Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2025

 

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng trong quân đội đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội hiện nay

Đại tá, PGS. TS. Trần Ngọc Hồi 
Trung tá Tống Minh Lương
Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
(Quanlynhanuoc.vn) – Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng nói chung và mạng xã hội nói riêng là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các lực lượng trong xã hội. Trong đó sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng có vai trò rất quan trọng. Bài viết phản ánh biện pháp tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội đối với hoạt động quan trọng này.

Từ khóa: Cấp ủy; tổ chức cơ sở đảng; đấu tranh; môi trường mạng xã hội; quan điểm sai trái, thù địch.

Ảnh minh họa (baoquankhu1.vn)
Thực trạng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội trong Quân đội hiện nay

Kỷ nguyên số, mạng xã hội ngày càng trở thành mặt trận chính trong cuộc đấu tranh ý thức hệ. Với những ưu thế nổi trội so với các phương tiện truyền thông truyền thống, nhất là tính siêu kết nối, tính mở, tự do, đa dạng, khó kiểm soát, tính nặc danh, nhiều khi xóa nhòa ranh giới giữa thực và ảo, giữa vật lý và hiện thực. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ và sự chống phá quyết liệt, tinh vi của các thế lực thù địch, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội có vai trò quan trọng hàng đầu trong cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận hiện nay.

Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) xác định: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân…”1. Xác định, Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng đi đầu trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, lãnh đạo và tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội đối với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nói chung, trên môi trường mạng xã hội nói riêng là tất yếu khách quan, là vấn đề có tính nguyên tắc, quyết định đến chất lượng, hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội, góp phần bảo vệ vững chắc trên địa tư tưởng của Đảng.

Những năm qua, các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội đã nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên môi trường mạng xã hội; có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức, lực lượng bám sát thực tiễn hoạt động chống phá, thường xuyên theo dõi, cập nhật, nhận diện, đánh giá các quan điểm sai trái thù địch trên môi trường mạng xã hội của các thế lực thù địch; kịp thời tuyên truyền, giáo dục, thông tin, định hướng tư tưởng, dư luận cho cán bộ, đảng viên, quần chúng. Lãnh đạo, chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo 35, Lực lượng 47, xây dựng quy chế, quy định, chương trình hành động cụ thể; phát huy tốt vai trò của Ban chỉ đạo 35, lực lượng 47 làm nòng cốt, dẫn dắt phong trào đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội. 

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, tổ chức đảng trong quân đội; nội dung đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội đã trực diện hơn, sắc bén hơn, có cơ sở, căn cứ khoa học, pháp lý hơn, mang tính chiến đấu cao hơn, chặt chẽ, kín kẽ và có sức thuyết phục hơn. Hình thức, biện pháp đấu tranh đa dạng, phong phú, hiệu quả, phù hợp từng đối tượng đấu tranh, từng quan điểm sai trái, thù địch. Các cơ quan báo chí, truyền thông các cấp trong quân đội đã tích cực, chủ động mở chuyên trang, chuyên mục, bố trí thời gian, thời lượng, chương trình, nội dung phù hợp, lý luận sắc bén để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. 

Ban Chỉ đạo 35 của Quân ủy Trung ương đánh giá “các cơ quan báo chí quân đội tiếp tục duy trì, mở rộng các chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “Bản tin Online 35, “Sự thật – Luận bàn”, “Nhận diện sự thật”; các báo, tạp chí, tờ tin của các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả chuyên mục, tin, bài về quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc…, đăng tải hàng nghìn tin, bài đấu tranh chuyên sâu bảo đảm tính chiến đấu và giáo dục cao”2.

Báo cáo tổng kết công tác Đảng, công tác chính trị năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của Tổng cục Chính trị đánh giá, cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo “Ban Chỉ đạo 35 các cấp, nhóm chuyên gia, Lực lượng 47 trong toàn quân tích cực, chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; số lượng lớn tin, bài được chia sẻ, lan tỏa “tạo dòng chủ lưu” thông tin tích cực về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trên internet, mạng xã hội; Quân đội tiếp tục giữ vững vai trò nòng cốt, đi đầu trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”3.

Trong năm 2022, Quân ủy Trung ương, cấp ủy, tổ chức đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức, lực lượng phối hợp biên soạn 51 chuyên đề làm tài liệu thông báo, giáo dục cảnh giác trong toàn quân, thực hiện hơn 30 cuộc trao đổi, cung cấp thông tin, xác minh hơn 130 vụ việc; xây dựng 6.972 video clip ngắn, 40.886 bài viết; chỉ đạo lan tỏa, chia sẻ hơn 60.000 video clip, 19.074.667 bình luận, 51.009.781 tin, bài viết trên các trang Fanpage, Facebook, kênh Youtube, pha loãng hơn 09 triệu lượt, bình luận, đấu tranh hơn 01 triệu lượt trên môi trường mạng xã hội các thông tin xuyên tạc, quan điểm sai trái thù địch chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội4.

Tuy nhiên, vẫn còn một số cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội lãnh đạo, chỉ đạo công tác đấu tranh phản bác, ngăn chặn các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội có lúc, có nơi còn bị động, thiếu sắc bén, tính chiến đấu chưa cao; công tác nắm bắt dư luận trước những sự kiện, tình huống bất ngờ chưa kịp thời. Chưa chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác “phối hợp, hiệp đồng, liên kết, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa Lực lượng 47 với các lực lượng trong và ngoài quân đội để tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống trong tổ chức đấu tranh. Một số cán bộ, đảng viên chấp hành chưa nghiêm các quy định của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về tham gia mạng xã hội, còn có những sơ hở để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá”5.

Tăng cường đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội

Hiện nay, các thế lực thù địch đang tiếp tục triệt để lợi dụng môi trường mạng xã hội để tập trung chống phá quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quá trình điều chỉnh tổ chức, lực lượng trong quân đội, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Phương thức, thủ đoạn chống phá ngày càng tinh vi, nham hiểm và khó nhận biết hơn. Chúng triệt để lợi dụng những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, để khéo léo lồng chép, đưa thông tin, hình ảnh, cùng với những bình luận nhằm hướng lái dư luận, cộng đồng mạng xã hội nhận thức sai lệch về bản chất sự việc, qua đó, gây nghi ngờ, mất niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ. Để giữ vững sự ổn định về chính trị, tư tưởng và góp phần định hướng dư luận xã hội, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội, cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội, tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng trong quân đội đối với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội.

Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, quần chúng nhận thức đầy đủ, đúng đắn nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch nói chung, trên môi trường mạng xã hội nói riêng là nhiệm vụ rất quan trọng, thường xuyên, lâu dài, khó khăn, cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, liên quan đến sự tồn vong của Đảng, chế độ và quân đội. Nhận thức sâu sắc chức năng, nhiệm vụ của quân đội, đơn vị, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; về giá trị cách mạng, khoa học, sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nâng cao sức đề kháng, khả năng chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội của các tổ chức, lực lượng trong quân đội; khắc phục sự thờ ơ, đứng ngoài cuộc, cho đây là nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn. Nhận thức, nhận diện rõ đối tượng, đối tác, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; đặc biệt là nhận diện đúng các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội. 

Cùng với tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cần phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, lực lượng trong các cơ quan, đơn vị về nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Từ đó, đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, xác định đúng chủ trương, biện pháp lãnh đạo đấu tranh của cấp ủy, tổ chức đảng; đề cao trách nhiệm trong quản lý, chỉ đạo, tổ chức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì các cấp và trách nhiệm tham gia của lực lượng chuyên trách, nòng cốt, đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng. Đưa cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đi vào chiều sâu, thực chất, trở thành công việc tự giác, thường xuyên, liên tục của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, quần chúng trong quân đội.

Hai là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, phát huy vai trò của lực lượng chuyên trách, nòng cốt trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội. 

Trước hết, các cấp ủy, tổ chức đảng trong quân đội cần tập trung lãnh đạo xây dựng lực lượng chuyên trách, nòng cốt theo hướng tinh gọn, đủ mạnh, chủ động tạo thế liên hoàn, vững chắc, có bộ phận nòng cốt, chuyên sâu, tập hợp lực lượng rộng rãi, gồm: ban chỉ đạo, tổ thư ký giúp việc, nhóm chuyên gia từ cấp Quân ủy trung ương và cấp trực thuộc Quân ủy Trung ương (gọi tắt là Ban chỉ đạo 35 các cấp, cơ quan thường trực, tổ giúp việc, nhóm chuyên gia Ban chỉ đạo 35); đội ngũ cán bộ chủ trì, cán bộ chính trị, các nhà khoa học, cán bộ, đảng viên, quần chúng nòng cốt. Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học lý luận vững mạnh, đội ngũ chuyên gia tinh thông hoạt động đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Chú trọng kiện toàn, lựa chọn những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn giỏi, tư duy lý luận sắc bén, có kỹ năng đấu tranh, tính tích cực, chủ động, nhạy bén trong phát hiện vấn đề để bổ sung vào lực lượng chuyên trách, nòng cốt. Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong tiến hành đấu tranh; vừa tạo điều kiện thuận lợi, vừa có cơ chế động viên, khuyến khích, bảo vệ các tổ chức, cá nhân trong tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ nhận diện, khả năng phát hiện, theo dõi, phân tích quan điểm sai trái, thù địch và âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên các trang web, blog, “diễn đàn” thường xuyên đăng tải những nội dung sai tráicho lực lượng chuyên trách, nòng cốt. Đồng thời bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho lực lượng này về quy định, nguyên tắc giữ bí mật quân sự và bí mật quốc gia; kỹ năng, phương pháp đấu tranh, kiến thức, kỹ năng sử dụng, khai thác internet, cách thiết lập, sử dụng mạng xã hội cho lực lượng chuyên trách, nòng cốt. Thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi, rút  kinh nghiệm giữa các cơ quan chức năng, lực lượng nòng cốt, chuyên sâu trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội. Với phương châm vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong quân đội cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức các cuộc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội nghị sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm theo hướng thiết thực, hiệu quả. 

Chú trọng phát huy vai trò của lực lượng chuyên trách, nòng cốt trong tham mưu, xác định đúng chủ trương biện pháp lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng; tham mưu xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa, tiến hành các nội dung, hình thức, biện pháp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội. Đổi mới công tác quản lý, điều hành đấu tranh của cán bộ chủ trì, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ chính trị trong định hướng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cho cán bộ, đảng viên, quần chúng.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan thường trực, lực lượng chuyên trách, nòng cốt trongquán triệt nghiêm túc, đầy đủ các văn bản, hướng dẫn của trên; chủ động nghiên cứu, khái quát, nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội cụ thể hơn, rõ hơn, kịp thời, chính xác hơn; xây dựng luận cứ, cung cấp, đăng tải trên các trang, nhóm, blog đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, định hướng dư luận cho cán bộ, đảng viên, quần chúng. Lực lượng chuyên trách tích cực, chủ động, tiên phong, gương mẫu đi đầu, làm nòng cốt, dẫn dắt, đưa việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói chung, trên môi trường mạng xã hội nói riêng thành phong trào hành động, công việc thường xuyên, đi vào chiều sâu,thực chất, hiệu quả.

Ba là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới tư duy, hình thức, biện pháp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội.

Các cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Ban Chỉ đạo 35, Lực lượng 47, nhóm chuyên gia, cán bộ, đảng viên, quần chúng đổi mới tư duy, cách nghĩ, phương pháp tiếp cận mạng xã hội, hình thức, biện pháp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội. Trên cơ sở giữ vững quan điểm, nguyên tắc của Đảng và Nhà nước, quy định sử dụng internet, mạng xã hội; mềm dẻo, linh hoạt, nhân văn trong phương pháp; sắc bén, khoa học, hiệu quả trong từng nội dung đấu tranh, phản bác. 

Tăng cường các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để phát hiện sớm, ngăn chặn tận “gốc” nguồn phát tán những tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch. Cần xem môi trường mạng xã hội vừa là công cụ, phương tiện quan trọng để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; vừa là một kênh thông tin để nắm bắt kịp thời về tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên, quần chúng trong quân đội và nhân dân trong tình hình mới. Xác định lấy chính các phương tiện truyền thông mới và môi trường mạng xã hội là phương tiện và nền tảng chủ đạo để khắc chế thủ đoạn dùng mạng xã hội chống phá ta của các thế lực thù địch, theo phương châm “lấy độc trị độc”, tận dụng chính những ưu thế của môi trường mạng xã hội để phản tuyên truyền lại những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch, thay vì phiến diện chỉ thấy các yếu tố tiêu cực, mặt trái của nó.

Quá trình đấu tranh cần quán triệt, thực hiện tốt quan điểm lấy “xây” để “chống”, lấy thông tin tích cực, làm loãng thông tin xấu, độc, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu” bằng cách xây dựng tuyến, luồng bài viết có thông tin tích cực hoặc trực diện phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch để liên tục phủ lên và tiến tới chiếm thế thượng phong trên môi trường mạng xã hội. Kết hợp hài hòa giữa lan tỏa phổ rộng thông tin với ngày càng coi trọng chiều sâu thông tin, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng hệ bài chuyên luận chuyên sâu bẻ gãy từ gốc những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch bằng lý luận, có hệ thống luận cứ, luận chứng chặt chẽ, tính thuyết phục cao, giúp độc giả hiểu sâu, thấy rõ bản chất vấn đề, từ đó có niềm tin khoa học vững chắc vào nền tảng tư tưởng của Đảng.

Bốn là, tăng cường lãnh đạo phát huy sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội.

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội là việc khó, phức tạp, phải được triển khai sâu rộng, cần huy động rộng rãi trí tuệ, tâm huyết của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đội ngũ trí thức, tổ chức, cá nhân có uy tín, ảnh hưởng tham gia, tạo thành sức mạnh tổng hợp góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thể lực thù địch. Theo đó, các cấp ủy, tổ chức đảng trong quân đội cần tập trung lãnh đạo phát huy tốt vai trò của các học viện, nhà trường, các viện nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn trong nghiên cứu, cung cấp luận cứ, luận chứng khoa học phục vụ đấu tranh. 

Phát huy vai trò của cơ quan chính trị trong chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Làm tốt công tác định hướng tư tưởng bộ đội trước những sự kiện, những vấn đề phức tạp nảy sinh, qua đó định hướng đấu tranh với với những tiêu cực, quan điểm sai trái, thù địch. Phát huy vai trò, sức mạnh của các cơ quan báo chí trong đấu tranh vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động, góp phần định hướng dư luận xã hội. Cần duy trì tốt và thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức các chuyên trang, chuyên mục chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên các báo chí, truyền thông ở các cơ quan, đơn vị.

Lãnh đạo phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng trong quân đội trong việc chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn, bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước, quân đội và của cơ quan, đơn vị mình công tác. Khi tham gia mạng xã hội phải đề cao ý thức, trách nhiệm, thiết thực, lành mạnh; bình tĩnh chọn lọc và kiểm chứng thông tin trước khi bình luận, tán đồng, chia sẻ. Không lưu trữ, cung cấp, đăng tải, tán đồng, chia sẻ những thông tin xấu, độc, giả mạo, xuyên tạc, vu khống… trên môi trường mạng xã hội. Tích cực, chủ động, tự giác tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội phù hợp, hiệu quả.

Lãnh đạo phát huy tốt vai trò của các lực lượng tác chiến trên không gian mạng, an ninh mạng để phòng ngừa, nhận diện, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ những thông tin xấu độc đe dọa đến an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đồng thời chủ động đẩy mạnh xây dựng mới các trang mạng, báo chí có nội dung đấu tranh bám sát thực tiễn, tuyên truyền sâu rộng với lập luận sắc bén, “chắc tay”, thuyết phục về các thành tựu phát triển của đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các định hướng, nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương. Tăng cườnghoạt động quản lý, kiểm soát đối với các trang mạng xã hội và chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật, ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng “độc hại” một cách có hiệu quả. Chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để xâm nhập, chiếm quyền quản trị, điều hành các trang web, blog, diễn đàn mạng xã hội, sau đó xóa dữ liệu, vô hiệu hóa hoặc ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng có nội dung “độc hại” trong một thời gian nhất định.

Kết luận

Trước sự thành công của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, các thế lực thù địch ngày càng điên cuồng chống phá quyết liệt sự nghiệp đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay; chúng sử dụng môi trường mạng xã hội là một trong những mặt trận chính để chống phá nền tảng tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong quân đội đối với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên môi trường mạng xã hội hiện nay là tất yếu khách quan, giải pháp quan trọng nhằm giữ vững và phát huy tốt vai trò nòng cốt, đi đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam đối với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

 

Phát huy vai trò nòng cốt của quân đội trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng

11:42 10/10/2024
 

Chọn cỡ chữ  

 

    

- Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Trong đó, quân đội là lực lượng nòng cốt, đi đầu, vì vậy, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ này là vấn đề quan trọng, cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

    Phát huy vai trò nòng cốt của quân đội trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạngCán bộ, đảng viên LLVT tỉnh tích cực đấu tranh trên không gian mạng - Ảnh: Xuân Diện

    Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thông tin, không gian mạng trở thành môi trường quan trọng, làm thay đổi sâu sắc đời sống của con người trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh... Lợi dụng yếu tố này, các thế lực thù địch, phản động ra sức tuyên truyền các luận điệu sai trái, thù địch để chống phá Đảng, Nhà nước và quân đội.

    Với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, những năm qua, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh luôn xác định nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị nói chung và trên không gian mạng nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Đó không chỉ để bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mà còn trực tiếp góp phần đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, làm thất bại âm mưu, chiến lược “Diễn biến hòa bình”, “Bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng, ổn định chính trị địa bàn.

    Trên cơ sở Kế hoạch số 741-KH/ĐU, ngày 27/9/2019 của Đảng ủy Quân khu 4 và Kế hoạch số 133-KH/TU ngày 20/6/2019 của Tỉnh ủy Quảng Trị về triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, Đảng ủy Quân sự tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1206-KH/ĐU, ngày 10/10/2019 về thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” để thực hiện trong Đảng bộ.

    Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Đại tá Nguyễn Bá Duẩn cho biết: “Nhận thức sâu sắc nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cấp ủy, chỉ huy và của mọi tổ chức, lực lượng, quá trình thực hiện, Đảng ủy Quân sự tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 50-NQ/ĐU, ngày 31/3/2022 về lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong Đảng bộ và LLVT tỉnh giai đoạn 2022-2025 và những năm tiếp theo. Thành lập Ban Chỉ đạo 35 và xây dựng quy chế hoạt động, ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện trong toàn Đảng bộ.

    Đảng ủy Quân sự tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai nghiêm túc, có chất lượng nội dung Nghị quyết 35 đến 100% cán bộ, đảng viên và quần chúng. Đồng thời, lồng ghép vào sinh hoạt thường kỳ, sinh hoạt chuyên đề của cấp ủy. Kịp thời nắm bắt tình hình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ khi tham gia tương tác trên mạng xã hội, với phương châm “Lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, xây dựng cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, có khả năng “miễn dịch”, “đề kháng” trước những luận điệu sai trái, thù địch trong tình hình hiện nay”.

    Xác định công tác đấu tranh trên lĩnh vực lý luận chính trị là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng yếu, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, Đảng ủy Quân sự tỉnh quan tâm tổ chức triển khai nhiều giải pháp đột phá. Đó là lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có trình độ lý luận, tâm huyết, có đủ bản lĩnh chính trị, năng lực, trình độ chuyên môn cao để nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường đi lên CNXH...

    Khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và đấu tranh trên không gian mạng, bảo đảm tính Đảng, tính khoa học, tính chiến đấu, tính thuyết phục cao. Công tác đấu tranh phải hết sức linh hoạt, gắn lý luận với thực tiễn, thực hiện nguyên tắc dân chủ, khoa học khách quan, linh hoạt, sáng tạo để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái, thù địch một cách toàn diện, triệt để cùng nhiều hình thức lan tỏa khác như: video, phóng sự, tin, bài phản ánh.

    Đến nay, Đảng ủy Quân sự tỉnh đã tổ chức 4 đợt thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong Đảng bộ và LLVT tỉnh. Quá trình triển khai đã thu hút được đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng tham gia với nhiều nội dung mang tính lý luận, thực tiễn cao, là nguồn tư liệu phong phú phục vụ công tác tuyên truyền, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

    Cùng với đó, Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Quân sự tỉnh đã thành lập, duy trì có hiệu quả các tài khoản, trang nhóm trên mạng của cơ quan, đơn vị, việc tương tác giữa các lực lượng trong đấu tranh, phản bác mang lại hiệu quả thiết thực. Năm 2024, Đảng ủy Quân sự tỉnh tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng đấu tranh phòng, chống “Diễn biến hòa bình”, tập huấn cho hơn 200 lượt cán bộ, đảng viên tham gia viết Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; bồi dưỡng kiến thức, quy trình đấu tranh trên không gian mạng; kỹ năng tạo lập trang, nhóm facebook, zalo, mocha tuyên truyền, chia sẻ lan tỏa thông tin tích cực; kỹ năng pha loãng thông tin, đấu tranh, ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin xấu độc, sai sự thật trên mạng xã hội...

    Để đấu tranh ngăn chăn, xử lý, gỡ bỏ, triệt phá tin giả, thông tin sai sự thật, xấu độc trên internet, mạng xã hội, các thành viên trong Lực lượng 47 thường xuyên nắm bắt tình hình, phân tích, tổng hợp đánh giá đúng thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Tham gia đấu tranh với nhiều tài khoản xấu độc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 35; tham mưu công tác tuyên truyền hơn 10 vụ việc phức tạp liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta, nhất là trước và sau Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng khoá XIII và kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV...

    Qua đó, tích cực tuyên truyền, chia sẻ, lan tỏa nhiều bài viết có lý lẽ sắc bén với mục đích bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, pha loãng thông tin tiêu cực, đấu tranh phản bác, ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin xấu, độc, sai sự thật trên mạng xã hội, định hướng dư luận, phủ xanh thông tin tích cực, góp phần củng cố trận địa tư tưởng của Đảng trong cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh và Nhân dân trên địa bàn.

    Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh, Thượng tá Trương Khắc Duẩn cho biết: “Dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 35, Lực lượng 47 đã tích cực đấu tranh, ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng đấu tranh phòng, chống “Diễn biến hòa bình” trên không gian mạng cho đội ngũ cộng tác viên. Hiện nay, Bộ CHQS tỉnh đang duy trì hoạt động của 24 trang, nhóm trên internet, mạng xã hội, tham gia đấu tranh trên không gian mạng có hiệu quả.

    Hằng năm, Bộ CHQS tỉnh cũng đã chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh kịp thời định hướng, thông tin trước các vấn đề nóng, vụ việc nhạy cảm thu hút đông đảo sự quan tâm của dư luận; phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức làm tốt công tác ổn định chính trị nội bộ, ổn định chính trị địa bàn tỉnh.

    Đặc biệt, thông qua Cổng thông tin điện tử, chuyên mục “Quốc phòng toàn dân” của Bộ CHQS tỉnh trên báo Quảng Trị, Đài PTTH tỉnh việc đăng tải, chia sẻ thông tin tích cực, định hướng dư luận được thực hiện kịp thời, có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn và đẩy lùi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố và tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, LLVT”.

    Trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục chống phá với nhiều hình thức, thủ đoạn mới tinh vi hơn. Vì vậy, càng đặt ra cho LLVT trách nhiệm lớn trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

    Đại tá Nguyễn Bá Duẩn khẳng định: “Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, làm cho tư tưởng tiến bộ, tích cực thấm sâu vào đời sống để đẩy lùi cái tiêu cực. Đó là trách nhiệm của các cấp, ngành, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó có vai trò nòng cốt của LLVT. Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Đảng ủy Quân sự tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ các nội dung Nghị quyết số 35.

    Trong đó, làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức chính trị, định hướng tư tưởng, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, tinh thần cảnh giác cách mạng, ý chí chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh. Khai thác, sử dụng có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin; quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, nắm bắt, dự báo, xử lý kịp thời những tư tưởng nảy sinh; thường xuyên kiện toàn và phát huy tốt vai trò của Ban Chỉ đạo 35, Lực lượng 47.

    Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng đấu tranh trên không gian mạng; tích cực huy động cán bộ, chiến sĩ tham gia hoạt động, tạo thế trận rộng khắp, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết số 35 của Bộ Chính trị”.


    TÌM HIỂU GIÚP BẠN: 50 NĂM CHIẾN THẮNG PHƯỚC LONG - BÀN ĐẠP CHO CUỘC TIẾN CÔNG GIẢI PHÓNG MIỀN NAM!

         Chiến thắng Phước Long ngày 6/1/1975 là một mốc son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây là lần đầu tiên, quân và dân ta giành thắng lợi hoàn toàn trong việc giải phóng một tỉnh ở miền Nam (tỉnh Phước Long, nay thuộc tỉnh Bình Phước)!

    Chiến thắng này uy hiếp trực diện tuyến phòng thủ bắc Sài Gòn của địch, qua đó giúp Bộ Chính trị khẳng định quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thời khắc hào hùng của trận chiến vẫn luôn in đậm trong ký ức những chứng nhân lịch sử.

     “Phép thử” để tiến đến giải phóng miền Nam

    50 năm đã trôi qua, ký ức về chiến thắng Phước Long vẫn in đậm trong tâm trí những người đã từng tham gia kháng chiến. Hình ảnh lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Tỉnh trưởng Phước Long là khoảnh khắc lịch sử, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chiến thắng này không chỉ tạo nên một bàn đạp chiến lược vững chắc, uy hiếp trực tiếp tuyến phòng thủ phía Bắc Sài Gòn của địch mà còn góp phần rút ngắn thời gian giải phóng hoàn toàn miền Nam.

    Thiếu tướng Phạm Văn Thiệu, nguyên Đại đội trưởng Đại đội 7, Trung đoàn 141 (đơn vị đầu tiên cắm cờ trên nóc dinh Tỉnh trưởng Phước Long) cho biết: khu vực Phước Long vốn được xem là tuyến phòng thủ trọng yếu bảo vệ Sài Gòn từ xa. Địch bố trí dày đặc lực lượng tại các chi khu Quân sự Đồng Xoài, Bố Đức, Đức Phong, quận lỵ Phước Bình, thị xã Phước Long và căn cứ Bà Rá. Việc giữ vững Phước Long giúp địch tạo ra một “lá chắn” vững chắc, ngăn chặn hành lang vận tải của ta qua Lào và Campuchia vào Đông Nam Bộ; đồng thời cô lập Lộc Ninh với Nam Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông khác. Để xuyên thủng “lá chắn” này phải có một kế hoạch tác chiến thật sự táo bạo và chuẩn xác.

    Sau khi Quân đoàn 4, Sư đoàn 3 cùng với sự phối hợp của lực lượng vũ trang địa phương xây dựng được lực lượng mạnh, nắm bắt các yếu điểm của địch, Đảng ta quyết định mở Chiến dịch Đường 14 - Phước Long vào cuối năm 1974. Mục tiêu của chiến dịch là giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long, tạo nên một bàn đạp vững chắc để tiến công vào sào huyệt của địch.

    Những ngày cuối tháng 12/1974, các lực lượng vũ trang của Bình Phước liên tục mở những mũi tiến công quyết liệt. Với khí thế quyết thắng, các chiến sĩ đã đánh bại mọi lực lượng chống phá của địch, tiến thẳng vào thị xã Phước Long.

    Trận đánh Phước Long bắt đầu từ đêm 13/12/1974. Đến 10h30 phút sáng ngày 6/1/1975, chiến sĩ của Đại đội 7, Trung đoàn 141 nhanh chóng cắm cờ trên dinh Tỉnh trưởng, mở đầu cho một thắng lợi lịch sử. Đến 11h30 ngày 6/1/1975, toàn bộ tỉnh Phước Long được giải phóng.

    Thiếu tướng Phạm Văn Thiệu bồi hồi nhớ lại: sau nhiều ngày chiến đấu ác liệt trong lòng địch, khi được vinh dự cắm lá cờ cách mạng lên nóc dinh Tỉnh trưởng, báo hiệu chiến thắng vẻ vang, mọi người vô cùng xúc động và tự hào. "Một Đại đội 34 người quần nhau trong khu vực đó, trong đó 2/3 đã hy sinh, bị thương trên xe. Lúc đó cảm thấy sung sướng, một là được sống, hai là chiến thắng. Những người lính lúc đó nhìn nhau vui mừng lắm và nghĩ đến tương lai xa hơn là những trận đánh tiếp theo"

    Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Tiểu đội trưởng, Trung đoàn 141, người trực tiếp tham gia chiến dịch Phước Long, nhấn mạnh rằng, chiến thắng Phước Long không chỉ là một chiến thắng quân sự đơn thuần mà còn mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt. Ông gọi đây là “đòn trinh sát chiến lược” của quân và dân ta.

    Với nghệ thuật đánh “bóc vỏ”, đánh những chi khu xung quanh trước khi tiến vào trung tâm, quân ta đã thành công trong việc tiêu diệt lực lượng phòng thủ của địch một cách có hệ thống. Việc lựa chọn mục tiêu, xây dựng kế hoạch và triển khai lực lượng đều được tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo nguyên tắc “đánh chắc, thắng chắc”.

    Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh cho rằng, kinh nghiệm từ chiến dịch Điện Biên Phủ đã được vận dụng một cách sáng tạo và hiệu quả trong chiến dịch Phước Long, cho thấy sự trưởng thành của quân đội ta trong việc thích nghi với tình hình chiến tranh mới.

    Thiếu tướng Doanh chia sẻ: "Qua trận đánh này, chúng ta mới đánh giá được rõ hơn về việc Mỹ sẽ không can thiệp vào Việt Nam và ngụy không còn khả năng chống đỡ. Đây là cơ sở để Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng có quyết tâm chiến lược, chính xác, báo với Bộ Chính trị và Trung ương đưa ra quyết định giải phóng miền Nam sớm hơn”.

    Xây dựng lực lượng trong lòng địch.

    Theo các nhân chứng lịch sử và nhà nghiên cứu, trong chiến dịch Đường 14 - Phước Long, công tác binh vận đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung. Bên cạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng vũ trang, việc xây dựng lực lượng bên trong lòng địch đã tạo ra những chuyển biến tích cực trên chiến trường.

    Trước khi mở màn chiến dịch, Bộ Tư lệnh Miền và Tỉnh ủy Bình Phước đã chỉ đạo các địa phương tập trung vào hai nhiệm vụ chính: Mở rộng vùng giải phóng và củng cố căn cứ địa cách mạng. Nhờ đó, đến cuối năm 1974, mạng lưới cơ sở cách mạng ở Phước Long đã được xây dựng vững chắc, tạo thành một lực lượng nội tuyến mạnh mẽ.

    Đội biệt động Bà Rá, với vai trò nòng cốt đã hoạt động sâu trong lòng địch, thu thập tin tình báo, tuyên truyền vận động quần chúng và tổ chức các hoạt động vũ trang. Các chiến sĩ biệt động không quản hiểm nguy, hoạt động bí mật trong điều kiện vô cùng khó khăn, góp phần làm suy yếu ý chí chiến đấu của kẻ địch.

    Với sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng vũ trang và quần chúng, các trận đánh tại Phước Long diễn ra vô cùng ác liệt và rất hiệu quả. Đội biệt động Bà Rá đã cùng với các đơn vị chủ lực tham gia vào nhiều trận đánh quan trọng, góp phần làm nên thắng lợi chung.

    Nhớ về những người đồng chí, đồng đội đã anh dũng hy sinh, bà Huỳnh Thị Minh Tuyết, nữ đội trưởng của Đội biệt động Bà Rá không nén được xúc động. Bà Tâm sự: "Trong kháng chiến, chúng tôi đã mất đi nhiều đồng đội thân yêu. Việc tìm kiếm và đưa hài cốt liệt sĩ về quê hương là một nghĩa vụ thiêng liêng, để tưởng nhớ đến những người đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc".

    "Bây giờ miễn có người chỉ, phát hiện có mộ liệt sĩ là chúng tôi đi tìm. Nếu không đi được cũng sẽ báo cho các đơn vị. Tìm được đồng đội thì vừa đau buồn, vừa mừng. Mừng là tìm được anh em, báo cho gia đình và đưa về Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh. Nhưng buồn là có anh em hy sinh không còn lấy được xương cốt, chỉ còn ít đất đen”, bà Tuyết nói thêm.

    Trong những ngày tháng đấu tranh ác liệt, sự đóng góp của hậu phương là yếu tố quan trọng đảm bảo cho chiến dịch Phước Long thành công. Các đoàn hậu cần, người dân Phước Long đã không ngừng nỗ lực, cung cấp đầy đủ lương thực, vũ khí, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác cho chiến trường. Riêng trận Phước Long, các đoàn hậu cần đã bổ sung cho các đơn vị 1.171 tấn vật chất, gồm 538 tấn quân nhu, 459 tấn quân giới, 172 tấn xăng dầu và 2 tấn thuốc quân y. Đồng thời đảm nhiệm việc cứu chữa 1.224 thương binh và thu gom hơn 3.000 tấn chiến lợi phẩm.

    Theo các nhà nghiên cứu, công tác binh vận, bao gồm cả hoạt động hậu cần và tuyên truyền vận động, đã đóng vai trò then chốt trong chiến dịch Phước Long. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa quân đội và quần chúng, giữa tiền tuyến và hậu phương đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử. Chiến dịch Phước Long không chỉ là một trận đánh quân sự mà còn là một cuộc vận động chính trị sâu rộng, khẳng định tầm quan trọng của việc kết hợp giữa yếu tố quân sự và công tác vận động quần chúng trong chiến tranh cách mạng./.


    Yêu nước ST.

     

    Lực lượng vũ trang Quân khu 4 chủ động đấu tranh trên không gian mạng

    Sáng ngày 06/4/2021, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 47/CT-CT ngày 08/01/2016 của Tổng cục Chính trị về tổ chức lực lượng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng trong Quân đội. Trung tướng Trần Võ Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Đức Hóa, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy Quân khu 4; các đồng chí đại biểu là Trưởng, Phó Ban Tuyên giáo các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế; đại biểu Phòng Tuyên truyền Cổ động, Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị); đại biểu Lữ đoàn 1, Bộ Tư lệnh 86 (Bộ Quốc phòng); thủ trưởng Cục Chính trị, Cục Hậu cần; thành viên Lực lượng 47 Quân khu; các đồng chí Chính ủy, Chủ nhiệm Chính trị, cán bộ Tuyên huấn, phụ trách Lực lượng 47 các cơ quan, đơn vị trực thuộc Quân khu; Trưởng phòng tuyên truyền, báo chí, xuất bản của Ban tuyên giáo 6 tỉnh trên địa bàn Quân khu.

    Trước khi vào Hội nghị, các đại biểu được xem phóng sự về kết quả hoạt động của Lực lượng 47 trong LLVT Quân khu từ năm 2016 đến nay do Truyền hình Quân khu 4 thực hiện.

    Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 dự Hội nghị.
    Thiếu tướng Trần Minh Thanh, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 báo cáo tóm tắt sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 47 của Tổng cục Chính trị.

    Thiếu tướng Trần Minh Thanh, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu trình bày báo cáo tóm tắt kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị 47 của Tổng cục Chính trị. Báo cáo nhấn mạnh: 05 năm qua, bám sát hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp của cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, trực tiếp là Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Quân khu đã quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ thị 47 của TCCT trong toàn LLVT Quân khu đạt kết quả tương đối toàn diện; cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ, có nhiều chủ trương, biện pháp sáng tạo, qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của nhiệm vụ đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng.

    Toàn cảnh Hội nghị.

    Lực lượng 47 các cơ quan, đơn vị thường xuyên được kiện toàn; sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động; mạng lưới hoạt động được thiết lập, tổ chức rộng rãi; phương pháp đấu tranh có nhiều đổi mới, đa dạng cả về hình thức và nội dung. Trung bình hằng năm, trên các trang facebook của Quân khu có trên 29.900 tin, bài viết; 15.600.000 lượt tiếp cận, 5.500.000 lượt tương tác; trên các nhóm của Quân khu có 25.000 tin, bài, 4.100.000 lượt bình luận, 5.200.000 lượt cảm xúc; trên các trang facebook cá nhân có trên 25.000 tin, bài; 1.100.000 lượt chia sẻ, 1.200.000 lượt bình luận.

    Thủ trưởng Cục Chính trị Quân khu 4 và các đại biểu dự Hội nghị.

    Trên lĩnh vực báo chí, truyền hình, Báo - Truyền hình Quân khu thường xuyên duy trì trên báo in, báo điện tử chuyên mục làm thất bại chiến lược "diễn biến hòa bình", "phòng, chống tự diễn biến", "tự chuyển hóa", "sự kiện, bình luận", "sổ tay CTĐ, CTCT", "góc bạn đọc"… Trong đó có nhiều bài viết sắc sảo, đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực phản động, thù địch, cơ hội chính trị chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội, có nhiều tác phẩm đạt giải báo chí Trung ương, địa phương. Đồng thời, tuyên truyền có hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân đội, LLVT Quân khu; kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, gương người tốt, việc tốt…, góp phần đấu tranh, phản bác các âm mưu, luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch.

    Trình độ nhận thức, kỹ năng nghiệp vụ của thành viên Lực lượng 47 từng bước được nâng lên; việc tiếp nhận thông tin chỉ đạo từ cấp trên được duy trì chặt chẽ, kịp thời hiệu quả, qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động trong tổ chức lực lượng đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong LLVT Quân khu những năm qua...

    Quang cảnh Hội nghị.

    Các ý kiến phát biểu tại Hội nghị đã nhấn mạnh, làm rõ những ưu, khuyết điểm, hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Lực lương 47 Quân khu và các cơ quan, đơn vị; rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; trao đổi những kinh nghiệm, mô hình hay, đề xuất nhiều biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác đấu tranh các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Hội nghị được lắng nghe ý kiến của đại biểu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế chia sẻ về kết quả, biện pháp, cách làm hay của Ban Chỉ đạo 35 tỉnh, nhất là kinh nghiệm đánh sập một số trang web, tài khoản xấu độc; đặc biệt là ý kiến của đại biểu Lữ đoàn 1, Bộ Tư lệnh 86 (Bộ Quốc phòng) cung cấp nhiều thông tin, kinh nghiệm, chia sẻ nhiều biện pháp trong thiết lập, duy trì tài khoản đấu tranh, cách thức đấu tranh có hiệu quả trên không gian mạng…

    Đại tá Vương Kim Hải, Chính ủy Cục Hậu cần phát biểu tại Hội nghị.
    Đại biểu dự Hội nghị.

    Kết luận Hội nghị, đồng chí Chính ủy Quân khu biểu dương cấp ủy các cấp, Lực lượng 47 các cơ quan, đơn vị đã có nhiều cố gắng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức có hiệu quả hoạt động đấu tranh các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng. Tiêu biểu có Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Báo - Truyền hình Quân khu, Sư đoàn 968, Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Lữ đoàn 414, Lữ đoàn 80, Đoàn KT-QP 337.

    Đại biểu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế.
    Đại biểu dự Hội nghị.
    Đại biểu Lữ đoàn 1, Bộ Tư lệnh 86 phát biểu tại Hội nghị.

    Nêu rõ đặc điểm tình hình thời gian tới, thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; tình hình biển Đông có nhiều diễn biến căng thẳng, phức tạp; là năm có nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, trọng tâm là bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Trên địa bàn Quân khu, các thế lực phản động, thù địch lực lượng chống đối chính trị, phần tử cực đoan gia tăng hoạt động chống phá… Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 47 của TCCT thời gian tới, đồng chí Chính ủy Quân khu yêu cầu lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp cần tiếp tục quán triệt nghiêm túc Chỉ thị 47; nâng cao hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, Ban Chỉ đạo 35, người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên. Tích cực đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, cách thức đấu tranh. Phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 35 của các địa phương để cung cấp thông tin, định hướng biện pháp đấu tranh, dư luận trên địa bàn khi có vụ việc xảy ra.

    Trung tướng Trần Võ Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu chủ trì và kết luận Hội nghị.

    Đồng chí lưu ý cần nắm chắc, quản lý chặt chẽ tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, chiến sĩ và dư luận Nhân dân để dự báo, tham mưu, chỉ đạo, đấu tranh chính xác, có hiệu quả. Phải nắm vững phương châm lấy "xây để chống", lấy "cái đẹp, dẹp cái xấu", "lấy cái tích cực, cái tốt đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực". Thường xuyên chăm lo củng cố, kiện toàn tổ chức đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; không sơ hở để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá.

    Đồng chí yêu cầu cần phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị trong LLVT Quân khu, tạo thành lá chắn vững chắc, vô hiệu hóa hoạt động chống phá trên không gian mạng. Đề nghị Bộ Tư lệnh 86 quan tâm giup đỡ, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng khai thác công nghệ thông tin cho lực lượng nòng cốt của Quân khu; các cơ quan, đơn vị quan tâm bảo đảm đầy đủ, kịp thời vật chất, trang bị cho Lực lượng 47; định kỳ sơ, tổng kết, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân hoạt động tích cực, có hiệu quả.

    Trao thưởng cho các tập thể, cá nhân.

    Tại Hội nghị, Bộ Tư lệnh Quân khu đã tặng Bằng khen cho 10 tập thể, 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong tuyên truyền đấu tranh trên không gian mạng. Báo - Truyền hình Quân khu 4 vinh dự là 1 trong 10 tập thể được Quân khu tặng Bằng khen.

     

    Phát huy vai trò của sĩ quan trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng

    Đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là đòi hỏi khách quan, là nhiệm vụ vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản, thường xuyên, lâu dài. Để đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng cần phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng, trong đó có đội ngũ sĩ quan trẻ ở các học viện, trường sĩ quan trong Quân đội. Họ là lực lượng đông đảo, được đào tạo cơ bản, có trình độ lý luận và nhận thức chính trị, xã hội khá sâu sắc. Phát huy vai trò, trách nhiệm và khả năng của đội ngũ sĩ quan trẻ trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có ý nghĩa quan trọng trên mặt trận tư tưởng lý luận bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

    Phát huy vai trò của sĩ quan trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng
    Thượng tá Trương Đức Sáng - Chính trị viên Tiểu đoàn 7, Học viện Phòng không - Không quân
    bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho các sĩ quan trẻ. 
    Ảnh: THÀNH TRUNG

    Với đặc điểm có lượng người sử dụng đông đảo, phần lớn là lớp trẻ; thông tin truyền tải không hạn chế và lan truyền với tốc độ “chóng mặt”; không gian mạng chính là “mảnh đất vàng” để các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” như: đăng tải, chia sẻ, lan truyền các bài viết, bình luận các quan điểm chính trị đối lập với Đảng và Nhà nước ta; truyền tải sai lệch, bóp méo thông tin về các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội cùng với những bình luận, đánh giá phiến diện, một chiều nhằm đánh lạc hướng, hoang mang dư luận, gây mất ổn định chính trị đất nước; bôi nhọ, xuyên tạc, vu khống lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đội ngũ cán bộ; thổi phồng những thông tin về tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí làm cho nhân dân ta mất niềm tin vào Đảng và chế độ; xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, kích động dư luận lên tiếng đả kích, quy chụp Đảng và Nhà nước yếu kém, mất dân chủ; tô hồng, bôi vẽ về những ưu việt của xã hội tư sản, về dân chủ tư nhằm gây ảo tưởng cho công chúng, từng bước dẫn dắt công chúng quay lưng chống lại Đảng và chế độ ta .

    Quân đội nói chung, các học viện, trường sĩ quan trong Quân đội nói riêng có nhiệm vụ quan trọng trong đấu tranh chống các thông tin, quan điểm sai trái trên không gian mạng. Chỉ thị 47 của Tổng cục Chính trị chỉ rõ: “Đấu tranh trên không gian mạng trong Quân đội là yêu cầu cần thiết, cấp bách hiện nay, là nhiệm vụ của cấp ủy, chỉ huy và của mọi tổ chức, mọi lực lượng trong toàn quân; trong đó cơ quan chính trị, cán bộ chính trị giữ vai trò nòng cốt. Đấu tranh trên không gian mạng là một mặt trận được lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức chặt chẽ, phát huy sức mạnh tổng hợp để đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, chống “phi chính trị hóa” trong Quân đội trong tình hình mới”. Để hoàn thành nhiệm vụ này, các học viện, trường sĩ quan trong Quân đội cần phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng trong đó có lực lượng sĩ quan trẻ. Trong cuộc đấu tranh này, lực lượng sĩ quan trẻ ở các học viện, trường sĩ quan trong Quân đội có vai trò quan trọng, đây chính là một trong những lực lượng xung kích, đi đầu, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả của cuộc đấu tranh.

    Thực tiễn thời gian qua, cấp ủy, chỉ huy các cấp ở các học viện, trường sĩ quan đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, có nhiều chủ trương, biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực và phát huy vai trò của sĩ quan trẻ trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Do đó, sĩ quan trẻ ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội đã phát huy vai trò của mình trong đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng, góp phần giữ vững định hướng tư tưởng, nâng cao trình độ lý luận, làm thất bại âm mưu lợi dụng không gian mạng để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Đội ngũ sĩ quan trẻ luôn bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp để thực hiện các biện pháp đấu tranh hiệu quả như viết bài, chia sẻ, bình luận các bài viết, hình ảnh, tư liệu có giá trị khoa học trên không gian mạng. Thông qua đó khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng, đối với Quân đội; giá trị của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống hiện thực. Nhiều bài viết đấu tranh trực diện nhằm vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn để phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đồng thời đề xuất nhiều quan điểm, giải pháp ngăn ngừa, đẩy lùi sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ… Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, những kết quả đạt được còn khiêm tốn, chưa tương xứng với khả năng và thế mạnh hiện có của lực lượng sĩ quan trẻ, họ vẫn chưa phát huy đầy đủ vai trò của toàn đội ngũ, của mỗi bộ phận cũng như của từng cá nhân trong cuộc đấu tranh này.

    Để phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ sĩ quan trẻ ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng cần thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp sau:

    Một là, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng phát huy vai trò của sĩ quan trẻ ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng.

    Đây là giải pháp có vị trí quan trọng nhằm phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong phát huy vai trò của sĩ quan trẻ ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Bởi lẽ, có nhận thức đúng, thì hành động đúng, đó là quy luật khách quan. Nếu các tổ chức, các lực lượng ở trong các học viện, trường sĩ quan không có nhận thức đầy đủ về tác hại của các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng; không thấy rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của mình; không nắm chắc nội dung, hình thức, biện pháp... thì quá trình phát huy vai trò của sĩ quan trẻ ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng không thể đạt hiệu quả cao.

    Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các lực lượng trong phát huy vai trò của sĩ quan trẻ ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng cần tăng cường công tác giáo dục làm cho các tổ chức, lực lượng nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”của các thế lực thù địch trên không gian mạng. Giáo dục về mục tiêu, nội dung, tính chất, yêu cầu, phương pháp đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng làm cho các tổ chức, lực lượng trong các học viện, trường sĩ quan nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc phát huy vai trò của sĩ quan trẻ ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội trong đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. 

    Hai là, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, phương pháp và kỹ năng đấu tranh trên không gian mạng của đội ngũ sĩ quan trẻ ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội.

    Đây giải pháp quan trọng có ý nghĩa quyết định đến việc phát  huy vai trò của đội ngũ sĩ quan trẻ trong đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Bởi vì, hiện nay các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam với những thủ đoạn hết sức tinh vi, thâm độc, đòi hỏi đội ngũ sĩ quan trẻ phải có trình độ lý luận cao, nắm vững bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời phải có phương pháp và kỹ năng đấu tranh sắc bén, hiệu quả… Do đó, cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chức năng ở các học viện, trường sĩ quan cần quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, phương pháp, kỹ năng đấu tranh trên không gian mạng cho đội ngũ sĩ quan trẻ. Trong đó, coi trọng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bản chất, truyền thống của Quân đội… Tập trung xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, giáo dục lòng yêu nước, ý chí chiến đấu và rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ sĩ quan trẻ. Đẩy mạnh nghiên cứu làm sáng rõ cơ sở khoa học của đường lối, chủ trương của Đảng về quân sự, quốc phòng; luận giải thấu đáo, thuyết phục những vấn đề mới nảy sinh... Bên cạnh đó, cần coi trọng và làm tốt công tác sơ, tổng kết thực tiễn hoạt động đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng ở các học viện, trường sĩ quan trong Quân đội. Trong các đợt tập huấn đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái hằng năm, cần tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng internet, mạng xã hội; lựa chọn những cán bộ, giảng viên, nhà khoa học có kinh nghiệm và phương pháp đấu tranh hiệu quả và thuyết phục để truyền đạt kinh nghiệm cho sĩ quan trẻ.

    Ba là, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng của sĩ quan trẻ ở các học viện, trường sĩ quan trong Quân đội hiện nay.

    Đây là một trong những giải pháp quan trọng trực tiếp quyết định đến việc phát huy vai trò của sĩ quan trẻ trong đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội. Theo đó, để thực hiện tốt biện pháp này cần xác định đúng nội dung đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng cho sĩ quan trẻ ở các học viện, trường sĩ quan trong Quân đội. Kịp thời phát hiện vấn đề, đặt ra mục tiêu, yêu cầu và tổ chức sử dụng lực lượng sĩ quan trẻ ở các học viện, trường sĩ quan trong Quân đội tiến hành đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng hiệu quả. Đa dạng hóa các hình thức đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng đối với sĩ quan trẻ ở các học viện, trường sĩ quan trong Quân đội.

    Bốn là, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đội ngũ sĩ quan trẻ ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội.

    Chế độ, chính sách chi phối mạnh mẽ đến việc thúc đẩy sĩ quan trẻ trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Theo đó, hoàn thiện chế độ, chính sách, các điều kiện bảo đảm, tạo môi trường xã hội thuận lợi là một trong những biện pháp có tác động mạnh mẽ nhận thức, tình cảm, ý chí; tạo điều kiện phát huy quyền tự do sáng tạo, khai thác mọi tiềm năng lao động khoa học của sĩ quan trẻ trong hoạt động đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Vì vậy, cần có chế độ, chính sách đãi ngộ xứng đáng về vật chất và tinh thần đối với họ. Chính sách đãi ngộ không chỉ là sự tôn vinh của Quân đội, xã hội đối với sĩ quan trẻ mà còn thể hiện sự công bằng xã hội, kích thích, động viên, cổ vũ họ tham gia vào hoạt động đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng.