Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Tình hình quy mô dânsố ở Việt Nam hiện nay- Những vấn đề cần suy ngẫm

 


Hiện nay có nhiều quan niệm về dân số, theo xã hội học trong lãnh đạo quản lý thì dân số được hiểu là tập hợp người sống được đặc trưng bởi quy mô, cơ cấu, chất lượng, sự biến động dân cư, mối quan hệ về kinh tế- xã hội và phân công lao động xã hội trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Như vậy, quy mô dân số là một đặc trưng cơ bản của dân số. Quy mô dân số được hiểu là số người sống trên một vũng lãnh thổ tại thời điểm nhất định. Ví dụ quy mô dân số Việt Nam năm 2019 là hơn 96,2 triệu người, quy mô dân số Trung Quốc hiện nay là hơn 1,3 tỷ người…Theo đó, quy mô dân số hợp là quy mô luôn giữ ở trạng thái cân bằng giữa số người phụ thuộc với số người trong độ tuổi lao động, để luôn đảm bảo thay thế lực lượng lao động khi về già.

Quy mô dân số được duy trì hợp lý sẽ đảm bảo cân đối giữa dân số phụ thuộc và dân số trưởng thành, làm cho quốc gia đó luôn có lực lượng lao động phù hợp với phát triển kinh tế xã hội. Nếu quy mô dân số không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia. Quy mô dân số không phù hợp thường được biểu  hiện ở hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất:  Tỷ xuất sinh giảm (Tỷ xuất sinh là tổng số con sinh ra sống/ một người phụ nữ trong tuổi sinh đẻ). Nếu tỷ xuất sinh giảm, thì tỷ lệ sinh thay thế giảm. Khi tỷ lệ sinh thay thế giảm thì ở một chừng mực giai đoạn nào đó xã hội sẽ có nhiều người già, lực lượng kế cận lao động sẽ giảm. Khuyh hướng thứ hai: Tỷ xuất sinh thay thế tăng, xã hội sẽ có tỷ lệ sinh thay thế tăng, thì dân số tăng. Khi dân số tăng thì trong xã hội sẽ có số người phụ thuộc (trẻ em và người già) lớn. Khi số người phụ thuộc lớn trong xã hội sẽ phải thực hiện an sinh xã hội lớn, như vậy sẽ không phát triển được. Do vậy phải giữ được mức sinh thay thế. Với Việt Nam hiện nay đang giữ ở mức sinh thay thế phù hợp với tỷ xuất sinh 2,01 con/ một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

 Tuy nhiên xét theo từng vùng, từng địa bàn hành chính thì tỷ xuất sinh thay thế có sự chênh lệch. TFR của khu vực thành thị là là 1,83 con/phụ nữ; khu vực nông thôn là 2,26 con/phụ nữ. Phụ nữ có trình độ Đại học có mức sinh thấp nhất (1,85 con/phụ nữ; khu vực nông thôn là 2,26 con/phụ nữ; phụ nữ chưa bao giờ đi học (2,59 con.phụ nữ). Theo thống kê, vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế (1,5- 1,6 con), Thành phố Hồ Chí Minh có mức sinh thấp nhất cả nước (1,39 con/phụ nữ). Trong khi đó một số tỉnh miền núi phía Bắc, Miền Trung và Tây nguyên, tỷ suất sinh còn rất cao. Tỷ xuất sinh thô cả nước hiện nay từ 16 đến 17 phần nghìn, nhưng tỷ xuất này ở các tỉnh lên đến gần 30 phần nghìn. Nhiều tỉnh như Hà Giang, Lai Châu, Hà Tĩnh, Đắc Lắc có tổng tỷ xuấ sinh ở mức trên dưới 3 con số. Thậm trí có những nơi, đặc biệt là tại các vùng đồng bào dân tộc ít người, có tình trạng sinh từ 6 đến 7 con. Hà Tĩnh là tỉnh có mức sinh cao nhất 2,83 con/phụ nữ). Những vấn đề trên cần có giải pháp kịp thời để cân bằng mức sinh thay thế của từng vùng.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét