Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2020

NỮ ĐIỆP VIÊN LÀM TAN XÁC CHIẾN HẠM TRÊN BIỂN SẦM SƠN.

 

Cách đây 70 năm, ngày 27/9/1950 tại vùng biển Sầm Sơn, Thanh Hoá, Điệp báo Nha Công an Trung ương phối hợp với Công an Thanh Hoá đã lập chiến công vang dội, đánh đắm chiến hạm Amiôđanhvin của thực dân Pháp tại biển Sầm Sơn.

Với 30 kg thuốc phát nổ, bà Nguyễn Thị Lợi khiến hơn 200 sĩ quan địch tan xác, cùng với đồ chi viện trên chiến hạm Amyot D'Inville chìm xuống vùng biển Sầm Sơn (Thanh Hóa).

1. Người phụ nữ kiên trung

Sự việc diễn ra vào sáng ngày 27/9/1950, 4 chiến sỹ dân quân xã Quảng Tường (nay là phường Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) chèo thuyền đưa Nguyễn Thị Lợi (bí số A16) trong vai phu nhân của Quốc vụ khanh, đàng hoàng lên tàu Amyot D'Inville.

Lấy lý do sức khỏe, phu nhân Quốc vụ khanh vào phòng nghỉ mang theo 30kg thuốc nổ được đựng trong một chiếc valy. Khoảng 30 phút sau, chiến hạm Amyot D'Inville đã nổ tung.

Hơn 200 sĩ quan địch, cùng với hàng trăm tấn vũ khí, quân trang, quân dụng mà thực dân Pháp dự định chi viện cho quân đội Pháp ở Việt Nam bị chìm xuống đáy biển. Cùng trên chiếc chiến hạm ấy, Nguyễn Thị Lợi đã anh dũng hi sinh, mãi mãi nằm dưới lòng biển.

Nguyễn Thị Lợi (SN 1911) quê ở Châu Phú, Châu Đốc, tỉnh An Giang. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, bà gửi người con gái đầu cho mẹ đẻ ở quê rồi đưa người con trai nhỏ theo chồng ra Bắc. Trên đường đi, bom đạn của kẻ thù đã cướp đi người con trai và chồng bà. Ở trong vùng kháng chiến, bà được mọi người đùm bọc, động viên vượt qua nỗi đau mất chồng, con.

Tại vùng kháng chiến phía tây nam Thanh Hóa, bà Nguyễn Thị Lợi đã gặp Hoàng Đạo (Nguyên Trưởng Ty Công an Thanh Hóa, lúc bấy giờ là Tổ trưởng Tổ Điệp báo A13). Nhận thấy bà Lợi là người phụ nữ bản lĩnh, thông minh, kiên trung, có tố chất của một chiến sĩ điệp báo nên ông Hoàng Đạo đã kết nạp bà vào Tổ Điệp báo do ông phụ trách.

Theo ghi chép, đầu năm 1949, Ty Điệp báo Trung ương chủ động, khéo léo đưa điệp viên thâm nhập vào bộ máy Chính phủ Bảo Đại. Trong vai trò Quốc vụ khanh, đồng chí Hoàng Đạo đã xâm nhập và đứng vững trong bộ máy Chính phủ Bảo Đại.

Để dễ dàng khống chế, địch chủ động đề nghị Quốc vụ khanh Hoàng Đạo đưa phu nhân ra Hà Nội chung sống. Thực dân Pháp cho chiến hạm Amyot D'Inville, một trong những Thông báo hạm lớn nhất của Pháp trong khu vực Thái Bình Dương, đón phu nhân Quốc vụ khanh.

Trước tình hình mới, cấp trên lệnh cho ông Hoàng Đạo kết thúc nhiệm vụ trong hàng ngũ địch để nhận nhiệm vụ khác. Đồng thời, qua phân tích tình hình, ta quyết định đánh bom Amyot D'Inville nhằm tiêu diệt nặng nề sinh lực địch, gây hoang mang, dao động trong giới quân sự, chính trị Pháp, làm phá sản âm mưu chiến tranh của thực dân Pháp.

Điệp báo Hà Nội và Thanh Hóa được giao thực hiện nhiệm vụ quan trọng, nguy hiểm này. Nhân vật cốt yếu đảm bảo cho thắng lợi là người đóng vai phu nhân Quốc vụ khanh. Trước nhiệm vụ vinh quang, bà Nguyễn Thị Lợi đã đề nghị với ông Hoàng Đạo được tham gia trận đánh, xin tình nguyện hy sinh cho Tổ quốc.

Ngày 3/8/1995, Nhà nước ta truy tặng cho nữ điệp viên Nguyễn Thị Lợi danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân.

2. Mộ gió nơi biển khơi

Nơi bà Nguyễn Thị Lợi lên tàu để thực hiện nhiệm vụ hy sinh nay là phường Trung Sơn (thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa). Câu chuyện hy sinh của bà năm ấy vẫn như còn mới nguyên về lòng dũng cảm, tinh thần hy sinh vì Tổ quốc. Thi thể bà đã hòa vào biển khơi, nhưng với nhân dân Sầm Sơn, con đường, ngôi trường mang tên bà như những ngôi mộ gió để truyền lại cho các thế hệ tấm gương của bà.

Để ghi nhớ điểm mốc nơi xuất phát lên đường làm nhiệm vụ của người anh hùng Nguyễn Thị Lợi, năm 2007, chính quyền địa phương đã xây dựng bia tưởng niệm tại bờ biển thuộc phường Trung Sơn, nơi bà Nguyễn Thị Lợi lên thuyền để đến chiến hạm Amyot D'Inville của giặc thực hiện sứ mệnh cao cả vì độc lập tự do của dân tộc./.

Thực hiện chuyển giao thế hệ lãnh đạo vững vàng, chắc chắn, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao

 


Phát biểu tại Hội nghị giao ban trực tuyến Ngành Tổ chức xây dựng Đảng 9 tháng đầu năm 2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Những Đảng bộ trực thuộc Trung ương đã hoàn thành việc tổ chức Đại hội khẩn trương chuẩn y nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ khóa mới; thực hiện chuyển giao thế hệ lãnh đạo vững vàng, chắc chắn, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao.

Theo ông Phạm Minh Chính, ngành Tổ chức xây dựng Đảng cần thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Trung ương về công tác tổ chức xây dựng Đảng gắn với việc chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng. Thực hiện nghiêm túc Quy định 205 của Bộ Chính trị để tăng cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác cán bộ, góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy quyền, nhất là thực hiện kiểm soát quyền lực trong việc xây dựng phương án nhân sự và bầu cử đại hội. Không lợi dụng quy trình công tác cán bộ để thực hiện ý đồ cá nhân.

Tại đại hội, một số kinh nghiệm được rút ra qua quá trình tổ chức chỉ đạo Đại hội đảng bộ các cấp cho thấy, từng cấp ủy viên, nhất là người đứng đầu cần đề cao trách nhiệm nêu gương, bảo đảm đúng quy định, thật sự công tâm, trong sáng, dân chủ, khách quan.

Đối với những việc khó, phức tạp, nhạy cảm phải thực hiện nhất quán, giữ vững nguyên tắc, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể và quyết định theo đa số. Không bố trí người nhà, người thân, “cánh hẩu” thiếu tiêu chuẩn, điều kiện hoặc hợp thức hóa quy trình nhân sự để thực hiện ý đồ cá nhân với động cơ, mục đích không trong sáng.

Ngoài ra, công tác chỉ đạo, lãnh đạo việc thẩm định, rà soát hồ sơ cán bộ của các cơ quan tham mưu phải bảo đảm thực hiện “từng bước chắc chắn, từng khâu kỹ lưỡng, từng việc hiệu quả; thực hiện từng nhóm chức danh từ thấp đến cao; làm đến đâu, dứt đến đấy”./.

VIỆT NAM - TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ KHI CHẶN ĐỨNG COVID-19 VẪN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

 

Báo Les Echos của Pháp hôm 29/9 đăng tải bài viết với tựa đề “Covid-19: Ngoại lệ Việt Nam”, trong đó cho rằng với số ca tử vong do mắc Covid-19 ở mức thấp, Việt Nam đang tái khởi động các hoạt động kinh tế và nước này có thể tự hào vì chặn đứng được đại dịch.

Theo tác giả Michel De Grandi, Việt Nam ghi nhận 1.077 ca nhiễm Covid-19 và 35 ca tử vong, đồng thời qua 28 ngày không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng (tính đến ngày 30/9), trong tổng số gần 100 triệu người.

Hình ảnh các nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch Covid-19

Ngay từ khi những ca nhiễm đầu tiên tại tâm dịch Vũ Hán của Trung Quốc được phát hiện, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trên cả nước, trong đó hạn chế đi lại, tạm ngừng các chuyến bay..., đồng thời cách ly những người nhập cảnh.

Do thực hiện các biện pháp hạn chế này, thương mại xuyên biên giới bị ảnh hưởng nặng nề, tuy nhiên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III/2020 của Việt Nam vẫn tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ông Dương Mạnh Hùng - Trưởng phòng Tăng trưởng của Tổng cục Thống kê quốc gia, mục tiêu tăng trưởng 2% cho năm 2020 của Việt Nam hoàn toàn khả thi.

Bài báo cho biết trong 9 tháng qua, xuất khẩu của Việt Nam tăng 4,2% và sản xuất cũng khởi sắc, có thể duy trì nhịp độ của năm trước. Một cuộc khảo sát cho thấy 81% người dân tin rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được đà tăng trưởng.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, Chính phủ Việt Nam dành ưu tiên cho đầu tư công và sẽ tiếp tục trong năm tới. “Chính phủ đang ưu tiên cho đầu tư công và sẽ duy trì trong năm 2021, điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP trong quý cuối cùng của năm nay”, ông Phạm Đình Thủy - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Tổng cục Thống kê, cho hay.

Bên cạnh đó, chi tiêu hộ gia đình sẽ tái khởi động từ nay đến cuối năm và sẽ kéo dài cho đến Tết Âm lịch, vào ngày 12/2/2021./.

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020

CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU ĐÔNG 70 NĂM TRƯỚC

 

Là cuộc tiến công quy mô lớn đầu tiên chống Pháp xâm lược, chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận chỉ đạo.

Do thất bại trong kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh", từ năm 1948, thực dân Pháp thay đổi chiến lược, chuyển sang "đánh kéo dài", đẩy mạnh âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh".

Đến giữa năm 1949, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơve (do tướng G.Revers, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp đề xướng), đẩy mạnh củng cố hành lang Đông - Tây, mở rộng chiếm đóng trung du, đồng bằng Bắc Bộ, củng cố tuyến phòng thủ biên giới Đông Bắc, thực hiện âm mưu khóa chặt biên giới Việt - Trung.

Yêu cầu chiến lược của Việt Nam lúc này là phải phá tan âm mưu phong tỏa biên giới phía Bắc của Pháp, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cách mạng Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

Thực hiện nhiệm vụ Trung ương giao, ngày 7/7/1950, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định mở chiến dịch giải phóng vùng biên giới Đông Bắc tại Cao Bằng - Lạng Sơn, lấy mật danh là chiến dịch Lê Hồng Phong II, tiến công phòng tuyến của địch trên đường số 4, tập trung vào Cao Bằng - Thất Khê.

Chiến dịch do Bộ Tổng Tư lệnh trực tiếp tổ chức, chỉ huy; đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng kiêm Chính ủy; Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng.

Với quyết tâm giành thắng lợi cho chiến dịch lớn có ý nghĩa chiến lược quan trọng này, Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp nghiên cứu tình hình, phê chuẩn kế hoạch tác chiến, chỉ đạo các ngành ở Trung ương và địa phương phục vụ tiền tuyến và phối hợp chiến trường trên toàn quốc.

Chiến dịch gồm 4 bước: Đánh Đông Khê; đánh quân chi viện của địch lên Đông Khê; đánh Thất Khê; đánh Cao Bằng. Lúc đó, Hồ Chủ tịch chỉ ra điểm mạnh của thực dân Pháp tại mặt trận Cao Bắc Lạng là gồm nhiều tiểu đoàn Âu Phi, lại có công sự kiên cố. Điểm yếu là đồn bốt đóng theo tuyến đường dài, nếu bị đánh gãy một đoạn thì các vị trí sẽ bị cô lập.

Ngày 9/9/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ kêu gọi đồng bào Cao Bắc Lạng giúp đỡ bộ đội để giành thắng lợi. Trước ngày diễn ra trận đánh Đông Khê, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 296 và giao nhiệm vụ phải đánh thắng trận mở màn của Chiến dịch Biên giới.

Ảnh tư liệu
Khi trực tiếp chỉ huy chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hơn 60 tuổi. Người đi từ Thái Nguyên lên Cao Bằng, ở lại Sở Chỉ huy chiến dịch một buổi rồi đến ngay một số khu vực để cùng các lãnh đạo, chỉ huy chiến dịch và lãnh đạo địa phương xem xét tình hình, thống nhất với Bộ Chỉ huy chiến dịch để chỉ đạo tác chiến.

Ngày 16/9/1950, quân đội Việt Nam với lực lượng áp đảo đánh vào cụm cứ điểm Đông Khê, mở màn chiến dịch biên giới. Sáng 18/9, Đông Khê bị thất thủ, quân địch bị dồn vào thế nguy khốn: Thất Khê bị uy hiếp, thị xã Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự trên đường số 4 lung lay.

Mất Đông Khê, quân Pháp được lệnh rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4, quân Pháp ở Thất Khê được lệnh tiến đánh Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng rồi cùng rút về xuôi.

Địch rơi vào thế trận đã giăng sẵn của quân đội Việt Nam. Phương châm "đánh điểm, diệt viện" đã phát huy hiệu quả.

Chiến dịch đã diễn ra đúng như dự liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng. Để động viên, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân, ngày 20/9/1950, hai ngày sau thắng lợi của trận mở màn Đông Khê, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi, thăm hỏi bộ đội bị thương.

Khi được tin quân Pháp rút khỏi Cao Bằng và binh đoàn Lơ Pagiơ lên cứu viện bị bộ đội vây chặt ở khu vực Cốc Xá, ngày 6/10/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện động viên chiến sĩ đang tham gia chiến dịch: "Hiện nay tình hình rất có lợi cho ta. Vậy các chiến sĩ phải quyết tâm tiêu diệt địch để giành lấy toàn thắng".

Ngày 7/10/1950, binh đoàn Lơ Pagiơ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, sau nhiều ngày chiến đấu liên tục, một số cán bộ, chiến sĩ muốn được nghỉ ngơi một ngày rồi tiếp tục tiến đánh binh đoàn Sáctông ở Cao Bằng về. Nhận rõ cơ hội và thời gian đóng vai trò rất quan trọng, để động viên bộ đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Ta mệt một, địch mệt gấp năm, gấp bảy lần. Lúc này là thời cơ tốt nhất để diệt địch".

Ngày 8/10/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư đến các chiến sĩ biểu dương tinh thần vượt khó giành thắng lợi trong những ngày qua và khuyên nhủ: "Các chú đã hoàn thành bảy phần mười cuộc thử thách một cách dũng cảm. Các chú cố gắng mà tiêu diệt nốt binh đoàn Sáctông nhé".

Với đường lối chỉ đạo chiến lược cùng sự quan tâm sâu sát của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chiến dịch Biên giới thu được những kết quả tốt đẹp, các chiến sĩ đã không quản mệt nhọc, nhanh chóng cơ động tiếp tục diệt gọn binh đoàn Sáctông, làm nên thắng lợi lớn./.

Sự sụp đổ của Liên Xô gây ra hậu quả nặng nề như thế nào?

 

Dưới thể chế đa đảng, hệ thống Nhà nước yếu ớt và việc thiếu vắng một lý tưởng đoàn kết xã hội, tinh thần dân tộc chủ nghĩa ở các nước cộng hòa cũ thuộc Liên Xô đã không ngừng dâng cao, khuynh hướng ly khai, dân tộc hẹp hòi ngày càng trở nên trầm trọng. Thập niên 1990, hàng loạt các cuộc chiến tranh ly khai nổ ra tại các nước thành viên thuộc Liên Xô cũ, khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng.

Hệ thống y tế miễn phí và rộng khắp của Liên Xô bị hủy. bỏ, hàng loạt bệnh viện công bị tư hữu hóa. Viện phí theo đó tăng chóng mặt, nhiều người dân không có đủ tiền đi chữa bệnh. (điều chưa từng xảy ra dưới thời Liên Xô). Từ năm 1992 trở đi, dân số nước Nga luôn có xu thế giảm. Tuổi thọ bình quân của người Nga năm 1990 là 69,2 tuổi, đến năm 2001 sụt còn 65,3 tuổi. Thậm chí, tuổi thọ bình quân của nam giới ở một số vùng giảm xuống chỉ còn 50 tuổi.

Sự šụp đ.ổ của Liên Xô sau này được Tổng thống Nga Putin gọi là “Thảm họa địa chính trị tồi tệ nhất thế kỷ 20. Đối với nước Nga, nó đã trở thành một bi kịch thực sự. Hàng triệu công dân và những người yêu nước của chúng ta bỗng nhiên thấy họ đang sống bên ngoài lãnh thổ Nga”. Cựu Thủ tướng Nga Evgeny Primakov cho rằng: “Cái giá của sự sụp đổ. Liên Xô là rất khủng khiếp, nền kinh tế Nga ŧổn thất còn nhiều hơn Chiến tranh thế giới thứ hai. Sẽ là điên rồ nếu nói rằng đất nước này được hưởng lợi từ những năm 1990.”

Đảng Cộng sản Liên Xô biến mất, Liên Xô tan rã đã mang lại hậu quả tai hại cho nhân dân Liên Xô. Rất nhiều học giả Nga cũng rút ra kết luận rằng, Liên Xô tan rã làm cho phát triển kinh tế – xã hội tại Nga thụt lùi mấy chục năm.

Cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk, một trong ba nhân vật hàng đầu tham gia ký kết hiệp định giải thể Liên Xô sau này đã nói: “Nếu như năm 1991, tôi biết được đất nước sẽ phát triển đến như cục diện như ngày hôm nay thì khi đó tôi đã nhất quyết chặt đứt cánh tay mình chứ không ký vào Hiệp định đó.

Khảo sát của hai cơ quan điều tra dư luận ở Nga cho thấy: đa số người dân Liên Xô cũng không muốn đất nước Liên Xô tan rã. Cuối năm 2005, kết quả một cuộc điều tra dư luận của hai cơ quan độc lập nổi tiếng ở Nga cho thấy: 76% số người cho rằng Liên Xô có rất nhiều điểm đáng để tự hào; 66% người Nga ngày nay cảm thấy nuối tiếc cho sự sụp đổ của Liên Xô; 72% và 80% số người được hỏi lần lượt cho rằng Gorbachev và Yeltsin đã đẩy đất nước vào con đường sai lầm; chỉ có 1% số người được hỏi mong muốn sống dưới thời Yeltsin, 60% người Nga tin rằng: sự sụp đổ của Liên Xô gây nhiều tác hại nhiều hơn là lợi ích. Trong cơn đại hồng thủy đó, nhiều nước cộng hòa hậu Xô viết đã rơi vào bạo lực sắc tộc sau khi có được độc lập, khiến cả trăm ngàn người thiệt mạng.

Theo cuộc khảo sát của Sputnik. Ở Nga, 64% số người đã trải qua thời kỳ Liên Xô đánh giá rằng chất lượng cuộc sống thời đó cao hơn. Ở Ukraina, đồng ý với tuyên bố này có 60% số người trả lời, còn tỷ lệ cao nhất là ở Armenia (71%) và Azerbaijan (69%). Mneniya tại 9 nước trong số 11 quốc gia thuộc Liên Xô cũ vào năm 2016, phần lớn cư dân trên 35 tuổi (những người đã trải qua cuộc sống dưới thời Liên Xô) cho rằng cuộc sống ở Liên Xô tốt hơn so với thời kỳ sau khi đất nước tan rã./.

 

Bất tuân dân sự - một thủ đoạn nguy hiểm

       Thuật ngữ "bất tuân dân sự" lần đầu tiên xuất hiện trong tập tiểu luận của Henry David Thoreau-nhà văn, nhà tư tưởng người Mỹ-với nhan đề "Dân sự bất hợp tác", vào tháng 5-1849. Nội dung cơ bản của tập tiểu luận bàn về mối quan hệ giữa cá nhân (hoặc thiểu số công dân) với nhà nước. Theo đó, cá nhân (hoặc thiểu số công dân) có thể không tuân thủ, không phục tùng nhà nước; thậm chí, có thể thực hành chống lại luật pháp của nhà nước nếu cảm thấy những điều luật đó không phù hợp với người dân, kể cả là với thiểu số, bằng phương pháp "cách mạng hòa bình".
        Thực chất đây là quan điểm cực đoan, "vô chính phủ" của một kẻ vốn là phạm nhân (H.D. Thoreau viết tập tiểu luận này nhằm biện minh cho việc ông ta phải ngồi tù ở bang Massachusetts vì tội không đóng thuế). Mặc dù ở thời điểm ra đời, tác phẩm của H.D. Thoreau không gây được sự ảnh hưởng nào, nhưng sang thế kỷ 20, tư tưởng về một cuộc "cách mạng hòa bình" của ông được một số nhà hoạt động chính trị lợi dụng phát triển thành phương pháp đấu tranh bất bạo động như phong trào "Satyagraha" của Mahatma Gandhi đấu tranh giành quyền lợi cho người Ấn Độ ở Nam Phi (năm 1914) và giành độc lập cho Ấn Độ từ thực dân Anh (năm 1947); phong trào đấu tranh dân quyền ở Mỹ của Martin Luther King (thập niên 60 thế kỷ 20); phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc (chủ nghĩa Apartheid) ở Nam Phi của Nelson Mandela...
       Đặc biệt, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến lược "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc ra đời với tư tưởng chủ đạo là chuyển cuộc đấu tranh vào bên trong các nước XHCN. Từ đó, "bất tuân dân sự" từng bước trở thành một phương thức, thủ đoạn nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với các phương thức, thủ đoạn khác của chiến lược "diễn biến hòa bình". Trong các cuộc "cách mạng ca hát", "cách mạng màu", "cách mạng đường phố" ở các nước Đông Âu và Liên Xô vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21; "Mùa xuân Ả Rập" ở các nước Trung Đông và Bắc Phi đầu những năm 2010... đều có dấu ấn của phong trào "bất tuân dân sự". Gần đây nhất là phong trào biểu tình nhằm lật đổ Chính phủ Bolivar ở Venezuela (từ năm 2017 đến nay); phong trào “cách mạng dù” của sinh viên Hồng Công (năm 2014 và 2019) đều thể hiện rất rõ thủ đoạn "bất tuân dân sự".
       Như vậy, “bất tuân dân sự” khi được sử dụng trong tay chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế đã trở thành một thủ đoạn phản cách mạng nhằm chống phá, lật đổ chính quyền, thay đổi chế độ chính trị ở những nước tiến bộ, không cùng "quỹ đạo" với chúng.
        Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về "bất tuân dân sự" nhưng thực chất “bất tuân dân sự” là các hoạt động công khai từ chối tuân theo, hoặc vi phạm một cách cố ý và có ý thức đối với một số  đạo luật  nhất định nhằm cản trở quá trình thực thi chính sách, luật pháp của nhà nước; là hình thức phản kháng bất bạo động, gây áp lực buộc nhà nước phải thay đổi chính sách, luật pháp, thậm chí lật đổ chính quyền; bản chất là hành vi vi phạm pháp luật.
“Bất tuân dân sự" là các hoạt động công khai từ chối tuân theo, hoặc vi phạm một cách cố ý và có ý thức đối với một số quy định pháp luật nhất định của nhà nước. Điều này khác hẳn với nguyên tắc phổ biến mà hầu hết các nhà nước pháp quyền trên thế giới đều thực hiện, đó là: Tiểu số phục tùng đa số; lợi ích riêng phải nằm trong lợi ích chung; lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích cộng đồng, xã hội, dân tộc. Vì vậy, "bất tuân dân sự" về cơ bản thể hiện tư tưởng cực đoan, "vô chính phủ", hầu như không được nhà nước pháp quyền nào chấp nhận (ngoại trừ những thế lực muốn lợi dụng nó để chống lại nhà nước pháp quyền).
"Bất tuân dân sự" hình thức phản kháng, không tuân thủ, không phục tùng, không hợp tác cơ bản là ôn hòa, bất bạo động. Tuy nhiên, không phải tất cả hình thức đều là ôn hòa, bất bạo động. Thậm chí, theo những người chủ trương "bất tuân dân sự", hành động vũ trang của kẻ yếu chống lại kẻ mạnh hơn có vũ trang thì được coi là bất bạo động. Điều này thể hiện sự mập mờ về tính chất của các hình thức đấu tranh gọi là bất bạo động; hay nói cách khác, ranh giới giữa bất bạo động và bạo động là khá mong manh, có thể chuyển hóa cho nhau rất nhanh chóng. Thực chất, đây là cách ngụy tạo để biện giải, mở đường cho đấu tranh bạo động khi bất bạo động đã tích lũy đủ điều kiện hay "châm ngòi" thành công.

Phát triển bền vững nhưng không để vấn đề môi trường bị lợi dụng


       Có không ít thông tin đã bị kẻ xấu lợi dụng, xuyên tạc, bóp méo, kích động chống phá Đảng, Nhà nước. Vì vậy, dư luận kiến nghị, cần nhận diện rõ sự thật, quan tâm xử lý nghiêm túc những bất cập về môi trường để phát triển bền vững nhưng cũng phải cảnh giác, kịp thời xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm những hội, nhóm, trang mạng núp bóng vấn đề môi trường để phá hoại an ninh chính trị, kinh tế, trật tự an toàn xã hội. Báo QĐND xin trích đăng một số ý kiến phản hồi sau bài báo.
       Câu chuyện các nhóm đối tượng lợi dụng vấn đề về môi trường để xuyên tạc làm mất ổn định trong nước đã quá rõ và không còn mới. Bài học cho thấy chúng thường núp bóng dưới cái mác bảo vệ môi trường (BVMT) để xuyên tạc nhiều vụ việc làm phức tạp tình hình. Ví như, các đối tượng làm bản báo cáo đánh giá môi trường ven biển miền Trung gửi đến Quốc hội, trong đó có những thông tin không chính xác, thậm chí còn sử dụng cả hình ảnh cá chết ở Mỹ để kích động. Và đó là những nguyên nhân dẫn đến biểu tình, đập phá… gây mất ổn định.
       Đối với vấn đề phát triển kinh tế và môi trường, chúng ta đã có chủ trương, phát triển kinh tế phải gắn với phát triển văn hóa, xã hội, con người, BVMT một cách tương xứng, hài hòa. Nhưng cũng cần tỉnh táo không để kẻ xấu lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc chống phá. Hiện nay, các dự án kinh tế triển khai đều phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, về đầu tư, BVMT, được các bộ, ngành thông qua trước khi Chính phủ quyết định. Do đó, nếu phản biện phải có căn cứ, không nên chụp mũ, làm nản lòng các nhà đầu tư, cản trở sự phát triển chính đáng.
       Chúng ta lại thấy một kịch bản quen thuộc khi trong hai tuần qua có hơn 4.000 trang mạng tán phát các thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật liên quan đến các dự án sinh thái du lịch ở Vĩnh Phúc, Đà Nẵng. Báo QĐND đã có bài viết chỉ rõ, sự việc có bàn tay của các tổ chức phản động. Vì vậy, để ngăn ngừa những “bàn tay đen” núp bóng BVMT, tôi cho rằng, các cơ quan chức năng, trước hết là cơ quan công an cần vào cuộc điều tra, tìm ra các đối tượng liên quan để xử lý nghiêm minh, giữ gìn kỷ cương phép nước.

Quân đội nhân dân Việt Nam mãi xứng đáng là niềm tin của Đảng và nhân dân


      Khi bắt đầu xuất hiện dịch Covid-19, xã hội Việt Nam xuất hiện “tâm trạng phản vệ” và có một bộ phận người dân hoang mang, lo sợ. Cũng vì đó, tình trạng qua lại biên giới, nhất là các đường mòn, lối mở diễn ra rất nhiều. Thực hiện mệnh lệnh “chống dịch như chống giặc” để bảo vệ nhân dân với lực lượng y tế làm nòng cốt, Quân đội ta đã chỉ đạo các đơn vị quân y tích cực tham gia phòng, chống dịch và đặc biệt là chỉ đạo Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tăng cường tuần tra, chốt chặn, kiểm soát chặt chẽ xuất nhập cảnh, nhằm ngăn chặn dịch xâm nhập vào nội địa qua đường biên giới... Theo chủ trương đó, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã tình nguyện lên đường nhận nhiệm vụ; tham gia ứng trực 24/24 giờ tại các khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở, bờ sông suối... nơi con người có thể qua lại trên khắp dải biên cương, kết thành “bức tường ngăn dịch” vững chắc, suốt từ đầu năm 2020 đến nay.
        Làm nhiệm vụ tại miền biên viễn ấy, BĐBP không chỉ đối diện với nguy cơ dịch bệnh mà còn đương đầu với rất nhiều khó khăn, thiếu thốn; đối diện cả với những khoảng lặng tình cảm và sự hy sinh cao độ về mặt tinh thần mà chỉ những con người mang trong mình phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ mới đủ khả năng chịu đựng và mạnh mẽ vươn lên. Ấy là trong khoảng 300 ngày qua, khi đất nước có những thời điểm thực hiện trạng thái "bình thường mới" (sau hai đợt cao điểm bùng phát dịch), thì 100% cán bộ, chiến sĩ BĐBP trên các tuyến biên giới vẫn bám trụ, căng mình bám chốt làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. Cũng trong quãng thời gian ấy, gần 20 đồng chí đã không thể nghỉ phép về quê để đưa tiễn người thân đến nơi an nghỉ cuối cùng; hơn 50 đồng chí hoãn cưới vợ, hoãn cưới con; 50 đồng chí không thể ở nhà lúc vợ trở dạ, sinh con;...
        Cũng bắt đầu từ khi xuất hiện dịch Covid-19 ở Việt Nam, hàng loạt đơn vị quân đội đã cơ động lực lượng, dồn dịch nơi ăn ở, nhường hệ thống doanh trại phục vụ công tác cách ly công dân có nguy cơ nhiễm dịch Covid-19. Đồng thời, cán bộ, chiến sĩ ở những đơn vị này lại trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Sau khi hoàn thành thời gian cách ly y tế ở các đơn vị quân đội, rất nhiều công dân đã bày tỏ lòng biết ơn, xúc động và thán phục về sự chịu đựng gian khó, mẫn cán, hết lòng phục vụ nhân dân của bộ đội. Người dân cảm kích, khâm phục, bởi công dân bị cách ly vốn mang nhiều nguy cơ dịch bệnh, nhưng cán bộ, chiến sĩ quân đội vẫn trực tiếp, tận tình phục vụ và hướng dẫn từng người thực hiện các biện pháp y tế theo đúng quy định; trực tiếp an ủi, động viên họ yên tâm cách ly, lạc quan vươn lên trong thời điểm khó khăn nhất. Đặc biệt, khi dịch Covid-19 xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, bộ đội hóa học và các lực lượng chức năng đều có mặt sớm nhất, tiến hành phun khử trùng phục vụ dập dịch, bảo vệ người dân...
         Tất cả những chi tiết ấy cho thấy sự hy sinh quên mình của Bộ đội Cụ Hồ. Họ lặng lẽ công tác, thầm lặng cống hiến vô điều kiện để bảo vệ, phục vụ nhân dân. Đó chính là sự kế tục truyền thống của QĐND Việt Nam anh hùng-đội quân “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”; minh chứng rõ rành về sự giác ngộ cao độ và tinh thần sẵn sàng xả thân vì nước, vì dân của Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới.
         Phẩm chất vì nhân dân phục vụ của Bộ đội Cụ Hồ không chỉ thể hiện, minh chứng sinh động thông qua cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 mà luôn được hiện hữu trong suốt gần 76 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành; trở thành giá trị truyền thống quý báu của QĐND Việt Nam. Đặc biệt trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của QUTƯ, Bộ Quốc phòng, cán bộ, chiến sĩ quân đội luôn hoàn thành tốt sứ mệnh bảo vệ, chăm lo và gắn bó máu thịt với nhân dân; viết thêm những giá trị mới trong hệ chuẩn mực nhân cách của quân nhân cách mạng. Đó là hình ảnh về những sĩ quan QĐND Việt Nam tự tin, trách nhiệm trong đội quân Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, tham gia bảo vệ sự bình yên, hạnh phúc cho nhân loại tiến bộ và thực hiện nghĩa cử quốc tế cao đẹp. Đó là những quân nhân cách mạng giàu trí tuệ, làm chủ khoa học kỹ thuật tân tiến, điều khiển, sử dụng thuần thục phương tiện, vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại canh giữ vùng đất, vùng trời, vùng biển, đảo Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên và nền hòa bình bền vững cho nhân dân. Và còn nữa là những đoàn quân đến với vùng sâu, vùng xa, nơi gian khó... để giúp dân xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Đặc biệt, khi bất cứ nơi đâu xảy ra thiên tai, địch họa thì ở đó luôn có Bộ đội Cụ Hồ sẵn sàng xả thân bảo vệ tính mạng, tài sản nhân dân. Quân đội luôn là lực lượng có mặt trước tiên, gắn bó mật thiết và là "tấm chắn" bảo vệ nhân dân trước mọi hiểm nguy do thiên tai gây ra... Trong quá trình đó, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, trở thành biểu trưng sáng đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong điều kiện mới.

 Từ nền tảng truyền thống đến một nền công nghiệp văn hóa 

       Năm 1943, từ khi cách mạng Việt Nam còn trong trứng nước, Đảng ta đã có Đề cương Văn hóa với những nguyên tắc có sức sống trường tồn. Đề cương Văn hóa năm 1943 lúc đó tập trung vào nhiệm vụ cách mạng trước mắt là đưa văn hóa Việt Nam ra khỏi ảnh hưởng nô dịch của văn hóa thực dân và phát xít, biến văn hóa Việt Nam từ chỗ bị động và tiêu cực trở thành một nhân tố tinh thần lớn mạnh trong sự nghiệp giải phóng đất nước. Đề cương đã gắn liền nhiệm vụ giải phóng kinh tế, chính trị cho xã hội với nhiệm vụ giải phóng cho con người.
Tháng 11-1946, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức ở Nhà hát Lớn Hà Nội, trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu nhiệm vụ của văn hóa mới là phải lấy hạnh phúc của đồng bào, sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh, đồng thời phải tiếp thu những kinh nghiệm của văn hóa xưa và nay để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với 3 tính chất: Dân tộc, khoa học, đại chúng. Người nêu rõ vị trí, ảnh hưởng của văn hóa, nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Luận điểm này trở thành nguyên tắc chi phối, có ý nghĩa cơ bản, lâu dài, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình phát triển văn hóa Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ nhận thức sâu sắc về một trong những đặc điểm ưu việt của chủ nghĩa xã hội là tính nhân văn, trong sự nghiệp của mình, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vấn đề xây dựng văn hóa, xây dựng con người. Và đó cũng là cơ sở lý luận-thực tiễn quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH).
        Trong giai đoạn mới của sự nghiệp cách mạng, Đảng ta tiếp tục tiếp thu quan điểm về văn hóa, con người của Hồ Chí Minh, đồng thời sáng tạo, bổ sung một số tiêu chí mới phù hợp yêu cầu phát triển. Đó là “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, “Gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người với nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước”. Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018, của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” đã khẳng định, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
        Trong hơn hai thập kỷ đổi mới chúng ta đã đi qua, văn hóa ngày càng có được sự gắn kết chặt chẽ hơn với các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị và tạo nên những thành tựu về KT-XH, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… của đất nước. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng: So với yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, những thành tựu và tiến bộ mà chúng ta đã đạt được trong lĩnh vực phát triển văn hóa chưa thực sự vững chắc; văn hóa chưa khẳng định được sức mạnh tạo dựng một nền tảng tinh thần xã hội có khả năng miễn nhiễm trước những tác động của mặt trái kinh tế thị trường, trước sự xâm nhập của các luồng văn hóa ngoại lai. Những sản phẩm văn hóa “made in Vietnam” còn thiếu sức cạnh tranh, thậm chí bị lấn át ngay tại thị trường nội địa. Những luồng văn hóa-tư tưởng ngoại lai vẫn tác động tiêu cực đến lối sống của một số lượng không nhỏ người dân Việt, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên. Từ đó, phát sinh ra nhiều hành vi phản văn hóa, ảnh hưởng đáng kể tới công cuộc xây dựng nền tảng tinh thần xã hội.

Công cụ đen trong tay những “lái buôn lương tâm”


          Lâu nay, các đối tượng thù địch thường dựa vào khái niệm “tù nhân lương tâm” để thổi phồng vấn đề dân chủ, tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam, nhằm thực hiện âm mưu dai dẳng là bôi nhọ, vu cáo và chống phá Nhà nước Việt Nam, làm suy giảm lòng tin của nhân dân Việt Nam vào hệ thống chính trị của nước ta. Ví dụ cụ thể có nhiều, mà gần đây nhất là bản thông cáo báo chí đầy ý đồ do Tổ chức “Bảo vệ người bảo vệ nhân quyền” (Defend the Defenders-DTD) tung ra vào đầu tháng 9 vừa qua.
       Thông cáo báo chí của DTD chắc hẳn sẽ khiến những kẻ thường xuyên lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam rất hả hê. Theo bản thông cáo này, tính đến ngày 30-9-2020, Việt Nam đang giam giữ ít nhất 276 “tù nhân lương tâm” trong các nhà tù hoặc các hình thức giam giữ khác, trong đó có 213 người đã bị kết án, chủ yếu là các tội phạm chính trị và 63 "nhà hoạt động" đang bị giam giữ trong thời gian điều tra hoặc chờ xét xử. Thông cáo cũng khẳng định chắc mẩm rằng, đó là những blogger, luật sư, nhà hoạt động về quyền đất đai, nhà bất đồng chính kiến, người hoạt động nhân quyền và tín đồ của các tôn giáo thiểu số không đăng ký bị bắt giữ và kết án “chỉ vì thực hiện một cách ôn hòa” các quyền được bảo vệ bởi các công ước nhân quyền quốc tế và Hiến pháp Việt Nam, như: Quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do của tôn giáo hoặc niềm tin... Và như để nhân lên niềm tin của người đọc về tính chân thực, công tâm của văn bản này, DTD “bồi” thêm: Danh sách 276 “tù nhân lương tâm” nói trên không bao gồm các cá nhân đã tham gia hoặc ủng hộ bạo lực.
         Càng nực cười hơn khi DTD cho rằng, sau khi bắt giữ hơn 40 "nhà hoạt động" và blogger, kết án khoảng 40 người bất đồng chính kiến vào năm 2019, Việt Nam tiếp tục trấn áp giới bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội để bảo đảm “sự ổn định xã hội” trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; và rằng, trong khi các nước khác đang tập trung giải quyết những vấn đề do đại dịch Covid-19 gây ra, Việt Nam dường như lại sử dụng cơ hội này để tăng cường đàn áp đối với giới bất đồng chính kiến-những người không bị cộng đồng quốc tế chỉ trích.

        với quan điểm được nêu ra trong bài viết “Ở Việt Nam không có cái gọi là "tù nhân lương tâm” (đăng trên Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 25-5-2020), trong đó tác giả khẳng định rằng, ở Việt Nam không bao giờ có cái gọi là “tù nhân lương tâm”, mà thực chất đó chỉ là những người vi phạm pháp luật, bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Một trong những dẫn chính điển hình là Cù Huy Hà Vũ, từ một trí thức biến thành đối tượng có tư tưởng và hành động chống đối Nhà nước Việt Nam, tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên, đa đảng, kêu gọi nước ngoài can thiệp...
Chẳng riêng gì ở Việt Nam mà ở mọi quốc gia trên thế giới, rất nhiều cá nhân đã bị bắt giữ, thậm chí bị đem ra xét xử và phạt tù vì những tội danh như làm tổn hại tới an ninh quốc gia, tung tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận, gây nguy hiểm cho người dân... Điểm chung của các vụ việc này là đều được xử lý dựa trên luật pháp hiện hành, trên tinh thần thượng tôn pháp luật mà bất cứ quốc gia nào cũng đã và đang nỗ lực hướng tới.
Vậy nên, “tù nhân lương tâm” thực chất chỉ là một khái niệm hết sức mập mờ được tạo ra nhằm đánh lạc hướng, thậm chí đầu độc dư luận, khiến họ khó có thể phân biệt đâu là những người hoạt động vì nhân quyền đích thực, đâu là những đối tượng sử dụng con bài nhân quyền nhằm mục đích gây rối, phá hoại.
Trên thực tế, trong thông cáo báo chí nói trên, DTD cũng khẳng định rằng, trong số 213 người đã bị kết án ở Việt Nam thì chủ yếu là các tội phạm theo các Điều 79, 87 và 88 của Bộ luật Hình sự 1999 hoặc Điều 109, 117 và 331 tương ứng trong Bộ luật Hình sự 2015. Vậy thì, các nhà soạn thảo thông cáo vô tình sơ hở, hay họ đã trực tiếp thừa nhận rằng, những đối tượng kể trên không hề bị kết án một cách vô căn cứ, mà trái lại, hoàn toàn dựa trên luật pháp?
         Phải thừa nhận rằng, “tù nhân lương tâm” thực sự là một cái mác dễ khơi gợi lòng trắc ẩn trong công chúng. Có lẽ đó cũng là lý do ngày càng có nhiều đối tượng sau khi vi phạm và bị xử lý theo luật pháp Việt Nam, bỗng nhiên được dựng lên như những “tù nhân lương tâm”, tiếp tục trở thành công cụ để các thế lực thù địch vu cáo và bịa đặt về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
        Để biết thực, giả cái gọi là vấn đề “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam ra sao, trước hết phải đặt ra vài câu hỏi: Có hay không thứ gọi là “lương tâm” trong Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đối tượng lợi dụng các quyền tự do dân chủ, kích động nhân dân chống chính quyền, chống chế độ, gây phương hại tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội? Có lương tâm hay không khi hết lần này đến lần khác đăng tải các bài viết trên mạng xã hội, đả kích, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ, xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam như đối tượng Nguyễn Quốc Đức Vượng (sinh năm 1991, ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng); hoặc chủ mưu, cầm đầu, khởi xướng việc tổ chức lập “nhà nước Mông” tại huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên), gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chế độ chính trị của Nhà nước Việt Nam như đối tượng Sùng A Sính, Lầu A Lềnh...? Với những người am hiểu luật pháp, mưu cầu cuộc sống ổn định và có ý thức thượng tôn pháp luật, câu trả lời dĩ nhiên là “không”! Chắc chắn là “không”!
        Sứ mệnh đấu tranh với các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước dựa trên chiêu bài nhân quyền nhằm vào Việt Nam chắc chắn còn dài. Để tạo thêm niềm tin của nhân dân vào sứ mệnh ấy, rất cần những cái đầu tỉnh táo để nhận diện và vạch trần sự thật về thứ đang được các trang web, diễn đàn phản động phát ra rả mỗi ngày: “tù nhân lương tâm”.

Không thể vơ đũa cả nắm, phủ nhận sạch trơn

 Lợi dụng việc một số cán bộ quân đội có sai phạm bị xử lý, các thế lực thù địch, phản động, đối tượng chống đối, cơ hội chính trị cố tình tìm mọi cách xuyên tạc, bôi nhọ nhằm hạ thấp uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhưng ai cũng biết rằng, không thể đánh tráo giữa bản chất và hiện tượng, đừng thấy cây mà không thấy rừng. Bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội và sự thật các vụ việc không cho phép chúng thực hiện được hành vi vơ đũa cả nắm, phủ nhận sạch trơn đó…

Cảnh giác với hiện tượng gieo mầm, nuôi dưỡng đối tượng phản biện xã hội tiêu cực

 Mở rộng dân chủ, tăng cường phản biện tích cực, lắng nghe những ý kiến đóng góp tâm huyết của nhân dân là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.

Hưởng ứng tinh thần ấy, các hoạt động phản biện, phản biện xã hội (PBXH) thời gian qua diễn ra khá sôi động và mang lại những kết quả tích cực. Thế nhưng, một thực tế rất đáng quan tâm là cả trong và ngoài nước xuất hiện một số người lợi dụng PBXH để gây nhiễu thông tin, làm rối tình hình, kích động, hòng tạo ra những mâu thuẫn trong xã hội. Lợi dụng tình hình này, các thế lực thù địch, một số tổ chức phản động đã móc nối, gieo mầm, nuôi dưỡng các đối tượng PBXH để sử dụng làm công cụ chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”

 Không phải tới bây giờ, mà nhiều năm qua, các thế lực thù địch dường như không biết bấu víu vào vấn đề gì hơn là lợi dụng những vấn đề về dân tộc, tôn giáo, nhân quyền… để chống phá sự nghiệp cách mạng của Việt Nam.

Mũi nhọn mà họ tập trung vào là vấn đề nhân quyền với nhiều hình thức tinh vi, thâm độc, xảo trá. Vậy, sự thật những người mà họ gọi là “tù nhân lương tâm” là những ai? Cần khẳng định rằng: Ở Việt Nam không bao giờ có cái gọi là “tù nhân lương tâm” mà thực chất đó chỉ là những người vi phạm pháp luật

MỖI ĐỘ THU VỀ LẠI NHỚ BÁC

Cứ mỗi độ thu về, nhất là vào mỗi dịp tết Trung thu, nhân dân cả nước, nhất là các cháu thiếu nhi Việt Nam lại bồi hồi xúc động nhớ về Bác Hồ...

Lúc sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn yêu thương tha thiết những thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Tình cảm yêu thương của Bác ví như trăng rằm luôn tỏa sáng trên bầu trời, chiếu rọi khắp nơi, dù chốn phố phường đông đúc hay làng quê tĩnh lặng, kể cả chốn rừng núi xa xôi hẻo lánh. Tình thương yêu của Bác thể hiện rõ nhất đối với các thế hệ thiếu nhi, là cứ mỗi dịp Tết trung thu, Bác lại có những vần thơ đầy ắp yêu thương gửi cho các cháu trên khắp mọi miền tổ quốc.

Sau những năm tháng dài bôn ba tìm đường cứu nước, năm 1941, Bác Hồ trở về đất nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng, chuẩn bị giai đoạn cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhân dịp Tết Trung thu 1941 đến gần, ngày 21/9/1941 Bác đã viết bài thơ thể hiện sự yêu thương và quan tâm sâu sắc của mình đối với thế hệ măng non của đất nước trong hoàn cảnh lúc đó:

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

Chẳng may vận nước gian nan

Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng...

Trong bài thơ, Bác nêu rõ: Là con trẻ, các cháu như “búp trên cành, biết ăn chơi, biết học hành là ngoan”. Tuy nhiên vì đất nước rơi vào cảnh nô lệ, lầm than nên các cháu phải chịu nhiều khó khăn, vất vả. Do đó nhân dân ta phải đứng lên đánh đuổi giặc để cứu nước cứu nhà. Các cháu cũng cố gắng góp sức vào công cuộc kháng chiến kiến quốc:

Vậy nên trẻ em nước ta

Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh

Người lớn cứu nước đã đành

Trẻ em cũng góp phần mình một tay…

Vâng lời dạy của Bác dạy, Trẻ em khắp cả nước đã nhiệt liệt hưởng ứng nô nức cùng cha anh tham gia công cuộc kháng chiến, nhiều tấm gương yêu nước của thiếu niên nhi đồng đã xuất hiện, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh của thiếu nhi Việt Nam như: Kim Đồng, Vừ A Dính, đội du kích thiếu niên Bát Sắt… góp phần không nhỏ vào đấu tranh giành độc lập nước nhà...

Sau thắng lợi của Cách mạng cách mạng Mùa thu Tháng Tám 1945. Dịp Tết trung thu độc lập đầu tiên của đất nước, Bác Hồ đã không quên viết thư tới các cháu thiếu nhi cả nước, thể hiện tình yêu thương và lòng quan tâm, tin tưởng sâu sắc vào thế hệ trẻ của một đất nước độc lập. Bác nhấn mạnh trong thư: “Non sông Việt có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các cháu...”.

Tết Trung thu năm 1946, đây là giai đoạn cách mạng nước ta đang trong thời kỳ đấu tranh đầy gian khổ khó khăn. Mặc dù bận trăm công ngàn việc to tát, quan trọng của đất nước, Bác vẫn đau đáu bên lòng niềm tin yêu, sự nhớ thương các cháu. Bác đã viết những vần thơ động viên, nhắc nhở các cháu tiếp nối truyền thống lịch sử hào hùng của cha ông:

Bác mong các cháu chăm ngoan

Mai sau gìn giữ giang sơn Lạc Hồng

Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng

Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam

Trong những bài thơ trung thu viết cho thiếu nhi, chúng ta không thể quên được những dòng thơ Bác viết vào dịp Trung thu 1951, với những câu thơ đầy cảm động, tha thiết, đậm đà nỗi lòng của Người:

Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Sau đây Bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương...

Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp sắp kết thúc thành công, Tết Trung thu năm 1953, trước tin tức thắng trận khắp các chiến trường báo về, mà trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các cháu thiếu nhi, Bác Hồ đã không giữ niềm vui ấy cho riêng mình, Bác hồ hởi chia sẻ niềm vui với tất cả các cháu thiếu nhi:

Khắp nơi Nam, Bắc, Tây, Đông

Được tin thắng trận cờ hồng tung bay

Các cháu vui thay

Bác cũng vui thay

Thu sau so với thu này vui hơn.

Trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, thời kỳ đầu cách mạng miền Nam còn gian khổ khó khăn, Tết Trung thu năm 1956, Bác Hồ đã viết thư cho các cháu thiếu nhi miền Nam, thể hiện lòng nhớ thương sâu sắc của Người và nhấn mạnh Bác cháu sẽ có ngày sum họp:

Ai yêu các nhi đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh

Tính các cháu ngoan ngoãn

Mặt các cháu xinh xinh

Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tùy theo sức của mình…

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh

Sau đó, dịp Tết Trung thu năm 1958, Bác còn nhắc lại ước mơ cháy bỏng của Người, cũng như của toàn thể thiếu nhi Việt Nam:

Bắc, Nam sẽ sum họp một nhà

Bác cháu ta gặp mặt trẻ già vui chung

Nhớ thương các cháu vô cùng

Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi...

Đáp lại lòng mong mỏi của Người, quân dân khắp cả nước, trong đó có các cháu thiếu nhi đã đoàn kết một lòng, dũng cảm đấu tranh góp phần làm nên đại thắng lịch sử mùa Xuân 1975, thống nhất đất nước, như Bác hằng mong mỏi...

Hơn 50 năm qua Bác Hồ kính yêu đã đi xa, nhưng tình thương yêu bao la của Bác vẫn dành trọn cho những thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam, như ánh trăng rằm vĩnh viễn tỏa sáng trên bầu trời quê hương, không bao giờ phai nhạt. Những vần thơ của bác mỗi độ thu về, lại vang lên trong tâm khảm mỗi người con dân Việt, mỗi tâm hồn các cháu thiếu nhi, động viên các cháu cố gắng học hành chăm ngoan, mai sau lớn lên trở thành những công dân có ích cho quê hương, đất nước.

Đào Nguyên Lan

Nguồn: Văn Hiến Việt Nam

CÂU CHUYỆN THẦN KỲ CỦA LÁI XE TRƯỜNG SƠN


Cư dân mạng được phen trầm trồ trước việc diễn viên đóng thế người Anh, Jim Dowdall, người từng xuất hiện trong bom tấn James Bond, loạt phim Bourne và Indiana Jones đã thực hiện màn trình diễn lái chiếc xe thể thao Jaguar XF vượt qua sông Thames chỉ nhờ 2 chiếc dây cáp đường kính hơn 1 inch. (ảnh 2)

Thế nhưng, “đó chỉ là chuyện quá thường” nếu ai đó biết rằng, những người lính lái xe Trường Sơn đã làm được điều đó từ rất lâu rồi. Thần kỳ hơn, họ còn lái những chiếc xe tải qua 2 sợi dây cáp chứ không phải chỉ đơn giản là một chiếc xe con với nhiều thiết bị hỗ trợ như anh chàng diễn viên người Anh nói trên.

Đầu năm 1965 Bộ Quốc phòng cử Trung tướng Đinh Đức Thiện, khi đó là Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần sang Trung Quốc công tác. Tại đây, ông Thiện được các chiến sĩ nước bạn cho đi tham quan những chiếc cầu dây cáp bắc từ núi này sang núi kia, từ bờ sông này nối sang bờ sông kia trong thời kỳ chống Nhật.

Về nước, ông Đinh Đức Thiện mang công trình mà mình tận mắt chứng kiến bên nước bạn trình lên Viện Kỹ thuật Giao thông, kết hợp với một số khoa của 4 trường đại học đóng trên địa bàn Hà Nội cùng nhau nghiên cứu, tiến tới việc đưa vào áp dụng phương pháp vận tải “mới lạ” này trong các chiến trường trên tuyến đường Trường Sơn.

Lúc đó, ông Nguyễn Trọng Quyến đang là giáo viên của khoa xe máy của trường sĩ quan hậu cần được chọn là người lái xe đầu tiên đi trên cáp. Ông kể lại: “Lần đầu tiên tôi cùng với những người đồng đội của mình thử nghiệm lái xe trên cáp ở khu vực cầu Diễn, trên chính 2 bờ sông Nhuệ.

Anh em kỹ sư cho máy đóng trụ bê tông âm từ 5m đến 6m rồi tiếp tục dùng tời buộc cáp, loại cáp to như cổ tay từ bờ sông bên này qua bờ bên kia với độ võng nhất định theo như tính toán của các kỹ sư. Tôi lái một chiếc xe tải của Liên Xô, chạy bằng hệ thống bánh puli (poulie: ròng rọc) trên cáp gần giống như bánh tàu hỏa chạy trên đường ray vậy.

Mới đầu tưởng có các puli định vị trên cáp cứ thế trượt theo nó mà sang bờ bên kia, ai ngờ nó đánh võng kinh khủng. Ròng rã từ tháng 2/1965 đến 5/1965, tôi liên tục chạy thử bằng hai cách. Đầu tiên là chạy bằng puli như đã kể, sau thiết kế sàn trượt cho xe có tải trọng từ 4 tấn trở lên.

Xe có tải trọng 1 tấn chạy bằng puli đè lên cáp được áp dụng cho những chỗ địa hình thoáng, máy bay trinh sát địch có chụp tọa độ cũng chỉ thấy hai vệt dây chứ không đoán được đó là cầu. Xe trọng tải từ 4 tấn trở lên chạy bằng sàn trượt áp dụng cho những nơi địa hình có cây cối nhiều, máy bay trinh sát địch khó phát hiện hơn”.

Cuộc thử nghiệm hút chết

Tháng 6/1965, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông lúc bấy giờ là ông Phan Trọng Tuệ, mời các thành viên trong Hội đồng chính phủ cùng tất cả các thủ trưởng của các Bộ đến để duyệt buổi thử nghiệm cuối cùng để chuẩn bị lên kế hoạch áp dụng vào các chiến trường trên tuyến đường Trường Sơn.

Địa điểm diễn ra cuộc thử nghiệm cuối cùng lần ấy Viện Kỹ thuật giao thông chọn là ở Canh Diễn, cách cầu Diễn khoảng gần 1 km trên sông Nhuệ.

Ông Quyến nhớ lại: Khoảng 8h sáng, Phó Thủ tướng bảo tôi lái thử cho mọi người xem. Anh Đặng Văn Thông, Viện trưởng Viện Giao thông, chỉ vào chiếc đồng hồ đo độ võng của dây cáp dặn kỹ: “Khi lái, nếu xe nghiêng sang trái hoặc phải dưới 15 độ thì cứ việc đi tiếp.

Nếu xe nghiêng từ 16 độ đến 17 độ thì anh và phụ xe phải nhảy ra xuống sông để anh em công binh trực dưới đó vớt các anh lên”.

Tôi lái được quãng 1/4 đường cáp thì thấy đồng hộ nhảy lên 10 độ, quãng 1/3 thì lên 15 độ. Lúc này, nhìn gương chiếu hậu, ông phụ xe của tôi là anh Nguyễn Văn Xây nói gấp: “Anh ơi! Trong bờ, mọi người phất cờ ra lệnh anh em mình phải nhảy”.

Tôi đùa: “Anh em mình đang đi trên miệng tử thần. Nếu anh em mình mà nhảy thể nào cũng bị xe lật theo sau đè chết dưới lòng sông. Chú cứ kệ nó đi, đến đâu thì liệu đến đó.

Vừa nói xong thì xe lật. Rơi xuống sông, 3 tấn bê tông đổ hết, xe mất tải trọng lật tiếp ba vòng. Rất may là do cửa xe đóng kín nên nước chỉ có thể phun từ từ qua kẽ hở mà không ập vào.

Tôi và anh Xây ngồi nhìn cái chết dâng lên từng centimet trong cabin đến với mình. Thoáng hy vọng vụt lên, tôi bảo anh Xây: “Anh và tôi giờ nằm xuống, chờ cho áp suất trong cabin cân bằng với áp suất nước bên ngoài thì đạp cửa phi ra...”.

Những cây cầu lạ lùng…

Sau thất bại ấy, bao nhiêu công sức coi như đổ cùng chuyến xe mà ông Quyến lái. Tập trung đi tìm nguyên nhân, hóa ra chuyến xe bị lật hôm ấy không phải ông lái kém mà là do trận mưa hồi đêm làm cho trụ bê tông bị lún nghiêng, xe trườn lên không chịu được tải trọng, gặp gió thì lắc, càng lắc thì trụ cầu càng dơ, dây càng chùng và xe rơi... càng nhanh.

Cuộc thử nghiệm tiếp theo được tính toán kỹ lưỡng hơn với những trụ cầu đổ chết bằng bê tông cốt thép, đo độ giãn dây cáp trong khoảng giới hạn cho phép chứ không thể tùy tiện đóng cọc như lần thử nghiệm ban đầu. Dưới sự chứng kiến của quan chức Chính phủ, vào ngày 11/11/1965, lần thử nghiệm mang tính chất quyết định này ông Quyến đã thành công.

Chính phủ quyết định cho lắp đặt cầu dây cáp cho xe ôtô chạy bằng puli đầu tiên tại Km 0 (Đắc Krông, Quảng Trị). Tiếp theo đó là hàng loạt cây cầu kiểu “khác thường” này được nhân rộng trên khắp tuyến đường Trường Sơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển trang thiết bị, quân trang quân dụng từ hậu phương miền Bắc vào sâu trong chiến trường miền Nam, góp phần to lớn vào chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước...

Thiên tài quân sự "Đại tướng LÊ TRỌNG TẤN"

Một trong những vị tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam

Ngày 01/10 là ngày sinh của một trong những vị tướng đã từng có mặt tại tất cả chiến trường ác liệt nhất trong trang sử hào hùng của dân tộc ta thế kỷ 20.

Ông là Lê Trọng Tấn một Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng là Viện trưởng Học viện Quân sự Cao cấp, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam.

Ông là vị Đại tướng Việt Nam lớn tuổi nhất vào thời điểm thụ phong: 70 tuổi 352 ngày; và cũng là vị Đại tướng giữ quân hàm hiện dịch ngắn nhất: 1 năm, 343 ngày.

Nhận xét về ông:

Ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp coi là "người chỉ huy kiên cường, lỗi lạc, người bạn chiến đấu chí thiết"

Trong một nhận xét khác có tính khẳng định hơn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định:

"...(Lê Trọng Tấn) là một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các thời đại"

Trong cuộc phỏng vấn về xếp hạng tướng lĩnh Việt Nam hiện đại, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã đánh giá: "Tất nhiên đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn. Thứ ba là tướng Hoàng Văn Thái và thứ tư là tướng Nguyễn Hữu An..."

Ông được mệnh danh là Zhukov Việt Nam.

Khẩu quyết: "VÂY, LẤN, TẤN, PHÁ, TRIỆT, DIỆT" của ông đề xuất trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

 

BÁC HỒ THĂM ẤN ĐỘ NĂM 1958 VÀ TÀI NGOẠI GIAO CỦA BÁC

 Tại cuộc đối thoại với các đoàn viên thanh niên ngành ngoại giao vừa diễn ra tại Hà Nội, một bạn trẻ đề nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên kể về những kỷ niệm khi ông làm phiên dịch cho Bác Hồ. Ông Nguyễn Dy Niên, năm nay 70 tuổi, 51 năm làm việc trong ngành ngoại giao, đã kể cho các đoàn viên thanh niên nghe câu chuyện còn ít người biết dưới đây.

Năm 1958 Bác Hồ sang thăm Ấn Độ. Trước đó, tôi được cử sang Ấn Độ học tiếng Hindhi, chuẩn bị cho chuyến thăm này của Bác Hồ và vinh dự được làm phiên dịch cho Bác trong thời gian Người ở thăm Ấn Độ.

Ấn tượng sâu sắc và vinh dự to lớn đối với tôi là lần đầu tiên được đọc bài diễn văn của Bác đã dịch sẵn sang tiếng Hindhi. Trong cuộc mít-tinh có hàng vạn người dự tại Red Fort (Thành Đỏ) ở thủ đô Delhi, các bạn Ấn Độ làm sẵn một cái ghế cho Bác Hồ ngồi trên bục danh dự. Chiếc ghế trông như một cái ngai vàng, rất lớn. Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ ngày ấy là J. Nehru thì chỉ ngồi một chiếc ghế bình thường như mọi người khác. Khi Thủ tướng Nehru mời Bác Hồ ngồi vào chiếc ghế đó, Bác dứt khoát từ chối. Thấy vậy, Thủ tướng Nehru nói: Ngài là khách danh dự của chúng tôi, việc Ngài ngồi lên chiếc ghế này chính là niềm vinh dự của chúng tôi mà... Chứng kiến điều này, hàng vạn người dự mít tinh phía dưới quảng trường đứng cả lên xem. Hai vị lãnh tụ của hai nước cứ nhường nhau, cuối cùng chẳng ai ngồi lên chiếc ghế lớn ấy. Thủ tướng Nehru đành gọi người cho chuyển chiếc ghế đi, thay bằng một chiếc ghế khác giản dị hơn. Thấy vậy, hàng vạn người dân Ấn Độ dưới quảng trường rất cảm kích vỗ tay vang dội và hô rất to: "Hồ Chí Minh muôn năm!" Hồ Chí Minh muôn năm!". Chuyện này được người Ấn Độ sau đó kể lại rất nhiều, trở thành một huyền thoại của họ về Bác Hồ.

Trong chuyến thăm này, trong một bữa tiệc do Thủ tướng Nehru chiêu đãi Bác Hồ có món thịt gà địa phương rất nổi tiếng. Người Ấn Độ khi ăn cơm không dùng thìa, dĩa mà dùng năm ngón tay để bốc thức ăn. Cả Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ cũng muốn dùng tay bốc thức ăn. Nhưng tại bữa tiệc quốc tế người ta phải dùng dao, thìa, dĩa cho lịch sự. Khi món thịt gà được đưa ra, các quan khách Ấn Độ có vẻ không quen dùng dao, dĩa. Bác Hồ rất tinh ý, Người nói với Thủ tướng Nehru: Thịt gà phải ăn bằng tay thì mới ngon chứ còn ăn bằng thìa dĩa thì khác nào nói chuyện với người yêu lại phải qua ông phiên dịch. Nghe Bác Hồ nói vậy, cả bàn tiệc cười ầm cả lên làm cho không khí bữa tiệc hôm đó rất vui vẻ và thân mật.

Nguồn: Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên.

 

Tổng thống Donald Trump nhiễm Covid-19

 

Hôm nay 02/10/2020, báo chí thế giới đồng loạt đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump và đệ nhất phu nhân Melania Trump xét nghiệm dương tính với Covid-19. Ở tuổi 74 và béo phì, Trump được xếp vào nhóm có nguy cơ cao nhất về các biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm virus corona, căn bệnh đã giết chết hơn 200.000 người Mỹ và hơn 1 triệu người trên toàn thế giới. Việc một vị tổng thống nhiễm dịch bệnh covid-19 và phải cách ly trong bối cảnh ông này đang ở chặng đường nước rút của chiến dịch tái tranh cử tổng thống với ngày bầu cử chính thức vào 03/11/2020, dấy lên sự hoang mang của toàn nước Mỹ.

Điều đáng nói, chính sách phòng chống dịch covid-19 của tổng thống Mỹ lâu nay vốn bị đánh giá thấp với những hậu quả do covid-19 đem lại cho nước Mỹ tồi tệ nhất trên thế giới với hơn 7,2 triệu người dân Mỹ nhiễm bệnh và hơn 205.000 người chết do covid-19 cho đến nay. Ông Trump đã bị chỉ trích vì những phản ứng của ông với đại dịch, bao gồm việc hạ thấp mối đe dọa từ covid-19, coi thường các ý kiến khoa học về dịch bệnh và từ chối tuân thủ các hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng. Trump và nhiều phụ tá của ông thường xuyên không tuân thủ về giãn cách xã hội cũng như đeo khẩu trang. Tại cuộc tranh luận tổng thống vào tối thứ Ba vừa rồi, tổng thống Trump còn chế nhạo đối thủ của ông, ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden, vì thường xuyên đeo khẩu trang. Trump thường xuyên tìm cách vẽ một nên bức tranh màu hồng về tình hình hiện tại, kể cả chỉ vài giờ trước việc nhiễm covid-19 của ông ta được công bố. Trump cũng đã nhiều lần khẳng định đất nước đang "làm tròn góc" với căn bệnh này và tuyên bố virus sẽ "biến mất", mặc dù ngay cả các chuyên gia y tế trong chính quyền của ông cũng cho biết những tuyên bố đó không phản ánh thực tế. Trong những sự kiện chiến dịch tái tranh cử gần đây, Trump bỏ qua các khuyến nghị y tế từ lực lượng đặc nhiệm coronavirus của riêng mình trong đại dịch, tiếp tục với một lịch trình bận rộn của các cuộc tập trung dày đặc người.

Có lẽ sau đợt nhiễm bệnh Covid-19 lần này, quan điểm của tổng thống Trump về công tác phòng chống dịch bệnh sẽ thay đổi. Tuy nhiên, giờ phút bầu cử tổng thống nhiệm kỳ mới đã cận kề, có lẽ thế giới sẽ còn chứng kiến những biến động lớn từ nước Mỹ trong thời gian tới.

KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO

Trong những năm qua, lợi dụng tình hình diễn biến phức tạp trên Biển Đông xuất phát từ tham vọng độc chiếm của Trung Quốc. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị (gọi chung là các thế lực thù địch) trong và ngoài nước liên tục kêu gào xuyên tạc đường lối, chính sách quân sự, ngoại giao của Đảng, Nhà nước. Họ đưa ra luận điệu rằng chính sách quốc phòng “ba không” của ta là lạc điệu “không giống ai”; muốn đấu tranh đòi chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì phải công nhận tính chính danh của Ngụy quyền Sai Gòn, phải liên minh quân sự với Mỹ để Mỹ bảo vệ Việt Nam; thậm chí họ lợi dụng vấn đề phức tạp trên biển Đông để xuyên tạc lịch sử, gán ghép hình ảnh, dữ liệu sai lệch, từ đó vin cớ để miệt thị, bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phê phán đường lối, chính sách quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Cùng với đó là những bài viết xuyên tạc vấn đề biên giới, chủ quyền biển đảo để, hướng lái dư luận nhằm kích động chiến tranh với Trung Quốc. Mục đích của các thế lực thù địch tất nhiên không phải là vì lợi ích quốc gia dân tộc Việt Nam, mà họ chỉ lợi dụng vấn đề phức tạp trên Biển Đông để xuyên tạc, bôi nhọ hòng làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước, Quân đội, làm cho Nhân dân mất lòng tin vào đường lối, quan điểm của Đảng, sự điều hành, quản lý của Chính phủ, gây chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân, thậm chí gây mất lòng tin của cán bộ, đảng viên với các cơ quan lãnh đạo Đảng. Từ đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, đả kích chế độ Xã hội chủ nghĩa, lái đất nước đi theo con đường Tư bản chủ nghĩa. 

 Thực tế cho thấy, trong những năm qua, mặc dù Trung Quốc dùng nhiều thủ đoạn gây gổ, âm mưu biến vùng biển không tranh chấp thành vùng tranh chấp, từ đó từng bước xâm phạm chủ quyền Quốc gia Việt Nam trên biển. Song, Đảng, Nhà nước và Quân đội ta đã có những giao thiệp thích hợp, đấu tranh mềm dẻo nhưng kiên quyết với Trung Quốc trên các mặt trận, cả thực địa và ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Do vậy, chúng ta không chỉ giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, tiếp tục khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời vẫn giữ được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, hội nhập quốc tế. Điều đó khẳng định bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, là sự vận dụng đúng đắn quan điểm "đối tác, đối tượng" và nguyên tắc "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" trong giải quyết các quan hệ quốc tế. 

 Với bản chất hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình, hoạt động quốc phòng của Việt Nam là chủ động ngăn ngừa, ĐẨY LÙI NGUY CƠ CHIẾN TRANH. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp và thông lệ quốc tế, nhưng sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để tự vệ khi chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc bị xâm phạm. Việt Nam chủ trương phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng với tất cả các nước, xây dựng lòng tin, tạo sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để ngăn ngừa nguy cơ và đối phó với chiến tranh xâm lược, và không chấp nhận quan hệ hợp tác quốc phòng dưới bất kỳ điều kiện áp đặt hoặc sức ép nào. Chủ trương nhất quán của Việt Nam thực hiện chính sách bốn không: “Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. 

Sự khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền trên Biển Đông cần được xử lý hết sức tỉnh táo, cẩn trọng, không để ảnh hưởng tiêu cực đến đại cục, hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp vì liên quan đến nhiều nước, nhiều bên. Do vậy, hai bên cần đàm phán tìm kiếm giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trong khi chờ đạt được một giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc cần nỗ lực giữ vững ổn định tình hình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 mà hai nước là thành viên; nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới sớm xây dựng và ban hành Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc; tuân thủ những nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước, không có hành động làm phức tạp tình hình hoặc mở rộng thêm tranh chấp, không quân sự hóa hay hành động vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. Với những cách hành xử và phát ngôn có tính chất đơn phương, không trên cơ sở luật pháp quốc tế của Trung Quốc, chúng ta cần kiên trì trong đấu tranh để đạt được thoả thuận với những nguyên tắc mang tính giàng buộc để đảm bảo an ninh trên biển. Đặc biệt là không được để ngư dân, những người lao động bình thường gặp nguy hiểm trên vùng biển của chúng ta cũng như vùng biển quốc tế.