Những năm đầu thế kỷ XX trở lại đây, tốc độ gia tăng dân số của Việt Nam
ngày càng tăng nhanh. Giai đoạn năm 1921đến năm 1945, dân số Việt Nam tăng khoảng
9,5 triệu người. Giai đoạn năm 1945 đến năm 1995 dân số tăng khoảng 48 triệu
người. Nếu tính từ năm 1921 đến năm 1995, trong khoảng 74 năm dân số Việt Nam
tăng khoảng 4,5 lần so với số lượng khoảng 58,5 triệu người, cũng trong thời
gian này, dân số thế giới tăng khoảng 2,9 lần. Nếu chỉ tính từ năm 1975 đến năm
1990, dân số Việt Nam tăng thêm khoảng 18,6 triệu người, trong khi đó ở Châu Âu
chỉ tăng thêm 20 triệu người (riêng Pháp là 1,8 triệu người) và Nhật Bản tăng
12 triệu người. Đây là thời kỳ diễn ra “bùng nổ dân số” dữ dội nhất ở Việt Nam.
Từ năm 1979 đến nay, tỷ lệ tăng dân số giảm dần, tốc độ gia tăng dân số đã được
khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế sớm 10 năm so với mục tiêu nghị
quyết đề ra và tiếp tục duy trì cho đến nay, hạn chế tăng thêm hàng chục triệu
người.
Đến
năm 2016, tổng tỷ xuất sinh- TFR (số con sinh ra bình quân của một phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ) là 2,09 con/người phụ nữ, trong đó thành thị là 1,86 con/
người phụ nữ và nông thôn là 2,21 con/người phụ nữ. Đây là chỉ số thấp hơn mức
sinh thay thé được tinh bằng 2,1 con/người phụ nữ.
Từ
0 giờ ngày 01 tháng 04 năm 2019, tổng dân số Việt Nam là 96. 208.884 người,
trong đó dân số nam là 47.881.061 người, chiếm 49,8% và dân số nữ là 48.327.923
người, chiếm 50,2%.
Có
thể nói chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam được thực hiện
tốt do nhiều yếu tố: Đảng có chủ trương đúng đắn, Nhà nước có chính sách phù
hợp chặt chẽ, nhân dân đồng tình ủng hộ thực hiện nghiêm túc. Có thể nói với ý
thức tự giác, tinh thần yêu nước nồng nàn… toàn thể dân tộc Vietj Nam luôn đoàn
kết, chung tay thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình (chủ
trương: mỗi cặp vợ chồng sinh để từ 1 đến 2 con đã trở thành tiềm thức của mỗi
người dân Việt Nam từ những năm 1979 đến nay)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét