Hơn 30 năm đổi mới là một chặng đường lịch sử quan trọng trong sự nghiệp
phát triển của đất nước và dân tộc Việt Nam. Đổi mới mang tầm vóc và ý
nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, là sự nghiệp
cách mạng to lớn của nhân dân Việt Nam vì “một nước Việt Nam hòa bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” (Hồ Chí Minh), góp phần vào mục tiêu hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của thời đại.
Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của
Việt Nam
Bám sát tình hình thực tiễn thế giới và trong
nước, từng bước tổng kết thực tiễn khái quát lý luận, khắc phục những quan điểm
ấu trĩ, giáo điều, cực đoan, duy ý chí và bảo thủ, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, Nhân dân ta đã nâng cao nhận thức lý luận về CNXH, con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong đó tiêu biểu là 8 đặc trưng cơ bản, 8 phương
phướng, 8 mối quan hệ phải giải quyết trong công cuộc xây dựng CNXH. Có thể coi
đó là đường lối chung để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
+ 8 đặc trưng cơ bản
của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; cón nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam
bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản
lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới”.
+ 8 phương hướng cơ
bản xây dựng CNXH
+ 8 mối quan hệ lớn
cần phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt.
Xây dựng và phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đảng ta đã quyết
định từ bỏ mô hình tập trung bao cấp, chuyển sang phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là mô hình kinh tế tổng quát của
thời kỳ quá độ, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức
tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.
Từng bước hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập
môi trường cạnh tranh, bình đẳng, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi
mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản
xuất.
Phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trung tâm; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn liền
với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ
cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, coi trọng phát triển các ngành công nghiệp
nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế;
phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất
lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới.
Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng miền;
thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời, tạo điều kiện
phát triển các vùng có nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng nền kinh tế
độ lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong giai đoạn 2001-
2010, kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm. Tổng sản phẩm
trong nước (GDP) năm 2010 theo giá thực tế đạt 101,6 tỷ USD gấp 3,26 lần so với
năm 2000, năm 2011 khoảng 170 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1168
USD, năm 2014 là 1900 USD/ người.
Trong 5 năm
2011-2015, do sự tác động của khủng hoảng tài chính thê giới, suy thoái kinh tế
toàn cầu nên nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tốc độ
tăng GDP bị giảm sút. Tuy vậy, tốc độ tăng GDP bình quân vẫn ở mức khá, ước đạt
5,8%. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 5 năm 2006-2010 đạt
gần 45 tỷ USD, vượt 77,8% so với kế hoạch đề ra. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên
31 tỷ USD, gấn hớn 1,3 lần so với mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8
tỷ USD, vượt 17,5%. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên, khu vực nông
nghiệp giảm xuống. Năm 2010, trong cơ cấu GDP, khu vực công nghiệp chiếm 41,1%,
khu vực dịch vụ chiếm 38,3%, khu vực nông nghiệp chiếm 20,6%. Kết cấu hạ tầng
ngày càng được xây dựng hiện đại, đồng bộ; nguồn nhân lực qua đào tạo ngày càng
tăng lên ( năm 2013 là 49%), đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Nợ công trong giới hạn cho phép và có xu hướng giảm[3]. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng
ký mới, bổ sung và mua cổ phần trong 9 tháng đạt 25,5 tỷ USD, tăng 34,3%; vốn
FDI thực hiện đạt kỷ lục 12,5 tỷ USD, tăng 13,4%. Thị trường chứng khoán vượt
800 điểm, cao nhất kể từ năm 2008 (ngày 20/10/2017 đạt 826,84 điểm); mức vốn
hóa đạt trên 93% GDP[4]; đưa thị trường chứng khoán phái sinh vào
hoạt động. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước cả năm khoảng 33,4% GDP, tăng 12,6%.
Tính đến hết tháng 9, xuất khẩu tăng 20%, trong đó rau
quả tăng 43,4%, hạt điều tăng 25,6%, thủy sản tăng 19,8%; điện tử, máy tính và
linh kiện tăng 41,4%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 29,7%; điện thoại
và linh kiện tăng 23,6%[5]. Nhập khẩu tăng 22,7%; xuất siêu 328 triệu
USD. Công tác quản lý thị trường, giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thương
mại được tăng cường.
Trong 9 tháng có
gần 94 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 15,4%; tổng vốn đăng ký tăng 43,5%; có trên 21
nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại. Tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt 2,1
triệu tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Phần lớn doanh nghiệp đánh giá tình
hình sản xuất kinh doanh ổn định và ngày càng tốt hơn[6]. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng
năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2017 - 2018 tăng 5 bậc, lên thứ 55/137
quốc gia, vùng lãnh thổ.
Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,41%[7], ước cả năm đạt 6,7%. Đạt được kết quả này
là nhờ cả 3 khu vực tăng trưởng khá đồng đều: Nông nghiệp tăng 2,78% (gấp hơn 4
lần cùng kỳ), trong đó thủy sản tăng cao 5,42%; xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
ước cả năm đạt 35 tỷ USD. Công nghiệp và xây dựng tăng 7,17%, trong đó ngành
chế biến, chế tạo tăng 12,8%. Khu vực dịch vụ tăng 7,25%, cao nhất kể từ năm
2008. Thu hút khách du lịch đạt kỷ lục, khách quốc tế đạt 9,45 triệu lượt, ước
cả năm 13 triệu lượt, tăng 30%; khách trong nước đạt 57,9 triệu lượt, ước cả
năm 75 triệu lượt, tăng 12%.
- Kết
hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách và từng bước phát triển.
- Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa,
xã hội hài hòa với phát triển kinh tế; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, coi văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực, là nguồn lực nội
sinh của phát triển, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời mở rộng giao
lưu văn hóa thế giới, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, làm
phong phú hơn đời sống văn hóa, con người Việt Nam.
- Phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ, coi phát triển
giáo dục, đào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu.
- Phát triển khoa học công nghệ thực
sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững, góp phần
tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế;
nâng tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFT) vào tăng trưởng.
- Quan tâm thực hiện các chính sác xã hội vì hạnh phúc của con người, coi
đây là thể hiện tính ưu việt, bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa và cũng là
khắc phục mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường; nâng cao đời sống vật chất
của mọi thành viên xã hội về ăn, ở, đi lại, lao động, học tập, nghỉ ngơi, chữa
bệnh và nâng cao thể chất. Mỗi năm tạo bình quân 1,5 đến 1,6 triệu việc làm
mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước gỉam 1,5-2%/ năm. Giảm
nghèo của Việt Nam được Liên Hiệp quốc công nhận và đánh giá cao.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều
tiến bộ, hệ thống cơ sở y tế được hình thành rộng khắp trong cả nước; số bác
sĩ, số giường bệnh trên một vạn dân tăng nhanh; hoàn thiện hệ thống an sinh xã
hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm
như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp..
Tăng cường mở rộng giao lưu và hợp tác quốc
tế, chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế
- Thực hiện nhất quán đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin
cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì lợi ích quốc gia,
dân tộc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa binh, độc lập, dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
- Phát huy được nội
lực, tranh thủ ngoại lực, tiếp thu những thành tựu về khoa học- công nghệ, về
kinh tế trí thức, kinh nghiệm quốc tế, văn minh của nhân loại… để phát triển,
hiện đại hóa lực lượng sản xuất, xây dựng đất nước.
Trong những năm đổi
mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để
tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia các quan hệ song phương và tổ
chức đa phương như ASEAN, APEC, ASEM, WTO…, thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài
(FDI,ODA), xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường xuất nhập
khẩu, khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa
học-công nghệ, trình độ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
- Mở rộng quan hệ
quốc tế
Đến nay, Việt Nam đã
thiết lập quan hệ ngoại giao với 170 nước ( trong đó xác lập quan hệ đối
tác chiến lược với 15 nước), quan hệ thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ,
ký trên 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và
bảo hộ đầu tư. Hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, vị
thế và uy tín quốc tế của Việt nam ngày càng được nâng lên.
Tăng cường xây dựng Đảng, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
- Xây dựng Đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất coi
trọng công tác xây dựng Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Nội dung
xây dựng Đảng bao gồm xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo
đức, phương thức lãnh đạo và phong cách công tác. Mục đích nhằm xây dựng Đảng
trong sạch ,vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động; đẩy mạnh nghiên cứu lý luận về Đảng cầm quyền, vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với tình hình mới;
phòng và chống những nguy cơ lớn đối với một Đảng cầm quyền: sai lầm về đường
lối, bệnh quan liêu, mất dân chủ và sự thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng
viên. Đảng khẳng định phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ, kiên định đường lối đổi mới,
chống giáo điều, bảo thủ hoặc chủ quan, nóng vội, cực đoan.
Đảng tăng
cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về đảng
cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, những vấn
đề mới nảy sinh từ thực tiễn đổi mới; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư
tưởng, khắc phực suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ
phận cán bộ, đảng viên; đấu tranh chống âm mưu và hoạt động “diễn biến
hòa bình” của các thế lực thù địch. Tổ chức việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh trong Đảng và nhân dân.
Tiếp tục đổi
mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng xác
định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm từng tổ chức, sáp nhập
một số ban, bộ, ngành Trung ương để giảm bớt đầu mối, thực hiện cải cách hành
chính trong Đảng, phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng.
Chú trọng kiện
toàn tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên, tăng cường công tác
quản lý, phát triển đảng viên.
Tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ đồng bộ các khâu của công tác cán bộ (đánh giá, quy hoạch, luân
chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng và chính sách cán bộ).
Đổi mới và tăng cường công tác dân vận; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra,
giám sát, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội.
- Xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa
Việt Nam đã
đẩy mạnh việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân; khẳng định nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân công; phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
Nhân dân. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã ban hành Hiến pháp năm 1992 và
Hiến pháp năm 2013 và một loạt các bộ luật, luật và pháp lệnh theo hướng hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đề cao vai trò tối cao của Hiến
pháp, pháp luật trong đời sống xã hội. Trên cơ sở đó tiến hành đổi mới tổ chức
và hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ, các cơ quan tư pháp và chính quyền
địa phương các cấp.
- Phát huy
quyền làm chủ của nhân dân
Ở
Việt Nam việc đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân
chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, là động lực của
sự ngiệp đổi mới. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và được thể chế
hóa bằng pháp luật,. được pháp luật bảo đảm.
Quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
- Trong bối cảnh quốc tế và
khu vực có nhiều phức tạp, chúng ta kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo đảm quốc phòng,
an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
- Nhận thức về mục tiêu, yêu cầu bảo vệ Tổ
quốc; về vị trí, vai trò của quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; về quan hệ đối tác, đối tượng có bước phát
triển.
- Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh
bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền, biển, đảo, vùng trời và giữ
được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
- Chủ trương, giải pháp trong chiến lược quốc
phòng, quân sự, chiến lược an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội tiếp tục
được bổ sung, hoàn thiện. Thế trận quốc
phòng toàn dân gắn kết chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được
tăng cường, củng cố, nhất là trên các địa bàn chiến lược quan trọng; sức
mạnh về mọi mặt của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân được tăng cường.
- Kết
hợp có hiệu quả giữa nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XHCN; giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
- Đấu
tranh làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình", hoạt động phá hoại,
gây rối, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; bước đầu đối phó có hiệu quả
với mối đe dọa an ninh phi truyền thống, kiềm chế được tốc độ gia tăng tội
phạm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét