chốc, bầu trời Điện Biên Phủ hiện ra lung linh, rực rỡ, hòa cùng tiếng hò reo của những người thắng trận.

 Tờ mờ sáng hôm sau, tôi nhặt thêm một ít đồ hộp thực phẩm cùng “tên tù binh” abdomen hỏi đường tìm về Ban Quân y Trung đoàn 209. Hóa ra tôi cũng không đi xa lắm nơi đơn vị tập kết. Vừa gặp y tá trưởng Vòng, tôi đưa anh xem “tên tù binh”, anh mừng rỡ vỗ vai tôi, bảo: Món quà của Chí quý quá!"

Vai trò của giáo dục với nhân cách con người và sự phát triển của quốc gia.


Trong lịch sử xã hội loài người vốn có rất nhiều và rất nhiều những hiện tượng được nảy sinh, phát triển và tồn tại vĩnh hằng trong đó phải kể đến hiện tượng giáo dục, dạy học. Hiện tượng này được thể hiện bằng việc thế hệ trước truyền đạt những kinh nghiệm, những kiến thức, sự hiểu biết... mà loài người đã tích lũy trong suốt cả một quá trình phát triển của xã hội cho các thế hệ nối tiếp sau này. Để cho họ được lĩnh hội và kế thừa một cách có chọn lọc những kinh nghiệm xã hội đó để có thể tham gia tích cực vào những lĩnh vực hoạt động xã hội, tham gia vào quá trình lao động, sản xuất nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân mình.
Một nền giáo dục hiện đại là một nền giáo dục phải đào tạo ra được những con người biết tạo ra năng suất lao động cao, biết chủ động và sáng tạo, biết phát huy hết năng lực vốn có của mình trong mọi lĩnh vực hoạt động, phấn đấu vì lợi ích của xã hội cũng như vì lợi ích của mình. Do đó giáo dục và đào tạo phải trực tiếp phục vụ cho sự phát triển của đất nước và trước hết là sự phát triển kinh tế - xã  hội. Tuy nhiên để có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi hoạt động học tập của người học phải là hoạt động sáng tạo, hệ thống những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo mà người học chiếm lĩnh trong suốt quá trình giáo dục phải gắn liền với thái độ tích cực xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình giáo dục nói chung và quá trình phát triển của mỗi cá nhân ngày càng phong phú nhưng cũng ngày càng phức tạp, cả về nội dung lẫn hình thức, phương pháp và cách thức tổ chức thực hiện. Ngay cả trong hệ thống giáo dục quốc dân ở từng quốc gia riêng rẽ cũng liên tục biến đổi theo xu thế “các hệ thống này vươn tới hình thức toàn dân cùng tham gia vào công tác giáo dục, vào quá trình giáo dục” dưới dạng này hay dạng khác có thể nói là trên một qui mô chưa từng có.
Giáo dục với vai trò và chức năng của nó phải là nhân tố chính yếu, tích cực và linh hoạt trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xã hội. Trong bất kỳ một xã hội nào cũng thế, đặc biệt là trong xã hội văn minh và tiến bộ như hiện nay thì giáo dục  lại càng giữ một vai trò và vị trí cực kỳ quan trọng. Một nền giáo dục có chất lượng, phát triển vững mạnh thì  sẽ mang lại cho quốc gia một đội ngũ những con người giàu tri thức,  sẽ là một động lực lớn thúc đẩy quốc gia đó tiến bộ và phát triển không ngừng. Bác Hồ thuở sinh thời có dạy:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Rõ ràng, ngay từ trước Người đã thấy được vai trò của giáo dục trong sự nghiệp trồng người. Giáo dục hiện nay còn được thừa nhận không phải là yếu tố phi sản xuất, tách rời sản xuất mà nó là yếu tố cấu thành nền sản xuất của xã hội. Đầu tư cho giáo dục chính là một sự đầu tư vô cùng cần thiết, là đầu tư cơ bản, tạo ra tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội. Thực tiễn đã chỉ ra được một điều rằng không có quốc gia nào muốn phát triển lại đầu tư ít cho giáo dục, cho nên cuộc chạy đua hiện nay giữa các quốc gia trên thế giới về kinh tế chẳng qua là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, là cuộc chạy đua về giáo dục và đào tạo, chạy đua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Như vậy suy cho cùng sự nghiệp giáo dục có một vị trí rất quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia. Và như Bác Hồ đã nói: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, ngay thực tế ở nước ta mặt bằng dân trí còn thấp so với yêu cầu của thời đại cũng như so với nhiều nước khác trên thế giới và một điều đáng ngại hơn là, mặc dù suốt mấy chục năm qua nước ta đã cố gắng nhiều để đạt được con số là 88% dân số biết chữ, nhưng hiện nay lại đang diễn ra hiện tượng tái mù cũng hết sức nghiêm trọng nhất là đối với các tỉnh miền núi và vùng sâu, vùng xa.
Cho nên xét trong phạm vi giáo dục, các luận điểm đó cũng chính là căn cứ xuất phát, là những cơ sở để dựa vào đó chúng ta có thể thiết kế các mục tiêu giáo dục cho các giai đoạn khác nhau (cho hiện tại cũng như cho tương lai gần hoặc xa). Mặt khác chúng ta cần phải hiểu và cần phân biệt được sự khác nhau cơ bản và đó cũng là căn cứ duy nhất để một lần nữa khẳng định được vai trò thật sự to lớn của giáo dục. Trong quá trình sản xuất ra những sản phẩm cần thiết để phục vụ cho chính bản thân con người cũng như cho xã hội, quá trình đó con người đã tạo ra vô số, vô số những sản phẩm hoàn chỉnh nhưng đồng thời bên cạnh đó con người cũng đã tạo ra những “phế phẩm” và đó là một điều tất nhiên mà chúng ta không thể nào tránh né được. Nhưng trong quá trình giáo dục, thì sản phẩm của một nền giáo dục đòi hỏi phải là những sản phẩm “hoàn hảo”, và tuyệt đối không được tạo ra những “phế phẩm”.
Do vậy, giáo dục không chỉ có riêng ở việc truyền đạt tri thức, sự hiểu biết mà giáo dục trong thời đại ngày nay cũng như trong bất kỳ một thời đại nào cũng vậy nó cần cả giáo dục về nhân cách, đạo đức, lối sống. Đó là những phẩm chất phải đồng thời cùng tồn tại song song trong mỗi con người, bởi vì như Bác đã dạy chúng ta: Có đức mà không có tài thì làm  việc gì cũng khó, ngược lại người có tài mà không có đức là người vô dụng. Vì vậy giáo dục ở đây phải là một nền giáo dục có chiều sâu lẫn cả về chiều rộng tức là một nền giáo dục phải hội đủ tất cả các mặt: đức, trí, thể, mỹ. Và đặc biệt là cũng cần phải coi trọng giáo dục lòng tự hào về truyền thống yêu nước hào hùng của dân tộc, về truyền thống cách mạng vẻ vang của ông cha ta. Cho nên cần phải làm cho toàn xã hội có một cái nhìn, một thái độ tôn trọng vai trò của giáo dục, cũng như thái độ tôn trọng những người có tài năng vì “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Bởi thế, muốn tạo ra được những sản phẩm của giáo dục đạt được những phẩm chất như trên, muốn hướng con người theo những chuẩn mực đạo đức chung mà xã hội đã đặt ra thì cần phải biết kết hợp chặt chẽ và hài hoà giữa các môi trường giáo dục: giáo dục gia đình kết hợp với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Bởi:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Nói tóm lại trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay theo con đường xã hội chủ nghĩa chúng ta đã, đang và phải quan tâm, chú trọng đến rất nhiều vấn đề trong đó không thể thiếu vấn đề giáo dục. Vì chính nó đã đào tạo ra đội ngũ những con người  có tri thức, hiểu biết hay nói một cách khác là đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đất nước. Thế nhưng, muốn cho sự nghiệp giáo dục thực hiện được nhiệm vụ lớn lao ấy thì chúng ta phải từng bước cũng cố hệ thống giáo dục. Cụ thể là cần nâng cao trình độ cho đội ngũ những người làm công tác giảng dạy theo phương châm “thầy ra thầy”, cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập nhằm nâng cao tinh thần ham học hỏi, tính năng động của người học, làm cho quá trình giáo dục kết hợp với quá trình tự giáo dục. Chỉ có như vậy mới có thể tạo ra được những con người có bản lĩnh và có tri thức thật sự đáp ứng đúng như mong muốn của chúng ta

Giáo dục với bảo tồn và vun trồng văn hóa

Văn hóa và giáo dục giao thoa từ xa xưa đến nay và mãi sau này. Chính sự giao thoa và tương tác giữa văn hóa - giáo dục là động lực thúc đẩy cho xã hội loài người phát triển.


Có nhiều định nghĩa về văn hóa, nhưng cốt lõi của văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra được giữ gìn phát huy, làm nền tảng cho sự tồn tại và phát triển trong suốt quá trình tiến hóa của lịch sử loài người. Giáo dục đảm đương vai trò truyền bá những kiến thức, những giá trị văn hóa cho các thế hệ. Có thể nói giáo dục chính là quá trình “trao truyền văn hóa” của mỗi quốc gia, dân tộc và của nhân loại.

Con người là chủ thể sáng tạo ra, đồng thời cũng là sản phẩm của văn hóa. Chính vì vậy mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Cho nên để giữ gìn và phát triển, để “soi đường” thì văn hóa cần phải có giáo dục, văn hóa là mục đích và nội dung của giáo dục. Mỗi quốc gia, dân tộc muốn giữ gìn và phát triển văn hóa phải thông qua giáo dục. Như vậy rõ ràng giáo dục là cái gốc cho sự trường tồn của văn hóa, chủ thể của giáo dục là chấn hưng văn hóa, là “vun trồng văn hóa”, cũng là chấn hưng giá trị của con người, của cộng đồng, của dân tộc.

Giáo dục là một phương thức để bảo tồn và phát triển truyền thống văn hóa qua các thời đại. Giáo dục phát triển cùng với xã hội, trở thành một chức năng không thể thiếu được trong đời sống gia đình, xã hội và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của dòng chảy lịch sử. Giáo dục vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Giáo dục đảm nhận vai trò đào tạo nhân lực, tái sản xuất ra lực lượng lao động mới để tiếp nối và thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt. Giáo dục không bao giờ bằng lòng với cái gì sẵn có mà luôn tìm tòi, sáng tạo vượt lên văn hóa hiện tại để vươn tới văn minh nhân loại.

Chức năng của giáo dục là truyền đạt kinh nghiệm, hướng dẫn cách tạo ra các giá trị mới, nhằm để con người sinh tồn và phát triển phù hợp với môi trường sống hướng tới những điều tốt đẹp, bài trừ các tệ nạn, các hủ tục trong quá trình bảo tồn giống nòi và giá trị cộng đồng, dân tộc. Cho nên văn hóa và giáo dục đều có chiều sâu, cùng mang tính nhân sinh một cách có hệ thống và cùng trường tồn với dân tộc với nhân loại. Đó là mối quan hệ biện chứng lịch sử thể hiện sự đồng hành mật thiết giữa văn hóa và giáo dục, vừa có cái chung bao quát toàn diện vừa có cái riêng trong từng giai đoạn lịch sử của mỗi nhóm cộng đồng, mỗi quốc gia, dân tộc. Thực tiễn đã chứng minh dân tộc nào biết quan tâm đến giáo dục truyền thống, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống thì dân tộc đó bảo vệ được nền độc lập của dân tộc. Đất nước ta có được cơ đồ như ngày nay chính là nhờ có được điều đó.

Thực hiện sự nghiệp đổi mới với khát vọng phát triển hùng cường thịnh vượng, thì lại cần phải xem giáo dục là quốc sách hàng đầu và phải tiến hành “đổi mới căn bản giáo dục” cho phù hợp. Để chấn hưng văn hóa thì phải “chấn hưng con người” vì con người là hiện thân của văn hóa quốc gia, con người ấy phải được giáo dục trong môi trường văn hóa lành mạnh. Môi trường mà người học được tôn trọng, được đối xử công bằng, bình đẳng, nhân ái và dân chủ, được phát huy năng lực sáng tạo để phát triển tư duy sống động phù hợp lứa tuổi với kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết để bước vào đời góp phần tạo lập nên những giá trị mới của văn hóa cho cộng đồng và xã hội.

Giáo dục trong môi trường văn hóa với mối quan hệ mật thiết giữa gia đình, xã hội và nhà trường, trong đó nhà trường là trung tâm cho nên cần quan tâm đến môi trường văn hóa học đường, ở đó phải như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã căn dặn: “Trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò” để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, “con người XHCN để xây dựng CNXH” như Bác Hồ đã chỉ ra. Các thành viên trong nhà trường mà trung tâm là thầy cô giáo ứng xử với nhau với quy tắc văn hóa giữa người dạy và người học, trong hoạt động dạy và học; trong quan hệ cá nhân, cộng đồng và xã hội thông qua thái độ và trách nhiệm đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục.

Quá trình giáo dục luôn có sự đổi mới và phát triển cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và biến động của xã hội. Trong quá trình đổi mới cần quan tâm đến xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, chân, thiện, mỹ; giáo dục nhân cách, phẩm chất, truyền thống “tôn sư trọng đạo”; đến phong tục tập quán của địa phương, của cộng đồng với những nét văn hóa đặc thù để kế thừa và phát huy. Thực tế chứng minh ở đâu quan tâm đến giáo dục thì ở đó sẽ phát huy được truyền thống và nét đẹp văn hóa. Trước sự giao thoa giữa môi trường nhà trường với môi trường xã hội và trong bối cảnh hội nhập với nhiều kênh thông tin đa chiều, nhất là trên mạng xã hội thì hơn ai hết, nhà trường phải luôn quan tâm đến xây dựng và phát huy môi trường văn hóa học đường. Với chức năng cao cả của giáo dục là “bảo tồn, phát huy, vun trồng những giá trị và truyền thống văn hóa, hồn cốt của dân tộc”. 

"Giữ vững cốt cách, khí phách con người Việt Nam trong xây dựng nền văn hóa dân tộc"

Gắn kết chặt chẽ giữa chính sách văn hóa trong kinh tế và chính sách kinh tế trong văn hóa để tạo nên sự phát triển hài hòa giữa văn hóa với kinh tế.

Theo GS, TS. Ngô Thắng Lợi, Đại học Kinh tế quốc dân, mục tiêu cuối cùng của phát triển bền vững, đó là phát triển con người, tăng trưởng kinh tế cũng là để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của từng cá nhân cũng như cả cộng đồng. Hiểu theo nghĩa này, phát triển văn hóa chính là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng là một trụ cột của phát triển bền vững.

Văn hóa trở thành nền tảng tinh thần và tạo ra những động lực mới đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế. Vì thế, việc tách biệt một cách rạch ròi hai chiều tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa là điều không khả thi. Tuy nhiên, nhận diện những kênh tác động chính từ tăng trưởng kinh tế đến phát triển văn hóa và ngược lại để từ đó có những đề xuất chính sách cụ thể hơn nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ nói trên lại là cần thiết.

{keywords}
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Chợ Háng Phúng Lìu, Khâu Vai được xếp vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bối cảnh mới của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa ở Việt Nam GS, TS. Ngô Thắng Lợi phân tích, nền kinh tế nước ta đang đứng trước những tác động rất lớn của bối cảnh quốc tế. Xét về tác động đến văn hóa, có thể thấy toàn cầu hóa và cuộc cách mạng 4.0 sẽ có ảnh hưởng rõ nét nhất.

Thứ nhất là toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Toàn cầu hóa đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển kinh tế ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đến lượt mình, những cơ hội và thách thức này lại tạo ra những tác động hai chiều (tích cực và tiêu cực) đến phát triển văn hóa ở nước ta.

Về mặt tích cực, toàn cầu hóa có thể giúp các quốc gia đạt mục tiêu phát triển văn hóa nhanh hơn. Các quốc gia tham gia sớm và sâu vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sẽ có nhiều cơ hội tranh thủ được nguồn vốn, khoa học - công nghệ, thị trường, hệ thống phân công lao động quốc tế… từ các quốc gia khác, từ đó thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất trong nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, các quốc gia sẽ nhanh chóng tạo dựng và tích lũy được một cơ sở vật chất lớn mạnh hơn để đầu tư vào các mục tiêu phát triển văn hóa.

Ngoài ra, toàn cầu hóa và xu thế hội nhập mạnh mẽ sẽ mở ra nhiều cơ hội giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Văn hóa và di sản của Việt Nam sẽ được giới thiệu đến với đông đảo bạn bè quốc tế hơn và ngược lại, Việt Nam cũng có thể tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hóa thế giới một cách nhanh chóng và có chọn lọc hơn.

Chính nhờ sự so sánh, học hỏi từ các nền kinh tế tiên tiến mà chúng ta có thể hoàn thiện được văn hóa của mình, bảo đảm hội nhập thành công về văn hóa với thế giới nhưng cũng không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc đã hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử.

Về mặt tiêu cực, toàn cầu hóa có thể kéo theo sự phân phối cơ hội và lợi ích kinh tế không đồng đều giữa các quốc gia, trong đó các nền kinh tế có tiềm lực nhỏ bé như Việt Nam có thể sẽ gặp nhiều bất lợi. Điều này có thể khiến những quốc gia tiếp nhận nhiều nguồn lực từ bên ngoài trở nên phụ thuộc nhiều hơn về kinh tế, và từ đó kéo theo sự lệ thuộc về chính trị và văn hóa.

Trong bối cảnh thể chế kém phát triển, các “hàng rào” ngăn chặn tác động tiêu cực về văn hóa chưa đầy đủ và kém hiệu lực, toàn cầu hóa sẽ dẫn đến nguy cơ du nhập ồ ạt văn hóa ngoại lai, lối sống thực dụng và các tư tưởng phản động, đi ngược lại các giá trị chân thiện mỹ đã được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Hệ lụy của việc mất đi bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc, đến lượt nó, sẽ gây bất ổn chính trị xã hội và trở thành yếu tố phản phát triển.

Thứ hai là Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm thay đổi triệt để cách sống, làm việc và quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội loài người, có nghĩa là sẽ làm thay đổi trực tiếp đến văn hóa. Trong bối cảnh này, tính đổi mới sáng tạo từ con người và ứng dụng tính đổi mới sáng tạo đó vào đời sống sẽ được đề cao. Vì thế, về mặt tích cực, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi mỗi quốc gia phải xây dựng được một hệ thống đổi mới sáng tạo để chuyển đổi nền công nghiệp hiện hành lên một vị thế cao hơn, giá trị hơn, cùng với đó là hình thành một nền văn hóa năng động, sáng tạo và năng suất cao hơn.

Mặt khác, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư luôn tạo ra những cái mới, sản phẩm mới, hấp dẫn, lôi cuốn và rất dễ dẫn đến tình trạng “sùng ngoại” không chỉ ở phương diện văn minh, mà còn ở lĩnh vực văn hóa, lối sống, cách giao tiếp, ứng xử... Nhiều thói quen trong nhận thức rất dễ bị thay đổi. Những chuẩn mực, giá trị văn hóa, đạo đức được tôn thờ qua nhiều thế hệ cũng có những nguy cơ bị mai một. Con người trong cộng đồng, xã hội dần mất đi nét đẹp trong giao tiếp của “tình làng, nghĩa xóm”, thay vào đó là quan hệ công việc đơn thuần. Sự giao tiếp rộng, nhưng hạn chế chiều sâu, tầm cao tạo ra những quan hệ “ảo”.

Từ những phân tích đó, GS, TS. Ngô Thắng Lợi nêu vấn đề, quá trình tận dụng cơ hội, tiếp nhận thành tựu văn minh, tinh hoa của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để làm giàu tri thức và tiến lên phía trước là tất yếu, cần thiết, nhưng làm thế nào để giữ vững cốt cách, tâm hồn, phẩm giá, khí phách con người Việt Nam trong xây dựng nền văn hóa dân tộc sẽ là một bài toán hóc búa.