Trong điều kiện hiện nay
với nhiều tiện ích từ các mạng xã hội, Internet, các thông tin mở thì sự tác
động tiêu cực của nó diễn ra hết sức phức tạp. Đặc biệt, thời gian gần đây,
trên các mạng xã hội, các blog, trang web xuất hiện nhiều thông tin vu cáo,
xuyên tạc, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Chúng thường
phát tán các thông tin, hình ảnh giả tạo, sai lệch, biến không thành có, thật
giả lẫn lộn, gây hoài nghi trong dư luận xã hội, tác động đến tâm lý, tư tưởng,
tình cảm của nhân dân và cán bộ, chiến sĩ, thậm chí có thể gây ra tình trạng
nghi ngờ nhau làm mất đoàn kết nội bộ, mất lòng tin đối với những người thiếu
bản lĩnh.
Bôi nhọ, hạ uy tín lãnh
đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ta là trò không mới của các thế lực thù địch,
phản động. Tuy nhiên, với cách tuyên truyền kiểu “mưa dầm thấm lâu” của chúng,
nếu hệ thống thông tin, truyền thông của chúng ta không cung cấp được những
thông tin chính thống, kịp thời để đáp trả lại các luận điệu xuyên tạc, vạch
trần sự vu khống, dối trá đó thì sẽ có tác hại rất lớn đến nhân dân.
Phòng ngừa, ngăn chặn
những tác động tiêu cực của hoạt động này chính là góp phần quan trọng bảo vệ
Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vạch trần âm mưu, thủ đoạn hoạt
động của các thế lực thù địch, nâng cao tinh thần cảnh giác cho cán bộ, chiến
sĩ trong đơn vị là trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp. Chúng ta cần làm
tốt công tác nắm tình hình, công khai thông tin cho cán bộ, chiến sĩ. Để nâng
cao cảnh giác trước những thông tin kẻ xấu lập lờ xuyên tạc thì giải pháp tốt
nhất là phải cung cấp, công khai những thông tin chính thống, trừ thông tin
“mật” về quốc phòng, an ninh. Bên cạnh đó, phải thường xuyên nâng cao sức “đề
kháng” cho cán bộ, chiến sĩ để tự làm sạch thông tin trước khi tiếp nhận, hoặc
tự loại bỏ thông tin độc hại. Do vậy, các cơ quan, đơn vị tiếp tục chủ động,
tích cực ngăn chặn, đẩy lùi, bác bỏ các thông tin xấu trên mạng xã hội; thường
xuyên đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục chính
trị nhằm củng cố vững chắc trận địa tư tưởng, văn hóa của Đảng trong quân đội,
đặc biệt chăm lo công tác xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ
trong đơn vị; tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh và quản lý chặt chẽ việc
sử dụng Internet, mạng xã hội của bộ đội; đẩy mạnh giáo dục cho cán bộ, chiến
sĩ chấp hành nghiêm các quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
Mạng xã hội là “mảnh đất
màu mỡ” để các thế lực thù địch tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ các
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta. Ngoài việc sử dụng mạng xã hội để chống
phá, chúng triệt để móc nối, sử dụng những đối tượng chống đối trong nước để
“tiếp sức” phá hoại. Do vậy, cảnh giác với các thông tin bịa đặt, độc hại trên
mạng xã hội của các thế lực thù địch, phản động, đập tan âm mưu, thủ đoạn của
chúng là rất quan trọng và cần thiết ở các đơn vị hiện nay./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét