Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Cần phải có nhiều biện pháp để người dân đeo khẩu trang trong tình hình hiện nay

 


Hiện nay về cơ bản Việt Nam đã khống chế được dịch COVID- 19, Tuy nhiên nguy cơ lây nhiễm dich trở lại rất cao bởi vì, chúng ta có thể khống chế được trong nội địa, nhưng ở ngoại địa chúng ta còn nhiều lỗ hổng. Đó là tình trạng vượt biên trái phép từ biên giới đất liền giữa các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc, từ biển đông vào; vấn đề nhập cảnh theo chủ trương hội nhập của ta với các nước; sự lây nhiễm COVID – 19 trong cộng đồng còn nhiều tiềm ẩn hình thức mà con người chưa phát hiện ra…Những vấn đề trên chúng ta chỉ sơ xảy một chút là COVID-19 sẽ xâm nhập vào Việt nam. Hiện nay trong xã hội có rất nhiều người chủ quan, nhất là việc đeo khẩu trang, nếu chúng ta không thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, khi dịch bùng phát trở lại, chúng ta sẽ không kịp trở tay chống dịch. Để người dân nắm vững và thực hiện tốt vấn đề đeo khẩu trang, xin đề xuất một số giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đeo khẩu trang trong tình hình hiện nay.

Công tác giáo dục, tuyên truyền cần phải phong phú, đa dạng để mọi người dân nhận thức sâu sắc về vấn đề đeo khẩu trang. Thực hiện tốt giáo dục trong nhà trường, trong các tổ chức, đơn vị, các cấp, các ngành và toàn xã hội. Gắn việc đeo khẩu trang với tổ chức phong trào thi đua, các cuộc vần động, các cuộc thi. Mọi cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước, lực lượng vũ trang là lực lượng tiên phong, đi đầu trong đeo khẩu trang…

Hai là, thực hiện tốt việc xử phạt đối với người dân không đeo khẩu trang. Phải gắn việc xử phạt bằng tiền với xử phạt trách nhiệm. Gắn xử phạt với xây dựng văn hóa.

Hiện nay nếu như chúng ta thực hiện tốt hai biện pháp trên chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện tốt việc đeo khẩu trang trong chống dịch COVID-19.

 

Quy mô dân số Việt Nam thời kỳ độc lập và tự chủ


Thời Ngô- Đinh- Tiền Lê

Từ sau khi Khúc Thừa Du tự xưng là Tiết Độ sứ, Người Việt bắt đầu khôi phục quyền tự chủ. Đương thời phương Bắc rơi vào thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, giao tranh liên miên không dứt. Ngay từ cuối thời Đường khi loạn Hoàng Sào bùng nổ làm mấy trăm vạn bá tính Giang Nam bỏ mạng, đã có rất nhiều người chạy xuống phương nam để tránh chiến họa, trong đó có cả nhiều thủ lĩnh Trung Hoa chạy loạn xuống Tĩnh Hải quân lập ấp mà con cháu họ sau này trở thành các sứ quân như Đỗ Cảnh Thạc và sứ quân Trần Lãm. Năm 906, tướng Nguyễn Lê theo lệnh vua Đường đem 70.000 quân sang nước Việt đòi họ Khúc triều cống, Nguyễn Nê dựng bản doanh ở Thành Quả, không đem quân quyết chiên mà lại lấy vợ Việt và sinh ra 3 con trai sau này là các sứ quân Nguyễn Khoan, Nguyễn Thủ Tiệp và Nguyễn Siêu. Binh sỹ đi theo phần nhiều cũng ở lại bản địa, lấy vợ sinh con, không về Bắc nữa. Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đến mùa xuân năm 939 thì chính thức xưng vương, tức là Tiền Ngô Vương, đóng đô ở Cổ loa, lập Dương Thị làm hoàng hậu; đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục. Dưới thời Ngô vương, dân số Việt Nam có khoảng 3.600.000 người. Năm 944, Ngô vương băng hà, Việt Nam rơi vào loạn 12 sứ quân. Các sứ quân liên tục tranh giành nhau, giáo chiến không ngừng sau nhiều năm liền. Binh lính và dân chúng bỏ mạng vô số. Đến năm 968 Đinh Bộ Lĩnh trấn áp quần hùng, thống nhất thiên hạ, lên ngôi Hoàng Đế, tự xưng là Đại thắng Minh Hoàng đế, tức là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Cả nước có khoảng 3.500.000 người.

Năm 981, Lê Hoàn lên ngôi vua, lập ra nhà tiền Lê, chỉ huy quân dân đánh tan quân Tống xâm lược, đồng thời dẹp tan các thế lực chống đối trong nước.

Ước tính khi ngô vương mới giành được độc lập, Việt Nam có khoảng 3,5 triệu nhân khẩu. Đến khi Lê Hoàn đánh tan quân Tống, thiên hạ trải qua nhiều năm chinh chiến, từ loạn 12 sứ quân đến họa xâm lăng và nhiều năm thanh trừng các thế lực chống đối trên toàn quốc của vua Lê Đại Hành, cả nước chỉ còn khoảng 3 triệu người.

Thời Lý - Trần.

Sau khi Lê Đại Hành băng hà ở điện Trường Xuân năm 1005, con là Long Việt lên ngôi, xưng Lê Trung Tông- Trung Tông ở ngôi được 3 ngày thì bị em là Lê Long Đĩnh giết chết để cướp ngôi. Đương thời chính sự thối nát, nhà vua tàn bạo hoang dâm lên lòng người không phục. Năm 1009, Ngọa Triều qua đời lúc 24 tuổi, Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn được quần thần tôn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý, đặt niên hiệu thuận thiên. Năm 1054, Lý Thái Tông đổi quốc hiệu là Đại Việt, tiến hành đại xá thiên hạ, đồng thời thống kê dân số toàn quốc được hơn 3.790.000 nhân khẩu. Năm 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông. Triều Trần chính thức bước lên vũ đài thay thế triều Lý. Thời Trần các nam đinh được chia thành 3 hạng: hạng tiểu hoàn nam (từ 18 tuổi đến 20 tuổi), hạng đại hoàng nam (từ 20 đến 60 tuổi) và hạng lão (trên 60 tuổi). Khi quân Mông Cổ đánh bại nhà Nam Tống, một số quan lại địa phương nhà Tống đã quy phụ nhà Trần…

Thời nhà Hồ và Thuộc Minh

Theo Minh sử, năm 1408 nhà Minh kiểm soát 3.12.000 người và 2.087.500 người Man trên đất Đại Ngu cũ.

Thời Hậu Lê

Thời Lê sơ

Sauk hi đánh đuổi quân Minh xâm lược, khôi phục chủ quyền, Lê thái Tổ rất quan tâm chú ý đến việc phục hồi sức dân, tái ổn định đất nước sau 20 năm chiến loạn. Ông đã cho quân lính trở về nhà tham gia sản xuất, chỉ giữ lại 10 vạn quân trong tổng số 35 vạn để canh giữ đất nước. Triều đình đem những tù binh người Minh vào phương Nam khia khẩn đất hoang, tăng cường sản xuất. Nhờ những chính sách đó mà dân số Việt Nam tăng mạnh trở lại. Năm 1490, Lê Thánh Tông tiến hành cải cách hành chính trên toàn quốc, đổi phủ thừa tuyên thành các xứ. Như vậy trên cả nước có 13 xứ, 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 37 phường, 6.851 xã , 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguyên, 30 trường. Mỗi xã thường không quá 500 hộ, nếu nhiều hơn 700 hộ thì sẽ tách ra làm 2 xã nhỏ. Theo cách tính này thì đến năm 1490, toàn quốc có khoảng 8 triệu nhân khẩu.

Thời nhà Lê Trung hung

Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê, lập ra nhà Mạc. Vài năm sau, chiến tranh Nam Bắc triều nổ ra và lan ra mạnh mẽ trên cả nước. Cuộc nội chiến kéo dài 60 năm khiến cho cả một vùng Nghệ An xơ xác điêu tàn “trăm dặm không thấy bóng người”. Các nhà nghiên cứu tổng kết, trong 60 năm chiến tranh (1533- 1592) giữa Lê và Mạc đã diễn ra 38 trận lớn nhỏ, cả hai bên đều huy động gần hết các lực lượng lao động chính trong xã hội vào cuộc chiến cùng những nhân tài, vật lực trong tay. Sau mỗi trận đánh, lực lượng mới lại được huy động để bù đắp cho lực lượng tổn thất trên chiến trường.

Cuộc chiến đã tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân lao động. Sản xuất bị đình trệ, ảnh hưởng lowbs đến đời sống toàn quốc…Năm 1750, Đàng trong thống kê được khoảng 1.500.000 người, còn đàng ngoài là khỏng 4000.000 người.

Thời nhà Nguyễn

Năm 1802, Nguyễn Ánh diệt Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn, nước Đại Việt có 5.780.000 người. Đến năm 1836 thì vua Minh Mạng hoàn thành công cuộc lập địa bạ trên toàn quốc (hiện nay còn lưu giữ được 10.044 tập gồm 15.000 quyển địa bạ) là kho tang vô giá để mô tả cương vực nước Việt ở từng ngôi làng, từng mảnh ruộng. Dân số Nhà Nguyễn thống kê được 7.764.128 người.

Năm 1858, quân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, đến năm 1883 thì hoàn tất. Tính chung Bắc Kỳ có 37 phủ, 88 huyện, 38 châu, gồm 1264 tổng, 10105 xã, 29 mường, 2141 bản và 4 đạo quan binh ở vùng biên giới. Trung kỳ có 3 đạo, 33 phủ, 58 huyện, 541 tổng, 9093 xã  và 6 thành phố. Nam kỳ có 78 quận, 197 tổng kinh và 10 tổng Thượng, 1470 xã. Năm 1870 Việt Nam có khoảng 10.000.000 người, đến năm 1901 thuộc Pháp là 13.000.000 người và tăng lên 22.600000 vào năm 1943. 

Đảng ta kế thừa và phát triển tư tưởng đổi mới trong Cương lĩnh Chính trị năm 1991 và quá trình thực hiện qua các nhiệm kỳ Đại hội

 


Đại hội VII của Đảng (6-1991) là một bước phát triển đặc biệt quan trọng của quá trình đổi mới, với việc thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 

+ Quan niệm tổng quát nhất về xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng và những phương hướng cơ bản để phấn đấu đạt tới xã hội đó.

 + Khẳng định Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động;

+ Khẳng định xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo;

+ Khẳng định phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể tạo thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân;

+ Khẳng định xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một phương hướng chiến lược lớn;

+ Khẳng định chính sách đối ngoại hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình.

 Đại hội VIII của Đảng (6-1996) khẳng định nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tiếp tục làm rõ hơn quan niệm về chặng đường đầu tiên và chặng đường tiếp theo trong thời kỳ quá độ; chỉ rõ mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020; xem đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt; làm rõ hơn định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; tiếp tục khẳng định xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; tiếp tục coi phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu.

 Đại hội IX của Đảng (4-2001)

Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đại hội nêu lên ba nội dung có tính chất đột phá:

1- Đánh giá sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, toàn diện hơn vị trí, vai trò tư tưởng Hồ Chí Minh, coi “tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam...”, khẳng định “tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”;

2- Khẳng định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội;

3- Coi việc “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc là một nhân tố rất cơ bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội”, theo đó, “động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế của toàn xã hội”.

Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn của 20 năm đổi mới (1986-2005), Đại hội X, Đảng ta chỉ rõ: “Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

- Đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp”4.

 - Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”5.

- Bổ sung và phát triển một số nội dung trong Cương lĩnh trên cả hai mặt: đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng và những phương hướng để đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

+ Đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa mà Nhân dân ta xây dựng

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh;

Do nhân dân làm chủ;

Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;

Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện;

Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ;

Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản;

Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”6.

- Phương hướng chủ yếu xây dựng CNXH

+ Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá;

+ Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội;

+ Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc;

+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;

+ Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh;

+ Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia;

+ Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”7.

- Đại hội XI, tiếp tục bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm (2011)

+ Đảng đã rút ra những bài học kinh nghiệm lớn:

Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân;

Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết:

Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế.

Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

 + Đặc trưng xã hội XHCN mà VN xây dựng

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội:

Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

do nhân dân làm chủ;

Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp;

Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;

Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển;

Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo;

Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

+ Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

+ Các phương hướng cơ bản sau đây:

Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

+ Nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn: 

Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển;

Giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị;

Giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa;

Giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa;

Giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;

Giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa;

Giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế;

Giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ...

Đại hội XII, tổng kết 30 năm đổi mới: Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Quy mô dân số Việt Nam thời kỳ Tùy Đường

 


Năm 581, Tùy Văn Đế Dương Kiên kiến quốc, đến năm 589 thì quân Tùy nam hạ diệt Trần, lãnh thổ Việt Nam lại chịu sự cai trị của Nhà Tùy. Năm Vũ Đức thứ 5 (622), Nhà Đường sau khi lên thay nhà Tùy, đã đặt ra tổng quản phủ Giao Châu (Giao Châu tổng quản phủ), quản lãnh 10 châu: Giao Châu, Phong Châu, Aia Châu, Tiên Châu, Diên Châu, Tổng Châu, Từ Châu, Hiếm Châu, Đạo Châu, Long Châu, bao trùm miền bắc Việt Nam. Quan đứng đầu phủ Giao Châu là đại tổng quản Khâu Hòa vốn là thủ lĩnh Giao Chỉ.

Năm 679, Giao Châu đô đốc phủ đổi thành An Nam đô hộ phủ, chia làm 12 châu, trong đó có Giao Châu mới gồm 8 huyện: Tống Bình, Long Biên, Chu Diên, Giao Chỉ, Bình Đạo, Vũ Bình, Nam Định, Thái Bình và chỉ là một phần nhỏ của miền Bắc Việt Nam. 11 Châu còn lại là: Lục Châu, Phúc Lộc Châu, Phong Châu, Thang Châu, Chi Châu, Võ Nga Châu, Võ An Châu, Aias Châu, Hoan Châu, Diễn Châu, Trường Châu. Quan cai trị An Nam đô hộ phủ gọi là đô hộ. Theo số liệu thống kê của nhà Đường, ở quận Giao chỉ có 9 huyện 60.112 hộ; quận Cửu Chân có 7 huyện 33. 286 hộ; quận Nhật Nam có 8 huyện 12.047 hộ, quân Ninh Việt ở phía Đông Bắc, gồm Khâm Châu không rõ số dân; 3 quận mới chiếm của Lâm Ấp là quân Tỷ Ảnh có 4 huyện 4.305 hộ, quận Hải Âu có 4 huyện 2.457 hộ.

Đến trung kỳ thời Đường, nước Nam Chiều của người Bạch nổi lên mạnh mẽ, trong khi nhà Đường lại bị suy yếu vì những sung đột nội bộ. Đường và Nam Chiếu thường xuyên xung đột, đỉnh điểm là việc quân Đường đại bại ở Hạ Quan, quân Nam Chiếu thừa cơ tỏa đi chiếm toàn bộ các vùng đất thuộc Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên ngày nay. Đồng thời quận Nam Chiếu cũng thường xuyên xuôi dòng sông Hồng dánh phá An Nam thuộc Đường. Mỗi lần đánh phá An Nam, quân Nam Chiếu đều tàn sát dân địa phương, cướp doạt vô số của cải Nhà Đường tỏ ra bất lực và quân Đường chỉ quay lại khi quân Nam Chiếu đã rút đi. Năm 863 Đoàn Tú Thiên lại tiến vào An Nam, đánh bại quân Đường. Sái Tập bị giết. Quân Nam Chiếu chiếm đóng và cướp phá, giết hại tới 15 vạn người Việt. Sau đó vua Nam Chiếu sai Đoàn Tú Thiên ở lại Giao Châu làm tiết độ Sứ. Nhà Đường phải di chuyển Phủ Đô hộ An Nam đến Hải Môn. Năm 864, Nhà Đường sai Cao Biền làm An Nam Đô hộ kinh lược chiêu thảo sứ sang đánh Nam Chiếu. Năm 865, Cao Biền tiến đến Nam Định, nhân lúc quân Nam Chieéu đang gặt lúa. Bất ngờ đánh úp, phá tan quân Nam Chiếu. Tới năm 867. Cao Biền đánh bại hoàn toàn người Nam Chiếu tại An Nam, chiếm lại thành Tống Bình, giết chết Đoàn Tú Thiên, chém hơn 3 vạn quân Nam Chiếu. Từ đó sự xâm lấn của Nam Chiếu mới chấm dứt. Nhà Đường chia nhỏ thành các phủ, dưới phủ là huyện rồi đến hương xã. Các xã cũng không đều nhau, có hạng lớn thì 40-60 hộ, hương nhỏ từ 70-150 hộ, lớn từ 160-540 hộ.

Năm 863, Đương ý Tông thăng An Nam đô hộ phủ làm Tính Hải quân, cho Cao Biền làm tiết độ Sứ, và sau là Cao Tầm, Tăng Côn, Tạ Triệu, An Hữu Quyền, Chu Toàn Dục và Đốc Cô Tốn. Năm 905, Đốc Cô Tốn bị Chu Ôn đầy đi Hải Nam giết chết do không cùng vây cánh. Trong lúc nhà Đường chưa kịp cử quan cai trị mới sang trấn nhậm, một hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm lấy thủ phủ Đại La, tự xưng là tiết độ Sứ. Chu Ôn đang mưu cướp ngôi nhà Đường, đã nhân danh vua Đường thừa nhận Khúc Thừa Dụ, từ đó người Việt bắt đầu khôi phục quyền tự chủ. Tỉnh Hải quan lúc này gồm có 12 Châu là Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Thang, Trường, Chi, Vũ Nga, Vũ An, Ái, Hoan, Diễn. Lãnh thổ 12 Châu này bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, kéo dài tới phái Bắc Hoành Sơn, thêm một phần phía Tây Nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên sang thời nhà Ngô (939-967), lãnh thổ Tĩnh Hải quân chỉ còn 8 Châu là Giao, Lục, Phúc lộc, Phong, Trường, Ái Hoan, Diễn. Bốn châu: Thang, Chi, Vũ Nga và Vũ An về Nam Hán. Việc thu hẹp lãnh thổ phía Bắc này không được sử sách ghi chép rõ. Không có ghi chép rõ ràng về dân số Việt nam thời kỳ này.

Tư tưởng chủ quan và sự chấp hành không nghiêm túc còn đè nặng ở một số người dân Việt Nam trong chống dịch COVID-19

 


Chúng ta đã nói nhiều đến tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái, trách nhiệm, ý chí quyết tâm của người dân Việt nam trong chống dịch COVID-19. Tuy nhiên trong chống dịch COVID-19, ngoài những mảng sáng còn có nhiều khoảnh tối. Khoảnh tối đó chính là tâm lý chủ quan, ý thức trách nhiệm của một số người trong chống dịch COVID-19 trong thời gian gần đây.

Đó là vấn đề đeo khẩu trang, vấn đề thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp phòng chống dịch khác. Hiện nay qua quan sát, phần lớn người dân chấp hành rất tốt việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Tuy nhiên có một số người vì tâm lý chủ quan cộng với ý thức trách nhiệm hạn chế nên không đeo khẩu trang. Đây là vấn đề các cấp, các ngành, cấp ủy đảng, chính quyền cần phải vào cuộc và thực hiện nghiêm túc việc tuyên truyền, vận động, cùng với sử phát nghiêm minh. Có như vậy chúng ta mới khắc phục được vấn đề tren.

Quy mô dân số việt Nam thời kỳ Bắc thuộc

 


Thời nhà Triệu đến thời kỳ Nam- Bắc triều.

Sau khi nhà nước Âu Lạc bị Triệu Đà tiêu diệt năm 179 TCN, lãnh thổ và dân số Việt Nam bị sáp nhập vào các triều đại Trung Hoa, do đó việc thống kê nhân khẩu Việt Nam giai đoạn này phải dựa trên các ghi chép trong các bộ thư tịch cổ của Trung Quốc.

Triệu Đà chia lãnh thổ Âu Lạc cũ làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Bên dưới cấp quận không có đơn vị hành chính khác. Sử sách ghi nhận tại 2 quận này có 60 vạn dân thời Triệu.

Đa số cư dân Nam Việt là người Bách Việt cũ cùng khoảng 100 ngàn người Hán di cư từ phía Bắc, nhóm này nắm giữ hầu hết chức vụ chủ chốt trong chính thể Nam Việt. Họ bao gồm con cháu của các thương gia, binh sỹ Tần được gửi xuống chinh phục phía Nam với những thanh nữ phục vụ nhu cầu tình dục trong quân đội, các lại thuộc và cả tội phạm nhà Tần bị lưu đầy. Người Âu Việt sinh sống tại khu vực phía Tây Quảng Đông, họ tập trung chủ yếu dọc lưu vực các con sông như Taamg Giang, Tây Giang và khu vực phía Nam sông Quế Giang. Những con cháu của Dịch Hu Tống, thủ lĩnh Âu Việt bị quan Tần giết vẫn nắm giữu là vai trò thủ lĩnh của các thị tộc Âu Việt. Đến khi Nam Việt bị Hán diệt, khu vực quận Quế Lâm đã có khoảng vài trăm ngàn người Âu Việt sinh sống. các thị tộc Lạc Việt sinh sống ở khu vực ngày nay là nam Quảng Tây và bắc Việt Nam, và lưu vực sông Bàn ở Quý Châu.

Theo Tiền Hán thư thì số dân 7 quận Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Hợp phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thời thuộc Hán thuộc vào năm 2 như sau: Quận Nam Hải có 6 huyện, 19613 hộ, 94.253 người; Quận Uất Lâm có 12 Huyện, 12.415 hộ,71.162 người; Quận Thượng Ngô có 10 Huyện, 15.398 hộ, 146.160 người; Quận Hợp Phố có 5 huyện, 30.796 hộ, 78.980 người; Quận Giao Chỉ có 10 huyện, 92.440 hộ, 746.237 người; Quân Cửu Chân có 7 huyện, 35.743 hộ, 166.013 người; Quận Nhật Nam có 5 huyện, 15.460 hộ, 69.485 người.

Thời điểm Hai Bà Trưng khởi nghĩa (năm 40) ước tính Việt Nam có khoảng gần 2 triệu nhân khẩu.

Năm Quang Hòa thứ 7 (năm 148 SCN) đời Linh Đế nhà Đông Hán, quận Giao Chỉ có 11 huyện, 209.304 hộ, 1.387.144 nhân khẩu; quận Cửu Chân có 5 huyện, 93.026 hộ, 419.780 nhân khẩu; quận Nhật Nam có 5 huyện, 43.628 hộ, 138.952 nhân khẩu.

Sau khi nhà Hán sụp đổ, ở phương Bắc hình thành cục diện Tam Quốc, lãnh thổ Việt nam tương ứng với Giao Châu của Đông Ngô, do nhà Ngô đã tách giao Châu cũ thành Giao Châu mới (Bắc và Trung Bộ Việt Nam) và Quảng Châu (bao gồm Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay). Ngay từ cuối thời Đông Hán khi loạn Hàng Cân bùng phát, chiến tranh đã lan ra khắp Trung Nguyên kéo dài suốt hơn trăm năm cho đến khi Tây Tấn tiêu diệt Đông Ngô, thống nhất thiên hạ. Trong suốt khoảng thời gian đó, chiến loạn triền miên dẫn đến dân số của Trung nguyên sụt giảm nghiêm trọng và dân số của Giao Châu cũng bị kéo theo xu thế này. Theo ghi chép, Khi nhà Tấn diệt Ngô đã tiến hành điều tra dân số toàn quốc thì đất giao Châu chỉ còn hơn 53.278 hộ, 241.532 nhân khẩu. Cần chú ý rằng ở thời điểm này quận Nhật Nam đã bị Lâm Ấp chiếm mất nên đất Giao Châu thuộc Tấn chỉ còn 3 quận Hợp phố, Cửu Chân và Giao Chỉ, và cũng do lúc này chiến loạn mới dứt, thiên hạ chưa ổn định nên việc thống kê có thể không chính xác dẫn đến các con số ít hơn thực tế, khoảng một nửa hoặc một phần ba.

Sau khi nhà Tây Tấn sụp đổ do Loạn bát vương và biến động Ngũ Hồ loạn Hoa, Việt Nam lần lượt thuộc về Đông Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, Nam Lương, Nam Trần. Trong thời kỳ Nam Bắc triều, chính trị phương Bắc biến loạn liên tục, giao tranh liên mien nên có nhiều bộ phận dân cư chạy về phương nam, đa phần lưu trú ở Quảng Châu, một bộ phận chạy xuống tận Giao Châu và hợp với một số quận khác để lập ra Việt Châu. Khi đó Giao Châu chia ra thành 8 quận, bao gồm: Giao Chỉ, Vũ Bình, Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam, Nghĩa Xương, Tống bÌnh (Tóng thư chỉ liệt kê tên gọi của 7 quận).

Thực hiện tốt vấn đề đeo khẩu trang trong chống dịch COVID- 19

 


Với quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và toàn dân, cho đến hôm nay, Việt Nam cơ bản đã khống chế được dịch COVID19. Tuy nhiên nghuy cơ lây nhiễm dich trở lại rất cao bởi vì, chúng ta có thể khống chế được trong nội địa, nhưng ở ngoại địa chúng ta còn nhiều lỗ hổng. Đó là tình trạng vượt biên trái phép từ biên giới đất liền giữa các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc, từ biển đông vào; vấn đề nhập cảnh theo chủ trương hội nhập của ta với các nước…Những vấn đề trên là những tác nhân, nguy cơ rất cao bùng phát trở lại dịch COVID-19. Tuy nhiên, nếu chúng ta phòng đúng cách chúng ta cũng sẽ chiến thắng được dịch. Chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp trong chống dịch, tuy nhiên có một biện pháp hữu hiệu nhất dó là vấn đề đeo khẩu trang đúng cách, mọi lúc, mọi nơi. Nếu trong cộng đồng người Việt Nam hiện nay, ai nấy đều tuân thủ nghiêm ngặt việc đeo khẩu trang thì khi dịch bùng phát trong cộng đồng thì nguy cơ lây nhiễm không cao, và như vậy chúng ta chỉ có khoanh vùng với phạm vi nhỏ thì chúng ta đã chiến thắng được dịch rồi.

 

Quy mô dân số Việt Nam Thời kỳ Văn Lang- Âu Lạc

 


Thời Hùng Vương Việt Nam hoàn toàn không có các tài liệu về thống kê chính thức dân số, có thể là do các đời Vua Hùng không tiến hành thống kê nhân khẩu hoặc trải qua hàng ngìn năm Bắc thuộc với nhiều lần chiến loạn nên các tài liệu thư tịch cổ bị thất lạc mất, không thể tìm ra được. các nhà sử học cả phong kiến và đương thời, ước tính đến cuối thời Văn Lang, Việt nam có khoảng 1000.000 dân, chủ yếu phân bố ở khu vực trung hạ du sông Hồng và Sông Mã.

Năm 258 trước công nguyên, Vua Tộc Âu Việt là Thục Phán đem quân đánh bại Vua Hùng đời thứ 18, sáp nhập lãnh thổ Văn Lang của người Lạc Việt, hai tộc người Âu Việt và Lạc Việt hợp nhất thành một, Thục phán lên ngôi Vua lấy hiệu là An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc. Năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng phái tướng Đỗ Thư đem 50 vạn quân đi bình định các dân tộc Bách Việt, nhưng sau tướng Đỗ Thư bị giết trong một cuộc tập kích, quân Tần buộc phải bãi binh do Chủ tướng tử trận và các cuộc bạo loạn ở Trung nguyên. Sau cuộc chiến, hơn 10 vạn quân Tần thiệt mạng và khoảng 10 vạn bị quân Âu Lạc bắt làm tù binh, bị đầy đi khai hoang ở các miền xã xôi. Sau khi nhà Tần suy yếu và sụp đổ, phương Bác chìm trong chiến loạn từ nhiều năm. Các thế lực quân phiệt, tiêu biểu là Hán Lưu Bang và Sở Hạng Vũ, giao tranh quyết liệt để tranh giành đất đai. Dân chúng thường bị vạ lây sau các trận chiến, do các thủ lĩnh quân sự thường tàn sát dân chúng khắp vùng nếu đối phương kháng cự quyết liệt. Tiêu biểu là Lưu Bang đã làm cỏ bách tính ở Vĩnh Dương, còn Hạn Vũ đã giết sạch dân ở Tương Thành và tàn sát 20 vạn hàng binh nước Tần. Do đó đã có nhiều người dân đã chạy xuống phương nam để lánh nạn , mà đa phần là đến vùng Lưỡng Quảng (thuộc nước Nam Việt của Triệu Đà, tướng cũ của Nhà Tần), tuy nhiên, có một bộ phận chạy xuống tận Âu Lạc, sống chung với người Bách Việt. Theo ước tính, thời Âu Lạc Việt Nam có khoảng 70- 80 vạn dân, bao gồm toàn bộ dân cư Lạc Việt cũ, dân cư Âu Việt mới sáp nhập và các nạn dân từ phương Bắc chạy đến để tránh chiến loạn.

Nhìn lại quá trình phát triển đường lối đổi mới- những vấn đề cần suy ngẫm

 


Để đi đến đường lối đổi mới toàn diện tại Đại hội VI, Đảng ta, qua thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã trải qua nhiều bước tìm tòi và thử nghiệm.

Bước đột phá thứ nhất

- Hội nghị Trung ương 6 khoá IV (8-1979), với chủ trương bằng mọi cách “làm cho sản xuất bung ra”, là bước đột phá đầu tiên của quá trình tìm tòi và thử nghiệm đó.

Hội nghị chủ trương ổn định nghĩa vụ lương thực trong 5 năm, phần dôi ra được bán cho Nhà nước hoặc trao đổi tự do; khuyến khích mọi người tận dụng ao hồ, ruộng đất hoang hoá; đẩy mạnh chăn nuôi gia súc dưới mọi hình thức; sửa lại thuế lương thực và giá lương thực để khuyến khích sản xuất; sửa lại chế độ phân phối theo định suất, định lượng,...

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 nhanh chóng được nhân dân cả nước đón nhận và biến thành hành động cụ thể trong thực tiễn nền kinh tế. Chỉ một thời gian ngắn, trong cả nước xuất hiện rất nhiều điển hình về cách làm ăn mới. Long An từ giữa năm 1980 đã thí điểm mô hình “mua cao, bán cao”, “bù giá vào lương” thay cho cơ chế “mua cung, bán cấp”. Hải Phòng, Vĩnh Phú, Nghệ Tĩnh thí điểm hình thức khoán.

- Ngày 13-1-1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100-CT/TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp.

Tiếp đó, trong công nghiệp, bước đầu xác định quyền tự chủ của các cơ sở trong sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính của các xí nghiệp theo các Quyết định 25/CP và 26/CP của Hội đồng Chính phủ. Nghị quyết Trung ương 6, Chỉ thị 100 của Ban Bí thư và các Quyết định 25/CP và 26/CP của Chính phủ cho thấy những ý tưởng ban đầu của đổi mới, tuy còn sơ khai, chưa cơ bản và toàn diện, nhưng đó là bước đầu có ý nghĩa, đặt những cơ sở đầu tiên cho quá trình đổi mới sau này.

- Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng (3-1982):

+  Đưa ra khái niệm về “chặng đường trước mắt” của thời kỳ quá độ và xác định trong chặng đường này, nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là “coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu hợp lý”.

+ Khẳng định sự tồn tại năm thành phần kinh tế trong một thời gian nhất định ở miền Nam.

+ Hội nghị Trung ương 5 khoá V (12-1983) lại cho rằng sự chậm chạp trong cải tạo xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên nhân của tình trạng khó khăn về kinh tế, xã hội, từ đó, chủ trương để ổn định tình hình, phải đẩy mạnh hơn nữa cải tạo xã hội chủ nghĩa; Nhà nước phải nắm hàng, nắm tiền, xoá bỏ thị trường tự do về lương thực và các nông hải sản quan trọng, thống nhất quản lý giá...

 Bước đột phá thứ hai

- Hội nghị Trung ương 8 khoá V (6-1985) là bước đột phá thứ hai với chủ trương dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế một giá; xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp, chuyển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa...

- Tháng 9-1985, cuộc tổng điều chỉnh giá - lương - tiền được bắt đầu bằng việc đổi tiền, xoá bỏ hoàn toàn chế độ tem phiếu.

- Do tư tưởng nóng vội, cuộc tổng điều chỉnh này đã dẫn tới tình trạng giá cả thị trường có nhiều diễn biến phức tạp; lạm phát bị đẩy lên tốc độ phi mã. Đầu năm 1986, lại phải lùi một bước, quay trở lại thực hiện chính sách hai giá...

 Bước đột phá thứ ba

 Hội nghị Bộ Chính trị khoá V (8-1986) là bước đột phá thứ ba với kết luận về một số vấn đề thuộc quan điểm kinh tế.

 - Về cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu; ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, phát triển có chọn lọc công nghiệp nặng;

- Về cải tạo xã hội chủ nghĩa và củng cố quan hệ sản xuất mới, phải xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta;

- Về cơ chế quản lý kinh tế, lấy kế hoạch làm trung tâm, đồng thời phải sử dụng đúng quan hệ hàng hoá tiền tệ, dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung, bao cấp; chính sách giá phải vận dụng quy luật giá trị, tiến tới thực hiện cơ chế một giá.

Từ những vấn đề trên có thể nói, nhận thức và thực hành đổi mới ở Việt Nam đã xuất hiện rất sớm, chính vì vậy nó là cơ sở rất vững chắc cho những thập niên vừa qua, quá trình đổi mới chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.