Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Quy mô dân số việt Nam thời kỳ Bắc thuộc

 


Thời nhà Triệu đến thời kỳ Nam- Bắc triều.

Sau khi nhà nước Âu Lạc bị Triệu Đà tiêu diệt năm 179 TCN, lãnh thổ và dân số Việt Nam bị sáp nhập vào các triều đại Trung Hoa, do đó việc thống kê nhân khẩu Việt Nam giai đoạn này phải dựa trên các ghi chép trong các bộ thư tịch cổ của Trung Quốc.

Triệu Đà chia lãnh thổ Âu Lạc cũ làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Bên dưới cấp quận không có đơn vị hành chính khác. Sử sách ghi nhận tại 2 quận này có 60 vạn dân thời Triệu.

Đa số cư dân Nam Việt là người Bách Việt cũ cùng khoảng 100 ngàn người Hán di cư từ phía Bắc, nhóm này nắm giữ hầu hết chức vụ chủ chốt trong chính thể Nam Việt. Họ bao gồm con cháu của các thương gia, binh sỹ Tần được gửi xuống chinh phục phía Nam với những thanh nữ phục vụ nhu cầu tình dục trong quân đội, các lại thuộc và cả tội phạm nhà Tần bị lưu đầy. Người Âu Việt sinh sống tại khu vực phía Tây Quảng Đông, họ tập trung chủ yếu dọc lưu vực các con sông như Taamg Giang, Tây Giang và khu vực phía Nam sông Quế Giang. Những con cháu của Dịch Hu Tống, thủ lĩnh Âu Việt bị quan Tần giết vẫn nắm giữu là vai trò thủ lĩnh của các thị tộc Âu Việt. Đến khi Nam Việt bị Hán diệt, khu vực quận Quế Lâm đã có khoảng vài trăm ngàn người Âu Việt sinh sống. các thị tộc Lạc Việt sinh sống ở khu vực ngày nay là nam Quảng Tây và bắc Việt Nam, và lưu vực sông Bàn ở Quý Châu.

Theo Tiền Hán thư thì số dân 7 quận Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Hợp phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thời thuộc Hán thuộc vào năm 2 như sau: Quận Nam Hải có 6 huyện, 19613 hộ, 94.253 người; Quận Uất Lâm có 12 Huyện, 12.415 hộ,71.162 người; Quận Thượng Ngô có 10 Huyện, 15.398 hộ, 146.160 người; Quận Hợp Phố có 5 huyện, 30.796 hộ, 78.980 người; Quận Giao Chỉ có 10 huyện, 92.440 hộ, 746.237 người; Quân Cửu Chân có 7 huyện, 35.743 hộ, 166.013 người; Quận Nhật Nam có 5 huyện, 15.460 hộ, 69.485 người.

Thời điểm Hai Bà Trưng khởi nghĩa (năm 40) ước tính Việt Nam có khoảng gần 2 triệu nhân khẩu.

Năm Quang Hòa thứ 7 (năm 148 SCN) đời Linh Đế nhà Đông Hán, quận Giao Chỉ có 11 huyện, 209.304 hộ, 1.387.144 nhân khẩu; quận Cửu Chân có 5 huyện, 93.026 hộ, 419.780 nhân khẩu; quận Nhật Nam có 5 huyện, 43.628 hộ, 138.952 nhân khẩu.

Sau khi nhà Hán sụp đổ, ở phương Bắc hình thành cục diện Tam Quốc, lãnh thổ Việt nam tương ứng với Giao Châu của Đông Ngô, do nhà Ngô đã tách giao Châu cũ thành Giao Châu mới (Bắc và Trung Bộ Việt Nam) và Quảng Châu (bao gồm Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay). Ngay từ cuối thời Đông Hán khi loạn Hàng Cân bùng phát, chiến tranh đã lan ra khắp Trung Nguyên kéo dài suốt hơn trăm năm cho đến khi Tây Tấn tiêu diệt Đông Ngô, thống nhất thiên hạ. Trong suốt khoảng thời gian đó, chiến loạn triền miên dẫn đến dân số của Trung nguyên sụt giảm nghiêm trọng và dân số của Giao Châu cũng bị kéo theo xu thế này. Theo ghi chép, Khi nhà Tấn diệt Ngô đã tiến hành điều tra dân số toàn quốc thì đất giao Châu chỉ còn hơn 53.278 hộ, 241.532 nhân khẩu. Cần chú ý rằng ở thời điểm này quận Nhật Nam đã bị Lâm Ấp chiếm mất nên đất Giao Châu thuộc Tấn chỉ còn 3 quận Hợp phố, Cửu Chân và Giao Chỉ, và cũng do lúc này chiến loạn mới dứt, thiên hạ chưa ổn định nên việc thống kê có thể không chính xác dẫn đến các con số ít hơn thực tế, khoảng một nửa hoặc một phần ba.

Sau khi nhà Tây Tấn sụp đổ do Loạn bát vương và biến động Ngũ Hồ loạn Hoa, Việt Nam lần lượt thuộc về Đông Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, Nam Lương, Nam Trần. Trong thời kỳ Nam Bắc triều, chính trị phương Bắc biến loạn liên tục, giao tranh liên mien nên có nhiều bộ phận dân cư chạy về phương nam, đa phần lưu trú ở Quảng Châu, một bộ phận chạy xuống tận Giao Châu và hợp với một số quận khác để lập ra Việt Châu. Khi đó Giao Châu chia ra thành 8 quận, bao gồm: Giao Chỉ, Vũ Bình, Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam, Nghĩa Xương, Tống bÌnh (Tóng thư chỉ liệt kê tên gọi của 7 quận).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét