Thứ Năm, 30 tháng 6, 2022

NATO THỪA NHẬN ĐÃ CHUẨN BỊ CHO XUNG ĐỘT VỚI NGA TỪ NĂM 2014


Kênh truyền hình RT dẫn lời ông Jens Stoltenberg tiết lộ với phóng viên hôm 29/6 rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã gia tăng chi tiêu quân sự và điều động binh sĩ ở Đông Âu kể từ năm 2014 nhằm đề phòng xung đột với Nga.
Phát biểu sau cuộc họp giữa các thành viên NATO và các đối tác ở Madrid, ông Stoltenberg cáo buộc Nga sử dụng vũ lực ở Donbass, miền đông Ukraine, kể từ năm 2014. Trong khi đó, Moskva lại khẳng định các lực lượng của Kiev đã nã pháo vào các thành phố Donbass kể từ khi hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk tuyên bố độc lập khỏi Ukraine vào năm đó.
“Thực tế là chúng tôi đã chuẩn bị cho việc này từ năm 2014. Đó là lý do mà chúng tôi tăng cường sự hiện diện ở sườn phía Đông của liên minh, cũng như tại sao các đồng minh NATO bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng và tại sao chúng tôi lại tăng cường tính sẵn sàng”, nhà lãnh đạo NATO nói.
Theo số liệu của NATO, các thành viên châu Âu của liên minh và Canada đã tăng chi tiêu quân sự từ 1,2% đến 5,9% mỗi năm kể từ năm 2014. Tuy nhiên, chỉ 10 trong số 30 quốc gia NATO hiện đạt được mục tiêu của khối là chi 2% GDP cho quốc phòng.
Mức gia tăng chi tiêu đáng chú ý nhất ở khu vực Đông Âu và vùng Baltic chính là các nước gồm Ba Lan, Litva, Estonia, Latvia, Séc, Slovakia và Romania. Các nước này đều lần đầu tiên đạt mục tiêu vào năm 2022.
Trước đó cùng ngày, các thành viên khối quân sự do Mỹ dẫn đầu đã đồng ý thông qua Khái niệm Chiến lược mới. Kế hoạch chi tiết này đã đưa ra lập trường của liên minh đối với các đối tác, các nước không phải thành viên và các đối thủ, trong đó nêu rõ Nga là mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất đối với khối.
Việc gán cho Nga là “mối nguy hiểm hiện hữu và rõ ràng” trong Khái niệm chiến lược mới của NATO - một tài liệu hoạch định chính sách hàng thập kỷ một lần - thể hiện phán quyết chính thức của các nhà lãnh đạo NATO về cuộc xung đột của Nga ở Ukraine trong cuộc chiến tranh quy mô lớn đầu tiên ở châu Âu trong thế kỷ 21.
Tổng thư ký NATO cũng cho biết liên minh này sẽ thực hiện các bước đi mới để giúp hiện đại hóa quân đội Ukraine, nhưng không rõ sự hỗ trợ có đủ hoặc đến đủ nhanh để khiến cán cân cuộc chiến có lợi cho Kiev.
Mặt khác, Điện Kremlin coi việc NATO mở rộng sang các nước thuộc Liên Xô cũ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc - điều mà các nhà lãnh đạo phương Tây đã hứa một cách rõ ràng vào đầu những năm 1990 sẽ không xảy ra - là một mối đe dọa chống lại an ninh của Nga. Lập trường chính thức của NATO về Ukraine, được nêu trong Tuyên bố Bucharest năm 2008, là nước này và Gruzia sẽ trở thành thành viên của NATO vào một ngày không xác định trong tương lai. Nga đã viện dẫn việc Ukraine theo đuổi tư cách thành viên NATO là nhân tố chính dẫn đến cuộc xung đột hiện nay.
Mặc dù liên tục mở rộng phạm vi hoạt động vào khối phía Đông cũ sau Chiến tranh Lạnh, ông Stoltenberg vẫn tuyên bố rằng NATO đã nỗ lực vì một mối quan hệ tốt đẹp hơn với Nga trong nhiều thập kỷ qua.
HT
114
6 bình luận
9 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 01/7

“Ong kia yêu giống, yêu nòi,
Đồng tâm, hợp lực đuổi loài cáo đi.
Bây giờ ta thử so bì,
Ong còn đoàn kết, huống chi là người!”
Khổ thơ trên của Hồ Chí Minh được trích trong bài thơ:“Con cáo và tổ ong”, đăng trên Báo Việt Nam độc lập, số 130, ngày 01 tháng 7 năm 1942. Đây là thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt, ở Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng, dâng Đông Dương cho Nhật, cơ hội giải phóng dân tộc đã xuất hiện, cần phải nhanh chóng tổ chức đoàn kết tập hợp toàn dân đứng lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Thông qua những câu thơ trên, Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở mọi người về tình yêu thương giống nòi và sức mạnh của sự đoàn kết trong đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. Đây là tư tưởng bắt nguồn từ truyền thống "lấy nhỏ chống mạnh", nhưng được nâng lên thành phương pháp hành động và tư tưởng chỉ đạo cách mạng. Thực hiện lời dạy của Người, toàn thể dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh tiến hành cuộc khởi nghĩa cách mạng tháng Tám giành chính quyền về tay nhân dân. Tư tưởng của Người được Đảng ta vận dụng thành công trong suốt hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc để giành được những thắng lợi vẻ vang.
80 năm trôi qua, lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị, kêu gọi mọi người dân hợp sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngày nay xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự cạnh tranh lợi ích giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng gay gắt đang đặt ra cho dân tộc ta cả thời cơ và thách thức to lớn. Thực tế đó đòi hỏi hơn lúc nào hết phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để có thể phát huy nội lực, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Thấu triệt lời Bác dạy, hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn coi trọng xây dựng, củng cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế để tạo nên sức mạnh hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động của quân đội đã trở thành lời thề danh dự của mỗi cán bộ, chiến sĩ, trực tiếp góp phần xây dựng nên truyền thống vẻ vang và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”. Ngày nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ phải biết quý trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quân đội, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó./.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'TƯ TƯỞNG Há CHÍ MINH MÃI MÃI SOI SÁNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM'
112
2 bình luận
17 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

SAO MỸ PHẢI NHẮC ĐẾN NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM?


Từ ngày 10/6-13/6/2022 vừa qua, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã có chuyến thăm Việt Nam, theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Chuyến thăm của bà Wendy Sherman là nối tiếp trong các hoạt động ngoại giao nhằm tạo động lực thúc đẩy cho quan hệ hai nước Việt – Mỹ tiếp tục phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. Quan hệ Việt - Mỹ được bình thường hóa từ năm 1995, tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu trong những năm qua. Hai nước xác lập quan hệ đối tác toàn diện năm 2013 và Mỹ tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam năm 2016.
Lợi dụng chuyến thăm Việt Nam của Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman, trên một số diễn đàn của các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí đã cho rằng “Thứ trưởng Mỹ nhắc đến vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm Việt Nam nhưng báo chí Nhà nước im re”. Đây tiếp tục là những chiêu trò xuyên tạc, vu cáo về vấn đề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam thông qua các chuyến thăm của các vị lãnh đạo Mỹ khi đến thăm Việt Nam cũng như những báo cáo, thông cáo mà Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra hàng năm.
Xin thưa rằng đã nhiều lần các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định trước cộng đồng quốc tế rằng Việt Nam sẵn sàng đối thoại với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào về việc bảo đảm quyền con người, không né tránh vấn đề này, kể cả những vấn đề thuộc lĩnh vực nhạy cảm. Việt Nam là đất nước đã trải qua hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc với nhiệu hệ quả đến nay còn rất nặng nề. Những thành tựu của Việt Nam là sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và Nhân dân Việt Nam để cho người dân được hưởng thụ đầy đủ, trọn vẹn các giá trị độc lập, tự do, cuộc sống ấm no, hành phúc.
Gần đây, ngày 07/6/2022, việc Việt Nam vừa được bầu trở thành một trong những Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 77 đại diện cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp quốc diễn ra vào ngày 07/6/2022, tại New York, Mỹ là minh chứng rõ cho sự ghi nhận về những thành tựu đã đạt được về vấn đề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam trên trường quốc tế.
Việt Nam cũng luôn nêu cao quan điểm sẵn sàng trao đổi, hợp tác với phía Mỹ về vấn đề còn khác biệt trên tinh thần xây dựng, thẳng thắn, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau nhằm tăng cường hiểu biết. Thực tế hiện nay những gì mà Mỹ đang phải đối mặt về bạo lực súng đạn, phân biệt chủng tộc, phân biệt giàu nghèo, tội phạm khủng bố... phải chăng không liên quan đến nhân quyền và tại sao Mỹ lại phải đi can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, trong đó có Việt Nam?

HÃY TRÂN TRỌNG GIÁ TRỊ CỦA HOÀ BÌNH


Trong muôn vàn những điều tốt đẹp mà cuộc sống mang lại cho mỗi người thì có lẽ hòa bình chính là món quà vô giá nhất, vì vậy hoà bình luôn là niềm khao khát cháy bỏng của con người khắp nơi trên trái đất này, đặc biệt là dân tộc Việt Nam ta .
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, ngày 30-4-1975 là một bước ngoặc vĩ đại, đã mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước ta - Kỷ nguyên của độc lập, tự do, cả dân tộc cùng chung sức, đồng lòng xây dựng và phát triển đất nước và chúng ta cần phải nhận thức rõ giá trị cuộc sống từ những hy sinh vô giá của lớp lớp cha anh đi trước.
Trong các cuộc trường chính của dân tộc lớp lớp thế hệ cha anh lên đường ra mặt trận bỏ lại sau lưng mẹ già, em thơ, vợ trẻ, họ đã chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc , độc lập tự họ hôm nay được viết lên từ máu xương của bao lớp người đã ngã xuống. Không thể kể hết những mất mát hy sinh mà cuộc chiến tranh để lại nên chúng ta không được phép lãng quên. Chỉ có những ai đã từng trải qua chiến tranh, chịu đựng những mất mát đau thương do chiến tranh gây ra mới có thể cảm nhận giá trị vĩnh viễn và to lớn của cuộc sống hoà bình.
Chiến tranh tuy đã đi vào quá khứ mất mát đau thương đã nhường chỗ cho một Việt Nam hoà bình và phát triển, nhưng mỗi câu chuyện được kể lại khiến cho chúng ta hình dung được những tháng năm bị hùng của dân tộc, nhắc về quá khứ không phải là gây thù chuốc oán, mà để chúng ta biết gìn giữ cuộc sống bình yên mà chúng ta đang được thừa hưởng, cái giá của hoà bình là không hề nhỏ không một thế lực nào có thể phủ nhận được điều đó và không ai được phép lãng quên đi lịch sử của dân tộc .
Giờ đây dân tộc ta vừa xây dựng đất nước vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, các thế lực thù địch vẫn luôn hậm hực tìm mọi cách chống phá Đảng- Nhà nước ta. Dư âm của cuộc chiến tranh khốc liệt vẫn còn đó, nỗi đau nhức nhối của các anh thương bệnh binh, bao em bé nhiễm chất độc màu da cam có lớn mà không có khôn, bao cảnh vợ mất chồng, mẹ mất con, nước mắt mẹ cạn khô vì những người con ra đi mãi mãi không trở về ...
Tháng 7 về mỗi người dân Việt Nam lại rưng rưng xúc động và tự hào về một thế hệ không biết cúi đầu . Một thế hệ mà chúng ta phải kính cẩn nghiêng mình ngưỡng mộ và biết ơn. Học lịch sử để nhớ về nguồn cội, để hiểu rằng cái giá của hòa bình là không hề nhỏ. Không ngủ quên trong chiến thắng, nhưng nhìn về quá khứ để mỗi người chúng ta luôn hiểu rằng, mỗi tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc là phần máu thịt của cha ông đã đánh đổi mới có được.
HT
Có thể là hình ảnh đen trắng về 2 người, trẻ em và thủy vực
525
28 bình luận
15 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ