Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Quy mô dân số Việt Nam thời kỳ Tùy Đường

 


Năm 581, Tùy Văn Đế Dương Kiên kiến quốc, đến năm 589 thì quân Tùy nam hạ diệt Trần, lãnh thổ Việt Nam lại chịu sự cai trị của Nhà Tùy. Năm Vũ Đức thứ 5 (622), Nhà Đường sau khi lên thay nhà Tùy, đã đặt ra tổng quản phủ Giao Châu (Giao Châu tổng quản phủ), quản lãnh 10 châu: Giao Châu, Phong Châu, Aia Châu, Tiên Châu, Diên Châu, Tổng Châu, Từ Châu, Hiếm Châu, Đạo Châu, Long Châu, bao trùm miền bắc Việt Nam. Quan đứng đầu phủ Giao Châu là đại tổng quản Khâu Hòa vốn là thủ lĩnh Giao Chỉ.

Năm 679, Giao Châu đô đốc phủ đổi thành An Nam đô hộ phủ, chia làm 12 châu, trong đó có Giao Châu mới gồm 8 huyện: Tống Bình, Long Biên, Chu Diên, Giao Chỉ, Bình Đạo, Vũ Bình, Nam Định, Thái Bình và chỉ là một phần nhỏ của miền Bắc Việt Nam. 11 Châu còn lại là: Lục Châu, Phúc Lộc Châu, Phong Châu, Thang Châu, Chi Châu, Võ Nga Châu, Võ An Châu, Aias Châu, Hoan Châu, Diễn Châu, Trường Châu. Quan cai trị An Nam đô hộ phủ gọi là đô hộ. Theo số liệu thống kê của nhà Đường, ở quận Giao chỉ có 9 huyện 60.112 hộ; quận Cửu Chân có 7 huyện 33. 286 hộ; quận Nhật Nam có 8 huyện 12.047 hộ, quân Ninh Việt ở phía Đông Bắc, gồm Khâm Châu không rõ số dân; 3 quận mới chiếm của Lâm Ấp là quân Tỷ Ảnh có 4 huyện 4.305 hộ, quận Hải Âu có 4 huyện 2.457 hộ.

Đến trung kỳ thời Đường, nước Nam Chiều của người Bạch nổi lên mạnh mẽ, trong khi nhà Đường lại bị suy yếu vì những sung đột nội bộ. Đường và Nam Chiếu thường xuyên xung đột, đỉnh điểm là việc quân Đường đại bại ở Hạ Quan, quân Nam Chiếu thừa cơ tỏa đi chiếm toàn bộ các vùng đất thuộc Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên ngày nay. Đồng thời quận Nam Chiếu cũng thường xuyên xuôi dòng sông Hồng dánh phá An Nam thuộc Đường. Mỗi lần đánh phá An Nam, quân Nam Chiếu đều tàn sát dân địa phương, cướp doạt vô số của cải Nhà Đường tỏ ra bất lực và quân Đường chỉ quay lại khi quân Nam Chiếu đã rút đi. Năm 863 Đoàn Tú Thiên lại tiến vào An Nam, đánh bại quân Đường. Sái Tập bị giết. Quân Nam Chiếu chiếm đóng và cướp phá, giết hại tới 15 vạn người Việt. Sau đó vua Nam Chiếu sai Đoàn Tú Thiên ở lại Giao Châu làm tiết độ Sứ. Nhà Đường phải di chuyển Phủ Đô hộ An Nam đến Hải Môn. Năm 864, Nhà Đường sai Cao Biền làm An Nam Đô hộ kinh lược chiêu thảo sứ sang đánh Nam Chiếu. Năm 865, Cao Biền tiến đến Nam Định, nhân lúc quân Nam Chieéu đang gặt lúa. Bất ngờ đánh úp, phá tan quân Nam Chiếu. Tới năm 867. Cao Biền đánh bại hoàn toàn người Nam Chiếu tại An Nam, chiếm lại thành Tống Bình, giết chết Đoàn Tú Thiên, chém hơn 3 vạn quân Nam Chiếu. Từ đó sự xâm lấn của Nam Chiếu mới chấm dứt. Nhà Đường chia nhỏ thành các phủ, dưới phủ là huyện rồi đến hương xã. Các xã cũng không đều nhau, có hạng lớn thì 40-60 hộ, hương nhỏ từ 70-150 hộ, lớn từ 160-540 hộ.

Năm 863, Đương ý Tông thăng An Nam đô hộ phủ làm Tính Hải quân, cho Cao Biền làm tiết độ Sứ, và sau là Cao Tầm, Tăng Côn, Tạ Triệu, An Hữu Quyền, Chu Toàn Dục và Đốc Cô Tốn. Năm 905, Đốc Cô Tốn bị Chu Ôn đầy đi Hải Nam giết chết do không cùng vây cánh. Trong lúc nhà Đường chưa kịp cử quan cai trị mới sang trấn nhậm, một hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm lấy thủ phủ Đại La, tự xưng là tiết độ Sứ. Chu Ôn đang mưu cướp ngôi nhà Đường, đã nhân danh vua Đường thừa nhận Khúc Thừa Dụ, từ đó người Việt bắt đầu khôi phục quyền tự chủ. Tỉnh Hải quan lúc này gồm có 12 Châu là Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Thang, Trường, Chi, Vũ Nga, Vũ An, Ái, Hoan, Diễn. Lãnh thổ 12 Châu này bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, kéo dài tới phái Bắc Hoành Sơn, thêm một phần phía Tây Nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên sang thời nhà Ngô (939-967), lãnh thổ Tĩnh Hải quân chỉ còn 8 Châu là Giao, Lục, Phúc lộc, Phong, Trường, Ái Hoan, Diễn. Bốn châu: Thang, Chi, Vũ Nga và Vũ An về Nam Hán. Việc thu hẹp lãnh thổ phía Bắc này không được sử sách ghi chép rõ. Không có ghi chép rõ ràng về dân số Việt nam thời kỳ này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét