Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Phân bố dân số phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng trong thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển

 


Phân bố dân số không phù hợp do nhiều yếu tố mang lại, đó là vấn đề về tổng tỷ xuất sinh thay thế không phù hợp (thấp quá, hay cao quá); điều chuyển dân số không theo kế hoạch; vấn đề di dân tự do. Những vấn đề trên nếu không được thực hiện theo quy hoạch, có chiến lược sẽ dẫn đến phân bố dân số không phù hợp. Nếu phân bố dân số phù hợp sẽ làm cho quy mô dân số phù hợp. Quy mô dân số phù hợp sẽ ảnh hưởng rất thuận lợi đến phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Điều đó được biểu hiện trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, dân số và tăng trưởng kinh tế. Trong các nhóm giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế xã hội hiện nay, nhóm giải pháp về dân số và nguồn nhân lực được đưa lên hàng đầu. Bởi giữa dân số và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau theo tỷ lệ nghịch. Thông thường tỷ lệ gia tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bình quân đầu người hàng năm được coi là là chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế. Để tăng trưởng chỉ tiêu này, GNP phải tăng nhanh hơn tỷ lệ gia tăng dân số. Việc hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số (nếu NGP) không thay đổi cũng sẽ làm tăng GNP tính trên đầu người. Theo tính toán để ổn định kinh tế xã hội, nếu tốc độ phát triển dân số là 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế phải là 4%. Tăng trưởng kinh tế đồng thời phải giảm phát triển dân số thì đời sống nhân dân mới được cải thiện. Ở nước ta hiện nay trong khi mức bình quân GNP đầu người rất thấp trong khi tỷ lệ gia tăng dân số mặc dù đã chậm lại, nhưng mỗi năm dân số tăng thêm 1triệu người. Đây luôn là một bài toán lớn, khó khăn đối với nước ta cũng như các nước trên thế giới.

Mọi biến động dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, cơ cấu tuổi của dân số là một yếu tố quan trọng hàng đầu, vì nó xác định lượng cung lao động trong nền kinh tế đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế hay không. Nếu cơ cấu dân trẻ sẽ tạo ra nguồn lao động dồi dào để tăng trưởng kinh tế, ngược lại dân số già sẽ làm cho lượng dân trong độ tuổi lao động giảm không đáp ứng được nguồn nhân lực bên cạnh đó phải tăng an sinh xã hội, điều này sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu “dân số vàng” hiện nay sẽ đem đến một cơ hội duy nhất trong lịch sử nhân khẩu học của Việt Nam trong việc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế với điều kiện lực lượng lao động dồi dào này được đào tạo và sử dụng có hiệu quả.

Thứ hai, dân số và giáo dục. Dân số và giáo dục tác động lẫn nhau trong mối tương quan của nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế, chính trị, truyền thống văn hóa, tôn giáo. Trong các yếu tố dân số ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu của hệ thống giáo dục, quy mô và cơ cấu dân số có tác động mạnh nhất. Quy mô dân số lớn, tỷ lệ phát phát triển dân số cao, cơ cấu dân số trẻ, dẫn tới quy mô dân số trong độ tuổi đi học lớn và phát triển nhanh, sẽ tăng nhu cầu đầu tư, cung cấp ngân sách cho giáo dục. Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính cho biết quy mô, cơ cấu của dân số trong độ tuổi đi học. Dân số Việt Nam tăng thêm 1,1 triệu người /năm, tức là mỗi năm phải mở khoảng 22 ngàn lớp học, tương đương tối thiểu phải có thêm khoảng 50 ngàn giáo viên mới, chưa xét đến những hệ quả kép theo như tỷ lệ trẻ em thất học, bỏ học, chất lượng giáo dục suy giảm, trường lớp quá tải.

Thứ ba, dân số và bảo vệ môi trường. Hiện nay tác động của gia tăng dân số và quy mô dân số đông với môi trường và ảnh hưởng của môi trường bị ô nhiễm đối với con người là một trong những vấn đề được quan tâm và thảo luận rộng rài trên toàn thế giới. Gia tăng dân số và quy mô dân số đông trước hết tác động đến nguồn tài nguyên. Dân số tăng nhanh sẽ gia tăng mức độ “bóc lột” đất đai và làm kiệt quệ độ màu mỡ của đất. Diện tích đất canh tác giảm do nhu cầu diện tích để xây dựng nhà ở, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng khác tăng lên. Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do con người đốt rừng để lấy đất trồng trọt, khai thác rừng, chặt phá rừng bừa bãi, không thể kiểm soát được. Điều này tiềm ẩn những nguy cơ: đất bị bào mòn ở Miền Núi, bị nhiễm mặn, bị lấp cát ở vùng đồng bằng ven biển. Việc mất rừng nhiệt đới, khí hậu bị thay đổi, tài nguyên sinh vật bị thu hẹp, đe dọa sự phát triển bền vững. Ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước, là những nguyên nhân chính tạo điều kiện cho bệnh tật phát triển.

Thứ tư, Dân số và nghèo đói. Sự gia tăng dân số dẫn tới suy thoái môi trường, không có nước sạch không khí trong lành và phương tiện vệ sinh, dẫn đến bệnh tật và giảm tuổi thọ, trẻ em bị suy dinh dưỡng, không được đi học. Nghèo đói dẫn tới bệnh tật, chết vì HIV/AIDS. Sự gia tăng dân số dẫn đến tăng số người không có việc làm, gây nhiều sức ép về kinh tế, xã hội, môi trường. Dân số tăng song quy hoạch và đầu tư xây dựng đô thị lại chưa đáp ứng kịp. Di dân càng nhiều, tuy có giúp tăng trưởng kinh tế nhưng gây nhiều tiêu cực về xã hội và môi trường.

Hiện nay, chúng ta có khoảng  hơn 50 % người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số 14,7% dân tộc thiểu số  trên dân số toàn quốc. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 34% dân số thành thị, 66% dân số sống ở nông thôn. Đời sống, mức thu nhập và cơ hội có việc làm khác nhau, dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo càng rõ hơn. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc có thể trở thành một nguy cơ gây bất ổn định kinh tế, xã hội, chính trị.

Thứ năm, dân số và y tế. Sự phát triển của hệ thống y tế của mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: trình độ phát triển kinh tế- xã hội; điều kiện vệ sinh môi trường; tình hình phát triển dân số, chính sách của nhà nước đối với y tế và các điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân. Như vậy dân số là một yếu tố mang tính khách quan và cùng với các yếu tố khác, tác động tới sự phát triển của hệ thống y tế về số lượng và chất lượng. Để đáp ứng nhu câu chăm sóc sức khỏe, hệ thống y tế cần phát triển các loại hình dịch vụ y tế phù hợp.

Quy mô dân số và tỷ lệ gia tăng dân số tác động trực tiếp làm gia tăng nhu cầu đối với hệ thông y tế. Đó là một động lực thúc đẩy hệ thống này phát triển. Song ở nước ta mức đầu tư cho y tế rất thấp so với nhu cầu. Bên cạnh đó sự phấn phối không đồng đều dịch vụ y tế trong các bộ phận dân cư, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn; sự mất cân đối giữa y tế dự phòng và y tế điều trị đã làm giảm hiệu quả hoạt động y tế. Công tác chăm sóc sức khỏe và bảo vệ bà mẹ trẻ em được tăng cường làm giảm mức chết ở trẻ em sơ sinh. Tăng cường các điều kiện xã hội, y tế trong việc chăm sóc sức khỏe tuổi già góp phần giảm phụ thuộc vào con cái, cũng dẫn đến giảm sinh. Rõ ràng y tế là nhành bảo đảm mặt kỹ thuật cho quá trình tái sản xuất dân số diễn ra hợp lý và hiệu quả.

Từ yêu cầu về quy mô, phân bố dân số phù hợp, trong công tác lãnh đạo, quản lý cần quán triệt và thực hiện tốt giải pháp sau:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét