Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2020

Cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng là không thể xuyên tạc

    Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động lợi dụng những khuyết điểm, yếu kém, sai lầm, khuyết điểm của một số cán bộ, đảng viên  suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", nhất là tình trạng tham ô, tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên mà quy kết rằng những khuyết tật suy thoái đó là bản chất của chế độ Đảng độc quyền lãnh đạo để thông qua đó bôi nhọ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng; đòi thực hiện đa nguyên, đa đảng, thực hiện xã hội dân sự…

Thật ra, tham nhũng luôn là tệ nạn đối với mọi quốc gia, dân tộc, dù quốc gia đó theo chế độ đa đảng hay một đảng độc quyền lãnh đạo như Việt Nam. Ở Việt Nam, sớm nhận thức được tác hại của tham nhũng đối với việc xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, từ rất sớm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi tham ô, tham nhũng là “giặc nội xâm” và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định cuộc đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng để chú trọng phòng và đấu tranh chống lại tệ nạn nguy hiểm này.

Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đấu tranh chống tham nhũng được Đảng xác định là nhiệm vụ lâu dài, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì và thận trọng, không nóng vội, không chủ quan... Những nhiệm kỳ gần đây, việc đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng trong Đảng và hệ thống chính trị thể hiện rõ qua văn kiện Đại hội Đảng, qua các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng và chỉnh đốn Đảng, về phòng và đấu tranh chống tham nhũng... Theo đó, các cơ quan, ban, ngành chức năng đã thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đi vào chiều sâu, trong đó lấy giáo dục làm cơ sở, lấy pháp chế làm đảm bảo, trên tinh thần: 1) Nhân dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc; 2) Không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sự tác động không đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào; 3) Làm từng bước, rõ đến đâu xử lý đến đó, trong đó lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách; 4) Nhân văn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội… để từng bước ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi tham nhũng.

Trong phòng và chống tham nhũng, việc đưa ra xét xử nhiều vụ án về tham nhũng kinh tế; việc khởi tố, xử lý, kỷ luật cán bộ, đảng viên; trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cấp cao, cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý… nhất là nhiệm kỳ XII cho thấy, chủ trương và hành động quyết liệt của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng. Những kết quả trong phòng và đấu tranh chống tham nhũng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII (2016) của Đảng đến những ngày tháng 10 năm 2020 được đăng tải trên các cơ quan truyền thông không chỉ khẳng định quyết tâm kiểm soát quyền lực trong Đảng, trong hệ thống chính trị mà còn góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng để Đảng được trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với vai trò tiền phong.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét