GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI LÀ KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CON NGƯỜI
C.Mác chỉ rõ, con người phải có điều kiện để sống rồi mới có thể “làm ra lịch sử”, sự thỏa mãn những nhu cầu tồn tại do hành vi sản xuất mang lại làm nảy sinh “những nhu cầu mới” về vật chất, tinh thần và sự tái tạo ra đời sống của bản thân mình, xã hội (quan hệ gia đình) “tham gia ngay từ đầu” vào quá trình lịch sử. Con người là thực thể có nhu cầu và không ngừng sáng tạo ra các nhu cầu;“người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa”(29). Sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần là hai mặt cấu thành nên đời sống phong phú của con người. Sinh hoạt vật chất là cơ sở, tiền đề, điều kiện cho sinh hoạt tinh thần. Sinh hoạt tinh thần đến lượt mình, lại là nhu cầu, phương thức biểu hiện sinh hoạt vật chất, thúc đẩy điều kiện sinh hoạt vật chất phát triển thông qua thực tiễn.
Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, xã hội phân thành hai lực lượng cơ bản đối lập nhau, người tư sản và người công nhân, sự xa hoa biểu hiện trạng thái tha hóa và sự bần cùng hóa biểu hiện hành vi lao động bị tha hóa: “lao động bị tha hóa trong khi hạ thấp tinh thần chủ động, hoạt động tự do xuống mức một phương tiện đơn thuần, thì cũng biến đời sống có tính loài của con người thành phương tiện duy trì sự tồn tại thể xác của con người”(30). Đời sống tự do của con người, hoạt động sống có tính loài của con người dẫn đến một sự hy sinh mới, “quá trình sinh sống hóa ra là sự hy sinh đời sống”. Lao động sáng tạo ra cái đẹp, nhưng lao động bị tha hóa làm phiến diện công nhân; biến lao động sáng tạo thành lao động dã man hoặc thành “những cái máy”, lao động biểu hiện ra là sự đơngiản hóa cảm giác của con người.
Trong khuôn khổ sinh hoạt xã hội trừu tượng của chủ nghĩa tư bản, sự chi phối, thống trị của vật chất chết, của tiền tệ... biểu hiện trong đời sống xã hội như một “thế giới không có trái tim”, làm đảo lộn quan hệ có tính người. Phẩm giá, thân phận con người biểu hiện ra quyền lực của tiền tệ. Tiền tệ là tất yếu của trao đổi, gắn liền với đời sống hiện thực của con người. Nhưng, mặt đối lập của nó, “tiền, với tính cách là khái niệm đang tồn tại và đang biểu hiện của giá trị, làm lẫn lộn và trao đổi mọi sự vật, cho nên nó là sự lẫn lộn phổ biến và sự thay thế phổ biến mọi sự vật, nghĩa là thế giới lộn ngược, là sự lẫn lộn và sự thay thế tất cả những phẩm chất tự nhiên và có tính người”(31). Sự bần cùng hóa trong sinh hoạt vật chất, sự trừu tượng, què quặt trong sinh hoạt tinh thần mang tính phổ biến trong chủ nghĩa tư bản. Đó là lực lượng mang đến cho con người “cái bề ngoài của sự sinh tồn có tính người”(32).
Tương ứng với quá trình phát triển của chủ nghĩa cộng sản, con người đang từng bước được giải phóng và hoàn thiện bản chất của mình. Chủ nghĩa cộng sản là hình thái kinh tế - xã hội mà đời sống vật chất và tinh thần của con người không ngừng được nâng cao, đó vừa là mục đích vừa là yêu cầu của chế độ xã hội mới. Khi đó, “xã hội là sự thống nhất bản chất đã hoàn thành của con người với tự nhiên, sự phục sinh chân chính của tự nhiên, chủ nghĩa tự nhiên đã được thực hiện của con người và chủ nghĩa nhân đạo đã được thực hiện của tự nhiên”(33).
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, với tư cách vừa là mục tiêu, yêu cầu của thời kỳ đổi mới, vừa là phương thức giải phóng con người. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VI) về các văn kiện trình Đại hội VII năm1991 khẳng định:“Ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”(34). CNXH ở Việt Nam là chế độ xã hội mà ở đó “về đời sống vật chất và văn hóa, nhân dân có cuộc sống no đủ, có nhà ở tương đối tốt, có điều kiện thuận lợi về đi lại, học hành, chữa bệnh, có mức hưởng thụ văn hóa khá. Quan hệ xã hội lành mạnh, lối sống văn minh, gia đình hạnh phúc”(35). Sau 35 năm đổi mới, “Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm còn dưới 3%; nhà ở xã hội được quan tâm; đã hoàn thành mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, trong đó có nhiều mục tiêu về giảm nghèo, y tế, giáo dục hoàn thành trước thời hạn, được đánh giá là điểm sáng; đang tích cực triển khai thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030”(36). Đại hội XIII tiếp tục khẳng định: cần “Gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân”(37). Chăm lo phát triển con người về thể chất, tinh thần, “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
St
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét