Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải biển Đông

 

Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải biển Đông

Luật An toàn giao thông hàng hải mới của Trung Quốc có thể khiến căng thẳng leo thang nếu thực thi trên eo biển Đài Loan và biển Đông

Kể từ ngày 1-9, theo thông báo của Cơ quan An toàn hàng hải Trung Quốc (MSA), các loại tàu lặn, tàu hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ, tàu chở dầu, hóa chất, khí hóa lỏng, các chất độc hại cùng những tàu bị xem là mối đe dọa đối với an toàn giao thông hàng hải Trung Quốc phải khai báo với giới chức nước này trước khi tiến vào vùng biển Bắc Kinh đơn phương tuyên bố là "lãnh hải" của họ.

Những tàu này phải cung cấp thông tin liên quan đến tên gọi, vị trí, hàng hóa, thời điểm cập cảng dự kiến... Luật An toàn giao thông hàng hải mới cho phép giới chức Trung Quốc từ chối quyền tiếp cận "lãnh hải" của họ đối với tàu thuyền nước ngoài bị xem là "đe dọa an ninh quốc gia Trung Quốc".

Theo Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), mục đích của động thái này là tăng cường khả năng nhận diện hàng hải, qua đó củng cố an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, giới chuyên gia quốc tế khẳng định những quy định này có thể khiến căng thẳng leo thang nếu Trung Quốc áp đặt chúng trên eo biển Đài Loan và biển Đông, nơi Washington và đồng minh thường xuyên tiến hành các chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải (FONOP) để thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh.

Trong khi đó, chuyên gia Aristyo Rizka Darmawan của Trường ĐH Indonesia nhấn mạnh bộ luật được Bắc Kinh ban bố một cách vội vàng, mơ hồ có thể xâm phạm quyền "qua lại vô hại" được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 - một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của luật biển hiện đại.

UNCLOS 1982 khẳng định tàu thuyền quốc tế được di chuyển "xuyên suốt và nhanh chóng", miễn không làm tổn hại hòa bình, trật tự và an ninh của quốc gia mà nó đi qua. Các nước chỉ được phép thực thi pháp luật, bao gồm yêu cầu khai báo, nếu tàu thuyền quốc tế bị nghi ngờ vi phạm quy tắc "qua lại vô hại" trong lãnh hải của họ thông qua những hành động như đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc nền chính trị độc lập...

Theo chuyên gia Darmawan, yếu tố then chốt ở đây là hành động gây hại phải xảy ra bên trong "lãnh hải" của một nước trong khi sự mơ hồ của Trung Quốc vốn xuất hiện trong nhiều tuyên bố chủ quyền hàng hải.

Điều 2 của Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp Trung Quốc 1992 khẳng định: "Lãnh hải Trung Quốc là vùng biển tiếp giáp với lãnh thổ Trung Quốc. Lãnh thổ Trung Quốc bao gồm đất liền và các đảo ngoài khơi xa, Đài Loan cùng các quần đảo như Điếu Ngư, Bành Hồ, Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa". Tây Sa, Nam Sa chính là cách Trung Quốc ngang nghiên gọi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam một cách trái phép.

 

HỘI THÁNH TIN LÀNH ĐẤNG CHRIST TÂY NGUYÊN – TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG CẦN LOẠI BỎ


Tại tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua, trong lúc bà con tại các buôn làng đang yên ổn làm ăn, tham gia sinh hoạt đạo thuần túy, thì vẫn còn một số đối lầm đường lạc lối không chịu từ bỏ ý đồ chống phá Đảng, Nhà nước, phá hoại cuộc sống bình yên của buôn làng. Những người này đã nghe lời xúi giục của các đối tượng phản động, FULRO lưu vong, lôi kéo mọi người đi theo cái gọi là “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” – một tổ chức phản động đội lốt tôn giáo hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

“Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” là gì?

Theo chỉ đạo của “Hội thánh Tin lành đấng Christ” ở Mỹ gọi tắt là UMCC (tổ chức phản động FULRO núp bóng đạo Tin lành), tháng 5/2017, một tổ chức phản động được nhen nhóm thành lập ở trong nước với tên gọi “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam”, gọi tắt là ECCV. Do bị lực lượng Công an đấu tranh quyết liệt, nên thời gian qua, ECCV bị tan rã, số đối tượng cầm đầu của tổ chức này ở Đắk Lắk thường xuyên nghi kỵ lẫn nhau nên không liên kết được để hoạt động. Tháng 9/2019, do mâu thuẫn về quyền lợi, A Ga (đối tượng FULRO lưu vong ở Mỹ, một trong 03 đối tượng đứng đầu UMCC, hiện đang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai truy nã về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài) đã tách khỏi UMCC, đồng thời, chỉ đạo số đối tượng đã từng tham gia ECCV trước đây thành lập một tổ chức riêng để tiếp tục hoạt động chống phá. Tháng 9/2020, A Ga chính thức thay đổi logo và tên gọi của ECCV thành “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”, gọi tắt là CHPC, tự nhận mình làm người đại diện, đồng thời chỉ định nhân sự “Ban đại diện” tạm thời trong nước gồm 05 thành viên, do A Đảo (trú ở Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) làm “Giáo hội trưởng”.

Bề ngoài, CHPC tổ chức sinh hoạt tôn giáo bình thường với các hoạt động hát thánh ca, chia sẻ kinh thánh và cầu nguyện. Tuy nhiên bên trong, CHPC chính là một tổ chức phản động đội lốt tôn giáo để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của CHPC không có gì mới, tương tự như “Tin lành Đêgar” trước đây và tổ chức phản động “Hội thánh Tin lành đấng Christ” ở Mỹ hiện nay, đó là tập hợp tín đồ là người dân tộc thiểu số ở trong nước liên kết với các nhóm Tin lành khác và số đối tượng phản động người Việt lưu vong lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá Việt Nam, đòi thành lập “nhà nước riêng, tôn giáo riêng” cho người dân tộc thiểu số. Để phát triển tổ chức phản động của mình, A Ga đã cộng tác, liên kết với các tổ chức phản động nước ngoài khác như “Ủy ban cứu trợ người vượt biển” (BPSOS) của Nguyễn Đình Thắng ở Mỹ, “nhóm “Người Thượng đứng lên vì công lý” (MSFJ) của Y Quynh Bdăp ở Thái Lan để tạo dựng, phát triển “các nhóm lõi”, tuyên truyền phát triển cơ sở bên trong. Thông qua các ứng dụng trên mạng xã hội như WhatsApp, Gotomeeting.., A Ga đã kết nối với các đối tượng bên trong để tuyên truyền, củng cố niềm tin, lôi kéo mọi người tham gia CHPC, mở rộng tín đồ, tập hợp lực lượng, từng bước công khai hóa hoạt động. Bên cạnh đó, A Ga và các đối tượng phản động lưu vong khác tích cực móc nối, lôi kéo, hướng dẫn các tín đồ theo đạo tin lành thuần túy trong nước tham gia các buổi tập huấn trực tuyến về nhân quyền mà thực chất chính là các buổi đào tạo cách thức viết “báo cáo vi phạm” về nhân quyền, tự do tôn giáo; đào tạo kỹ năng hoạt động “xã hội dân sự”; hướng dẫn phương pháp thu thập, cung cấp các thông tin sai lệch về tình hình trong nước để xuyên tạc, vu cáo trên mạng xã hội và các diễn đàn quốc tế; hướng dẫn cách thức đối phó với cơ quan Công an khi bị phát hiện. Với thủ đoạn này, từ tháng 9/2020 đến nay, CHPC đã phát triển được một số tín đồ tại các tỉnh Đắk Lắk, Kon Tum, Phú Yên và Lâm Đồng.

Và lời thú nhận của những người lầm đường lạc lối

Sau một thời gian theo dõi và triển khai các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng Công an tỉnh Đắk Lắk đã nắm được toàn bộ hoạt động của tổ chức phản động “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” cũng như hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng tham gia trong nước. Qua mời làm việc với các đối tượng liên quan, lực lượng Công an đã phát hiện, thu giữ nhiều phương tiện, tài liệu thể hiện việc tham gia CHPC cũng như hoạt động tập huấn trực tuyến của các đối tượng. Một trong những người tham gia CHPC tích cực nhất trên địa bàn Đắk Lắk đó là Y Krếc Byă (hay còn gọi là Ama Guôn, sinh năm 1978; trú tại buôn Knia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn). Y Krếc là đối tượng FULRO, bị xử phạt 8 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”, năm 2013, sau khi ra tù được một năm, Y Krếc lại tiếp tục tham gia hoạt động cơ sở ngầm FULRO và bị cơ quan Công an đấu tranh xử lý, đưa ra kiểm điểm trước dân. Với vai trò là “Quản nhiệm điểm sinh hoạt buôn Knia 2”, sau khi được liên lạc, lôi kéo, Y Krếc đã đồng ý tham gia CHPC và được A Ga giao cho làm thủ quỹ của Ban điều hành tạm thời. Từ tháng 3/2020 cho đến khi bị phát hiện, Y Krếc đã tích cực lôi kéo 15 người, hầu hết là các tín đồ Tin lành sinh hoạt trong điểm nhóm tại gia của mình tham gia CHPC. Ngoài ra còn có một số đối tượng khác, như: Y Nuen Ayun (Ama Đawit, sinh năm 1967; trú buôn Puăn B, xã Ea Phê, huyện Krông Pắc); Y Chới Bkrông (Ama H’Nal, sinh năm 1972; trú buôn Ko Mleo, xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột); Y Yuăn Byă (Ama H’Wôn, sinh năm 1966; trú tại buôn Knia 3, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) là những đối tượng tích cực tham gia phát triển CHPC trên địa bàn Đắk Lắk.

Quá trình làm việc với cơ quan Công an, những người này khai nhận, được sự chỉ đạo từ A Ga và các đối tượng cầm đầu bên ngoài, họ đã tiếp tục đi tuyên truyền, vận động, lôi kéo những người thân trong gia đình, các tín đồ sinh hoạt đạo thuần túy nhẹ dạ cả tin khác trong buôn cùng tham gia. Thủ đoạn lôi kéo mọi người của các đối tượng vẫn là những luận điệu cũ rích, đó là tham gia CHPC để về lâu dài sẽ thành lập “tôn giáo riêng, nhà nước riêng” cho người Tây Nguyên, và nếu sau này “Nhà nước Đêga” thành công, thì những người tham gia sẽ được chia đất đai, nhà cửa, tài sản, phong chức tước… Để quảng bá cho CHPC, theo chỉ đạo của A Ga, Y Krếc đã cùng Y Nuen đặt in 100 cuốn lịch tết Nguyên đán 2021 mang biểu tượng của CHPC để phát cho tín đồ ở các điểm nhóm; bản thân Y Krếc đã tập hợp, gửi các “bản tường trình”, “báo cáo” xuyên tạc về tình hình tôn giáo, nhân quyền cho phản động bên ngoài để tập hợp, báo cáo cho phản động lưu vong, phản ánh sai lệch cho các tổ chức quốc tế, gây sức ép, làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Còn Y Nuen, với vai trò “Giáo hội phó” CHPC, Y Nuen cũng đã lôi kéo 04 người tham gia; thu thập, gửi một số “bản tường trình” vu cáo chính quyền, vu cáo lực lượng Công an vi phạm tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền. Đối với Y Chới Bkrông, sau khi được tuyên truyền, lôi kéo tham gia CHPC, từ tháng 1/2021 đến nay, Y Chới đã tham gia nhiều buổi tập huấn nhân quyền trực tuyến do Y Quynh Bdap và Nguyễn Đình Thắng giảng dạy, đồng thời đã viết một số báo cáo với nội dung vu cáo chính quyền đàn áp tôn giáo gửi cho A Ga. Để “nuôi dưỡng” cho hoạt động trong nước, các đối tượng phản động bên ngoài đã nhiều lần gửi tiền cho số cầm đầu, cốt cán trong nước để củng cố niềm tin hoạt động chống phá. Tuy nhiên, A Đảo, Y Krếc, Y Nuen đã trục lợi cá nhân, “ăn chặn” và thậm chí mâu thuẫn nhau về việc “chia tiền”. 

Từ những âm mưu, ý đồ hoạt động và những chứng cứ thu được đã thể hiện “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” chính là một tổ chức phản động đội lốt tôn giáo để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, do đó, mọi hoạt động liên quan đến tổ chức này đều là hành vi vi phạm pháp luật. Mặc dù sau khi bị phát hiện, các đối tượng tham gia CHPC trên địa bàn Đắk Lắk đều đã thừa nhận, cam kết từ bỏ, tuy nhiên, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của từng người mà cơ quan chức năng sẽ có biện pháp xử lý phù hợp, đúng quy định của pháp luật.

Thực tế, tại tỉnh Đắk Lắk thời gian qua, đa số các chức sắc, tín đồ các tôn giáo được tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo thuần túy, chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Riêng đối với đạo Tin lành, ngoài 05 tổ chức đã được Nhà nước công nhận (gồm: Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Nam), Hội thánh Tin lành Cơ đốc Phục lâm, Hội thánh Tin lành Trưởng lão, Hội thánh Truyền giáo Cơ đốc và Hội thánh Tin lành Liên hữu Cơ đốc), vẫn còn hang chục tổ chức, hệ phái Tin lành chưa được công nhận tư cách pháp nhân, chưa được đăng ký hoạt động (như Tin lành Truyền giảng phúc âm, Tin lành Liên hữu Báp tít, Tin lành Phúc âm đời đời….) với tổng số hàng chục ngàn tín đồ. Các tổ chức, hệ phái này vẫn được tạo điều kiện để hoạt động ổn định. Tuy nhiên, thời gian qua, các thế lực thù địch bên ngoài, nhất là số FULRO lưu vong tiếp tục rêu rao ở Việt Nam “không có tư do tôn giáo”, chỉ có “tôn giáo quốc doanh”, không cho các tổ chức Tin lành chưa được đăng ký hoạt động. Một lần nữa chúng ta cần khẳng định rằng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, nhưng bên cạnh đó cũng nghiêm cấm việc lợi dụng tôn giáo để xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Mỗi tín đồ tôn giáo bên cạnh việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần phải thực hiện nghĩa vụ công dân của mình trên cơ sở chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Qua đây, mỗi chức sắc, tín đồ và người dân hãy đề cao cảnh giác, không tin, không nghe các đối tượng lôi kéo tham gia vào các hoạt động tôn giáo đề chống Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật, đồng thời tích cực tố giác, phối hợp với chính quyền và lực lượng Công an các cấp ngăn chặn, góp phần loại bỏ cái gọi là “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” ra khỏi cộng đồng./.

Hải Đăng ST

Bí thư Hà Nội: Kiên trì giãn cách xã hội

Ông Đinh Tiến Dũng nhận định còn không ít sơ hở trong tổ chức thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn, nên nguy cơ lây lan dịch Covid-19 vẫn rất lớn. Trao đổi với báo chí ngày 29/8, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói thời gian qua đông đảo người dân thủ đô đã tích cực tham gia chống dịch. Tuy nhiên, đợt bùng phát lần này phức tạp hơn rất nhiều trước đây; các ca bệnh, chùm ca bệnh mới phát sinh những ngày gần đây cho thấy còn không ít sơ hở trong thực hiện giãn cách xã hội. Các chùm ca bệnh mới tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân), phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai); trước đó tại phường Văn Chương, Văn Miếu (quận Đống Đa), xã Liên Ninh, Đại Áng (huyện Thanh Trì) hay khu chung cư HH4C Linh Đàm (quận Hoàng Mai) cho thấy, nguy cơ phát sinh các chùm ca bệnh mới rất cao ở khu vực mật độ dân cư cao, chật hẹp với nhiều phố nhỏ, ngõ nhỏ hay nhiều nhà chung cư san sát nhau. "Việc kiểm soát dịch bệnh ở các địa bàn đông dân cư chưa vững chắc", ông Đinh Tiến Dũng nói và nêu lo ngại là ngay cả các khu vực đã được phong tỏa, việc thực hiện nguyên tắc cách ly còn chưa nghiêm, có hiện tượng "chặt ngoài, lỏng trong". Các ca dương tính với nCoV còn được phát hiện tại một số khu chợ dân sinh, siêu thị; lái xe "luồng xanh", lái xe cấp cứu 115 cũng đã ghi nhận dương tính... "Thực tế hiện nay cùng với tình hình dịch bệnh ở các địa phương trên cả nước vẫn rất phức tạp, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và người dân thủ đô tiếp tục giữ vững ý chí chiến đấu, quyết tâm, kiên trì thực hiện giãn cách xã hội thực chất, hiệu quả", Bí thư Hà Nội nói. Ông Đinh Tiến Dũng yêu cầu các quận, huyện... chủ động lên kế hoạch đánh giá các khu đông dân cư, nhiều ngõ ngách, địa bàn phức tạp, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, chợ tạm... để có kịch bản chống dịch chủ động, kiểm soát dịch chặt chẽ từ "gốc" tới từng ngõ, ngách, từng hộ gia đình. Toàn thành phố tổ chức triển khai mô hình "Gia đình an toàn Covid-19", yêu cầu từng hộ gia đình ký cam kết không ra đường khi không có việc cần thiết. Nhấn mạnh yêu cầu bằng mọi giải pháp giảm số người ra đường, bảo đảm yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó", Bí thư Hà Nội chỉ đạo "làm chặt chẽ hơn" với trọng tâm là giám sát từ các ngõ, phố, tuần tra lưu động trên đường gắn với kiểm tra cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn; xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm... Hệ thống các chốt không để lọt người từ các vùng có dịch vào thành phố mà không được kiểm tra dịch tễ. Nhằm ngăn chặn tài xế xe "luồng xanh" đã nhiễm Covid-19 song vẫn vào thành phố, lây nhiễm ra cộng đồng như tại phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai), ông Dũng chỉ đạo cơ quan chức năng yêu cầu xe "luồng xanh" phải di chuyển thẳng đến nơi xuống hàng, không được dừng đỗ, người trên xe không được rời cabin. Trường hợp vì lý do bắt buộc cần phải rời cabin thì tài xế phải mặc đồ bảo hộ y tế, không được tiếp xúc với ai; xuống hàng xong quay đầu xe rời ngay khỏi địa bàn. Nếu lái xe có nhu cầu ở lại thành phố, doanh nghiệp tiếp nhận hàng phải có trách nhiệm bố trí chỗ ăn ở riêng; nếu tài xế lưu trú lại dài ngày thì phải xét nghiệm, cách ly như đối với người về từ cùng dịch. Việc cách ly, phong tỏa các "vùng đỏ" bảo đảm vận hành như khu cách ly tập trung, chặt chẽ từ ngoài vào trong; đẩy mạnh xét nghiệm, cách ly để chuyển các "vùng da cam" thành "vùng xanh"; tổ chức phòng thủ giữ chắc các "vùng xanh" theo mô hình chia nhỏ để quản lý; tiến tới tổ chức xét nghiệm diện rộng cả "vùng xanh" đưa thành phố trở về trạng thái an toàn. Hà Nội đã qua 36 ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 nhưng số ca mắc mới vẫn ở mức cao, liên tục xuất hiện các ổ dịch mới. Ngày 29/8, thành phố ghi nhận 133 ca bệnh, đây là số ca mắc mới cao nhất từ khi dịch xuất hiện trên địa bàn thủ đô (ngày 6/3/2020). Tính từ đầu đợt dịch thứ tư (ngày 27/4 đến nay) Hà Nội ghi nhận 3.091 ca nhiễm (không tính số ca tại bệnh viện tuyến trung ương), trong đó có 1.534 ca nhiễm cộng đồng, 1.557 ca ghi nhận tại khu cách ly.

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9

Người dân khi làm sổ đỏ không cần nộp bản sao giấy tờ tùy thân; bỏ xếp loại học sinh tiên tiến ở bậc THCS và THPT... là các chính sách có hiệu lực từ 1/9. Người dân làm sổ đỏ không cần nộp bản sao giấy tờ tuỳ thân Theo Thông tư 09/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn Luật Đất đai, từ hôm nay, người dân khi đi làm sổ đỏ không cần nộp bản sao các giấy tờ tuỳ thân như chứng minh thư, căn cước, sổ hộ khẩu. Thay vào đó, cơ quan chức năng sẽ sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết. Quy định mới này phù hợp với chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giúp người dân không cần mang theo nhiều loại giấy tờ khi đi làm các thủ tục. Hai tháng trước đó, Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và Sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân được Bộ Công an xây dựng thành công, công bố vận hành. Hỗ trợ người dân ổn định đời sống khi thu hồi đất Thông tư nói trên của Bộ Tài nguyên Môi trường cũng quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Theo đó, người dân sẽ được hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất đã được giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất; đất do người dân nhận chuyển nhượng, thừa kế; đất do hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được giao nhưng đang sử dụng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất... Bên cạnh đó, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) mà diện tích đất còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng, Nhà nước xem xét thu hồi nốt nếu người dân có đơn đề nghị. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ với phần diện tích đất còn lại phải được thể hiện trong phương án tái định cư. Chung cư hết niên hạn sử dụng phải cải tạo Nghị định 69/2021 của Chính phủ có hiệu lực từ 1/9 tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo Nghị định số 101/2015. Nghị định mới nêu rõ dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được coi là dự án tái định cư để áp dụng thu hồi đất, giao đất theo quy định của Luật Đất đai, gắn với chỉnh trang đô thị. Nghị định xác định rõ nhà chung cư thuộc diện phải cải tạo, xây dựng lại gồm nhà phải phá dỡ khẩn cấp do sự cố, thiên tai, cháy nổ; nhà chung cư hết niên hạn sử dụng hoặc chưa hết niên hạn sử dụng nhưng có kết luận kiểm định của cơ quan có thẩm quyền phải phá dỡ... Nếu chủ sở hữu căn hộ chung cư có nhu cầu tái định cư tại chỗ, UBND cấp tỉnh quyết định hệ số bồi thường bằng 1 - 2 lần diện tích căn hộ cũ. Khi chủ sở hữu căn hộ chung cư không có nhu cầu tái định cư tại chỗ, mà chủ đầu tư có nhà đất tại địa điểm khác để bố trí tái định cư, và chủ sở hữu có nhu cầu, thì được bố trí tái định cư như cơ chế tái định cư tại chỗ. Thay đổi chế độ thai sản với lao động nam Thông tư 06 năm 2021 do Bộ Lao động Thương binh Xã hội ban hành (hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội) có hiệu lực từ 1/9 quy định, trường hợp người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con, trong khi người cha đủ điều kiện thì cha được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp bằng 2 lần mức lương cơ sở hiện nay (2 lần mức lương cơ sở là 2,98 triệu đồng) tại tháng sinh, cho mỗi con. Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ 5 ngày làm việc; nghỉ 7 ngày khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc... Bỏ danh hiệu học sinh tiên tiến ở cấp THCS và THPT Thông tư 22/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu tực từ 5/9 bỏ danh hiệu học sinh tiên tiến đối với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, chỉ còn giữ lại danh hiệu học sinh xuất sắc và học sinh giỏi. Bên cạnh đó, việc xếp loại học lực của học sinh cũng không thực hiện dựa vào điểm trung bình các môn học như trước đây, mà học sinh được đánh giá bằng hình thức nhận xét và điểm số. Các môn Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp sẽ được nhận xét chứ không cho điểm. Với cả đánh giá thường xuyên và định kỳ, học sinh sẽ chỉ nhận được một trong hai mức là "đạt" hoặc "chưa đạt". Với các môn học còn lại, nhà trường đánh giá kết hợp giữa nhận xét và điểm số thay vì chỉ chấm điểm như trước đây. Trong các bài kiểm tra, dự án, sản phẩm học tập, khi cho điểm giáo viên cũng cần đưa kèm nhận xét, để học sinh biết sự tiến bộ của mình, điều chỉnh thái độ, nỗ lực trong quá trình học tập. Đánh giá cuối cùng của các môn này vẫn bằng điểm số theo thang 10. Việc đánh giá học sinh theo Thông tư này được thực hiện theo lộ trình, từ năm học 2021-2022 áp dụng với học sinh lớp 6.

Thủ tướng kiểm tra chống dịch ở 'điểm nóng Covid-19' tại Hà Nội

Khi lãnh đạo Chính phủ tới phường Thanh Xuân Trung để kiểm tra việc ứng trực phòng chống dịch, trụ sở này vắng người trực. Chiều 31/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đến kiểm tra đột xuất công tác phòng, chống dịch trên địa bàn quận Thanh Xuân. Ông tới ổ dịch ngõ 328-330 Nguyễn Trãi - điểm nóng nhất tại Hà Nội trong những ngày vừa qua. Tới nay, khu vực này đã phát hiện 313 F0 trên tổng số khoảng 1.800 người dân. Nghe báo cáo và chứng kiến bản đồ tình hình dịch, Thủ tướng yêu cầu phải làm ngay hai việc. Một là di dời bớt người dân ra khỏi khu vực hiện có mật độ dân số quá đông. Hai là thiết lập trạm y tế lưu động tại phường. "Phường chưa triển khai đến nơi đến chốn tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là lấy xã, phường làm pháo đài. Thành phố triển khai các cơ sở điều trị nhưng cấp xã, phường cũng phải triển khai để giảm tải cho hệ thống y tế phía trên. Hiện năng lực điều trị của thành phố đủ nhưng phải dự trù những tình huống xấu hơn nếu tình hình thay đổi", Thủ tướng yêu cầu và nếu rõ nếu để hệ thống y tế quá tải, dồn lên tuyến trên thì tỷ lệ tử vong sẽ cao. Hiện Hà Nội chưa có tình trạng quá tải nhưng phải sẵn sàng ở mức cao nhất để phòng tránh nguy cơ này. Thủ tướng cũng tới UBND phường Thanh Xuân Trung để kiểm tra việc ứng trực phòng chống dịch. Tuy nhiên, khi ông đến đây lúc 16h30, trụ sở này vắng người trực. Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo phường trình quyết định thành lập và quy chế làm việc của Ban chỉ đạo phòng chống dịch. Sau hơn 30 phút, quyết định được cán bộ phường tìm thấy. Tuy nhiên, theo quyết định này, Trưởng Ban chỉ đạo lại là Chủ tịch UBND phường, trong khi hiện nay Trưởng Ban chỉ đạo phải do Bí thư cấp ủy đảm nhận. Thủ tướng hỏi lý do của việc này. Chủ tịch phường cho biết Bí thư phường vừa được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ khác trên quận. Khi được biết việc điều động đã diễn ra cách đây hơn một tháng, Thủ tướng phê bình lãnh đạo quận ủy vì chậm trễ trong việc kiện toàn nhân sự cho phường. "Cả tháng rồi chưa kiện toàn bí thư phường, khuyết điểm này thuộc về quận Thanh Xuân. Phường là vùng đỏ rồi, trong lúc nước sôi lửa bỏng này phải kiện toàn ngay để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đáp ứng yêu cầu chống dịch, chăm lo cho dân", Thủ tướng nói và nhắc tới TP HCM chỉ "ngày trước ngày sau" đã kiện toàn xong Chủ tịch thành phố. Thủ tướng tiếp tục đặt các câu hỏi để kiểm tra lãnh đạo phường đã nhận được các công điện mới của Thủ tướng chưa, nắm vững tới đâu các chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ. Tuy nhiên, Chủ tịch phường trả lời lúng túng. "Tôi đã yêu cầu phổ biến các công điện ngày 22/8, công điện ngày 23/8 của Thủ tướng tới tận phường, xã. Câu trả lời cho thấy không nắm vững tư tưởng chỉ đạo của Trung ương, của Chính phủ", Thủ tướng nêu rõ. Tại trụ sở phường Thanh Xuân Trung, Thủ tướng chủ trì cuộc làm việc trực tuyến với Sở chỉ huy phòng chống Covid-19 của thành phố, kết nối với điểm cầu UBND Thành phố, các quận huyện và toàn bộ 579 xã, phường, thị trấn của Hà Nội. Ghi nhận những kết quả của Hà Nội trong thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội, Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ, qua kiểm tra thực tế, vẫn còn một số bất cập. Đầu tiên là người dân vẫn ra đường đông, chưa đạt kết quả về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. "Nếu tình hình như hiện nay thì thành phố kiểm soát được, đối phó tốt với dịch bệnh, nhưng nếu tình hình phức tạp hơn, diễn biến xấu như một số địa phương phía Nam thì có thể bị động, lúng túng và có thể có bất ngờ", Thủ tướng nói. Chỉ ra một số việc "không được" tại phường Thanh Xuân Trung, ông cho rằng hơn 500 xã, phường không phải nơi nào cũng vậy, nhưng "tại phường nóng nhất thì như vậy là chưa ổn". Thủ tướng yêu cầu thành phố tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, uốn nắn, điều chỉnh các bất cập, hạn chế, đồng thời giúp đỡ xã, phường, thị trấn về nguồn lực con người và vật chất. Ông lưu ý Hà Nội không để dịch bùng phát ra vùng xanh và vùng nông thôn, do đây là khu vực mà năng lực y tế còn hạn chế, cũng là nơi có thế mạnh về sản xuất lương thực, thực phẩm trong bất cứ lúc nào. Chiều cùng ngày, trước khi làm việc với lãnh đạo các cấp của Hà Nội, Thủ tướng tới kiểm tra 4 cửa hàng bán hàng thiết yếu vẫn được phép mở cửa trên đường Nguyễn Tuân và một cửa hàng điện thoại di động trên đường Nguyễn Trãi. Ông cũng kiểm tra giấy phép đi đường và khai báo y tế của một nhân viên giao hàng (shipper), tìm hiểu chi tiết về phương thức hoạt động của những người này. Lãnh đạo Chính phủ đề nghị người dân tiếp tục thực hiện nghiêm hơn nữa các biện pháp chống dịch, trong đó có thông điệp 5K; không di chuyển nếu không thực sự cần thiết mà nên "ai ở đâu ở yên đó"... Ông động viên tổ Covid-19 cộng đồng đang thực hiện nhiệm vụ tại phường Thanh Xuân Trung, đặc biệt ở ngõ 328 và 330, đường Nguyễn Trãi, nơi đang bị phong tỏa. Đánh giá cao tinh thần làm việc của các thành viên tại chốt kiểm dịch, Thủ tướng yêu cầu thành phố ưu tiên tiêm vaccine, thường xuyên xét nghiệm, trang bị dụng cụ thiết yếu để các thành viên tổ Covid-19 đảm bảo sức khỏe, an toàn làm việc. Tổng số ca nhiễm cộng đồng tại Hà Nội từ ngày 27/4 đến nay là 3.513. Trong đó, ổ dịch ở ngõ 328 và 330 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, hiện ghi nhận hơn 300 ca dương tính Covid-19.

“Đội quân văn hóa” Việt Nam nhận “huy chương” đặc biệt từ khán giả tại cuộc bình chọn quốc tế

 

Từ Liên bang Nga, Thượng tá Đặng Mỹ Hạnh, Đội trưởng Đội tuyển Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tham gia Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games) 2021 nói qua điện thoại như reo vui trong niềm tự hào: Việt Nam đạt điểm cao nhất về kết qủa Bình chọn trực tuyến cuộc thi “Đội quân văn hoá”, với số điểm 3,55.

Cảnh giác trước thông tin giả về đại dịch Covid-19

 

Thời gian qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang chung sức, đồng lòng để kìm chế, đẩy lùi đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp thì trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều tin giả, tin sai sự thật về dịch Covid-19. Ban đầu chỉ lác đác một số cá nhân tung tin không chính xác về tình hình dịch bệnh ở các địa phương để câu view, câu like, phục vụ mục đích cá nhân. Nhất là từ khi đại dịch bùng phát ở Thành phố Hồ Chí Minh , Bình Dương và một số tỉnh phía Nam rồi đến Thành phố Hà Nội phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch Covid-19 thì số lượng tin giả, tin sai sự thật càng nở rộ như “nấm mọc sau mưa”.

Thay vì đăng tải những thông tin thiết thực giúp phòng, chống dịch bệnh, các phần tử cơ hội chính trị tiếp tục xuyên tạc, nhiễu loạn thông tin, kích bác hệ thống chính quyền và chế độ. Điểm qua các thông tin sai lệch trên mạng xã hội về tình hình phòng, chống dịch bệnh tại Việt Nam thời gian qua thì phần nhiều các thông tin này xuất phát hoặc được chia sẻ từ các trang web chuyên đăng tải các bài viết của đám “rận chủ”. Đơn cử như: những ngày gần đây một tài khoản cá nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tung tin giả, cho rằng: “người dân tự thiêu để phản đối chính sách của Đảng, Nhà nước trong phòng, chống dịch Covid-19”; đưa thông tin sai lệch về các ca bệnh, tình hình cung ứng nhu yếu phẩm tại các địa bàn phong tỏa do dịch bệnh, thậm chí chúng còn loan tin giả bằng thủ đoạn cắt ghép các hình ảnh, video-clip với nội dung quay cảnh một bệnh viện được cho là tại thành phố Hồ Chí Minh, với nhiều bệnh nhân Covid nằm la liệt, có người chết đắp chiếu. Hay vừa qua, trang facebook Việt Tân đã đăng tin giả về một đại biểu Quốc hội khóa XV là cán bộ Quân đội bị nhiễm Covid-19 trong thời gian tham dự kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV tại Hà Nội. Thậm chí chúng còn làm giả mạo báo cáo của cơ quan y tế địa phương về thời gian, lịch trình di chuyển, người tiếp xúc,… từ các thông tin sai sự thật này nhiều cá nhân thiếu hiểu biết đã cổ suy, chia sẻ lên các trang, nhóm trên mạng xã hội gây tâm lý hoang mang, bất ổn trong một bộ phận người dân, thậm chí còn bôi nhọ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.

Theo điểm a, d, khoản 1, Điều 101 Nghị định số 15/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin... thì hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống; hoặc cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang cho người dân, kích động bạo lực... là hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh làm rõ những thông tin sai sự thật về công tác phòng, chống dịch Covid-19, nhiều tổ chức, cá nhân đăng tải, chia sẻ các thông tin sai sự thật, chống đối các cơ quan chức năng đã bị xử lý thích đáng, đây chính là bài học nhằm răn đe cho những kẻ “Anh hùng bàn phím”, chuyên thọc gậy bánh xe, có tư tưởng tuyên truyền kích động, gây hoang mang trong dư luận xã hội.

Do đó, mỗi công dân hãy tuân thủ, chấp hành đúng các quy định phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của địa phương, cơ quan, đơn vị về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Chúng ta hãy tỉnh táo, bình tĩnh, cẩn trọng và tuyệt đối cảnh giác khi tiếp cận với các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội, đặc biệt là các thông tin chưa được kiểm chứng. Bên cạnh đó, cần theo dõi thông tin được đăng tải và chia sẻ từ những nguồn chính thống của các cơ quan nhà nước, các tờ báo uy tín, kênh truyền hình quốc gia để nắm được những thông tin xác thực, cần thiết; đồng thời mỗi người dân chúng ta hãy là một tuyên truyền viên tích cực để vận động người thân, gia đình, bạn bè chấp hành nghiêm các chỉ thị của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch; quy định “5K” của Bộ Y tế góp phần cùng các lực lượng tuyến đầu sớm ngăn chặn, đầy lùi dịch Covid-19 ở nước ta

01.9.TMT

Chống tâm lý “lựa chọn” khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19

 

Sau thời gian quyết liệt, khẩn trương triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022, tính đến nay, Việt Nam đã có gần 20 triệu liều vắc xin được tiêm. Đây là cơ sở vững chắc để chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu đạt độ bao phủ 70% dân số cho đến hết tháng 4/2022. Tuy vậy, trong thời điểm đầu thực hiện, ngoài những khó khăn khách quan về tiếp cận các nguồn vắc xin thì chiến lược tiêm chủng lớn nhất Việt Nam còn gặp phải một trở lực từ chính tâm lý “lựa chọn vắc xin” của một bộ phận người dân trong xã hội…

Giữa lúc tình hình dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương… khi mà cả nước đã ưu tiên mọi nguồn vắc xin hiện có để chi viện cho thành phố mang tên Bác thì đáng buồn thay trong những ngày qua, trên mạng xã hội đã lan truyền video ghi lại hình ảnh, một số người dân ở Quận 1 dù có cơ hội tiêm vắc xin ngừa Covid-19 trước nhưng lại khước từ cơ hội này chỉ vì bản thân không tin hoặc chỉ tin vào hiệu quả của “loại vắc xin này, vắc xin kia của một quốc này hay một quốc gia khác”. Không những vậy, trước khi bỏ về họ còn có những lời lẽ vô căn cứ, mang nặng cảm tính cá nhân, gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ về chất lượng của các loại vắc xin ngừa Covid-19 mà Đảng, Chính phủ cùng Nhân dân cả nước phải gồng mình để bảo đảm và ưu tiên trước cho những địa phương đang là điểm nóng của dịch như thành phố Hồ Chí Minh. 

Không chỉ xuất hiện ở thành phố Hồ Chí Minh, câu chuyện có chiều hướng không hay về “tâm lý lựa chọn vắc xin” cũng đã diễn ra ở nhiều địa phương khác. Ngay như ở một huyện nọ ở ngoài Bắc, thời điểm chính quyền tổ chức tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho Nhân dân thì cũng đã diễn ra những cảnh tượng đối lập đáng buồn. Đó là việc, ở đợt tiêm vắc xin của quốc gia này thì diễn ra cảnh chờ đợi, chen chúc có khi đến ùn tắc, còn đợt tiêm vắc xin của quốc gia kia thì cả hệ thống chính trị của địa phương phải tìm mọi cách vận động, tuyên truyền, thuyết phục người dân. Qua trao đổi nhanh với lãnh đạo huyện được biết, do khó khăn trong nguồn tiếp cận vắc xin nên số lượng vắc xin của các quốc gia khác nhau có sự chênh lệch tương đối và có khi là được phân phối từ trên xuống theo những đợt không trùng nhau. Vậy nên, trong huyện cũng có một bộ phận người dân xuất hiện “tâm lý lựa chọn vắc xin” do cá nhân đã mang sẵn thái độ, tình cảm yêu, ghét, nghi ngờ, tin tưởng quốc gia này hơn quốc gia kia.

Cũng theo lãnh đạo huyện này, thì lý lẽ thường thấy của người dân khi có tâm lý lựa chọn vắc xin của quốc gia này hay không lựa chọn vắc xin của quốc gia khác chỉ xoay quanh vấn đề lo ngại về chất lượng, độ an toàn với người tiêm của các loại vắc xin ngừa Covid-19. Trên thực tế thì đây là sự lo ngại không có cơ sở, bởi lẽ đối với loại vắc xin mà người dân có tâm lý nghi ngại thì ngay khi loại vắc xin này được cấp về địa phương, chính các chuyên gia và công dân của quốc gia sản xuất ra loại vắc xin đó đang làm việc trên địa bàn huyện được nước bạn yêu cầu phải tiêm trước tiên, sau đó mới đến người Việt Nam. Ngoài ra khi từ Việt Nam trở về, nước bạn cũng yêu cầu các chuyên gia và công dân đã nói trên phải hoàn thành việc tiêm và tiêm đúng loại vắc xin ngừa Covid-19 của quốc gia mình thì mới có giá trị cao nhất khi về nước. Từ những yếu tố này cho thấy việc lo ngại về độ an toàn và chất lượng của “vắc xin này hay vắc xin nọ” là hoàn toàn sai lầm.

Có thể nói, việc “lựa chọn vắc xin” trong khi thực hiện Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022 xuất phát chính từ tâm lý bài ngoại hay vọng ngoại vẫn tồn tại phổ biến trong một bộ phận người dân ở nước ta. Sẽ rất nguy hiểm nếu để nó phát triển thành một dạng tâm lý xã hội trong cuộc chiến chống lại Covid-19 ở Việt Nam. Trước mắt, “việc lựa chọn vắc xin” sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ của chiến lược tiêm chủng lớn nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Tức là việc đạt miễn dịch cộng đồng của chúng ta sẽ bị kéo lùi so với chính năng lực thực hiện của mình và một khi không nhanh chóng đạt được miễn dịch cộng đồng, thì mỗi ngày chậm lại sẽ kéo theo bao hậu quả tai hại về kinh tế - xã hội do dịch Covid-19 gây ra. Hơn nữa, dù cho việc đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì vẫn có nguy cơ dương tính nhưng nếu đem ra so sánh 2 người cùng mắc Covid thì bao giờ người chưa tiêm tỷ lệ tử vong cũng cao hơn gấp nhiều lần so với người đã tiêm vắc xin ngừa Covid-19.

Một lần nữa cần phải khẳng định, các loại vắc xin hiện tại được lựa chọn cho Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022 của Việt Nam là an toàn và bảo đảm chất lượng tiêu chuẩn. Bởi lẽ, dù đến từ quốc gia nào, tất cả các loại vắc xin phải trải qua các vòng khảo nghiệm chuyên môn nghiêm ngặt của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đã được WHO cấp phép lưu hành cũng như khi về tới Việt Nam đều được sự đánh giá, sàng lọc kỹ càng của Bộ Y tế trước khi đem ra tiêm trong cộng đồng. Vậy nên, người dân có thể hoàn toàn yên tâm tiêm bất cứ loại vắc xin nào do chính quyền cung cấp và cần lên án mạnh mẽ “hành động lựa chọn vắc xin” xuất phát từ tâm lý bài ngoại hay vọng ngoại còn tồn tại phổ biến trong một bộ phận người dân. Đồng thời, trong thực hiện chiến lược tiêm chủng, chính quyền các địa phương cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền và công khai, minh bạch hơn nữa quá trình tiêm các loại vắc xin. Hãy để Nhân dân biết và hiểu mình được tiêm loại vắc xin nào, tác dụng ra sao, mình ở nhóm ưu tiên số mấy và vì sao mình được tiêm loại vắc xin này hay loại vắc xin kia…

          Có như vậy thì mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tâm lý “lựa chọn vacxin”vẫn còn tồn tại phổ biến trong một bộ người dân để phá hoại chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19 của đất nước, nhằm mưu đồ gây ra và kéo dài những bất ổn xã hội do dịch bệnh sẽ nhanh chóng thất bại bởi chính sức miễn dịch từ liều vắc xin tâm lý đúng đắn, đang sinh kháng thể tích cực mạnh mẽ trong cộng đồng.

01.9. TMT

Thiết lập “vùng xanh” Covid-19 trên không gian mạng

 

Từ tháng 4/2021 đến nay, lợi dụng diễn biến tình hình phức tạp, khó lường của đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4, số đối tượng phản động, chống đối và một số cá nhân trong, ngoài nước gia tăng hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng như: Tung tin xuyên tạc, sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid -19, về công dụng của thuốc, vật tư y tế phòng, chống dịch bệnh; kêu gọi tự điều trị, chẩn đoán tại nhà, không theo chỉ dẫn của Bộ Y tế; xuyên tạc chính sách phân bổ vaccine của Bộ Y tế; bịa đặt thông tin về công dụng, hiệu quả vaccine Covid -19 có nguồn gốc từ Trung Quốc; bài xích quan hệ ngoại giao của Việt Nam với một số quốc gia; công kích, bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống dịch…

Nhiều bài viết xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nhân viên Y tế, Công an, Quân đội, những người tham gia phòng chống dịch bệnh, xuyên tạc về tình hình, diễn biến người mắc bệnh, tử vong, người có nguy cơ lây nhiễm. Cùng với đó là thông tin kích động công nhân đình công tập thể tại các công ty, thậm chí kích động chống phá tại khu công nghiệp có yếu tố nước ngoài, các công ty không đáp ứng yêu cầu “ba tại chỗ”.

Tung tin về việc thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng, gây tâm lý hoảng loạn trong quần chúng nhân dân. Nhiều đối tượng trục lợi thông qua bán, làm giả vật tư, thiết bị y tế phòng dịch, đầu cơ, kinh doanh qua mạng. Các tổ chức thù địch, phản động lợi dụng dịch bệnh để gia tăng hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, lôi kéo người vào tổ chức, phát triển lực lượng chống đối trong nước, như một số tổ chức khủng bố Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, Triều Đại Việt... 

Tin giả (fake news) được phát tán trên không gian mạng và các phương tiện truyền thông, bao gồm cả truyền thông xã hội. Thực tế, những thông tin sai lệch thường có xu hướng lan truyền nhanh hơn tin thật, kể cả được đưa bởi các cơ quan truyền thông, báo chí chính thống nếu thiếu sự kiểm tra, xác minh nguồn tin. Đây là một thách thức đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mạng xã hội (Facebook, Google, Zalo…) trở thành nền tảng lan truyền tin giả phổ biến nhất. 

Nhiều thủ đoạn được các đối tượng sử dụng trong đăng tải tin giả, nguy hiểm nhất là việc sử dụng khoảng trống thông tin, còn gọi là “vùng trắng” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng và làm mới thông tin cũ, bịa đặt thông tin mới. Nhiều thông tin bị xuyên tạc, bóp méo sự thật, thông qua những tiêu đề giật gân, câu khách về vấn đề dư luận đang quan tâm, nhất là vấn đề liên quan đến nội bộ Đảng, Nhà nước, thông tin về tham nhũng, tiêu cực.

Thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, các đối tượng đã thực hiện nhiều thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc, tác động vào tư tưởng, tình cảm của người tiếp nhận, gây tâm lý hoang mang, dao động, hoài nghi của nhân dân đối với Đảng, gây bất ổn xã hội. Hoạt động chống phá của các đối tượng diễn ra thường xuyên, liên tục, trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội nước ta, đặc biệt là những thời điểm nhạy cảm, khó khăn của đất nước như cuộc chiến chống đại dịch Covid -19 hiện nay.

Trên bản đồ Covid, màu xanh dường như đã trở thành một sắc màu mang tới sự lạc quan, niềm tin và hy vọng. Đó là màu xanh từ những “vùng xanh” hay còn được gọi là “vành đai xanh”- vành đai an toàn không Covid-19. Xây dựng “vùng xanh” trong cuộc chiến chống Covid-19 đang là giải pháp nhằm giảm mức độ từ vùng nguy cơ rất cao (vùng đỏ) thành vùng nguy cơ cao (vùng cam), vùng nguy cơ (vùng vàng) và tiến tới trở thành địa bàn an toàn - vùng xanh. Tùy vào đặc thù cụ thể, từng địa phương đã và đang triển khai nhiều cách làm, giải pháp quyết liệt để mở rộng “vùng xanh” với phương châm củng cố, phát triển ngay từ cơ sở, địa bàn dân cư. Bảo vệ “vùng xanh” ở cấp độ “tế bào” (tổ dân phố, ngõ, xóm) được xem là “vaccine cộng đồng”, mũi giáp công hiệu quả trong chiến lược chuyển hướng từ phòng ngự sang phản công. 

Thiết lập “vùng xanh” trên không gian mạng cũng cần thiết không kém “vùng xanh” trong cộng đồng. Để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tin giả trên mạng xã hội, tránh việc người dân bị hoang mang, dao động đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Nhà nước ta, đã đến lúc chúng ta cần thiết lập một “vùng xanh” trên Internet theo hướng nhận diện tin giả và “vùng xanh” như sau:

Thứ nhất, tăng cường các kênh thông tin chính thống đa dạng phủ sóng trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, YouTube, Tiktok…) để người dân có thể nhận diện được thông tin đúng đắn và tạo sự đề phòng, tính cảnh giác của bản thân khi tiếp xúc với thông tin được lan truyền khác không chính thống trên không gian mạng. Từ đó tạo thói quen có sự tham khảo khi sử dụng thông tin, nhất là thông tin được chia sẻ bởi mạng xã hội, chủ thể không rõ nguồn gốc, không xác thực.

Thứ hai, đối với các kênh tin giả, thông qua các kênh thông tin ở “vùng xanh” để giúp người dân có thể nhận diện được các đặc điểm như: Tin giả thường có tiêu đề hấp dẫn, giật gân, viết in hoa kèm dấu ký tự mang tính chất khẳng định, thường có vẻ khó xảy ra trong thực tế nhưng được viết dưới dạng khẳng định để thu hút sự chú ý của người đọc. Đồng thời, kiểm tra đường dẫn liên kết. Đường dẫn URL chứa tin giả thường giả mạo gần giống các trang tin chính thống.

Tin giả thường không được chú trọng về cấu trúc ngữ pháp, thể thức văn bản, dễ có lỗi chính tả và ngữ pháp, không thống nhất. Hình ảnh sử dụng trong bài viết đa phần là ảnh lấy trên mạng rồi chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung nguồn tin. Cần kiểm tra xem ảnh có tồn tại trên không gian mạng thông qua tính năng “Search Google for image” và nguồn gốc, địa điểm, thời gian. Về mốc thời gian sử dụng trong bài viết, tin giả được biên soạn và định dạng mốc thời gian không trùng với thực tế, do đó, cần xem kỹ các mốc thời gian, sự kiện có trong nội dung tin và thời gian đăng tải. Về các luận cứ, luận chứng trong bài viết, thông thường các tin giả được tạo ra dựa trên một câu chuyện, tình tiết có thực nhưng được thêm thắt, thổi phồng, làm giả ở những nội dung quan trọng nhất.

Điều quan trọng nhất là người dân khi tiếp cận các thông tin trên mạng xã hội cần nâng cao cảnh giác trước những thông tin thất thiệt, mang tính kích động, gây hoang mang dư luận, có biện pháp tự bảo vệ mình trước những thông tin xấu độc.  Không chia sẻ, bình luận, like các bài viết đăng tải những thông tin chưa được kiểm chứng. Để nắm các thông tin chính trị, kinh tế-xã hội, tình hình dịch Covid -19, người dân cần tham khảo trang thông tin của các ban, bộ, ngành và cơ quan chức năng, thu thập, tiếp nhận thông tin ở các tờ báo chính thống, có uy tín những thông tin thuộc “vùng xanh”.

01.9. TMT

NHỮNG HÀNH ĐỘNG VI PHẠM PHÁP LUẬT


          Trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nêu rõ: thiên tai, dịch bệnh là những tình huống an ninh phi truyền thống, là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, toàn dân ta, trong đó Quân đội nhân dân là nòng cốt. Một trong những nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta giao cho Quân đội là giúp dân phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phòng, chống dịch bệnh. Đảng và Nhà nước ta xác định rõ: Đây là nhiệm vụ chiến đấu của Quân đội trong thời bình.

          Trước những diễn biến phức tạp của tình hình đại dịch COVID-19, việc huy động Quân đội xung kích trên tuyến đầu, kề vai sát cánh cùng các lực lượng chức năng và toàn dân chiến đấu với đại dịch là cần thiết và hoàn toàn đúng với chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và Nghị quyết của Đảng. Chủ trương đưa Quân đội vào giúp nhân dân phòng, chống đại dịch COVID-19 là thể hiện sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với Quân đội. Mặt khác Quân đội là lực lượng đặc thù được tổ chức chặt chẽ; huấn luyện, rèn luyện bài bản; có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn (nhất là lực lượng Quân y) và có truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân. Do đó việc đưa Quân đội vào giúp nhân dân phòng, chống đại dịch COVID-19 là hoàn toàn phù hợp và nhất định sẽ đạt hiệu quả cao. Mục tiêu trên hết, trước hết của chủ trương này không gì khác là bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân.

          Một trong những nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta giao cho Quân đội là giúp dân phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phòng, chống dịch bệnh. Đây là nhiệm vụ chiến đấu của Quân đội trong thời bình.

          Cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị được huy động giúp nhân dân phòng, chống dịch COVID-19 được quán triệt rất rõ nhiệm vụ, được tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động chặt chẽ, thống nhất. Việc bảo đảm đời sống của cán bộ, chiến sĩ trong thời gian làm nhiệm vụ được giao cho cơ quan hậu cần của các đơn vị phụ trách và đã được chuẩn bị chu đáo theo chế độ tiêu chuẩn quy định riêng. Việc vận chuyện lương thực, thực phẩm cung ứng giúp đỡ nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Quân đội chủ trì đảm nhiệm. Những chuyến hàng liên tiếp tới miền Nam trong những ngày qua là hoàn toàn phục vụ nhu cầu thiết yếu để người dân thực hiện nghiêm tinh thần “ai ở đâu ở đó” góp phần phòng, chống đại dịch. Ở đây không có chuyện vận chuyển lương thực - thực phẩm vào là để phục vụ cho lực lượng quân đội đang làm nhiệm vụ.

          Cán bộ, chiến sĩ Quân đội lên đường làm nhiệm vụ họ không có động cơ, mục đích nào khác là phòng, chống đẩy lùi đại dịch COVID-19 để bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân. Mọi hoạt động, từng việc làm của Quân đội đều có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương và được tổ chức chặt chẽ nhằm mang lại hiệu quả thiết thực, đến đúng địa chỉ cần giúp đỡ, hỗ trợ chứ không phải tùy hứng, làm theo phong trào, hô hào hình thức chung chung để “mỵ dân”, để “làm màu” hay “đánh bóng”… như một số kẻ “độc mồm, độc miệng” bóp méo, xuyên tạc.

          Những kẻ cố tình thông tin xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch COVID-19 là vi phạm pháp luật.

Dư luận kiên quyết lên án và đề nghị các cơ quan chức năng cần làm rõ, xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

          Chúng ta không vì những giọng điệu xuyên tạc, bịa đặt ấy mà giảm đi tinh thần, ý chí, quyết tâm chiến đấu chống dịch. Cùng với tuyên truyền đấu tranh vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của các tổ chức, cá nhân thù địch và kẻ xấu, thông qua hoạt động báo chí, truyền thông, cần đẩy mạnh tuyên truyền nhân rộng, tạo sức lan tỏa những việc làm tốt, những nghĩa cử cao đẹp của các lực lượng xung kích trên tuyến đầu chống dịch, trong đó có cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây vừa là việc làm cần thiết để xây dựng niềm tin cho nhân dân, tăng cường tình đoàn kết quân - dân, vừa là biện pháp dùng cái đẹp dẹp cái xấu, dùng dư luận tích cực để lên án, phản bác đấu tranh với những luận điệu tiêu cực, xấu độc, vô lương tâm của những kẻ mang tâm địa xấu xa trên không gian mạng ở cả trong và ngoài nước.

ĐỪNG MẮC MƯU TRUNG QUỐC, NHƯNG CŨNG ĐỪNG MẮC MƯU HOA KỲ


Mới đâу, sɑu ƙɦi ρɦó ƬƬ Ɱỹ, bà Hɑrris rời Hà Nội sɑu cɦuуến tɦăm Việt Nɑm tɦì nցɑу lậρ tức, trɑnց Fɑnρɑցe củɑ ĐSQ Ƭrunց Quốc tại Hà Nội biên nցɑу cái tút:

“Ƭronց cɦuуến tɦăm Việt Nɑm, Pɦó Ƭổnց tɦốnց Ɱỹ Bà Kɑmɑlɑ Hɑrris tùу ý cônց ƙícɦ Ƭrunց Quốc, cɦỉ trícɦ Ƭrunց Quốc có ɦànɦ độnց “cưỡnց éρ bắt nạt” tại ƙɦu vực, xúi ցiục các nước tronց ƙɦu vực cɦạу tɦeo Ɱỹ “tănց sức éρ đối với Bắc Kinɦ ”, tuуên bố “Hải Quân Ɱỹ sẽ tiếρ tục duу trì sự ɦiện diện mạnɦ mẽ tại Nɑm Hải, tɦácɦ tɦức уêu sácɦ ɦànց ɦải quá mức củɑ Ƭrunց Quốc ”.

Ƭrên các comment nցười Việt Nɑm vào bìnɦ luận đề nցɦị Ɱỹ trừnց ρɦạt Ƭrunց Quốc, ƙícɦ độnց Việt Nɑm nên nɦờ Ɱỹ cɑn tɦiệρ, viện trợ để t.ấ.n c.ônց Ƭrunց Quốc; 1 số trɑnց mạnց tuуên truуền rằnց: “Việt Nɑm nên liên minɦ quân sự với Ɱỹ để làm đối trọnց với Ƭrunց Quốc”… Ƭôi nói tɦẳnց đúnց là các bạn quá mơ ɦồ về cɦínɦ trị!

Hoɑ Kỳ và Ƭrunց Quốc từnց đi đêm lấу trọn Hoànց Sɑ về tɑу Ƭrunց Quốc cɦỉ tronց một nốt nɦạc ƙɦi ɦànց loạt línɦ nցụу vừɑ ƅắn nɦɑu tạo điều ƙiện cɦo Ƭrunց Quốc cướρ nɦɑnɦ ɦơn và ɦànց trăm línɦ ƙɦác dơ tɑу đầu ɦànց Ƭrunց Quốc dânց đảo Hoànց Sɑ củɑ Việt Nɑm cɦo Ƭrunց Quốc từ năm 1974 đến nɑу cɦúnց tɑ cɦưɑ lấу lại được. Quɑ đâу cũnց lộ rõ bản mặt Ɱỹ- Ƭrunց tronց lợi ícɦ ƙinɦ tế nɦư tɦế nào.

Ƭɦứ nhất, ρɦải đặt câu ɦỏi. Ɱỹ ցâу sức éρ vấn đề biển Đônց với Ƭrunց Quốc có lợi ցì với Việt Nɑm ƙɦônց, nếu có, ցiả sử biển Đônց xẩу rɑ xųηց đột quân sự Ɱỹ – Ƭrunց có ảnɦ ɦưởnց ցì tới 3/4 diện tícɦ biển Đônց liên quɑn đến quуền cɦủ quуền, cɦủ quуền và quуền tài ρɦán củɑ Việt Nɑm trên biển Đônց ƙɦônց?

Ƭɦứ hai, dù Ɱỹ tuуên bố tɦế nào tɦì có bɑo ցiờ nɦữnց ρɦát nցôn Nɦà trắnց tuуên bố “Hoànց Sɑ là củɑ Việt Nɑm” cɦưɑ? Xin tɦưɑ, cɦưɑ bɑo ցiờ. Ƭôi để vấn đề nàу bỏ nցỏ ƙɦônց ρɦân tícɦ vì ɑi có nɦãn quɑn cɦínɦ trị sắc bén sẽ ɦiểu Việt Nɑm có cần Ɱỹ cɑn tɦiệρ vấn đề Việt Nɑm và Ƭrunց Quốc trên biển Đônց ƙɦônց!

Ƭɦứ ba, Ɱỹ - Ƭrunց bâу ցiờ nɦư 2 con ɦổ vờn nɦɑu ƙɦônց ảnɦ ɦưởnց ցì địɑ cɦínɦ trị mỗi nước, quуền lợi địɑ cɦínɦ trị từ Ƭâу sɑnց Đônց ցiữɑ Ɱỹ và Ƭrunց Quốc ɦiện nɑу ƙɦônց có xųηց đột. Vấn đề xųηց đột cɦỉ là 2 nցôi vị ƙinɦ tế củɑ tɦế ցiới với nɦɑu. Ƭɦế tɦì Ɱỹ cɑn tɦiệρ biển Đônց có ρɦải là vấn đề cốt lõi ɦɑу ƙiểu “ƙɦônց ăn được tɦì đạρ đổ”.

Ʀõ rànց Ɱỹ rất to miệnց nɦưnց ɦànɦ độnց củɑ Ɱỹ luôn nửɑ vời, ƙɦônց triệt để, các bạn nɦìn sự ƙiện Afցɦɑnistɑn xem Ɱỹ có ƙiên trì cɦủ quуền cɦo Việt Nɑm nɦư một số nցười Việt уêu nước Ɱỹ nցɦe nցười Ɱỹ nói tiếnց Việt vẽ rɑ ƙɦônց? Ƭóm lại, ở Đônց Nɑm Á, các bạn nɦìn Ƥɦiliρρnes sẽ rõ.

Ƭɦứ tư là, Ƭrunց Quốc bɑo ցiờ cũnց đưɑ tɑ vào bẫу cɦiến trαnɦ, nếu tɑ ɦiếu cɦiến, ρɦủ đầu là dễ ăn ρɦải bã tɦằnց Ƭàu, nó sẽ có tɦời cơ lấу m/áu nցười Ƭrunց Quốc đổ bớt để ɦốt biển Đônց nɦư Đườnց lưỡi bò cɦúnց vẽ rɑ. Nếu tɑ уếu ớt về nցoại ցiɑo, ƙinɦ tế và tɦế trận Quốc ρɦònց, cɦúnց sẽ tɦừɑ cơ lấn tới ɦốt dần biến Đônց.

Ƭɦứ năm, ρɦải nắm rõ nɦữnց cɦủ trươnց tɦiên tài củɑ Đảnց, đó là Việt Nɑm ƙɦônց liên minɦ quân sự với nước nàу để cɦốnց lại nước ƙɦác. Nếu cɦiến trαnɦ, vẫn nցɦệ tɦuật cɦiến trαnɦ nɦân dân, đoàn ƙết – cɦiến đấu, lấу sức tɑ ցiải ρɦónց cɦo tɑ, ƙɦônց trônց cɦờ ỷ lại nước nցoài ցiúρ mìnɦ, nցɑу cả Ɱỹ xâɱ lược cɦúnց tɑ cũnց ƙɦônց nɦờ Ƭrunց Quốc và nếu Ƭrunց Quốc xâɱ lược cɦúnց tɑ cũnց ƙɦônց nɦờ Ɱỹ ցiải ρɦónց cɦo tɑ.

Vì tɦế, nցười Việt Nɑm уêu nước ρɦải tin tưởnց tuуện đối vào đối sácɦ nցoại ցiɑo cɦủ quуền củɑ Đảnց. Đừnց nցɦe lũ tɑm ɦoànց Việt tân và đám “máu Ƭâу”, vecɦó tronց nước ƙícɦ độnց biểu tìnɦ, bạo loạn.

Đừnց nցɦe nɦữnց ցì Ƭrunց Quốc nói và cũnց đừnց nցɦe nɦữnց ցì Ɱỹ nói. Hãу là nցười Việt Nɑm уêu nước cɦân cɦínɦ, dưới sự lãnɦ đạo củɑ Đảnց, cɦúnց tɑ vẫn luôn cɦơi bài “đàn onց vò vẽ” trên biển Đônց tɦế nàу tɦôi./.


Yêu nước ST.