Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

Phần tử chống đối không có đất diễn khi người dân hiểu tính dân chủ của bầu cử

 

          Gần 2 tháng nữa là tới kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Cũng trong thời gian này, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị đang tiến hành nhiều hoạt động chống phá với tính chất tinh vi với mưu đồ chống phá bầu cử bằng việc xuyên tạc thông tin, đưa ra những bình luận, đánh giá thiếu trung thực, phiến diện về công tác bầu cử.

          Những kẻ chống đối thường đưa ra quan điểm là không có cuộc bầu cử dân chủ khi mà Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc bầu cử. Đây là quan điểm sai trái, thù địch của những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, của những người bất đồng chính kiến với Đảng, Nhà nước, Quốc hội ta. Quan điểm sai trái của họ thể hiện trước hết là phủ nhận vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng. Điều đó dẫn đến một thái cực, họ cho rằng, Đảng ta không chính danh lãnh đạo bầu cử Quốc hội.

          Trên thực tế, họ hiểu sai và xuyên tạc bản chất Đảng ta trong Hiến pháp. Chính khoản 1, Điều 4 Hiến pháp đã hiến định rõ ràng Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Đồng thời, là đội tiên phong của nhân dân lao động và của toàn thể dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, Đảng đại diện cho lợi ích trung thành nhất của giai cấp công nhân, của toàn thể nhân dân lao động và của toàn dân tộc Việt Nam. Đảng lãnh đạo Nhà nước để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm công dân là hoàn toàn đúng đắn.

          Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân mà Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, Quốc hội phải thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. Chính vì vậy, Đảng lãnh đạo Nhà nước và Quốc hội để thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc là hoàn toàn đúng nhưng họ khước từ điều đấy, xuyên tạc, bóp méo sự thật ấy, họ phủ nhận toàn bộ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam. Từ đó, phủ nhận toàn bộ chế độ xã hội chủ nghĩa, dẫn đến một thái cực là đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập và lái nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và bầu cử Quốc hội hay HĐND các cấp này cũng theo mô hình của chủ nghĩa tư bản.

          Phải khẳng định rằng việc Đảng ra Nghị quyết, Chỉ thị lãnh đạo bầu cử Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết triển khai chủ trương, đường lối của Đảng hết sức bài bản, dân chủ, công khai, minh bạch.

          Trong đó, có sự phân định rõ ràng Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Quốc hội nhưng Đảng không bao biện, Đảng không làm thay Nhà nước. Chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước và của Quốc hội, của Hội đồng Bầu cử Quốc gia thực hiện đúng theo chức trách nhiệm vụ của mình. Cho nên có sự phân cấp rõ ràng, không có sự lẫn lộn giữa Đảng, Nhà nước và Quốc hội. Chính vì vậy, đại biểu Quốc hội hay HĐND các cấp khi trở thành người đại diện lợi ích trung thành cho nhân dân thì hoàn toàn đúng, không có điều gì áp đặt, hay cái gì sai với bản chất truyền thống, điều mà đã quy định trong Hiến pháp và pháp luật.

          Nếu không có sự lãnh đạo của Đảng sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề tiêu cực, phức tạp và chúng ta không thể chọn những người tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, nhân cách, người mẫu mực đại diện trung thành cho lợi ích của nhân dân và không thể xứng đáng thành Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

          Phải thấy rằng, Quốc hội triển khai thực hiện bầu cử, công tác tổ chức hết sức bài bản, nghiêm túc, có nề nếp trật tự, đúng trình tự, kỷ cương. Những đại biểu được ứng cử hay bầu cử thực hiện rất tốt quyền công dân của mình và nhân dân tham gia bầu cử, hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

          Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiến định công dân đủ 18 tuổi có quyền đi bầu cử, 21 tuổi có quyền ứng cử. Đã là công dân, tức là những người không vi phạm vào Hiến pháp, pháp luật và họ có đủ quyền bầu cử. Nhưng ở đây, Đảng lãnh đạo Nhà nước và các tổ chức để lựa chọn những người ưu tú nhất, tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, có tâm, có tầm, có trí tuệ để đại diện cho nhân dân thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, xây dựng cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do ấm no, hạnh phúc. Điều đó là chính đáng.

          Nhưng một số người nhân danh cấp tiến, dân chủ trong khi họ không thèm đếm xỉa đến các tiêu chí, tiêu chuẩn, phẩm chất về năng lực để ứng cử làm đại biểu trung thành cho lợi ích của nhân dân.

          Chính vì vậy, việc tung lên mạng rồi khích lệ, bỏ phiếu ảo, đề xuất những đại biểu phải cấp tiến, dân chủ ấy thực chất là gây rối, tạo hỏa mù, làm rối bận cho các cơ quan, tổ chức bầu cử. Khi không đạt được ý muốn qua các hội nghị hiệp thương, thì họ bắt đầu quay lưng trở cờ, nói xấu, vu cáo.

          Không lạ gì các chiêu trò, các luận điệu sai trái, lệch lạc. Bởi vì nó không phải bây giờ mới có mà nó được tua đi lặp lại nhiều lần. Đặc biệt trên không gian mạng và các thông tin truyền miệng gây rối loạn bầu không khí trật tự xã hội. Chúng ta tin tưởng rằng, với tất cả những gì thực hiện bài bản, đúng tiêu chuẩn, bố trí đúng thành phần, đúng cơ cấu thì Quốc hội và HĐND thật sự có chất lượng và bầu được những đại biểu trung thành với lợi ích của nhân dân và toàn thể dân tộc

          Để hạn chế những luận điệu tiêu cực của những phần tử chống đối công tác bầu cử của toàn dân. Trước hết phải làm cho toàn thể nhân dân, các cử tri hiểu rõ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp. Đồng thời tuyên truyền để cho nhân dân hiểu rõ Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị về lãnh đạo bầu cử; Nghị quyết 1185 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về quy định thành phần, cơ cấu, số lượng chất lượng, trong đó có quy định từ 5 đến 10 % đại biểu Quốc hội là đại biểu không phải đảng viên và những người ấy thì phẩm chất, đạo đức, phân bố như thế nào. Những phần tử cơ hội, bất mãn, chống đối sẽ không có đất diễn nếu người dân hiểu được tính dân chủ của cuộc bầu cử.

                                                                                                Đa21.

Ông Vương Đình Huệ đắc cử Chủ tịch Quốc hội.

Sáng 31/3/2021, Quốc hội bỏ phiếu bầu ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia. Nghị quyết ghi nhận kết quả bầu người lãnh đạo đứng đầu Quốc hội cũng được thông qua.

Sau khi kết quả kiểm phiếu bầu được công bố, các đại biểu Quốc hội tiếp tục biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia với tỷ lệ tán thành tuyệt đối.

bầu chủ tịch quốc hội.jpeg

Nhấn để phóng to ảnh

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội với mức tán thành tuyệt đối.

Nghị quyết thể hiện, căn cứ kết quả bầu Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội quyết nghị bầu ông Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Bí thư Thành ủy Hà Nội vào chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.

Như vậy, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chính thức trở thành Chủ tịch Quốc hội mới của Việt Nam.

Ngay sau khi Nghị quyết ghi nhận kết quả bầu Chủ tịch Quốc hội được thông qua, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phần nghi thức tuyên thệ của tân Chủ tịch Quốc hội.

03:37
Toàn cảnh lễ tuyên thệ nhậm chức của tân Chủ tịch Quốc hội

Đội nghi lễ vào vị trí, các đại biểu Quốc hội trong hội trường Diên Hồng cùng đứng dậy chứng kiến lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Vương Đình Huệ.

Ông Huệ bước lên lễ đài, cúi người trước cờ Tổ quốc và bước lên bục tuyên thệ. "Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó" - ông Huệ tay trái đặt trên Hiến pháp, tay phải giơ cao dõng dạc lời tuyên thệ.

Ông Vương Đình Huệ đắc cử Chủ tịch Quốc hội - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Tân Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ nhậm chức. (Ảnh: Tiến Tuấn)

Ông Vương Đình Huệ đắc cử Chủ tịch Quốc hội - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Tân Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ nhậm chức. (Ảnh: Tiến Tuấn)

Ông Vương Đình Huệ đắc cử Chủ tịch Quốc hội - 4

Nhấn để phóng to ảnh

Tân Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ nhậm chức. (Ảnh: Tiến Tuấn)

Ông Vương Đình Huệ đắc cử Chủ tịch Quốc hội - 5

Nhấn để phóng to ảnh

Toàn cảnh lễ tuyên thệ. (Ảnh: Tiến Tuấn).

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên bố Quốc hội ghi nhận lời tuyên thệ của tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Thay mặt các đại biểu Quốc hội, bà Ngân tặng hoa chúc mừng tân Chủ tịch Quốc hội, thể hiện sự tin tưởng của Quốc hội với người lãnh đạo mới của Quốc hội.

Ông Vương Đình Huệ đắc cử Chủ tịch Quốc hội - 6

Nhấn để phóng to ảnh

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng hoa chúc mừng người kế nhiệm Vương Đình Huệ. (Ảnh: Tiến Tuấn)

Ông Vương Đình Huệ sinh ngày 15/3/1957, quê Nghệ An, là Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế. Trước khi được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, ông từng đảm nhiệm các chức vụ như Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII, đại biểu Quốc hội các khóa XIII, XIV.

Giới thiệu ông Vương Đình Huệ để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, UB Thường vụ Quốc hội nêu nhận xét, trong quá trình công tác, ông Vương Đình Huệ luôn chấp hành mọi sự phân công của Đảng, nỗ lực công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

TINH THẦN TINH HOA

    Tôi đã không đồng ý với cô giáo người Nhật của tôi, rằng thầy cô cần dành nhiều quan tâm hơn cho những em học kém. "Những em khá giỏi thì không cần dạy nhiều chúng vẫn có thể tự học. Tôi cho rằng phải dành nhiều thời gian hơn để quan tâm tới những em học kém", cô giáo tôi nói, "những em đó thường gặp khó khăn hơn khi vào đời".

ĐẤU TRANH VỚI NHỮNG THỦ ĐOẠN HÒNG LÀM SUY GIẢM NIỀM TIN CỦA NHÂN DÂN ĐỐI VỚI ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ CHẾ ĐỘ XHCH

 Hiện nay do sự tác động của nền kinh tế thị trường và ảnh hưởng tiêu cực của nhiều yếu tố mới từ bên ngoài, cùng với nội tại bên trong của đất nước còn nhiều hạn chế, bất cập như tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong xã hội. Tình trạng trên là nguyên nhân làm cho niềm tin của một số người có xu hướng suy giảm.

Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch, phản động đang ráo riết dùng nhiều thủ đoạn tinh vi chống phá Đảng và Nhà nước ta. Bằng những quan điểm sai trái, chúng tấn công vào nền tảng tư tưởng, đánh vào thế giới quan, cơ sở khoa học đường lối chính trị của Đảng; chống phá sự lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xuyên tạc lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng ta, lịch sử cách mạng; bôi nhọ lãnh tụ và các đồng chí lãnh đạo của Đảng; triệt để khai thác những hiện tượng tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng dẫn đến “tự chuyển hóa” của một số cán bộ, đảng viên, chúng tiếp tục tấn công, xuyên tạc, cắt xén, bác bỏ những luận điểm căn bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin; tìm mọi cách chia rẽ Đảng với nhân dân, lôi kéo kích động, tách nhân dân ra khỏi ảnh hưởng của Đảng bằng việc vu cáo vi phạm dân chủ, nhân quyền.

Tất cả các hành động đó nhằm hướng tới làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Khi niềm tin của nhân dân với Đảng bị giảm sút thì mọi chủ trương, đường lối mục tiêu mà Đảng, Nhà nước ta đề ra sẽ không thể đạt được và đó sẽ là cơ sở để các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá, chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ. Mục tiêu của chúng là hạ thấp uy tín, vai trò của Đảng trước nhân dân, tiến tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam.

Sự chống phá của các thế lực thù địch, âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” ngày càng tinh vi, xảo quyệt,… đã và đang tác động không nhỏ đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cần củng cố niềm tin để xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, tạo nền tảng phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Hiện nay do sự tác động của nền kinh tế thị trường và ảnh hưởng tiêu cực của nhiều yếu tố mới từ bên ngoài, cùng với nội tại bên trong của đất nước còn nhiều hạn chế, bất cập như tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong xã hội. Tình trạng trên là nguyên nhân làm cho niềm tin của một số người có xu hướng suy giảm.

Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch, phản động đang ráo riết dùng nhiều thủ đoạn tinh vi chống phá Đảng và Nhà nước ta. Bằng những quan điểm sai trái, chúng tấn công vào nền tảng tư tưởng, đánh vào thế giới quan, cơ sở khoa học đường lối chính trị của Đảng; chống phá sự lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xuyên tạc lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng ta, lịch sử cách mạng; bôi nhọ lãnh tụ và các đồng chí lãnh đạo của Đảng; triệt để khai thác những hiện tượng tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng dẫn đến “tự chuyển hóa” của một số cán bộ, đảng viên, chúng tiếp tục tấn công, xuyên tạc, cắt xén, bác bỏ những luận điểm căn bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin; tìm mọi cách chia rẽ Đảng với nhân dân, lôi kéo kích động, tách nhân dân ra khỏi ảnh hưởng của Đảng bằng việc vu cáo vi phạm dân chủ, nhân quyền.

Tất cả các hành động đó nhằm hướng tới làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Khi niềm tin của nhân dân với Đảng bị giảm sút thì mọi chủ trương, đường lối mục tiêu mà Đảng, Nhà nước ta đề ra sẽ không thể đạt được và đó sẽ là cơ sở để các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá, chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ. Mục tiêu của chúng là hạ thấp uy tín, vai trò của Đảng trước nhân dân, tiến tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam.

Sự chống phá của các thế lực thù địch, âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” ngày càng tinh vi, xảo quyệt,… đã và đang tác động không nhỏ đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cần củng cố niềm tin để xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, tạo nền tảng phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

CHỐNG THAM NHŨNG CUỘC CHIẾN KHÔNG NGỪNG

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định “ Chống tham nhũng là vấn đề rất lớn không chỉ nước ta mà nước nào cũng có, không chỉ thời nay mà thời nào cũng có, chỉ nhiều hay ít, rộng hay hẹp thôi. Đây là bệnh của những người có quyền, có chức và nắm trong tay tiền, của, rất dễ rham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm” Cuộc phát động chống tham nhũng và tiêu cực được ĐCSVN tiến hành tập chung cao độ từ năm 2013 đến nay cho thấy đây là cuộc chiến được Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam tiến hành lien tục, xử nhiều vụ, bao nhiêu Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ chính trị đi tù, thu hồi tài sản. Việc chống tham nhũng không có vùng cấm. Đây là cuộc chiến còn nhiều gian khổ, quyết liệt.Vừa qua mới là hạn chế, ngăn ngừa một bước thôi để cuộc chiến đi đến thành công cần có sự đồng long, thống nhất của toàn Đảng, toàn dân./.

SỰ THẬT PHẢI ĐƯỢC HIỆN DIỆN

 

        Chân, thiện và mỹ là ba trong nhiều giá trị, nhưng được tôn trọng vào hàng bậc nhất và có tính phổ quát của loài người. Trong đó, chân có sức mạnh chi phối suy nghĩ, hành động đối với mọi người. Hầu như ai cũng lên án cái giả. Nhưng trong nhiều giai đoạn và ở từng trường hợp cụ thể, chân không đứng vững trên đôi “chân” của mình. Thật và giả lẫn lộn. Khi ấy, xã hội bị rối loạn, cuộc sống con người mất phương hướng. Thế nên, những người có suy tư về trách nhiệm cần phải hành động để sự thật được hiện diện, phải được đứng đầu bảng trong thang giá trị của con người. Chân được nói đến như một quá trình nhận thức - tiếp cận chân lý. Chân còn được hiểu một cách phổ biến là thật - sự thật. Bài viết này chủ yếu đề cập đến nội hàm sự thật và đối lập với nó là sự giả dối.

Chống quan điểm sai trái, thù địch về phát triển kinh tế ở Việt Nam

Thực hiện âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, chống phá công cuộc đổi mới của nhân dân ta, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá cách mạng nươc ta trên mọi lĩnh vực, trong đó, lĩnh vực kinh tế làm mũi nhọn với âm mưu chuyển hóa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chệch hướng sang quỹ đạo của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Chúng đã tuyên truyền bằng nhiều luận điệu rằng: “Việt Nam đang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, ở Việt Nam hiện nay chủ nghĩa tư bản đang diễn ra một cách cuồng nhiệt”; “Phát triển kinh tế tư nhân là quay lại đúng quỹ đạo để phát triển theo tư bản chủ nghĩa, mở đường cho “tư nhân hóa”, “tự do hóa” về kinh tế và “dân chủ”, “nhân quyền” về chính trị ở Việt Nam”; “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thực chất là tư nhân hóa nền kinh tế quốc dân”... Có thể thấy, đây là những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch nhằm “diễn biến” chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta có thái độ nghiêm túc, luôn khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội và lãnh đạo phát triển nền kinh tế thi trường hiện nay là hoàn toàn phù hợp với quy luật khác quan của lịch sử, từ đó kiên quyết chống các quan điểm sai trái của các thế lực phản động hiện nay, giữ vững trận địa tu tưởng của Đảng trong tình hình mới./.

KẺ ĐỐT CỜ TỔ QUỐC ĐÃ TRẢ GIÁ

          Ngày 30/3/2021 Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà đưa ra xét xử vụ án hình sự đối với các bị cáo: Nguyễn Thị Cẩm Thúy, sn 1976, đăng ký thường trú tại thôn Tân Quý, xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa; Ngô Thị Hà Phương, sn 1996, đăng ký thường trú tại thôn Quảng Bình, xã Nghĩa Thắng, huyện Đăk R'lấp, tỉnh Đăk Nông; Lê Viết Hoà, sn 1962, đăng ký thường trú xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá.

          Các bị cáo bị VKSND tỉnh Khánh Hoà truy tố về tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" quy định tại điểm a khoản 1 điều 117 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

          Thuý từng là giáo viên tại Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Hiền, Cam Thành Bắc, Cam Lâm, có 1 cuộc sống bình dị như bao gia đình người Việt khác. Nhưng với bản tính ngông cuồng, coi thường tổ chức, đặt cái tôi của mình quá cao Thuý đã tự đào thải mình và sa chân vào con đường phạm pháp.

          Từ giữa năm 2018, Thuý lên mạng xã hội Facebook và You Tube lập tài khoản cá nhân và thường xuyên lên mạng chửi bới, xuyên tạc chế độ, xuyên tạc lịch sử dân tộc, xúc phạm Chủ tịch HCM, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công an. Đỉnh điểm vào dịp kỷ niệm 45 năm Thống nhất Tổ quốc (30/4/2020) thị đã chửi bới, xúc phạm và ngang nhiên châm lửa đốt cờ Tổ Quốc, cờ Đảng, chân dung Chủ tịch HCM. Hành vi của Thuý đã nhận được sự giúp sức đắc lực từ Ngô Thị Hà Phương và Lê Viết Hoà (người tình hờ của thị) trong việc xây dựng, tán phát các video clip, nhận tiền từ các tổ chức, cá nhân phản động để thực hiện hành vi chống, phá Nhà nước.

          Hôm nay, Thuý và những đồng phạm phải đối mặt với sự phán xét của pháp luật. Chắc chắn sẽ có những bản án nghiêm minh được đưa ra. Chỉ mong rằng, sau thời gian thụ án, Thuý và đồng phạm sẽ nhìn nhận được sai lầm của mình để trở về làm 1 người công dân có ích cho xã hội.

                                                                                                Đa21.



Nhận diện những thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch.

 Sự phát triển với tốc độ “khủng khiếp” của công nghệ thông tin và các ứng dụng trên không gian mạng đã làm thay đổi bộ mặt xã hội của cả thế giới. Không gian mạng xã hội đã làm “mờ” đi biên giới hữu hình của mọi quốc gia và tạo nên một “trường” thông tin với lượng tin tức khổng lồ và khả năng kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cá nhân gần như vô hạn. Những lợi ích của sự phát triển đó của văn minh toàn cầu là không thể phủ nhận, càng không thể cưỡng lại xu hướng đó. Nhưng đã thành quy luật biện chứng, bao giờ ngược với mặt sáng cũng là mặt tối. Từ phía đối lập, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các công cụ này để làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang xã hội, gây mầm chống phá dưới nhiều hình thức và bằng nhiều thủ đoạn. Đó là những thông tin xấu, độc được các thế lực thù địch đưa ra có chủ đích chống phá đường lối chính sách, gây hoang mang, làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Thủ đoạn mà các thế lực thù địch thường dùng để phá hoại là lập các trang web, mở các “diễn đàn”, các “câu lạc bộ” ảo để tán phát tài liệu, tổ chức đăng tải các bài viết, hình ảnh, video clip có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, tuyên truyền, kích động, gây hoang mang trong dư luận xã hội.

Công cụ được các lực lượng này lợi dụng tối đa là các website, các trang mạng xã hội với nhiều diễn đàn (forum), nhiều group chia sẻ trên các nền tảng Facebook, Twitter, Youtube, Zalo v.v. kết hợp với các đài phát thanh tiếng Việt và các tờ báo phản động ở nước ngoài để tuyên truyền phá hoại tư tưởng, chia rẽ nội bộ, xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang nhằm phá hoại nội bộ. Các đối tượng thù địch trong nước tích cực thu thập thông tin, phát tán tài liệu, video, trả lời phỏng vấn về các vấn đề nhạy cảm, phức tạp, tạo ra các “chiến dịch truyền thông” tấn công trực diện vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam. 

Chiến thuật được sử dụng cũng đủ mọi chiêu bài, đủ mọi giọng điệu, như các bài viết với nhiều thể loại, các clip live stream… nội dung thường tập trung xuyên tạc, chống phá phê phán, đả kích Đảng như: moi móc khuyết điểm, sai lầm trong quá khứ; xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo sự thật, thổi phồng những mặt trái, vu cáo, đổ lỗi cho sự lãnh đạo của Đảng, lợi dụng một số vụ việc phức tạp xảy ra, trong đó tập trung vào các vụ việc, vụ án gây bức xúc (các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp), cả những vụ việc tồn tại từ nhiều năm trước đã được phát hiện, xử lý. Đối tượng được nhằm đến là những người dân ít thông tin, cán bộ, đảng viên có biểu hiện do dự, dễ lôi kéo, thao túng. Thông tin chính thống từ các cơ quan thường được tổng hợp để tạo vẻ khách quan, sau đó cài các thông tin giả, thông tin xấu, độc với những luận điệu sai trái. Thông tin theo đường dẫn (link) lan truyền dễ dàng và nhanh chóng qua mạng xã hội dễ làm người dùng bị dẫn dắt, thụ động, và hầu như không có sự thẩm định và phản biện trong việc tiếp nhận thông tin, dễ tạo tâm lý đám đông để kích động, lôi kéo tập hợp lực lượng thành lập các nhóm. 

Cũng từ không gian mạng, các hoạt động truyền thông được các thế lực thù địch tận dụng triệt để, tạo nên sự hỗn loạn, nhiễu loạn thông tin trong xã hội với mưu toan làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta dao động về tư tưởng, mất phương hướng về chính trị, có thể thay đổi cả thái độ, lập trường, dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tác hại của những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội tác động tiêu cực đến tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, hoang mang, làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ. Đây là mối nguy cơ hiện hữu và không thể xem nhẹ.

Nhận diện được những thủ đoạn cơ bản mà các thế lực thù địch tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, đặc biệt khi chúng sử dụng mạng xã hội như một công cụ, vũ khí hữu hiệu tấn công sẽ cơ sở chúng ta đưa ra được những giải pháp đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch. Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh cần tập trung vào những nội dung và phương pháp sau đây:

Một là, nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về nội dung và tầm quan trọng của công tác đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội.

Hai là, không ngừng tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, kĩ năng và phương pháp đúng đắn, khoa học cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân trong cuộc đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay.

Ba là, tạo lập môi trường thông tin thuận lợi để phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong cuộc đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái, thù địch trên mạng xã hội, bảo vệ thành công nền tảng tư tưởng của Đảng.

Bốn là, cần xây dựng hành lang pháp lý hoàn thiện làm cơ sở cho việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng xã hội. Để công tác đấu tranh phản bác trước những thông tin sai trái, bịa đặt, nói xấu, bôi nhọ cán bộ được chủ động, nhạy bén hơn nữa cần xây dựng khung khổ pháp lý về an toàn, an ninh và bảo mật thông tin.

Năm là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn nâng cao kiến thức và kĩ năng khai thác và sử dụng Internet, mạng xã hội cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và những người trực tiếp làm công tác tư tưởng của Đảng để chống lại các quan điểm sai trái, thù địch một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch không phải đến thời điểm này mới đặt ra mà nó là cuộc “đấu tranh không ngừng nghỉ” kể từ ngày Đảng ta ra đời, đảm nhận vai trò lãnh đạo nhân dân thực hiện các cuộc cách mạng đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước. Suốt gần 90 năm qua, sự hiện diện của các thế lực thù địch, cũng như luận điệu xuyên tạc, sai trái chống phá Đảng luôn tồn tại, tiếp diễn. Trong giai đoạn hiện nay, với việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ và chiếm lĩnh không gian mạng xã hội, các thế lực thù địch vẫn dai dẳng, tiếp tục gia tăng ảnh hưởng chống phá Đảng và Nhà nước ta. Chính vì vậy, cần phải nhận diện một cách đầy đủ và toàn diện các nội dung quan điểm đó để chủ động đấu tranh phản bác, bên cạnh đó cũng cần đổi mới hình thức, phương pháp và kĩ năng đấu tranh để làm tốt công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

CẦN LOẠI BỎ "GIẤC MƠ ĐEN" CỦA KẺ VONG QUỐC PHẠM TRẦN


Bài viết có tựa đề “Muốn có hạnh phúc, dân chủ phải có tự do và dân chủ” vừa tung trên mạng của một kẻ có tên Phạm Trần lại nhận định rất bậy bạ rằng “Ông Trọng nói cứng như thế, nhưng ông cũng biết đã có một số không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả lực lượng Võ trang Nhân dân bao gồm Quân đội, Công an, Dân quân và người dân đã và đang thi đua “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” để xa đảng và phủ nhận Chủ nghĩa Cộng sản”.

Đọc những dòng này ta có thể hiểu ngay đây là giấc mơ của kẻ vong quốc. Ông ta còn “mơ” nhiều lắm, mà giấc mơ của kẻ thất bại, bất lực thì không cần đếm xỉa. thua trận, chạy trốn, vong quốc rồi “cắn” lại đồng bào mình để kiếm tý nhuận bút còm mà không thấy tự nhục sao hà nhà trí thức lưu vong Phạm Trần?

Ở nơi xa xứ sống kiếp ăn nhờ ở đợ ấy thì làm sao hiểu được hiện nay, đất nước Việt Nam đang từng ngày thay da đổi thịt, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, thế và lực đã có. Đó là một thực tế đáng tự hào, thế giới ghi nhận. Thế nhưng, có lẽ chỉ có “nhà trí thức trùm chăn” có mắt, có tai mà như mù, như điếc Phạm Trần mới cho rằng “Bởi vì sau hơn 90 năm có mặt trên đất nước, Chủ nghĩa Cộng sản do ông Hồ Chí Minh du nhập vào Việt Nam đã không đem lại hạnh phúc và cuộc sống bình an cho dân”.

Mục đích của Phạm Trần đã rõ: Xuyên tạc thành quả xây dựng, phát triển đất nước, gây xói mòn lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới, qua đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN và chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ, Đảng luôn nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường trong nhận thức và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nhạy bén, sáng tạo, kịp thời, xác định đường lối, phương hướng, nhiệm vụ cách mạng đúng đắn, phù hợp với những biến đổi của tình hình thế giới và đất nước. Đảng tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; một lòng, một dạ chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Chính vì thế, nhân dân ta giao cho Đảng lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, dân chủ, công bằng, văn minh.

Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Ngay từ đầu năm, đại dịch covid-19 bùng phát và lan rộng ra hầu hết các nước trên thế giới, diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường khiến nền kinh tế toàn cầu suy thoái nặng nề. Thương mại thế giới sụt giảm nghiêm trọng, thị trường tài chính biến động bất thường, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong nước dịch tả lợn Châu Phi, thiên tai, hạn hán, bão lụt, sụt lở đất… liên tiếp xảy ra, nhất là trong những tháng cuối năm ở miền Trung làm cho nền kinh tế Việt Nam khó khăn thêm chồng chất khó khăn. Trong bối cảnh cực kỳ phức tạp đó, với quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chúng ta đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá cao, là điểm sáng về phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiếp tục thực hiện hiệu quả các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với bối cảnh đại dịch covid-19.

Nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nước và hãng thông tấn báo chí có uy tín trên thế giới đã coi Việt Nam là hình mẫu về cách thức kiểm soát dịch bệnh đạt hiệu quả cao nhất với mức chi phí tối thiểu, là tấm gương và thể hiện trách nhiệm, uy tín cao về hợp tác quốc tế trong phòng chống dịch bệnh. Đại sứ EU tại Việt Nam đã phát biểu “ở lại Việt Nam thời dịch là một may mắn”. Chính sự thành công trong phòng, chống dịch đã tạo điều kiện cho phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam.

Thủ đoạn xuyên tạc sự thật của các thế lực thù địch mà điển hình là kẻ vong thân Phạm Trần nhằm bôi đen bức tranh kinh tế xã hội ở Việt Nam không có gì mới. Nhưng mục tiêu sâu xa của Phạm Trần cũng như những kẻ chống phá là luôn tìm mọi cách bôi đen, phủ nhận tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ CNXH, thành quả cách mạng của đất nước mà nhân dân ta đã dày công xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những luận điệu này không có ý nghĩa gì về tri thức, lý luận nhưng chúng ta không thể xem nhẹ, mất cảnh giác, phải tỉnh táo và kiên quyết, kiên trì đấu tranh, phê phán và loại bỏ trên không gian mạng, nhất là bài viết xuyên tạc trên đây của Phạm Trần. 

ĐỪNG COI THƯỜNG CHUYỆN RỬA MẶT CHO BỌN PHẢN QUỐC

 


Các học trò của Phan Huy Lê vẫn thường rêu rao rằng "phải làm sáng các điểm mờ","phải lấp đầy các khoảng trống trong lịch sử "..vân vân và vân vân. 


Dựa vào mớ lý luận ấy, một làn sóng rửa mặt cho bọn phản quốc được thực hiện rầm rộ. Bắt đầu là người ta rửa mặt cho Nguyễn Ánh, cho Phan Thanh Giản, rồi đến Ngụy quân, ngụy quyền cũng yêu nước ...


Họ đã xếp Nguyễn Ánh ngang với Nguyễn Huệ, họ xếp Phan Thanh Giản cũng yêu nước như Hoàng Diệu, nên họ đúc tượng lập đền thờ Phan Thanh Giản. Họ ca ngợi Trương Vĩnh Ký là yêu nước như Phan Bội Châu,Ngô Đình Diệm cũng yêu nước như  ... 


Họ làm như vậy để làm gì? 

Không phải họ tìm sự thật để lấp khỏang trống lịch sử, cũng không phải vì nhân văn để  hòa hợp dân tộc. Đó chỉ là cái chiêu bài che đạy cái dã tâm đổi trắng thay đen,cái âm mưu làm lẫn lộn chính nghĩa với phi nghĩa vì mục đích cá nhân của Phan Huy Lê và một số người khác.


Chúng ta không thể coi thường việc làm ấy của họ,vì rằng cho dù là mục đích gì thì cái hệ quả việc  rửa mặt cho bọn phản quốc của họ sẽ triệt tiêu nghĩa khí chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đặc biệt là giới trẻ. Điều này là rất nguy hiểm cho sự trường tồn của Quốc gia, của chế độ./.

Yêu nước ST.

NÚP DƯỚI VỎ BỌC THIÊN NGUYỆN ĐỂ CỔ SÚY PHONG TRÀO DÂN CHỦ CHỐNG ĐỐI CHẾ ĐỘ.

 

Thời gian qua, một số tờ báo, trang mạng xã hội có nhiều bài viết ca ngợi Trần Quyết Thắng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) chuyên làm “việc tốt vì cộng đồng”. Thế nhưng, Trần Quyết Thắng là một phần tử câu kết chặt chẽ với tổ chức phản động VOICE – một tổ chức ngoại vi của tổ chức Khủng bố Việt Tân.

Trần Quyết Thắng (SN 1985, quê quán thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh, Năm 2015, đối tượng Nguyễn Văn Hóa (quê huyện Kỳ Anh, hiện đã bị bắt giam tại Quảng Nam) giới thiệu cho Nguyễn Anh Tuấn – VOICE Đà Nẵng đưa Trần Quyết Thắng sang Philippines đào tạo 6 tháng.

Đến tháng 3/2016, Thắng về nước hoạt động. Lợi dụng sự cố môi trường biển, Trần Quyết Thắng đã móc nối với một số đối tượng phản động nhóm NOUFC Hà Nội như: Mai Văn Dũng, Mai Phương Thảo, Nguyễn Lân Thắng… liên kết với một số linh mục tiến hành kích động, biểu tình gây rối nhiều lần tại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa (Công ty Formosa).

Trần Quyết Thắng có quan hệ với Nguyễn Văn Hóa và các đối tượng này thường xuyên kích động biểu tình, trực tiếp quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn người dân sau sự cố môi trường biển, lũ lụt trên địa bàn Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình.

Facebook cá nhân của Trần Quyết Thắng thể hiện sự cổ suý cho các vi phạm của các đối tượng trong vụ án tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trên Facebook cá nhân Trần Quyết Thắng thể hiện sự cổ suý cho các vi phạm của các đối tượng trong vụ án tại xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội. Ngoài ra, Thắng còn cổ suý các hoạt động biểu tình của giới trẻ Hồng Kông, đăng tin sai sự thật về tình hình lũ lụt tại huyện Thạch Hà vào tháng 10/2020.

Thời gian gần đây, Trần Quyết Thắng kêu gọi và thực hiện dự án phục hồi xe đạp cũ với tên “R4K”. Dự án nhằm tập hợp các loại xe đạp cũ bỏ đi để sơn sửa lại tặng học sinh nghèo các trường miền núi. Dự án thu hút được rất nhiều cơ quan, tổ chức ủng hộ vật chất cho Thắng. Theo thông báo, quỹ của Thắng đã thu hơn 200 triệu đồng và hàng trăm chiếc xe đạp cũ từ khắp cả nước.

Đặc biệt, một số tờ báo, trang mạng xã hội đã có nhiều bài viết về Trần Quyết Thắng chuyên làm “việc tốt vì cộng đồng” như các bài: “Ăn mày” vì cộng đồng: Thắng… khùng; Ông chủ khách sạn chuyên “hồi sinh” xe đạp cũ; Chàng trai hồi sinh xe cũ thành xe mới để tặng cho học sinh nghèo…

Đây là dự án do Thắng đề xuất và hiện nay tổ chức VOICE rất quan tâm đến dự án này. Một số đối tượng chống đối cũng đã “ngửi mùi”, cổ suý cho các hoạt động dự án mang tính chất “xã hội dân sự” do đối tượng này tiến hành.

Cuộc hành quân mang mật danh “cơn lốc”

 Cuộc hành quân mang mật danh “cơn lốc” bắt đầu thử nghiệm vào đêm 20/4/1975. Sáng ngày 21/4/1975, tuyến phòng thủ cuối cùng ở Xuân Lộc sụp đổ. Cửa Đông Nam Sài Gòn bỏ ngỏ.

Lập tức cuộc hành quân “cơn lốc” triển khai với quy mô lớn, có 60 máy bay vận tải khổng lồ C.130 - C.141 và hàng trăm máy bay khác tham gia. Tướng Xmít nói với nhân viên dưới quyền khi tiễn đưa họ di tản: “Các bạn đã biết, thế là hết. Tôi biết thế là hết”.

Chiều 28/4/1975, quân giải phóng dùng máy bay F5 chiếm được của Mỹ oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất, không khí hoảng loạn tăng lên. Tướng Xmít, Pônga phụ trách chi nhánh CIA tại Sài Gòn, Mácbốt, Luman Phó đại sứ Mỹ đề nghị đại sứ Matin cho thực hiện phương án 4. Matin khăng khăng cho rằng dùng máy bay lên thẳng (phương án 4) lúc này chưa cần thiết, chỉ làm mất vinh dự người Mỹ mà thôi. Khốn nỗi, thực tế lại phũ phàng đối với tình cảm và sự tính toán của viên đại sứ già...

Ba giờ sáng ngày 29/4/1975, pháo tầm xa của quân giải phóng bắn tới tấp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, đường bay bị bóc, nhà để máy bay tan nát, cơ quan DAO trúng đạn, tướng Xmít và Mácbốt bị hơi nổ quật ngã suýt chết, hai hạ sĩ quan thủy quân lục chiến MácMahon và Giót trúng đạn chết ngay tại chỗ. Sân bay Tân Sơn Nhất bị khóa, đó là giới hạn cuối cùng, là mệnh lệnh “người Mỹ cút nhanh nếu không muốn mang số phận tù binh chiến tranh.

Viên đại sứ ngoan cố không tin, bắt tướng Xmít cùng mình ngồi xe có trang bị chắn đạn ra Tân Sơn Nhất, thị sát tại chỗ, sân bay vẫn đang còn trong thảm họa. Tiếng súng lớn, súng nhỏ ran ran khắp nơi, nhiều đám cháy không được cứu chữa thả sức tung cao ngọn lửa, nhiều đoạn đường bay bị bóc tung lên, một chiếc F5B của Sài Gòn buộc phải hạ cánh cấp tốc chềnh ềnh giữa đường bay, phi công sợ quá đã bỏ máy bay mà chạy tháo thân. Hai chiếc C.130 bay đến nhưng không có đường băng hạ cánh đành ngóc đầu bay đi.

Matin ủ rũ quay về sứ quán, đành chọn giải pháp cuối cùng thực hiện phương án 4 của cuộc hành quân, một phương án có thể gọi nôm na là “chuồn cho nhanh”.

Sự kiện này khiến cả văn phòng UPI nhộn nhịp, khẩn trương hẳn lên. Các máy móc, thiết bị kỹ thuật thông tin liên tục làm việc. Các phóng viên hối hả đến, hối hả đi: các nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ cặm cụi bên máy thu, máy phát, máy têlêtíp... Im lặng - Im lặng, chỉ có tiếng vận hành của máy là nghe rõ.

5 giờ sáng ngày 30/4/1975, bộ phận đài nhận được bức điện: “Phu nhân Lêdi đã lên không trung với Cóttu”. A lạy chúa! Lêdi 09 là mật danh máy bay lên thẳng chở Matin, Cóttu là bí danh của Matin. Vậy là... Mỹ đã rời bỏ cuộc chơi, các phóng viên mang nét mặt quan trọng hối hả đến rồi với nét mặt bồn chồn khẩn trương ra đi. 

KẺ NGÔNG CUỒNG BỊ TRỪNG PHẠT
Khởi tố, bắt giam Đinh Thu Thủy kẻ chuyên dùng mạng xã hội để chống phá Nhà nước
Ngày 18- 4, Cơ quan An ninh điều tra (Công an tỉnh Hậu Giang) đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam Đinh Thị Thu Thủy (ngụ khu vực 1, phường Lái Hiếu, TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) để điều tra hành vi "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Theo kết quả điều tra, từ năm 2018 đến nay Đinh Thị Thu Thủy mở nhiều tài khoản Facebook cá nhân để biên tập, đăng tải, chia sẻ hàng trăm tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc... bôi nhọ danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng chống đối; tung tin thất thiệt, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân nhằm chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoài ra, trong lúc cả nước đang chung tay phòng chống dịch bệnh COVID-19, Thủy tiếp tục sử dụng mạng xã hội đăng tải nhiều bài viết xuyên tạc công tác phòng chống dịch của Chính phủ.
Trước đó, vào tháng 6-2018, Đinh Thị Thu Thủy còn tham gia tụ tập gây rối tại khu vực nhà thờ Đức Bà (TP.HCM), bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính về hành vi tụ tập đông người gây rối trật tự công cộng và không giấy tờ tùy thân, nhưng đến nay Thủy vẫn không chấp hành.
Mặc dù được công an và chính quyền địa phương thường xuyên vận động, giáo dục, cảm hóa, Đinh Thị Thu Thủy không nhận ra sai trái mà ngày càng tỏ thái độ chống đối và xem thường pháp luật.

Gửi bác Mạc Văn Trang




Hôm qua thấy bác Mạc Văn Trang, nghe bảo là giáo sư sinh lý học, à nhầm là tâm lý học có đăng bài viết, trong đó phỉ báng, giễu cợt chiến công của quân và dân ta khi cho rằng dùng súng trường bắn rơi F105 của Mỹ là nói láo, là dựng chuyện. Là người chuyên nghiên cứu về sinh lý học với các loại súng ống. Cháu bẩu cụ lày:

 ĐỪNG XUYÊN TẠC NỖ LỰC CỦA TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN


Có một thực tế rất buồn cười rằng, nếu Đảng không đấu tranh chống tham nhũng thì các nhà “dân chủ” kêu ca là Đảng bao che tham nhũng, khi Đảng đẩy mạnh đấu tranh chúng lại xuyên tạc là thanh trừng nội bộ.
Chuyện ông Đinh La Thăng, nguyên ủy viên Bộ chính trị, ủy viên Trung ương Đảng, phó Ban kinh tế Trung ương, đại biểu Quốc hội vừa bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan tới hai vụ án kinh tế lớn, nhiều cơ quan báo chí đã thông tin rộng rãi. Tất nhiên việc một ủy viên trung ương Đảng bị khởi tố, bắt tạm giam không phải là chuyện nhỏ và việc có các ý kiến phân tích, bình luận là lẽ tất yếu. Duy chỉ có điều, có những ý kiến, tiếng nói lại không phải là đi vào phản ánh bản chất vấn đề mà đang theo đúng tư duy của các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí, thù địch Nhà nước Việt Nam, đó là xuyên tạc việc ông Đinh La Thăng bị bắt với câu chuyện đấu đá phe nhóm, thanh trừng trong nội bộ gắn với lợi ích nhóm.
Những ý kiến này chủ yếu là trên các trang “lề trái”, đến từ phát biểu của một số nhà “dân chủ” nửa mùa của Việt Nam.
Việc ông Thăng bị bắt có phải là chuyện phe nhóm, đấu đá nội bộ hay không có lẽ rất dễ tìm câu trả lời. Giả sử như ông đột ngột bị bắt và chỉ có mình ông bị bắt vì những lý do đó thì còn phải đặt câu hỏi. Tuy nhiên cần thấy rằng Ông Thăng bị bắt trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng nên không có gì là ngạc nhiên.
Ông Thăng có những sai phạm khi còn giữ các chức vụ tại ngành Dầu khí, những sai phạm này là nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn cho Nhà nước, vì lẽ đó ông bị bắt, khởi tố. Đây là câu chuyện tất yếu, sao bảo là đấu đá nội bộ. Việc ông Thăng bị bắt cũng chứng minh cho quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân đó là kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và không có vùng cấm trong đấu tranh.
Và đương nhiên cũng không phải mình ông Thăng. Từ khi Đảng đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng với sự tham gia của toàn dân mà như tổng bí thư đã nói đó là “lò đã nóng” thì nhiều nhân vật cấp cao khác cũng đã và đang bị điều tra, xử lý như các ông lớn của ngành Dầu khí, Ngân hàng, rồi nguyên phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang…
Những điều đó cho thầy làm gì có đấu đá nội bộ mà đây là một cuộc chiến đấu của toàn Đảng, toàn dân với giặc tham nhũng.
Rõ ràng trong câu chuyện này khó mà xuyên tạc được nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân.