Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Quy mô dân số Việt Nam thời kỳ độc lập và tự chủ


Thời Ngô- Đinh- Tiền Lê

Từ sau khi Khúc Thừa Du tự xưng là Tiết Độ sứ, Người Việt bắt đầu khôi phục quyền tự chủ. Đương thời phương Bắc rơi vào thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, giao tranh liên miên không dứt. Ngay từ cuối thời Đường khi loạn Hoàng Sào bùng nổ làm mấy trăm vạn bá tính Giang Nam bỏ mạng, đã có rất nhiều người chạy xuống phương nam để tránh chiến họa, trong đó có cả nhiều thủ lĩnh Trung Hoa chạy loạn xuống Tĩnh Hải quân lập ấp mà con cháu họ sau này trở thành các sứ quân như Đỗ Cảnh Thạc và sứ quân Trần Lãm. Năm 906, tướng Nguyễn Lê theo lệnh vua Đường đem 70.000 quân sang nước Việt đòi họ Khúc triều cống, Nguyễn Nê dựng bản doanh ở Thành Quả, không đem quân quyết chiên mà lại lấy vợ Việt và sinh ra 3 con trai sau này là các sứ quân Nguyễn Khoan, Nguyễn Thủ Tiệp và Nguyễn Siêu. Binh sỹ đi theo phần nhiều cũng ở lại bản địa, lấy vợ sinh con, không về Bắc nữa. Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đến mùa xuân năm 939 thì chính thức xưng vương, tức là Tiền Ngô Vương, đóng đô ở Cổ loa, lập Dương Thị làm hoàng hậu; đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục. Dưới thời Ngô vương, dân số Việt Nam có khoảng 3.600.000 người. Năm 944, Ngô vương băng hà, Việt Nam rơi vào loạn 12 sứ quân. Các sứ quân liên tục tranh giành nhau, giáo chiến không ngừng sau nhiều năm liền. Binh lính và dân chúng bỏ mạng vô số. Đến năm 968 Đinh Bộ Lĩnh trấn áp quần hùng, thống nhất thiên hạ, lên ngôi Hoàng Đế, tự xưng là Đại thắng Minh Hoàng đế, tức là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Cả nước có khoảng 3.500.000 người.

Năm 981, Lê Hoàn lên ngôi vua, lập ra nhà tiền Lê, chỉ huy quân dân đánh tan quân Tống xâm lược, đồng thời dẹp tan các thế lực chống đối trong nước.

Ước tính khi ngô vương mới giành được độc lập, Việt Nam có khoảng 3,5 triệu nhân khẩu. Đến khi Lê Hoàn đánh tan quân Tống, thiên hạ trải qua nhiều năm chinh chiến, từ loạn 12 sứ quân đến họa xâm lăng và nhiều năm thanh trừng các thế lực chống đối trên toàn quốc của vua Lê Đại Hành, cả nước chỉ còn khoảng 3 triệu người.

Thời Lý - Trần.

Sau khi Lê Đại Hành băng hà ở điện Trường Xuân năm 1005, con là Long Việt lên ngôi, xưng Lê Trung Tông- Trung Tông ở ngôi được 3 ngày thì bị em là Lê Long Đĩnh giết chết để cướp ngôi. Đương thời chính sự thối nát, nhà vua tàn bạo hoang dâm lên lòng người không phục. Năm 1009, Ngọa Triều qua đời lúc 24 tuổi, Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn được quần thần tôn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý, đặt niên hiệu thuận thiên. Năm 1054, Lý Thái Tông đổi quốc hiệu là Đại Việt, tiến hành đại xá thiên hạ, đồng thời thống kê dân số toàn quốc được hơn 3.790.000 nhân khẩu. Năm 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông. Triều Trần chính thức bước lên vũ đài thay thế triều Lý. Thời Trần các nam đinh được chia thành 3 hạng: hạng tiểu hoàn nam (từ 18 tuổi đến 20 tuổi), hạng đại hoàng nam (từ 20 đến 60 tuổi) và hạng lão (trên 60 tuổi). Khi quân Mông Cổ đánh bại nhà Nam Tống, một số quan lại địa phương nhà Tống đã quy phụ nhà Trần…

Thời nhà Hồ và Thuộc Minh

Theo Minh sử, năm 1408 nhà Minh kiểm soát 3.12.000 người và 2.087.500 người Man trên đất Đại Ngu cũ.

Thời Hậu Lê

Thời Lê sơ

Sauk hi đánh đuổi quân Minh xâm lược, khôi phục chủ quyền, Lê thái Tổ rất quan tâm chú ý đến việc phục hồi sức dân, tái ổn định đất nước sau 20 năm chiến loạn. Ông đã cho quân lính trở về nhà tham gia sản xuất, chỉ giữ lại 10 vạn quân trong tổng số 35 vạn để canh giữ đất nước. Triều đình đem những tù binh người Minh vào phương Nam khia khẩn đất hoang, tăng cường sản xuất. Nhờ những chính sách đó mà dân số Việt Nam tăng mạnh trở lại. Năm 1490, Lê Thánh Tông tiến hành cải cách hành chính trên toàn quốc, đổi phủ thừa tuyên thành các xứ. Như vậy trên cả nước có 13 xứ, 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 37 phường, 6.851 xã , 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguyên, 30 trường. Mỗi xã thường không quá 500 hộ, nếu nhiều hơn 700 hộ thì sẽ tách ra làm 2 xã nhỏ. Theo cách tính này thì đến năm 1490, toàn quốc có khoảng 8 triệu nhân khẩu.

Thời nhà Lê Trung hung

Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê, lập ra nhà Mạc. Vài năm sau, chiến tranh Nam Bắc triều nổ ra và lan ra mạnh mẽ trên cả nước. Cuộc nội chiến kéo dài 60 năm khiến cho cả một vùng Nghệ An xơ xác điêu tàn “trăm dặm không thấy bóng người”. Các nhà nghiên cứu tổng kết, trong 60 năm chiến tranh (1533- 1592) giữa Lê và Mạc đã diễn ra 38 trận lớn nhỏ, cả hai bên đều huy động gần hết các lực lượng lao động chính trong xã hội vào cuộc chiến cùng những nhân tài, vật lực trong tay. Sau mỗi trận đánh, lực lượng mới lại được huy động để bù đắp cho lực lượng tổn thất trên chiến trường.

Cuộc chiến đã tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân lao động. Sản xuất bị đình trệ, ảnh hưởng lowbs đến đời sống toàn quốc…Năm 1750, Đàng trong thống kê được khoảng 1.500.000 người, còn đàng ngoài là khỏng 4000.000 người.

Thời nhà Nguyễn

Năm 1802, Nguyễn Ánh diệt Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn, nước Đại Việt có 5.780.000 người. Đến năm 1836 thì vua Minh Mạng hoàn thành công cuộc lập địa bạ trên toàn quốc (hiện nay còn lưu giữ được 10.044 tập gồm 15.000 quyển địa bạ) là kho tang vô giá để mô tả cương vực nước Việt ở từng ngôi làng, từng mảnh ruộng. Dân số Nhà Nguyễn thống kê được 7.764.128 người.

Năm 1858, quân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, đến năm 1883 thì hoàn tất. Tính chung Bắc Kỳ có 37 phủ, 88 huyện, 38 châu, gồm 1264 tổng, 10105 xã, 29 mường, 2141 bản và 4 đạo quan binh ở vùng biên giới. Trung kỳ có 3 đạo, 33 phủ, 58 huyện, 541 tổng, 9093 xã  và 6 thành phố. Nam kỳ có 78 quận, 197 tổng kinh và 10 tổng Thượng, 1470 xã. Năm 1870 Việt Nam có khoảng 10.000.000 người, đến năm 1901 thuộc Pháp là 13.000.000 người và tăng lên 22.600000 vào năm 1943. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét