Phân bố dân số Là sự phân chia tổng số dân theo địa bàn hành chính, khu vực địa
lý, khu vực kinh tế. Kết quả của phân bố dân số là sự đông hay thưa dân số. Mức
độ đông hay thưa được tính bằng mật độ dân số đầu người/1km2. Ví dụ mật độ dân
số của Việt Nam hiện nay hơn 320 người/1km2. Theo đó phân bố
dân số hợp lý là sự phân chia tổng số dân theo địa bàn hành chính, khu vực
địa lý, khu vực kinh tế hợp lý, có tác dụng thúc đẩy địa bàn, khu vực đó phát
triển kinh tế- xã hội vững chắc và bền vững.Ví dụ dân số khu vực biên
giới phái Bắc hiện nay rất thưa khoảng hơn 20 người/1km2. Như vậy với dân số
thưa thớt như vậy sẽ thiếu nguồn lực lao động cho phát triển kinh tế- xã hội.
Thời
gian qua, Đảng , Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách trong phân bố dân
số, bảo đảm giảm sự chênh lệch dân số giữa các vùng miền. Từ năm 1979 đến nay,
chúng ta đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách nhằm điều chỉnh mật độ dân
số cho hợp lý với từng vùng, ngành. Thực hiện tốt chính sách di dân, góp phần
đảm bảo phân bố dân số hợp lý. Ví dụ: chính sách xây dựng vùng kinh tế mới.
Phong trào thanh niên miền xuôi lên miền núi lập nghiệp…Tuy nhiên phân bố dân
số theo các vùng kinh tế- xã hội cho thấy, dân số chủ yếu tập trung ở các vùng
đồng bằng và ven biển như đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc
Trụng bộ và duyên hải miền trung.
Dân
số ở khu vực đồng bằng chiếm khoảng hơn 75%. Mật độ dân số chung, năm 2019 là 290
người/1km2, tăng 31 người so với năm 2009. Mật độ dân số ở các vùng có sự chênh
lệch lớn. Đồng bằng sông Hồng có diện tích hẹp nhất nhưng có dân số lớn nhất là
1.060 người/1km2. Đông Nam bộ là 757người/1km2. Vùng miền núi trung du có mật
độ dân số rất thấp. Tây Nguyên 107 người/1km2; Trung du và Miền núi phía Bắc
132 người/1km2.
Đông
Nam Bộ có tỷ lệ dân số thành thị cao nhất cả nước (62,8%. Trung du và miền núi
phía bắc có tỷ lệ dân số thành thị thấp nhất (18,2%). Các tỉnh có tỷ lệ dân số
thành thị cao nhất là Đà Nẵng, Bình Dương, Thành Phố Hồ Chí Minh ( tương ứng là
87,2%, 79,9%,79,2%). Các tỉnh có tỷ lệ dân số thành thị thấp nhất cả nước là
Bến tre, Thái Bình, Bắc Giang (tương ứng là 9,8%,10,6% và 11,4%). Đồng bằng
Sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người,
chiếm 23,4% tổng dân số cả nước. Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất
với 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước, Giai đoạn 2009-2019, Đông Nam Bộ
có tủy lệ tăng dân số bình quân cao nhất cả nước 2,37%/năm. Đông Bằng Sông Cửu
Long có tỷ lệ tăng dân số bình quân thấp nhất, 0,05%/năm.
Dân
số Việt nam phân bố không đều giữa các vùng kinh tế- xã hội, trong đó đồng bằng
sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người,
chiếm 23,4% tổng dân số cả nước; tiếp đến là vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải
miền Trung với 20,2 triệu người đang sinh sống, chiếm 21,0%. Tây nguyên là nơi
có ít dân cư sinh sống nhất với 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước.
Giai đoạn 2009-2019, Đông Nam Bộ có tỷ
lệ tăng dân số bình quân cao nhất cả nước (2,37%/năm,), đây là trung tâm kinh
tế năng động, thu hút rất nhiều người di cư đến làm ăn, sinh sống và học tập;
Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ tăng dân số bình quân thấp nhất (0,05%/năm).
Từ sự phân bố
không đều trên, chúng ta phải đánh giá chính xác nguyên nhân khác quan, chủ
quan dể từ đó có những giả pháp phân bố dân số hợp lý, góp phần thực hiện tốt
công tác dân số và phát triển hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét