Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2025

 

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM “LÀ ĐẠO ĐỨC LÀ VĂN MINH” XỨNG TẦM CAO MỚI

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ thường xuyên, vừa cấp bách, vừa lâu dài, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Những kết quả đạt được trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua là minh chứng cho chủ trương đúng đắn, kiên quyết, kiên trì của Đảng ta trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm”; là một biểu hiện của Đạo đức, của Văn minh như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Thế nhưng, lợi dụng vào đó các thế lực thù địch, phản động đưa ra những luận điệu xuyên tạc, chống phá. Chúng đưa ra các luận điệu xuyên tạc như: đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm chỉ là “trò đánh trống, khua chiêng”, “đấu đá nội bộ”,  hay “tranh giành quyền lực”, “thanh trừng phe cánh”,… Gần đây nhất, ngày 16/9/2024, trên trang Thongluan-rdp, Bút danh Phạm Trần có bài viết “Từ đạo đức và văn minh đến suy thoái và tham nhũng” để tuyên truyền xuyên tạc về công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng và nhân dân ta đang quyết tâm thực hiện.

          Phạm Trần xuyên tạc rằng, trước đây “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, bây giờ là “suy thoái và tham nhũng”, Y nhấn mạnh rằng, “tham nhũng hết thuốc chữa”, y còn viện dẫn hàng loạt những con số vô nghĩa, bịa đặt mà theo y là sự cung cấp từ các nguồn tin “đáng tin cậy” của chúng trong nội bộ Đảng. Thực chất, đây là luận điệu xuyên tạc, vu khống trắng trợn, ý đồ xấu, phản động rất nham hiểm, nhằm hướng lái dư luận tin vào những luận điệu của chúng tự nhào nặn ra hòng chia rẽ lòng dân với Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Trước hết, cần nhận thức rõ, tham ô, tham nhũng, tiêu cực là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện sớm trong lịch sử loài người, tồn tại ở mọi chế độ chính trị với những mức độ và dạng thức khác nhau, gắn liền với nhà nước và quyền lực, không phải của riêng chế độ xã hội chủ nghĩa. Tính chất nguy hiểm của nạn tham nhũng làm ảnh hưởng xấu đến đội ngũ cán bộ, công chức; nếu nó không được ngăn chặn, triệt bỏ sẽ gây cản trở lớn cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước. Hệ lụy kéo theo là làm suy thoái đạo đức, lối sống trong đội ngũ lãnh đạo, gây ra sự bất bình, bức xúc trong dư luận xã hội và nghiêm trọng hơn là làm xói mòn, suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, với chế độ và sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay. Đấu tranh loại bỏ tham nhũng là quy luật mang tính tất yếu xuất phát từ tính chất nguy hại của hiện tượng này đối với xã hội. Đây là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp mà bất kỳ thể chế chính trị hay quốc gia nào cũng phải quan tâm để xóa bỏ tận gốc khuyết tật đó.

Thứ hai, Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân. Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được điều đó, vấn đề mang tính tất yếu và then chốt của Đảng là luôn phải tự đổi mới, chỉnh đốn, đấu tranh chống tham nhũng, thoái hóa, biến chất,… trong nội bộ và hệ thống chính trị. Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam về đấu tranh phòng, chống tham nhũng qua các thời kỳ đã thể hiện rõ quyết tâm chính trị lớn lao, dù khó khăn, lâu dài nhưng vẫn không chùn bước trước “nạn giặc nội xâm”. Thời gian vừa qua, một loạt các sai phạm được đưa ra xét xử nghiêm minh. Điều này khẳng định công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực, có đột phá, được tiến hành quyết liệt, có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu, gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống” góp phần thức tỉnh, cảnh báo, ngăn chặn từng bước và đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, suy thoái, đưa đất nước phát triển thịnh vượng, bền vững.

Thứ ba, lấy hiện tượng “một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất” để quy kết bản chất của Đảng, của chế độ xã hội chủ nghĩa là thủ đoạn không mới nhưng rất nguy hại. Trên thực tế, một bộ phận cán bộ, đảng viên tham nhũng là hiện tượng “Con sâu làm rầu nồi canh”, “cành cây sâu mọt” chứ không thể đánh đồng với toàn bộ cán bộ, đảng viên, mà cũng càng không thể là bản chất của chế độ. Các luận điệu xuyên tạc thực chất là dùng chiêu bài “mượn gió, bẻ măng”, chiêu trò “rượu cũ bình mới” hòng cố tình che đậy mục đích chống phá của chúng.

Những kết quả nổi bật và chiến lược sắc bén trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước thời gian qua càng khẳng định “Đảng ta  là đạo đức, là văn minh” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói. Đồng thời là sự khẳng định mạnh mẽ trước các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch, cơ hội phản động./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét