Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Những thủ đoạn chống phá Đảng trên mạng xã hội


Thực tiễn trog thời gian qua cho thấy, chống phá Đảng, đòi đa nguyên đa đảng là một trong những mục tiêu trọng tâm mà các thế lực thù địch luôn hướng tới. Thông qua nhiều hình thức và phương thức khác nhau, đặc biệt là lợi dụng những ưu việt đặc biệt của mạng xã hội, hoạt động này đang có xu hướng gia tăng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. 
Tình hình đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Một trong những vấn đề cốt lõi, sống còn nhất của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là bảo vệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng". Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng đã cho thấy âm mưu cơ bản, lâu dài của các thế lực thù địch, phản động là xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, làm lu mờ và tiến tới xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Để thực hiện âm mưu đó, thông qua các trung tâm phá hoại tư tưởng, các tổ chức phản động lưu vong đã tiến hành nhiều phương thức khác nhau, đặc biệt là lợi dụng những “ưu trội” của mạng xã hội để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, tiến hành rêu rao những thắng lợi của chủ nghĩa tư bản, sự diệt vong của chủ nghĩa cộng sản... hòng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra “những khoảng trống” để dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập cán bộ, đảng viên, từng bước “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.
          Từ những những vấn đề trên, chúng ta cần khẳng định việc nhận diện, phân tích và làm rõ hoạt động chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam của các thế lực thù địch trên mạng xã hội góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ của mọi ngành, mọi cấp, mọi lực lượng. Đó cũng chính là những yêu cầu bức bách đang đặt ra, có vai trò quyết định đến sự tồn vong và phát triển của Đảng, đến niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, đến đường lối đối nội và đối ngoại đúng đắn, khoa học mà Đảng đang dẫn dắt, lãnh đạo./.

Ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn chống Đảng của các thế lực thù địch


Hiện nay, khi chúng ta đang tiến hành tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới chuẩn bị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các đối tượng thù địch, phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước tập trung ra sức công kích, tuyên truyền chống phá vào nền tảng tư tưởng của Đảng, vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc tổ chức, cán bộ, công tác nhân sự đại hội.
Các hoạt động này được chuẩn bị kỹ lưỡng, tiến hành bài bản, hệ thống với việc huy động cùng lúc nhiều phương tiện, lực lượng tham gia mà đứng đầu là các tổ chức khủng bố, phản động lưu vong ở ngoài như: Việt Tân, Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời, Đảng Dân chủ nhân dân, Đảng Vì dân, Tập hợp dân chủ đa nguyên…
Trong đó, chúng tập trung vào các nội dung: Phủ nhận, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, phủ nhận quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phủ nhận vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tuyên truyền xuyên tạc công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ của Đảng ta; đưa ra những thông tin xuyên tạc, bịa đặt về nguyên tắc tổ chức, cán bộ, công tác nhân sự Đại hội Đảng.
Trước những thông tin đó, đáng tiếc là một số người, trong đó có cả cán bộ, đảng viên do thiếu bản lĩnh chính trị, nhận thức chưa thấu đáo nên đã chia sẻ, bình luận làm thông tin có cơ hội phát tán trên không gian mạng. Nhiều người đã có những hành động thiếu suy nghĩ, lời lẽ thiếu khiêm tốn, vô tình tiếp tay để các thế lực thù địch, chống đối suy diễn, lợi dụng gây ảnh hưởng trong dư luận Nhân dân.
Chính vì vậy, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chủ động nâng cao “sức đề kháng” đối với thông tin xấu độc, đấu tranh phản bác các thông tin sai trái, đặc biệt trên internet là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy, tổ chức Đảng, của cả hệ thống chính trị và mỗi cán bộ, đảng viên./.

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - NHÀ NGOẠI GIAO XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

 

Suốt cuộc đời đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do của nhân dân, Hồ Chí Minh đã giao thiệp với rất nhiều bạn bè trên thế giới, có những người bạn cùng chí hướng, có cả những kẻ thù, trong nhiều hoàn cảnh và trên nhiều vị thế khác nhau. Phong cách ứng xử tài tình của Người trong hoạt động đối ngoại đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng như phong trao đấu tranh cho nền hòa bình chung của nhân loại. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói "sự ứng xử linh hoạt của Hồ Chí Minh trong giao tiếp ngoại giao đã trở thành những câu chuyện huyền thoại".

Ảnh tư liệu

1. Phong cách ứng xử bản lĩnh, tự tin và khôn khéo của Hồ Chí Minh để giữ vững mục tiêu đấu tranh vì độc lập, tự do và hòa bình của dân tộc.

2. Ứng xử với phương châm “vừa là đồng chí, vừa là anh em”nhằm xây dựng khối đại đoàn kết giữa các quốc gia trên thế giới, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân.

3. Chủ tịch Hồ Chí Minh không câu nệ đối đẳng chức vụ trong giao tiếp với các tầng lớp nhân dân trên thế giới ở những cương khác nhau, khiến cho mọi người cảm thấy gần gũi, thân tình.

4. Phong cách nói giản dị, thái độ chân thành dễ cảm hóa và thuyết phục lòng người.

5. Kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa dân tộc và sự am tường phong tục tập quán các dân tộc trên thế giới tạo thành nghệ thuật ứng xử ngoại giao.

Phong cách ứng xử ngoại giao là biểu hiện đạo đức và nhân cách của mỗi con người, với Hồ Chí Minh đó là sự kết hợp hài hòa các giá trị truyền thống và hiện đại, sự kết tinh văn hóa ứng xử phương Đông và phương Tây, là hiện thân của chủ nghĩa nhân văn cao cả. Nhà thơ Xôviết Ôxíp Manđenxtam đã viết: “... qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi thấy được ngày mai, thấy được viễn cảnh trời yên biển lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương”./.

 

Những câu chuyện về nhà ngoại giao tài ba Lê Đức Thọ

 

Ông Lê Đức Thọ, tên thật là Phan Đình Khải, sinh ngày 10/10/1911 tại xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay là xã Nam Vân (TP Nam Định) trong một gia đình nho giáo, ở vùng đất có truyền thống yêu nước, hiếu học.

Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một chiến sỹ cách mạng kiên cường, một cán bộ lãnh đạo giàu kinh nghiệm của Đảng và Nhà nước.

Tháng 6-1968, ông Lê Đức Thọ (cố vấn cao cấp Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris) đến Paris, bắt đầu những chuỗi ngày đàm phán cam go và căng thẳng. Ông phải đối đầu trực diện với Henry Kissinger – một nhân vật ngoại giao tầm cỡ và có rất nhiều thủ đoạn ngoại giao, được mệnh danh là “cây đại vĩ cầm về địa – chính trị” của Mỹ. Kể từ đây, ông Lê Đức Thọ trở thành một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và được cả thế giới biết đến.

Ảnh tư liệu

Lần đầu tiên ông Lê Đức Thọ và Kissinger gặp nhau là ngày 21-2-1970. Địa điểm hai người gặp gỡ là căn nhà số 11, phố Dathes, thị trấn Choisy Le Roi (Pháp). Ngay lần tiếp xúc đầu tiên, ông đã làm cho Kissinger có những ấn tượng khó quên.

Sổ nhật ký của Kissinger có đoạn : “Tóc hoa râm, đường bệ, Lê Đức Thọ bao giờ cũng mặc bộ đại cán xám hoặc marông. Ông lúc nào cũng tỏ ra rất bình tĩnh, thái độ bao giờ cũng không có điều gì chê trách được…”

Ông trực tiếp phụ trách đoàn ngoại giao Việt Nam đàm phán với Mỹ về Hiệp định Paris. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ông Thọ từng được trao tặng giải Nobel Hòa bình cùng với cố vấn ngoại giao Henry Kissinger vào năm 1973, nhưng ông đã từ chối nhận giải với lý do đất nước Việt Nam chưa thể có được hòa bình chừng nào chưa đánh đổ được chế độ tay sai của Mỹ.

Đó là giải Nobel duy nhất dành cho người Việt cho đến nay. Năm 2002, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập giải Nobel Hòa bình (1902 – 2002), Nevis đã cho phát hành một mẫu tem chân dung cố vấn Lê Đức Thọ và nhắc lại “sự kiện” ông không nhận giải thưởng này.

Cũng chính vì những lẽ đó mà ông là một trong những nhân vật được tôn vinh là “Nhà kiến tạo Hòa bình” xuất sắc của thế giới.

Các phiên họp riêng giữa các ông Xuân Thuỷ, Lê Đức Thọ và Kissinger, Cố vấn của Tổng thống Mỹ Nixon, đều là những ngày làm việc dài. Có ngày làm việc đến 13 tiếng đồng hồ, lấn sang cả đêm. Ông Lê Đức Thọ sinh năm 1911, lúc ấy hơn 60 tuổi, nhiều hơn Kissinger gần một giáp.

Kissinger rất mánh lới, vào đầu các cuộc họp riêng thì cứ đưa chuyện nọ – chuyện kia dài lê thê, và cứ nhè vào lúc chiều hay gần tối mới đưa việc chính ra tranh cãi.. Đó là lúc ông ta nghĩ rằng ông già kia (Lê Đức Thọ) mệt mỏi rồi, chắc dễ ừ, dễ gật.

Nhưng ông ta không biết gì về ông Thọ! Lúc nghỉ, ông Lưu Văn Lợi (thư ký) hỏi thăm, ông Thọ nói: “Mình phải cảnh giác, mình biết thằng này hoạt động theo kiểu tình báo, mình phải giữ…”.

Đàm phán càng muộn, ông Thọ càng tỉnh và thậm chí có lúc diễn thuyết làm cho Kissinger sau này phải nói là: “Ông Thọ ở Paris đã mổ xẻ tôi bằng con dao rất nhọn, với tay nghề của một nhà phẫu thuật. Có những lúc ông ấy nói cả tiếng đồng hồ, tôi bảo cái điều này tôi đã nghe nhiều lần rồi, thì ông Thọ bảo: Ông nghe nhiều lần nhưng chưa thuộc, tôi nói lại…”

Trên bàn đàm phán ở Hội nghị Pa-ri về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam, có giai đoạn Mỹ đòi ta không được đưa thêm quân miền Bắc vào miền Nam. Mỹ còn đưa ra các bằng chứng để cáo buộc ta về việc này.

Có lần họp, Kissinger đưa cho Cố vấn Lê Đức Thọ khoảng 30 cái ảnh màu cỡ bằng cái khay, chụp từ vệ tinh rất rõ, trong đó chụp bộ đội của ta đang ở trong rừng không đội mũ tai bèo mà đội mũ cối, vai đeo lon, rõ cả sao trên mũ mà Mỹ cho là đang trên đường hành quân vào Nam. Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ rất nhanh, phản ứng trước tiên bằng tiếng cười to, chắc khỏe, có ý “khinh khi” sự bịa đặt của Mỹ. Rồi đồng chí nói, tình báo của các ông tồi lắm.

Lúc chúng tôi không đưa quân nữa thì các ông lại chụp ảnh này. Tôi nói với các ông chứ rừng Việt Nam chỗ nào chả giống chỗ nào. Các ông ra Bắc chụp quân mà đội mũ cối, sao vàng, đeo lon thế này là bình thường. Nhưng lúc chúng tôi đưa đại pháo và cả xe tăng vào Sài Gòn thì tình báo các ông lại chẳng biết tí gì cả. Cho nên các ông thua là phải. Kissinger ngồi không nói được câu nào!

* Tấm ảnh Mỹ đưa ra không hề chính xác, vì khi dàn trận, quân ta không đeo lon, đeo sao như thế. Sau đó, ta họp báo cũng nêu tình tiết này nhằm cho thế giới biết âm mưu và thủ đoạn của Mỹ.

Báo chí ở Pa-ri hồi ấy săm soi nhất cử nhất động của hai đoàn ta và Mỹ rất ghê, nhất là trong những cuộc đàm phán riêng giữa Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kissinger. Họp trong phòng mà có phóng viên còn thuê nhà bên cạnh, dỡ cả mái ngói để trèo lên rồi chĩa máy ảnh sang.

Hai ông cố vấn họp xong đi ra ngoài cửa, có bắt tay không, có cười không, mặt lạnh hay cười…đều bị chụp lại rồi đưa lên báo. Có lần họp căng thẳng, quyết liệt, kết quả chưa ngã ngũ mà chẳng hiểu sao báo chí lại đồng loạt đăng tin nghe chừng đàm phán có tiến triển. Thì ra họ chụp được cảnh đồng chí Lê Đức Thọ đang cười, dẫu chưa biết ông cười vì cái gì, họp có kết quả không nhưng đã vội tung tin lên báo theo chiều hướng tích cực.

Ở Hà Nội theo dõi tin tức thấy vậy gọi sang hỏi tình hình thế nào, sao đồng chí Thọ lại cười ?

Lúc ấy, đồng chí Lê Đức Thọ mới lộ ra rằng: “Tôi không cười thì khóc à, vì Kissinger bắt tay tôi chặt quá!”.

Một hôm, sau buổi đàm phán, Henry Kissinger có nói với ông Lê Đức Thọ rằng: “Dù mới chỉ gặp được 45 phút nhưng ông hoàn toàn khiến chúng tôi bối rối”. Cách đây 1 năm, trong bài phát biểu trong hội thảo về lịch sử liên quan đến Đông Nam Á của Mỹ tại Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Henry Kissinger còn thừa nhận Mỹ đánh giá thấp sự kiên cường của các nhà lãnh đạo miền Bắc Việt Nam thời bấy giờ; rằng người dân đất nước hình chữ “S” quá kiên cường và không hề nao núng trước kẻ địch.

“Washington muốn thoả hiệp nhưng Hà Nội nhất định giành chiến thắng”, ông thừa nhận. Trong buổi hội thảo, ông Kissinger còn bày tỏ sự thất vọng và tiếc nuối vì cuộc chiến đã “chôn vùi” cả một thế hệ người Mỹ.

Trong các cuốn hồi ký, ông Henry Kissinger từng nhiều lần nhắc đến đối thủ của mình trên bàn đàm phán là cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ. Ông này thừa nhận Lê Đức Thọ là người có phong cách đàm phán uyển chuyển, sắc sảo. Ông nhớ như in giây phút đầu tiên gặp nhà ngoại giao Việt Nam ngày 21-2-1970.

Ông miêu tả Lê Đức Thọ có mái tóc hoa râm, dáng vóc đường bệ, bao giờ cũng mặc bộ đại cán, đôi mắt mở to và sáng, ít khi để lộ suy nghĩ. Nhưng có một chi tiết mà không bao giờ thấy

Kissinger nhắc đến trong hồi ký là chiếc nhẫn sáng bóng mà cố vấn Lê Đức Thọ luôn đeo trong mỗi lần thương thảo. Đơn giản, nó là chiếc nhẫn được gò từ mảnh xác máy bay Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc Việt Nam!

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ngày 8-2-1973, ông Henry Kissinger sang thăm Hà Nội. Ra đón cố vấn Mỹ không phải ai khác chính là người quen biết cũ của ông: cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ. Ông đã đưa Kissinger tới thăm Viện bảo tàng lịch sử.

Khi nghe giới thiệu dân tộc Việt Nam đã ba lần chiến thắng quân Nguyên, ông Kissinger thốt lên: “Với chúng tôi một lần đánh nhau với các ông cũng thấy là quá đủ!”.

Trong bữa cơm tiễn, được thưởng thức thứ rượu nếp cái hoa vàng cất ở vùng quê Nam Định, cố vấn Mỹ Kissinger cứ gật gù mãi và thích thú khi cố vấn Lê Đức Thọ tặng ông ta hai chai rượu trong văn vắt, nút lá chuối khô.

Trở lại Paris sáng 8-1-1973 trên đường đến chỗ họp ở Gifsur Yvette, Cố vấn Lê Đức Thọ kéo ông ra một góc: “Hôm nay toàn đoàn ta không thèm ra cửa đón đoàn Mỹ như thông lệ nữa. Và hôm nay mình sẽ nói mạnh đấy. Mình nói thong thả và cậu cố dịch theo đúng tinh thần”.

Dù đã được dặn trước và đã trực tiếp chứng kiến hàng chục lần Lê Đức Thọ “cương” (quyết liệt, dai dẳng, kiên trì và cả nổi nóng. Chắc đối phương cũng không ít lần nhầm vì Lê Đức Thọ với sắc mặt bừng đỏ! Ông Cố vấn vốn bị huyết áp cao, nhiều lần đoàn ta thảo luận trong phòng mật anh em đã phải tắt điều hoà mở cửa ra và thường bàn những thứ “đại sự” ở ngoài trời lúc đi dạo) nhưng chưa bao giờ ông thấy Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ trút cơn thịnh nộ lên đối phương như buổi sáng xuân Paris ấy! Lừa dối, ngu xuẩn, tráo trở, lật lọng…

Thôi thì đủ cả! Kissinger, “đạo diễn” chính của cuộc thảm sát bằng B52 với dân lành Khâm Thiên, An Dương… Chỉ biết cúi đầu đứng nghe.

Mãi sau ông ta mới lắp bắp: “Tôi có nghe thấy những tính từ… Tôi xin không dùng những tính từ đó ở đây. Xin ông Cố vấn nói khe khẽ thôi không các nhà báo ngoài kia nghe được lại đưa tin là ông mắng chúng tôi!”.

Kissinger một lần đã tò mò hỏi Lê Đức Thọ trong mấy phút nghỉ giải lao: “Bây giờ ông Cố vấn đàm phán với tôi, nói như mắng tôi. Thế còn sau này kết thúc đàm phán chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình rồi, ông Cố vấn mắng ai? Ngài có mắng cán bộ của mình như mắng tôi không?”.

Lê Đức Thọ điềm nhiên: “Xin Ngài chớ nặng lời lúc tôi trình bày với Ngài. Tôi chỉ nói lên tiếng nói của nhân dân tôi thôi. Cán bộ của tôi có quay quắt lật lọng tráo trở đâu mà tôi phải mắng!”.

Sau Hiệp định Paris 1973, cả cố vấn Lê Đức Thọ và Henry Kissinger được trao giải Nobel Hòa Bình vì đã đạt thỏa thuận ngừng bắn, tạo điều kiện rút quân Mỹ khỏi Việt Nam và tạo tiền đề cho kết thúc của cuộc chiến tranh đã tiêu tốn nhiều giấy mực của báo chí quốc tế.

Trước cơ hội trở thành người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đạt giải Nobel , ông đã thẳng thừng từ chối vì lý do ở Việt Nam chưa có hòa bình thực sự .

Ông giữ im lặng, không giải thích thêm về quyết định này cho tới 20 năm sau, khi chính ông tiết lộ lí do chính xác trong bộ phim “From Hollywood to Hanoi” : “Họ trao giải cho cả người gây chiến tranh lẫn hòa bình, sự lẫn lộn đó khiến tôi không thể nhận giải Nobel được.”

Về phía Mỹ, giải Nobel Hòa Bình được đón nhận với tâm thế trái ngược. Kissinger rất vui vẻ khi biết tin, trong khi tổng thống Nixon thậm chí còn phát biểu cho rằng giải thưởng này là “sự tưởng thưởng xứng đáng cho nghệ thuật đàm phán của người Mỹ trong cuộc chấm dứt chiến tranh và mang lại hòa bình ở Việt Nam.”

Niềm vui đó không tồn tài được lâu vì truyền thông Mỹ hiển nhiên không đồng tình với Nixon và Kissinger. Tờ NYT gọi giải thưởng Nobel năm đó là “Nobel vì Chiến Tranh’.

Tờ Washington thì cho rằng “người Na Uy thực sự rất có khiếu hài hước”. Diễn viên hài nổi tiếng chuyên châm biếm chính trị Tom Lehrer thậm chí đã phát biểu: “Châm biếm chính trị đã trở nên lỗi thời kể từ khi Henry Kissinger được trao giải Nobel Hòa Bình’’.

Không chỉ dừng lại ở giới truyền thông Mỹ, sự phản đối còn thể hiện mãnh mẽ hơn khi hai thành viên Hội đồng xét duyệt giải Nobel đã lập đơn xin từ chức.

Và… Kissinger sau đó không tới dự buổi trao giải tại Oslo vì lo lắng sẽ trở thành mục tiêu đả kích của các nhóm biểu tình phản chiến.

Năm 1975, khi chính quyền Sài Gòn thất thủ, ông đề nghị trao trả lại kỉ niệm chương nhưng không được Hội đồng Nobel chấp nhận.

Lê Đức Thọ và Kissinger thường “ăn miếng trả miếng”, tranh cãi tay đôi để bảo vệ lập trường, quan điểm của mỗi bên. Với những nhân chứng từng tham gia đàm phán, Lê Đức Thọ là một nhà chiến lược tài ba, sắc sảo và rất quyết liệt, kiên trì trong việc bảo vệ lập trường của ta. Thêm vào đó, chính nghĩa thuộc về cuộc kháng chiến của quân dân ta nên Mỹ và Kissinger dù dùng nhiều thủ đoạn quân sự và ngoại giao khác nhau cũng không thể giành được “hòa bình trong danh dự” như họ mong đợi.

Ông Nguyễn Khắc Huỳnh, nguyên Đại sứ – thành viên phái đoàn VNDCCH tại Paris, kể có những buổi họp hai bên trao đổi lý lẽ, lập luận tương đối điềm tĩnh. Nhưng có những ngày không khí rất căng thẳng, thậm chí có cả chuyện đập bàn, đập ghế.

Ông kể Một lần, Kissinger nói: “Ông Thọ này, nếu các ông cứng như thế này thì có lẽ chiến tranh sẽ còn tiếp tục, bom đạn sẽ còn tiếp tục rơi ở miền Bắc”.

Nghe vậy ông Thọ “phang” ngay: “Tôi xin ngắt lời ông. Có phải tôi với các ông mới đánh nhau hôm qua đâu. Tôi với các ông đánh nhau bốn, năm năm rồi. Bom đạn rơi bốn, năm năm rồi. Các ông đem bom đạn ra dọa tôi hôm nay không được đâu!”.

Lấy ý tưởng từ Tam quốc chí, giới báo chí phương Tây đã ví von ngắn gọn về cuộc đối đầu đặc biệt này, rằng: “Trời đã sinh Kissinger sao còn sinh thêm Lê Đức Thọ”.

Còn người trong cuộc, TS Henry Kissinger, hơn 30 năm sau đã phải ngậm ngùi thừa nhận: “Tôi đã có thể làm tốt hơn nếu như người đối diện trên bàn đàm phán Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam không phải là ông Lê Đức Thọ”…

 

Các chiêu trò rẻ tiền

         Vừa qua, trước sự kiện một số các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo ở bộ, địa phương ở nước ta phải đình chỉ công tác để xem xét về liên quan trách nhiệm đến một số vụ án. Đây là một việc làm hết sức bình thường đối với mọi thể chế chính trị, mọi quốc gia dân tộc. Song, lợi dụng việc này một số phần tử đã xuyên tạc, bóp méo trằng trợn tình hình. Họ cho rằng, đây chính là sự xâu xé, đấu đá, tranh giành quyền lực chính trị giữa các phái, nhóm trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam  liên quan Đại hội Đảng XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây thực sự là một chiêu trò quá quen thuộc và rất rẻ tiền mà các thế lực thù địch đang áp dụng nhằm phá hoại đoàn kết trong Đảng, trong xã hội, trong Nhân dân ta. 

Bời vì, họ càng nói, càng bộc lộ rõ dã tâm chống phá Đảng, chống phá công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Những tình tiết họ đưa ra có vẻ như sự ly kỳ, mới mẻ, thâm cung bí sử... Nhưng tất cả  nhưng cái đó đều là chiêu trò cũ rích, rẻ tiền, trơ tráo.... không ai quan tâm đến những loại luận điệu như vậy khi bàn về câu chuyện chính trị!

                                                                                                             MLN

    

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

BỨC TƯỜNG THÉP TRÊN BIỂN

 

Cùng với các lực lượng Kiểm ngư, Hải quân, Cảnh sát biển là lực lượng được ví như "BỨC TƯỜNG THÉP" bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Vai trò của Cảnh sát biển trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là vô cùng quan trọng bởi hơn ai hết, chính họ là người thực thi luật pháp quốc gia trên biển. Nhiều chuyên án ma túy, buôn lậu, cướp biển... đến các tàu cá của ngư dân gặp nạn ngoài khơi xa đều được lực lượng Cảnh sát biển ra tay ứng cứu và phá án thành công.

Khi tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, Cảnh sát biển là một trong những lực lượng đầu tiên có mặt để ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Đặc thù là tác chiến trên Biển, tuy nhiên khi phải tác chiến trên bộ, thực chiến trực tiếp với kẻ địch, Cảnh sát biển Việt Nam cũng là những chiến binh cừ khôi.

Bản lĩnh và luôn giữ cho mình một sự điềm tĩnh cùng sự quyết đoán, dũng mãnh đó là ưu thế của Cảnh sát Biển Việt Nam. Năm 2014 khi Trung Quốc kéo giàn khoan và huy động nhiều tàu chiến xâm phạm chủ quyền của nước ta, ngay lập tức lực lượng CSB Việt Nam dàn thành thế "Dữ thành" án ngữ trước tiền duyên lãnh thổ. Trước sự hùng hổ của tàu Trung Quốc, CSB Việt Nam không hề nao núng mà rất điềm tĩnh, không mắc mưu gây hấn của địch nhưng rất kiên quyết không nhượng bộ, sẵn sàng đâm, va, húc nếu tàu Trung Quốc vượt qua làn ranh.

Trước sự kiên quyết, rắn mặt của các lực lượng chấp pháp của Việt Nam trong có lực lượng CSB, Trung Quốc dù kéo dài thời gian quấy nhiễu nhưng cuối cùng cũng phải rút về nước, bởi mục đích gây hấn thất bại, mục đích chiếm đóng cũng tiêu tan trước sách lược, sự kiên quyết của Việt Nam.

Ngày nay ngoài lực lượng CSB được huấn luyện bài bản, số lượng biên chế được tăng lên đủ sức thực hiện nhiệm vụ mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra chúng ta còn có nhiều phương tiện, vũ khí rất hiện đại luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao và sẵn sàng ra đòn trừng phạt đích đáng nếu Tổ quốc bị xâm phạm.

Quân đội nhân dân Việt Nam không bao giờ phô trương, không bao giờ gây hấn nhưng sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược./.


 

THƯỚC ĐO DÂN CHỦ



Nhân danh đổi mới, dân chủ, nhất là thời điểm này, khi chúng ta đang tiến hành đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các thế lực phản động trong nước và quốc tế ra sức cổ xúy, hô hào đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Chúng ra vẻ chân thành “khuyên” chúng ta không muốn theo “vết xe đổ” của Liên Xô thì cần phải theo mô hình của phương Tây. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đó chỉ là những luận điệu sáo rỗng, ngụy biện của các thành phần chống đối Đảng, Nhà nước ta.

ĐẰNG SAU NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 02/9



Trong khi cả nước đang hướng tới 75 cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 02-9 thì một số Trang mạng của các thế lực thù địch và phản động đang cố gắng xuyên tạc và bóp méo tính và ý nghĩa của các sự kiện lịch sử này. Chúng cho rằng thành công của cách mạng tháng tám là một sự ăn may của hoàn cảnh lịch sử, thậm chí có kẻ còn cho rằng không cần thiết phải tiến hành cách mạng cũng có thể giành độc lập . Đây là một hành động xuyên tạc lịch sử, “đổi trắng thay đen”, với những dã tâm thâm độc nhằm phủ nhận thành quả của cuộc cách mạng của dân tộc Việt Nam. Chúng ta khẳng định rằng

Đảng ta lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra bước ngoặt vĩ đại của dân tộc Việt Nam và cho các dân tộc thuộc địa. Đây là thắng lợi có ý nghĩa dân tộc và thời đại lớn lao, đã đưa dân tộc ta từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân, đưa Việt Nam gia nhập đại gia đình vô sản quốc tế sánh vai với các cường quốc văn minh trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.

CHÍ PHÈO CỦA ĐÁM DÂN CHỦ LẠI GIỞ TRÒ



Sau khi bị bắt ngày 24/6/2020 về tội: “Làm, tàng trữ, phát tán và tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 117 – Bộ luật hình sự năm 2015 thì Trịnh Bá Tư lại tiếp tục nhờ ông bố Trịnh Bá Khiêm loan tin với trò mèo tuyệt thực được 20 ngày mục đích chính là để kêu gọi đầu tư từ các tổ chức cá nhân ở bển. Gia đình “dân oan” Cấn Thị Thêu đang ngày càng nổi bật trên mạng xã hội với hàng loạt các trò mèo mà gia đình có truyền thống chống Đảng, chống Nhà nước gây ra. Gia đình Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư ( Chí Phèo của đám dân chủ) đã nhiều lần đăng tải trên FB cá nhân nội dung xuyên tạc , bịp bợm thể hiện đúng bản chất truyền thống của gia đình y.

Trung Quốc liên tục thông báo tập trận trên biển Đông

 

Ba tuần sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chính thức bác bỏ gần hết yêu sách hàng hải của Trung Quốc trên biển Đông, theo báo South China Morning Post, Trung Quốc đã mời các nhà ngoại giao của các nước thành viên ASEAN dự họp vào đầu tháng 8.

Tại cuộc họp, một quan chức Trung Quốc phụ trách các vấn đề hàng hải và biên giới thể hiện nỗi lo của Bắc Kinh đối với hoạt động quân sự của "các nước ngoài khu vực" - ám chỉ Mỹ, đồng thời khẳng định ASEAN và Trung Quốc cần nhanh chóng nối lại đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).

Trong bài viết đăng ngày 24-8, báo South China Morning Post dẫn nhận định của các nhà ngoại giao ASEAN cho rằng Bắc Kinh đang mong muốn kéo các nước láng giềng châu Á lại gần và đẩy Washington ra khỏi vấn đề tranh chấp biển Đông.

Giới chuyên gia trong khu vực tin rằng đàm phán COC đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với Trung Quốc sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đánh tín hiệu về một lối tiếp cận cứng rắn hơn trước những "yêu sách phi pháp" của Trung Quốc trên biển Đông.

Dù vậy, theo chuyên gia Pang Zhongying của Trường ĐH Đại Dương Trung Quốc, sẽ rất khó để hai phía tạo đột phá, đặc biệt là khi tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã khiến đàm phán trở nên "khó khăn và phức tạp hơn" về phía Trung Quốc.

Trong lúc đối mặt những khó khăn hậu trường nêu trên, Trung Quốc liên tục thông báo tập trận trên biển Đông.

Theo thông báo ngày 23-8 của Cơ quan Quản lý An toàn hàng hải Trung Quốc (CMSA), đợt tập trận mới nhất ngoài khơi tỉnh Quảng Đông đã bắt đầu vào ngày 24 và sẽ kết thúc vào ngày 29-8. Trước đó một ngày, CMSA ở tỉnh Hải Nam cũng thông báo đợt tập trận tương tự ngoài khơi của một hòn đảo gần tỉnh này vào cùng thời điểm.

Hai cuộc tập trận khác ở phía Đông của Trung Quốc - một trên biển Hoàng Hải, dự kiến kết thúc vào ngày 26-8 và một ngoài khơi tỉnh Hà Bắc kéo dài đến cuối tháng 9 - cũng đã được thông báo trong những ngày gần đây.

Ngoài các cuộc tập trận nêu trên, quân đội Trung Quốc còn tuyên bố tiến hành 2 cuộc tập trận khác trên biển Bột Hải - một diễn ra trong 2 ngày và kết thúc vào ngày 25-8; một diễn ra suốt tuần và kết thúc vào ngày 28-8.

Thông báo của CMSA được đưa ra 2 ngày sau khi nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan trở lại biển Đông để tập trận phòng không với Nhật Bản. Hải quân Mỹ cũng triển khai tàu khu trục USS Mustin đi qua eo biển Đài Loan để thể hiện cam kết về "một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do"./.

Theo giới chuyên gia, với 6 cuộc tập trận liên tục, Trung Quốc tiếp tục cho thấy xu hướng tăng cường hoạt động quân sự bất chấp những kêu gọi đàm phán từ chính họ. "Trung Quốc từng tập trận từ khu vực này sang khu vực khác nhưng tập trận liên tục tại nhiều khu vực khác nhau với quy mô lớn hơn là điều hiếm thấy" - ông Srinkath Kondapalli, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại Trường ĐH Jawaharlal Nehru (Ấn Độ), khẳng định.

Không chỉ tăng cường tập trận, gần đây Trung Quốc còn gây căng thẳng với các nước ven biển Đông như xâm phạm vùng biển quanh quần đảo Natuna của Indonesia, đeo bám tàu khoan dầu của Malaysia...

Hành động của Trung Quốc khiến một số học giả nhận định các nước ASEAN có thể thực hiện chiến thuật mới cứng rắn hơn với Bắc Kinh. Bằng chứng rõ ràng nhất là một loạt công hàm ngoại giao mà các quốc gia liên quan tới tranh chấp biển Đông trong ASEAN và cả các quốc gia không tuyên bố chủ quyền như Mỹ và Úc đệ trình lên Liên Hiệp Quốc trong 9 tháng qua để phản đối yêu sách phi lý của Trung Quốc.

"Cuộc chiến công hàm" phát sinh sau một công hàm do Malaysia đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) của Liên Hiệp Quốc vào tháng 12-2019. Mới nhất, hôm 20-8, Philippines gửi công hàm ngoại giao phản đối lực lượng Trung Quốc tịch thu ngư cụ của ngư dân nước này ở biển Đông./.


TRUNG QUỐC THÁCH THỨC AN NINH KHU VỰC BẰNG NHỮNG CUỘC “TẬP TRẬN VÔ NGHĨA”

 

Có lẽ, chúng ta chưa hết bàng hoàng trước cuộc tập trận quy mô lớn của Trung Quốc hồi đầu tháng 7/2020 trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Cuộc tập trận này đã dấy lên quan ngại về một vùng biển “không an toàn” với nhiều cuộc “tập trận vô nghĩa” mà phía Trung Quốc đang muốn khu vực nói riêng và cả thế giới nói chung “phải chú ý đến mình”. Thì nay, kịch bản ấy lại tiếp diễn với quy mô lớn hơn trước gấp nhiều lần tạo ra những nguy cơ, thách thức “không thể kiểm soát được”.

Ngày 23/8, Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc dẫn thông báo của Cục Hải sự tỉnh Hải Nam cho biết Trung Quốc sẽ tiến hành "diễn tập quân sự" phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong 6 ngày, bắt đầu từ 24/8.

Trước tình hình trên (ngày 26/8), trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự tại vùng biển phía Bắc Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tuyên bố:

"Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông".

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, huỷ bỏ và không tái diễn vi phạm tương tự.

Thiết nghĩ “hòa bình, hợp tác, phát triển” sẽ ổn định biết mấy nếu anh láng giềng (Trung Quốc) biết tuân thủ luật pháp quốc tế./.


 Ảnh minh họa

Cách mạng tháng Tám vẫn là sự lựa chọn duy nhất của ý Đảng lòng dân

 

Đối với người dân trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam thì mùa thu tháng Tám bao giờ cũng mang một ý nghĩa thật đặc biệt. Đó là mùa thu đã gắn liền với cuộc cách mạng long trời lở đất, đưa nhân dân ta từ thân phận bị nô dịch thành người làm chủ, đưa nước ta từ nước thuộc địa trở thành nước tự do độc lập. Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 đã đi vào một trong những trang sử hào hùng bậc nhất của dân tộc ta, một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc.

Phát huy tinh thần Cách mạng tháng Tám, 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã giành được những thành tựu rất đáng tự hào mà nói như lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là chưa bao giờ chúng ta có được cơ đồ như ngày hôm nay. Thế nhưng, các thế lực thù địch chống phá lại không mong muốn một Việt Nam hòa bình, thống nhất và phát triển. Cho nên, cứ mỗi dịp kỷ niệm sự kiện lịch sử trọng đại này, các thế lực thù địch và phần tử phản động, cơ hội chính trị lại diễn những chiêu trò xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ danh nhân, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

Trong thời gian qua, lợi dụng các trang mạng xã hội, chủ yếu là Facebook, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Quang A, Lã Dũng và một số đối tượng chống đối, phần tử bất mãn đã lớn tiếng xuyên tạc bản chất của Cách mạng tháng Tám, phủ nhận giá trị lịch sử và những thành quả cách mạng của nhân dân ta. Những luận điệu mà các đối tượng này đưa ra chủ yếu là “nhai lại” lời lẽ của những kẻ phản quốc hại dân từ nhiều năm trước đây như: Cách mạng tháng Tám là "việc không nên làm", nhân dân không cần phải làm cách mạng vì khi đó “quốc tế” đang chuẩn bị công nhận chính phủ dân tộc của người Việt Nam. Không chỉ hạ thấp vai trò của Cách mạng tháng Tám, các đối tượng chống phá còn dã tâm hơn khi đổi trắng thay đen cho rằng: Thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thực chất là “cuộc đảo chính của cộng sản Việt Nam”.

Mặc dù những lời lẽ trên đây chỉ là chiêu trò cũ rích, soạn lại mỗi dịp diễn ra các ngày lễ kỷ niệm hay sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, nhưng nó vẫn là thứ vũ khí độc hại mà các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng để tiến hành phá hoại tư tưởng, làm nhiễu loạn thông tin, tạo sự mơ hồ, khả nghi dẫn đến làm mất lòng tin của nhân dân đối với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thật ra, lâu nay từng xuất hiện những kẻ có tư tưởng vọng ngoại bán rẻ lương tâm làm con rối cho các thế lực xấu giật dây chống phá đất nước để mong giành lấy chốn nương thân nơi xứ người kiếm sống cầu vinh thì cũng chẳng có gì là lạ. Nhưng điều đáng phải lên án ở chỗ là một số người có mắt mà không nhìn, cái tai không nghe, cái tâm luôn cảm thấy hằn học, cay cú trước mỗi bước phát triển đi lên của đất nước, nay đòi phán xét lại lịch sử, mai phỉ báng công lao các tiền nhân, thì thật không còn chút liêm sỉ.

Có một sự thật vẫn cần phải nhấn mạnh, đó là ở Việt Nam cho đến trước Cách mạng tháng Tám những cụm từ như dân chủ, nhân quyền, tự do, bình đẳng thì hoàn toàn xa lạ, bởi nó không dành cho người Việt. Chỉ từ khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa- Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời vào ngày 2/9/1945, người dân Việt Nam mới biết đến các quyền cơ bản của mình, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Hiện nay, lợi dụng vào sự rộng mở chưa từng có của truyền thông, internet, mạng xã hội mà Nhà nước ta đem lại, các thế lực thù địch, phản động và phần tử bất mãn chính trị coi đó là cơ hội, là môi trường để gia tăng xuyên tạc lịch sử, truyền thống cách mạng của dân tộc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thực tiễn đã chứng minh, Cách mạng tháng Tám đánh dấu sự kết thúc của hơn 80 năm trời nhân dân ta chịu sự nô dịch áp bức của thực dân, phát xít và khởi đầu cho kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cho đến nay, 75 năm đã qua, mục tiêu chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của Cách mạng tháng Tám vẫn là sự lựa chọn duy nhất của ý Đảng lòng dân. Từ một đất nước nghèo nàn, chịu hậu quả chiến tranh nặng nề, đến nay Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đang phát triển và là một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong các hoạt động của cộng đồng quốc tế.

Suốt thời gian qua, khi mà đại dịch Covid-19 hoành hành để lại hậu quả nặng nề cho nhân loại thì ở Việt Nam đã huy động được sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng, cùng chung tay với mục tiêu quyết đẩy lùi dịch bệnh. Điều đó thêm khẳng định, tính ưu việt của hệ thống chính trị Việt Nam với sự lãnh đạo sáng suốt, bình tĩnh của Đảng, sự chỉ đạo sát sao, chủ động, thấu tình, đạt lý của Chính phủ. Cho đến giờ phút này những chuyến bay đưa người từ các vùng dịch trở về quê hương vẫn được tiếp tục. Trong lúc hoạn nạn mới thấy giá trị của tình đồng bào, điều đó cũng là minh chứng sinh động về một Việt Nam ngời sáng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa nhân văn cao cả.

Đất nước, con người, dân tộc Việt Nam có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín như ngày nay là sự khẳng định tính đúng đắn của con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn mở ra từ dấu mốc lịch sử hiện thực Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là sự thật không thể đảo ngược. Cho nên những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận, bôi đen truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam sẽ bị lên án và đấu tranh loại bỏ một cách không khoan nhượng./.