Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Quy mô dân số hợp lý sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển


Để quy mô dân số phù hợp, Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, xác định: mục tiêu đến năm 2030, chúng ta phải giữ mức sinh thay thế với tỷ xuất sinh (TFR) là 2,1 con (số con sinh ra bình quân của một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ), quy mô dân số là 104 triệu người; giảm 50 % chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng; 50% số tỉnh đạt mức sinh thay thế.

Mức sinh thay thế có vai trò quan trọng trong việc ổn định quy mô, chất lượng, cơ cấu dân số. Nếu mức sinh giảm xuống thấp và tổng tỷ xuất sinh chỉ khoảng 1,35 con/phụ nữ (vào khoảng từ năm 2020 đến 2050), quy mô dân số nước ta sẽ đạt cực đại vào khoảng từ 95 đến 100 triệu dân./ Điều này sẽ dẫn đến dân số suy giảm, thiếu nguồn lao động, giai đoạn cơ cấu dân số vàng ngắn lại và già hóa dân số sẽ diễn ra nhanh. Nếu mức sinh tăng và tổng tỷ xuất sinh có thể lên tới 2,3- 2,5 con/phụ nữ, thì đến năm 2050, quy mô dân số nước ta sẽ ổn định ở mức quá cao khoảng 130 đến 140 triệu người, khoảng 400 người/1km2. Điều này sẽ gây áp lực lớn đối với các lĩnh vực y té, giáo dục, lao động, việc làm…rất bất lợi với sự phát triển kinh tế- xã hội và cơ cấu nhân khẩu học của đất nuwowcstrong tương lai. Nếu duy trì mức sinh ở mức thấp hợp lý với tổng tỷ xuất sinh khoảng từ 1,9 đến 2 con/phụ nữ thì đến năm 2050, quy mô dân số nước ta sẽ ổn định ở mức từ 115 đến 120 triệu người sẽ phát huy được các lợi thế của dân số. Đó là quy mô dân số sẽ ổn định ở mức thấp hơn, cơ cấu tuổi của dân số sẽ cân bằng hơn, giảm dần về sự chênh lệch bất lợi về mức sinh giữa các địa phương, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững kinh tế- xã hội của đất nước. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét