Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023

KHI “TẬP TRUNG” VÀ “DÂN CHỦ” BỊ TÁCH RỜI

 

Trong các nguyên tắc của Đảng thì tập trung dân chủ; tự phê bình và phê bình là những nguyên tắc rất cơ bản trong lãnh đạo, tổ chức và sinh hoạt Đảng. Tuy nhiên, khi vận hành, với động cơ cá nhân, lợi ích nhóm, các nguyên tắc này bị lợi dụng, lạm dụng, bóp méo, trở thành bình phong, hợp lý hóa cho các sai phạm của lãnh đạo... Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản, nguyên tắc có tính chất xương sống trong tổ chức của chính đảng mác-xít. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thường gọi đây là nguyên tắc dân chủ tập trung với hàm ý nhấn mạnh, đề cao thành tố dân chủ trong nội hàm cùng với thành tố tập trung. Người chỉ rõ rằng: “Toàn thể đảng viên, toàn thể các cấp, tổ chức thống nhất lại theo một nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc ấy tức là dân chủ tập trung”. Người chỉ rõ đây là nguyên tắc lãnh đạo, nguyên tắc tổ chức cao nhất, là chế độ lãnh đạo của Đảng. Có thể thấy nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện đặc trưng cốt lõi và có ý nghĩa quyết định tới chất lượng, hiệu quả trong lãnh đạo, tổ chức và sinh hoạt Đảng. Tuy nhiên, qua thực tế thì nhiều vụ việc vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước thời gian qua đều liên quan đến việc chấp hành và thực thi nguyên tắc này.

Theo số liệu của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong nhiệm kỳ Đại hội XII, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã phát hiện, xử lý theo thẩm quyền nhiều tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm kỷ luật Đảng ở nhiều tỉnh, thành phố, các cơ quan, đơn vị trong cả nước. Phần lớn các vụ việc vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng xuất phát từ vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều đáng nói ở đây là nguyên tắc tập trung dân chủ được xác lập và quy định rất chặt chẽ, cả trong Điều lệ Đảng cũng như nhiều văn bản hướng dẫn thực thi cụ thể của Đảng nhưng sao vẫn bị bóp méo và bị lợi dụng, lạm dụng để làm vỏ bọc cho các quyết định sai trái của lãnh đạo? Câu trả lời ở đây chính là do cách nhận thức và ở khâu vận hành nguyên tắc.

Cần khẳng định rằng, nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc thống nhất, quy định cách tổ chức, hoạt động của Đảng, trong đó, tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải đi đôi với tập trung; đảng viên bình đẳng về quyền và trách nhiệm; các cơ quan lãnh đạo của Đảng do bầu cử lập ra; nghị quyết của Đảng được quyết định theo đa số; thiểu số phục tùng đa số; tổ chức đảng cấp dưới phục tùng tổ chức đảng cấp trên; đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng..., nhằm bảo đảm cho Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, kỷ luật nghiêm minh.

Trong nguyên tắc tập trung dân chủ, tập trung và dân chủ quy định lẫn nhau. Tập trung mà không có dân chủ thì sẽ trở thành tập trung quan liêu, chuyên quyền, độc đoán; còn dân chủ mà không đi tới tập trung thì sẽ rơi vào tình trạng dân chủ vô tổ chức, hỗn loạn. Nguyên tắc tập trung dân chủ quy định chế độ làm việc, ra quyết định đặc thù của Đảng. Nếu như trong chế độ thủ trưởng, người đứng đầu được tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình thì trong Đảng, người đứng đầu cấp ủy phải theo chế độ lãnh đạo tập thể, các quyết định lãnh đạo phải được thảo luận và quyết định theo đa số. Vừa qua, nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý đồng thời là người đứng đầu cấp ủy đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ ở nội dung này, áp đặt, thiếu dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, không bàn bạc, thảo luận trong tập thể lãnh đạo, dẫn đến quyết định chủ trương không đúng quy định, vượt thẩm quyền, vi phạm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, quy chế làm việc của cấp ủy, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế, ảnh hưởng xấu tới tình hình chính trị, xã hội và uy tín của Đảng. Như thế, ở những cơ quan, đơn vị, địa phương khi người đứng đầu nắm cả hai vai, vừa là thủ trưởng cơ quan, vừa là người đứng đầu cấp ủy, nếu không nắm vững nguyên tắc, đồng thời nếu không có sự kiểm soát và kiềm chế của tập thể thì rất dễ vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc tập trung dân chủ quy định tổ chức đảng các cấp quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, tuy nhiên không được nhân danh tổ chức đảng ra nghị quyết trái với nguyên tắc, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên. Vừa qua, không ít cấp ủy đảng đã vi phạm quy định này.

Ở các tổ chức đảng vi phạm, người đứng đầu không bám sát vào các nội dung nguyên tắc, thiếu thảo luận dân chủ, áp đặt ý kiến chủ quan cá nhân. Dân chủ trở thành hình thức, giả hiệu, chỉ là bình phong bên ngoài, còn nội hàm bên trong lại bị một số cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu chi phối, lũng đoạn, chèo kéo, ép buộc, thậm chí hăm dọa để bắt tập thể theo ý mình. Nhiều cá nhân trong tổ chức đảng thể hiện sự tập trung theo lối a dua, xu nịnh, "theo đóm ăn tàn", bất chấp nguyên tắc. Dân chủ bị vận hành sai quy trình và tập trung bị “cá nhân hóa”. Do đó, ý kiến của các cán bộ, đảng viên không được lắng nghe, không được cân nhắc để tiếp thu, thậm chí còn bỏ qua việc xin ý kiến, từ đó các vi phạm pháp luật đã không được ngăn chặn. Thực tế không ít nơi, người đứng đầu đã dùng nhiều chiêu trò, thủ đoạn để buộc tập thể thông qua các quyết định có tính chất cá nhân, lợi ích nhóm. Chiêu trò, thủ đoạn thường là cung cấp thông tin không đúng, hướng lái người khác theo ý mình, hứa hẹn, ràng buộc lợi ích nào đó hoặc dùng ảnh hưởng, quyền lực để gây sức ép, áp lực buộc người khác phải ủng hộ hay “im lặng là đồng ý”... Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương từng nhấn mạnh rằng: “Vừa rồi, chúng ta kỷ luật một số tổ chức đảng, cơ bản là vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Dùng ý chí của người đứng đầu áp đặt chủ quan, không tôn trọng dân chủ”. Trong trường hợp này, nguyên tắc tập trung dân chủ trở thành bình phong. Ý chí, lợi ích cá nhân được “vỏ bọc” tập thể bảo vệ. Vì thế mới có chuyện, về hình thức thì thực hiện đúng quy trình nhưng kết quả vẫn là những sai phạm, hậu quả khôn lường...

                                                                                                       VHT.


CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHƯA KỊP THỜI

 

Thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng tuy đã có nhiều đổi mới và có đột phá trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; chất lượng, hiệu quả chưa đều ở các cấp, việc tự kiểm tra, giám sát còn nhiều hạn chế. Cơ quan kiểm tra, giám sát có nơi, có lúc chưa phát huy hết tinh thần, trách nhiệm trong xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung kiểm tra, xác định những vấn đề yếu kém, nổi cộm, nhất là phát hiện dấu hiệu vi phạm để ngăn chặn kịp thời. Trong kiểm tra, giám sát ở một số nơi còn nể nang, né tránh, ngại va chạm, chưa nói thẳng, nói thật, thậm chí bao che, dung túng cho những hành vi sai trái, chưa dựa vào nhân dân để lắng nghe phản ánh những vi phạm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên... Có một thực tế là trong nhiều vụ việc, mặc dù đã có dấu hiệu vi phạm, đã có những đơn tố cáo nhưng do công tác kiểm tra đảng không được thực hiện kịp thời, quyết liệt nên những cá nhân sai phạm càng được thể lấn tới, càng lún sâu vào sai phạm, hậu quả ngày càng nghiêm trọng.

Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: Việc kiểm tra, giám sát thực hiện một số nghị quyết của Đảng chưa thường xuyên. Công tác kiểm tra ở một số nơi thiếu trọng tâm, trọng điểm...; còn nhiều tổ chức đảng và đảng viên có vi phạm nhưng chưa được phát hiện kịp thời. Đó là những nguyên nhân khiến một số tổ chức Đảng gần như bị tê liệt, trở thành bình phong, công cụ của sai phạm. Vì thế, cần phải tìm ra phương thuốc để chữa trị căn bệnh rất nguy hiểm nêu trên.

Một số cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu không thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, chưa gương mẫu, thẳng thắn phê bình, tự phê bình, đấu tranh với những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", thậm chí còn mắc vào chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, lợi ích nhóm, bị cám dỗ bởi lợi ích vật chất; thờ ơ, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân...

                                                                                                   VHT.


CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHƯA KỊP THỜI

Thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng tuy đã có nhiều đổi mới và có đột phá trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; chất lượng, hiệu quả chưa đều ở các cấp, việc tự kiểm tra, giám sát còn nhiều hạn chế. Cơ quan kiểm tra, giám sát có nơi, có lúc chưa phát huy hết tinh thần, trách nhiệm trong xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung kiểm tra, xác định những vấn đề yếu kém, nổi cộm, nhất là phát hiện dấu hiệu vi phạm để ngăn chặn kịp thời. Trong kiểm tra, giám sát ở một số nơi còn nể nang, né tránh, ngại va chạm, chưa nói thẳng, nói thật, thậm chí bao che, dung túng cho những hành vi sai trái, chưa dựa vào nhân dân để lắng nghe phản ánh những vi phạm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên... Có một thực tế là trong nhiều vụ việc, mặc dù đã có dấu hiệu vi phạm, đã có những đơn tố cáo nhưng do công tác kiểm tra đảng không được thực hiện kịp thời, quyết liệt nên những cá nhân sai phạm càng được thể lấn tới, càng lún sâu vào sai phạm, hậu quả ngày càng nghiêm trọng.

Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: Việc kiểm tra, giám sát thực hiện một số nghị quyết của Đảng chưa thường xuyên. Công tác kiểm tra ở một số nơi thiếu trọng tâm, trọng điểm...; còn nhiều tổ chức đảng và đảng viên có vi phạm nhưng chưa được phát hiện kịp thời. Đó là những nguyên nhân khiến một số tổ chức Đảng gần như bị tê liệt, trở thành bình phong, công cụ của sai phạm. Vì thế, cần phải tìm ra phương thuốc để chữa trị căn bệnh rất nguy hiểm nêu trên.

Một số cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu không thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, chưa gương mẫu, thẳng thắn phê bình, tự phê bình, đấu tranh với những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", thậm chí còn mắc vào chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, lợi ích nhóm, bị cám dỗ bởi lợi ích vật chất; thờ ơ, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân...

                                                                                                   VHT.



MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG TÌNH HÌNH MỚI

 Đại đoàn kết là truyền thống quý báu, được hun đúc trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, cũng là mục tiêu chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch thông qua chiến lược “Diễn biến hòa bình” nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu giải pháp tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Trong những năm qua, mặc dù đất nước có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cố và tăng cường. Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động; phát huy ngày càng tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cùng Đảng, Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội; thường xuyên tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần tích cực vào những thành tựu chung của đất nước”1.

Hiện nay, bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước có những diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo; đan xen cả thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn đối với sự nghiệp đổi mới nói chung và đường lối xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói riêng. Lợi dụng quá trình mở cửa, hội nhập, các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, kích động tư tưởng ly khai, chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta; khoét sâu các mâu thuẫn, gây xung đột xã hội, kích động nhân dân tụ tập đông người bất hợp pháp, bạo loạn, làm mất ổn định chính trị - xã hội. Với việc làm đó, họ đang tìm cách chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân; đối lập nhân dân với lực lượng vũ trang; chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, phá hoại khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; kích động chống đối, làm suy yếu sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Những vấn đề đó đang là những thách thức đối với “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ở nước ta hiện nay.

Trong bối cảnh tình hình trên, để tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Trước hết, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để các cấp, ngành, lực lượng nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”3; “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi...”4. Công tác tuyên truyền cần phải làm cho nhân dân thấm nhuần lời dạy của Người. Cùng với đó, cần quán triệt, thực hiện quan điểm của Đảng: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo”5. Để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần phát huy những yếu tố tương đồng, cố gắng tìm ra mẫu số chung của mọi giai cấp, tầng lớp; quy tụ sức mạnh của các bộ phận cấu thành dân tộc ta nhằm mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Qua đó, để mọi người nhận thức rõ khối đại đoàn kết toàn dân tộc bao gồm mọi người dân đang sinh sống, làm ăn ở trong nước và ở nước ngoài có nguồn gốc là người Việt Nam, không phân biệt là dân tộc thiểu số hay đa số, theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; không phân biệt giàu hay nghèo, nam hay nữ, già hay trẻ, nếu “Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”6 để xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với việc tăng cường, củng cố, phát huy vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng lãnh đạo thông qua đường lối, chính sách, Nhà nước quản lý thông qua hệ thống pháp luật, nhằm tạo cơ sở cho sự thống nhất các lợi ích, thống nhất về ý chí và hành động của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức. Do vậy, Đảng và Nhà nước không ngừng hoàn thiện, thể chế hóa, cụ thể hóa hệ thống đường lối, chính sách, pháp luật để “bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”7, nhân dân thực sự làm chủ, được bày tỏ nguyện vọng của mình thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và phải được thực thi trong thực tiễn. Khắc phục triệt để tình trạng có nơi, có lúc thực hiện không đúng, thậm chí trái ngược với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách về dân tộc, tôn giáo, chính sách xã hội phải khuyến khích, động viên, phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời, có những chính sách cụ thể, quan tâm mọi mặt đối với các tầng lớp, giai cấp trong xã hội, nhất là chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, tạo điều kiện để họ khắc phục khó khăn, đảm bảo cuộc sống, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, v.v. Thực sự tôn trọng và tạo điều kiện, cơ hội để nhân dân tham gia thảo luận, góp ý những vấn đề quan trọng của đất nước; phổ biến sâu rộng và thực hiện tốt hơn nữa Quy chế Dân chủ ở cơ sở, giải quyết tốt những vấn đề xã hội bức xúc đang đặt ra. Cấp ủy và chính quyền các cấp phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của nhân dân; tin dân và tôn trọng dân.

 Ba là, giải quyết tốt quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội; kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và toàn xã hội. “Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới”8. Tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng căn cứ kháng chiến cũ, các vùng chiến lược, vùng tôn giáo. Trân trọng, tôn vinh những đóng góp, cống hiến của nhân dân; có cơ chế, chính sách đặc biệt để thu hút nhân tài của đất nước. Tôn vinh những doanh nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước; “Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng. Phát huy mặt tích cực có lợi cho đất nước của kinh tế tư nhân…”9. Tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, tạo thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu, lao động, giải trí, phát triển trí tuệ, kỹ năng, thể lực để cống hiến cho đất nước. Thực hiện tốt chính sách bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng; hoàn thiện chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Đối với đồng bào định cư ở nước ngoài, cần có chính sách hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, góp phần tăng cường hợp tác hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước; đồng thời, cần có cơ chế, chính sách thu hút đồng bào hướng về Tổ quốc, đóng góp xây dựng và bảo vệ đất nước.

 

CHIÊU BÀI LỢI DỤNG TÔN GIÁO

Chiêu bài lợi dụng tôn giáo rất nguy hiểm bởi vì thông qua các hội thánh, các sinh hoạt tôn giáo, đối tượng lôi kéo, tập trung tín đồ, lồng ghép tư tưởng hẹp hòi, ly khai tự trị.

Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, li khai…. là chiêu bài không mới. Âm mưu đó từng được thực hiện và thất bại ở Tây Nguyên vào những năm 2001, 2004, 2008 với việc thành lập “Nhà nước Đề ga độc lập” ở bên ngoài, dùng tổ chức “Tin lành Đề ga” làm công cụ phát triển lực lượng chống phá trong nước.

Vẫn chiêu bài cũ, thời gian gần đây, các đối tượng Fulro lưu vong lại tiếp tục dựng lên các tổ chức phản động đội lốt tôn giáo dưới các tên gọi khác nhau như “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam”, “Giáo hội Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”.

Tổ chức “Tin lành Đấng Christ” do Y Hin Niê, Mục sư Tin lành, sinh năm 1952 (dân tộc Êđê, gốc Đăk Lăk, nguyên Đại tá, Bộ trưởng ngoại giao Fulro III, lưu vong ở Mỹ) cầm đầu, có trụ sở chính tại North Carolina, Mỹ và một số chi nhánh tại Mỹ, Canada. Mục tiêu của chúng là thông qua tổ chức này để tập hợp lực lượng, kích động ly khai, tự trị, tiến tới thành lập “tôn giáo riêng”, “Nhà nước riêng” của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên.  Theo chỉ đạo của Y Hin Niê, vào tháng 5/2017, một tổ chức phản động được nhen nhóm thành lập trong nước với tên gọi “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam - ECCV”, Ban điều hành” gồm 04 đối tượng đều trú tại tỉnh Đăk Lăk, do Y Jôl Bkrông (con trai Y Hin Niê) làm Hội trưởng, có 22 “hội thánh” tại 05 tỉnh (Đăk Lăk, Bình Phước, Lâm Đồng; Kon Tum; Trà Vinh), tập trung chủ yếu ở Đăk Lăk.

Từ tháng 6/2017 đến đầu năm 2018, lực lượng Công an các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai đấu tranh quyết liệt với tổ chức phản động đội lốt tôn giáo này. Riêng tại Đắk Lắk, lực lượng An ninh Công an tỉnh đã bóc gỡ hơn 30 đối tượng cốt cán.

Tuy nhiên, với ý đồ sử dụng vấn đề tôn giáo như một chiêu bài chính trị để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc, vu khống Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo, vi phạm dân chủ, nhân quyền, các thế lực thù địch và Fulro lưu vong tìm mọi cách để phục hồi lại tổ chức phản động này.

Tại Mỹ, đầu năm 2019, Y Hin Niê đã tăng cường liên lạc, tiếp tục chỉ đạo số cốt cán trong nước mà đứng đầu là con trai hắn là Yjôl Bkrông ở buôn Ea Khít, xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin, Đăk Lăk phục hồi, phát triển lực lượng, kiện toàn lại cái gọi là “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam - ECCV”. Chúng công khai hóa hoạt động như một tổ chức, nhóm phái Tin lành thuần túy nhưng đằng sau đó, số đối tượng này bí mật thu thập thông tin về vấn đề dân tộc, tôn giáo trong nước, sau đó gửi ra nước ngoài với nội dung xuyên tạc, vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo tại các diễn đàn quốc tế.

Giữa năm 2019, Yjôl Bkrông bắt đầu đẩy mạnh hoạt động nhằm phục hồi lại “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam - ECCV",  chuẩn bị kế hoạch chống phá. Chúng lôi kéo, bổ sung nhân sự để lập ra ban điều hành giáo hội gồm 7 thành viên, chủ yếu là những đối tượng đã có lịch sử hoạt động Fulro, tham gia biểu tình, gây rối chống chính quyền vào các năm 2001, 2004, từng bị đưa đi cải tạo.

Để có kinh phí hoạt động, một mặt, chúng huy động từ những tín đồ tham gia tổ chức, mặt khác, chúng nhận hỗ trợ về vật chất, phương tiện từ nước ngoài, được số đối tượng bên ngoài trang bị kiến thức, cách thức đối phó với cơ quan chức năng khi bị phát hiện.

Qua những tài liệu mà cơ quan an ninh thu giữ của các đối tượng cốt cán cầm đầu ECCV cho thấy, tổ chức này đã gây dựng 27 điểm nhóm tại 5 tỉnh là Đăk Lắk, Kon Tum, Bình Phước, Lâm Đồng, Trà Vinh với 82 tín đồ (tuy nhiên, qua thu giữ tài liệu của chúng cho thấy: chúng khuếch trương thanh thế là đã gây dựng được 27 điểm nhóm với gần 700 “Tín đồ” ở Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Phú Yên và Trà Vinh).

Ngay khi phát hiện, lực lượng Công an đã đấu tranh quyết liệt, nên thời gian qua, ECCV bị tan rã, số đối tượng cầm đầu của tổ chức này ở Đắk Lắk thường xuyên nghi kỵ lẫn nhau nên không liên kết được để hoạt động.

Theo cơ quan chức năng, chiêu bài lợi dụng tôn giáo rất nguy hiểm bởi vì thông qua các hội thánh, các sinh hoạt tôn giáo, số này lôi kéo, tập trung tín đồ, lồng ghép tư tưởng hẹp hòi, ly khai tự trị để tập hợp lực lượng, tiến tới gây rối, biểu tình, bạo loạn. Mục đích cuối cùng là để thành lập Nhà nước riêng. Từ những âm mưu, ý đồ hoạt động và những chứng cứ thu được đã thể hiện “Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” (CHPC) chính là một tổ chức phản động đội lốt tôn giáo để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, do đó, mọi hoạt động liên quan đến tổ chức này đều là hành vi vi phạm pháp luật. Mặc dù sau khi bị phát hiện, các đối tượng tham gia CHPC trên địa bàn Đắk Lắk đều đã thừa nhận, cam kết từ bỏ, tuy nhiên, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của từng người mà cơ quan chức năng sẽ có biện pháp xử lý phù hợp, đúng quy định của pháp luật./.

THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Theo khoản 2 Điều 2 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

          Cụ thể tại Điều 4 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như sau:

- Mọi công dân thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú.

- Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị nơi mình công tác. Trường hợp cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc của cơ quan, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định.

- Công dân là người lao động thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động nơi mình có giao kết hợp đồng lao động. Trường hợp tổ chức có sử dụng lao động có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định tại điều lệ, nội quy, quy định, quy chế của tổ chức có sử dụng lao động và pháp luật có liên quan.

Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở

Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở được dựa trên các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, cụ thể như sau:

- Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân. (Điểm mới)

Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở (Điểm mới)

Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở bao gồm:

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, vai trò nêu gương của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố trong việc thực hiện dân chủ và bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở; lấy mức độ thực hiện dân chủ ở cơ sở của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Kịp thời biểu dương, khen thưởng các gương điển hình, có nhiều thành tích trong việc phát huy và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; phát hiện và xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - kỹ thuật, trang bị phương tiện kỹ thuật và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác cho việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xã hội số.

 

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ NỘI BỘ TRONG QUÂN ĐỘI

     Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, cán bộ; chúng gia tăng các hoạt động móc nối, cài cắm vào nội bộ, thu thập tình báo trên các lĩnh vực trọng yếu, cơ mật. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới công tác bảo vệ an ninh Quân đội nói chung, công tác bảo vệ chính trị nội bộ Quân đội nói riêng cần tập trung thực hiện tốt những nội dung, Công tác bảo vệ chính trị nội bộ là toàn bộ các hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm phòng ngừa, phát hiện và giải quyết các vấn đề chính trị hay nói cách khác là các biểu hiện, hoạt động chống lại quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống lại Cương lĩnh chính trị, đường lối, Điều lệ, nguyên tắc tổ chức của Đảng, bảo vệ sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, bảo vệ cán bộ, đảng viên,… nhằm xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đảm bảo vai trò người lãnh đạo, người tổ chức thắng lợi mọi nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.:

          Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

          Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, kỹ lưỡng công tác rà soát, thẩm định, thẩm tra, xác minh và kết luận tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, đảng viên,     

          Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự quản lý của cán bộ chủ trì các cấp đối với công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

Thường xuyên nắm và quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, nhất là vấn đề chính trị hiện nay của cán bộ, đảng viên.

          Quán triệt và thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Quân đội về công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự; xây dựng đơn vị an toàn, địa bàn an toàn.

          Xây dựng cơ quan và đội ngũ cán bộ chuyên trách vững mạnh, thực sự là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

Đồng thời, phải tích cực, chủ động đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; bảo đảm bí mật, an toàn cho mọi hoạt động, hiệu quả công tác quản lý tình hình chính trị nội bộ của các đơn vị được nâng cao. Công tác thẩm tra, xác minh, thẩm định, kết luận về tiêu chuẩn chính trị, nhất là vấn đề chính trị hiện nay đối với cán bộ, đảng viên được tiến hành chặt chẽ, có chất lượng tốt. Kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm, làm trong sạch nội bộ, để góp phần quan trọng xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Bảo vệ chính trị nội bộ là nội dung hết sức quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị. Với sự quyết tâm cao, công tác bảo vệ chính trị nội bộ sẽ tiếp tục đạt được những kết quả tốt góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

 Kết luận 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24 trong tình hình mới đánh giá: “Đến nay, chưa thực hiện được một số mục tiêu quan trọng Nghị quyết đã đề ra. Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu, cấp bách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung chuyển biến chậm. So với sự phát triển chung của cả nước và từng địa phương, đời sống của đồng bào DTTS vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội phát triển chậm; tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao; khoảng cách giàu - nghèo có xu hướng gia tăng. Hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan chậm được khắc phục; còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội”.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do: “Chính sách, pháp luật được ban hành chủ yếu là hỗ trợ, chưa ưu tiên tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Hệ quả là vùng DTTS và miền núi hiện nay đang tồn tại “5 nhất”: Điều kiện tự nhiên khó khăn nhất; kinh tế - xã hội chậm phát triển nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất; tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, giảm nghèo thiếu bền vững.

          Tỷ lệ hộ nghèo cao, trong đó nhiều nhóm DTTS có tỷ lệ hộ nghèo trên 40%. Nếu tiếp tục duy trì mức độ giảm nghèo 3 - 4%/năm như hiện nay thì một số dân tộc phải mất nhiều chục năm mới thoát nghèo theo chuẩn nghèo hiện tại. Hộ nghèo dần chỉ còn là hộ người DTTS và có nguy cơ bị bỏ lại phía sau.

Một số vấn đề bức xúc trong đời sống của đồng bào DTTS chưa được giải quyết hiệu quả, tiếp cận một số dịch vụ xã hội cơ bản vẫn còn khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, nguy cơ mất bản sắc văn hóa truyền thống trong một số dân tộc, tỷ lệ cán bộ người DTTS trong bộ máy nhà nước có xu hướng giảm, an ninh, trật tự vùng DTTS&MN tiềm ẩn những yếu tố bất ổn. Xây dựng, triển khai thực hiện CSDT còn nhiều bất cập. Quá nhiều chính sách, chương trình, dự án nhưng nhìn chung là dàn trải, không đồng bộ, thiếu kết nối, thời gian thực hiện ngắn, mang tính nhiệm kỳ, giải quyết tình thế. Mục tiêu chính sách lớn nhưng nguồn lực hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả hoàn thành…

Một số giải pháp thực hiện chính sách dân tộc:

- Về nguồn lực đầu tư:

Tổng mức vốn thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025 là 137.664,959 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương gần 105 nghìn tỷ đồng. Trong khi vốn Trung ương bố trí cho 2 Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới là gần 88 nghìn tỷ đồng.

- Đầu tư cho vùng DTTS&MN là đầu tư cho phát triển

Do vùng DTTS&MN là phên dậu quốc gia, nhiều khoáng sản, lá phổi của đất nước, trọng yếu về an ninh, quốc phòng… Khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong Chương trình MTQG đồng nghĩa với việc các CSDT sẽ được bố trí đủ nguồn lực để đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu đã đề ra, khắc phục tình trạng có chính sách nhưng thiếu nguồn lực đảm bảo dẫn đến không hoàn thành mục tiêu chính sách như đã từng xảy ra trước đây.

- Tích hợp chính sách đồng bộ, thống nhất, thu gọn đầu mối quản lý

Toàn bộ các CSDT còn hiệu lực đã được tích hợp, đưa vào thực hiện trong Chương trình MTQG, đồng thời bổ sung một số chính sách mới, thể hiện trong  10 dự án thành phần của Chương trình.

Về đầu mối quản lý: Thành lập Ban Chỉ đạo chung cho cả 03 Chương trình MTQG thay vì 3 ban chỉ đạo riêng cho 3 chương trình như giai đoạn trước.

 

NGƯỜI 6 LẦN ĐƯỢC CHỌN CHỞ THI HÀI BÁC HỒ KÍNH YÊU

Những năm 1969-1975, thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh 6 lần được di chuyển lên căn cứ K84 (Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội hay còn gọi là K9) nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trước sự leo thang bắn phá miền Bắc của không quân Mỹ.

6 lần di chuyển này, Trung tá Hoàng Đình Thinh (sinh năm 1937), nguyên Đại đội trưởng Đại đội xe 29, Tổng cục Hậu cần, đều vinh dự góp mặt, trong đó có 3 lần là lái chính. Những ngày mùa thu tháng 9 lịch sử, hồi ức về người lái xe đặc biệt này lại được gia đình, hàng xóm, đồng đội nhắc đến khi ông vừa rời cõi tạm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại qua đời, dù trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt, nhưng Đảng, Nhà nước ta quyết định bảo quản lưu giữ lâu dài thi hài Bác. Nhiệm vụ nặng nề ấy được giao cho lực lượng vũ trang với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi Mỹ leo thang đánh phá ác liệt miền Bắc bằng lực lượng không quân, Trung ương Đảng quyết định di chuyển thi hài Bác từ Thủ đô Hà Nội lên K9. Đã 6 lần thi hài Bác được đưa lên K9 và khi ấy, chàng chuẩn úy trẻ Hoàng Đình Thinh vinh dự được tham dự cả 6 lần. Trong đó ba lần ông trực tiếp cầm lái, ba lần ông ngồi cạnh lái chính.

Lần thứ nhất, vào mùa đông năm 1969, đưa  thi hài Bác từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện 108) lên căn cứ K9. 

Lần thứ hai, ngay sau sự kiện vụ tập kích của lực lương đặc biệt Mỹ ở ngoại ô thị xã Sơn Tây rạng sáng ngày 21/11/1970, đưa thi hài Bác từ K9 trở lại Bệnh viện 108. 

Lần thứ ba, sau"đại hồng thủy" Đồng bằng sông Hồng tháng 8/1971, đưa thi hài Bác từ Bệnh viện 108 trở lại K9. 

Lần thứ tư, vào tháng 7/1972, đưa thi hài Bác từ K9 qua sông Đà, đến căn cứ H21 ở xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ.

Lần thứ năm, sau ngày Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết (27/1/1973), đêm 8/2/1973, đưa thi hài Bác rời H21 trở lại K9. 

Lần thứ sáu, ngày 18/7/1975, đưa thi hài Bác từ K9 về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Sau lần cuối cùng này, ông tiếp tục đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau ở Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật đến năm 1989 thì nghỉ hưu.

Cả 6 lần ông Thinh tham gia nhiệm vụ đặc biệt này, bà Nguyễn Thị Bình (vợ ông) cũng không hề hay biết. Cứ tối đến ông về nhà ăn cơm xong lại đi đến tận sáng sớm mới về, ăn sáng xong lại vào đơn vị làm việc bình thường. Hỏi ông, ông chỉ bảo đi làm nhiệm vụ bí mật. Nghe chồng nói vậy bà cũng chỉ biết vậy và không khỏi chạnh lòng bởi khi ấy con cái còn quá nhỏ, bà vừa lo công việc ở đơn vị, lại vừa lo việc gia đình. Chỉ đến sau này, khi hòa bình lập lại, bà và gia đình mới biết những câu chuyện về những chuyến xe đặc biệt chở thi hài Bác lên K9.

Ngày ấy, Chuẩn úy trẻ Hoàng Đình Thinh đang là Trưởng ban xe của Tổng cục Hậu cần, một lái xe dày dạn kinh nghiệm, chuyên được chọn đưa các lãnh đạo cấp cao vào chiến trường khốc liệt, lại có biệt tài sửa chữa xe rất giỏi nên đã lọt vào “tầm ngắm” của Cục Bảo vệ (nay là Cục Bảo vệ an ninh Quân đội, Tổng cục Chính trị). Một ngày trung tuần tháng 9/1969, khi đang làm việc ở cơ quan, ông được hai cán bộ của Cục Bảo vệ bí mật đưa đi làm nhiệm vụ không để ông kịp báo cáo với lãnh đạo đơn vị cũng như thông báo cho gia đình. Lãnh đạo đơn vị cũng chỉ được thông báo ông được cấp trên chọn giao đi làm nhiệm vụ tối mật. Hôm ấy ông được đưa đến Viện Quân y 108, gặp Cục trưởng Cục Bảo vệ Trần Kinh Chi để nhận nhiệm vụ quan trọng.

Theo lời kể của ông, đêm nào ông cũng nhận nhiệm vụ chạy thử các loại xe, quãng đường khoảng 70km. Cứ 10 giờ đêm là xe xuất phát từ Viện Quân y 108 lên K9. Nhiều đồng chí lái xe có kinh nghiệm từ các đơn vị cũng được triệu tập để chạy thử xe. Mỗi tối một người chạy thử, cùng với các thủ trưởng ngồi bên thị sát, khi là đồng chí Phùng Thế Tài (lúc đó là Phó tổng Tham mưu trưởng), khi là đồng chí Trần Kinh Chi. Nhưng cuối cùng đồng chí Phùng Thế Tài chọn ông. Sau này, khi đã rõ nhiệm vụ ông mới hiểu, Chuyên gia Liên Xô và cán bộ kỹ thuật của ta yêu cầu khi di chuyển thi hài Bác phải luôn ở trong môi trường có thông số nhiệt, ẩm ổn định, vô trùng, hạn chế rung xóc ở mức thấp nhất và thời gian di chuyển không được quá 4 giờ. Sau quá trình chạy thử và bàn bạc thống nhất, cuối cùng xe ZIL-157 đã được lựa chọn. Đây là loại xe ba cầu có dung tích lớn, máy khỏe, độ rung xóc ít hơn tất cả các loại xe khác. Chọn được xe rồi lại phải nghĩ cách chống rung xóc tốt nhất.

Trong những lần chạy thử bằng ZIL-157, mọi biện pháp chống rung xóc được đặt ra. Khi ấy, Trung úy Vũ Quốc Bình - cán bộ phòng bảo vệ Tổng cục Hậu cần (khi nghỉ hưu là trung tá, ở khu tập thể Học viện Quân y, quận Hà Đông, Hà Nội) còn nằm thử trong quan tài để thử độ rung, độ va đập… Thậm chí đặt cả cốc nước trên linh cữu, nếu không rung, không tràn, không đổ mới là đạt yêu cầu. Hơn hai tháng ròng rã đi thử xe, ghi chép lại các thông số và sửa chữa lại theo yêu cầu, khi các đồng hồ báo số đo tiêu chuẩn kỹ thuật vận chuyển bảo đảm tuyệt đối an toàn, cũng là thời điểm cuộc hành trình lịch sử bắt đầu. 23 giờ, ngày 23/12/1969, linh cữu đặt thi hài Bác được tổ công tác đặc biệt cùng một số đồng chí cán bộ cao cấp và các bác sĩ đưa từ Bệnh viện 108 đi K9 an toàn trước khi trời sáng, không chậm phút nào so với kế hoạch.

Sau chuyến đi lịch sử ấy, ông Thinh còn nhiều lần lái chính và phụ lái cho đồng đội chở thi hài Bác về Hà Nội và ngược lại K9 cũng trong những thời khắc lịch sử không thể nào quên.

Trong trận lụt lịch sử năm 1971, ông lại vinh dự là người lái xe đưa thi hài Bác từ Hà Nội lên K9. Chuyến đi đầy khó khăn gian khổ khi trời mưa, đường lầy lội trơn trượt, chỉ còn cách K9 một quãng ngắn, đường ngập lụt xe không thể vào, mọi người phải chuyển thi hài Bác lên xe hồng thập tự, rồi đưa xe hồng thập tự lên xe lội nước mới vào được. Đây là việc cực kỳ khó khăn, đến mức khi chiếc xe vào chỗ an toàn, đồng chí Nguyễn Văn Bướng lái xe hồng thập tự đã ngất xỉu vì quá căng thẳng.

Năm 1972, do tình hình chiến sự xuất hiện những diễn biến mới, việc sơ tán thi hài Bác khỏi K9 lại được đưa ra. Ông nhận lệnh tập luyện lái xe lội nước trong 2 tháng để đưa thi hài Bác từ K9 vượt sông Đà sang Phú Thọ. Ngày lên đường, sông Đà đang mùa lũ, nước chảy xiết, cuộc hành quân rất khó khăn, nhưng cuối cùng tổ công tác đặc biệt đã đưa thi hài Bác sang Thanh Thủy (Phú Thọ) an toàn.

Những câu chuyện về người cựu chiến binh Hoàng Đình Thinh cứ như thước phim quay chậm hiện lên qua lời kể của bà Nguyễn Thị Bình. Trong ký ức của bà và các con, các cháu, ông là người chồng, người cha, người ông mẫu mực, liêm khiết, cả đời sống vì lý tưởng cách mạng. Cho đến trước lúc đi xa, điều ông tự hào, hãnh diện nhất trong cuộc đời là được tham gia vào tổ công tác đặc biệt, 6 lần chở thi hài vị lãnh tụ kính yêu.

Giờ đây trên Khu di tích lịch sử K9 vẫn còn trưng bày 3 chiếc xe của đoàn công tác đặc biệt năm ấy. Kỷ vật còn đây, nhưng người lái xe, một nhân chứng lịch sử đã ra đi mãi mãi. Nhưng chắc chắn một điều rằng, ký ức, kỷ niệm về ông vẫn và mãi được con cháu đời sau nhắc đến.

VIỆT NAM NGÀY NAY

 

        Việt Nam ngày nay đã có nền dân chủ phát triển ở trình độ cao. Nền độ dân chủ tại Việt Nam được khởi nguồn từ khi dân tộc Việt Nam đi theo con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh từ những thập niên đầu thế kỷ 20. “Tuyên ngôn Độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Nhà nước của chúng ta đã kế thừa có chọn lọc những tư tưởng dân chủ trên thế giới: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

          Ngay từ hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta - Hiến pháp năm 1946 đã cho thấy các quyền công dân (bao gồm cả quyền con người) được bảo đảm. Hơn 77 năm qua (1945-2022), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, đi lên chủ nghĩa xã hội, vượt qua những giai đoạn đầy khó khăn, gian khổ, đến nay đã trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế ngày càng phát triển, có vị thế, uy tín cao trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Nền dân chủ của Việt Nam hiện nay là nền dân chủ gắn với chế độ làm chủ của nhân dân, do một đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền-đó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

          Hệ thống chính trị Việt Nam là cơ sở chính trị-pháp lý của nền dân chủ Việt Nam. Về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều 4, Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “1- Đảng Cộng sản Việt Nam-đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Như thế, qua quy định trong Hiến pháp có thể thấy: 1-Đảng không chỉ là đại diện lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động mà còn là đại biểu trung thành lợi ích của cả dân tộc; 2-Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền nhưng các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; 3-Dân chủ gắn liền với Nhà nước và pháp luật.

          Với một nền dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay, đây là một nền dân chủ thực sự, thực sự gắn với chế độ làm chủ của nhân dân, không như luận điệu của những kẻ đạo đức giả luôn tung tin sai lệch về xã hội Việt Nam ngày nay.

TRƯƠNG QUỐC HUY CHÍNH LÀ CON RỐI CỦA VIỆT TÂN


         Lấy tên Kênh N10TV, trong đó Trương Quốc Huy là một tay bút chủ lực. Trương Quốc Huy đang học hết lớp 7 thì bỏ giữa chừng, từng đi bộ đội nhưng Trương Quốc Huy bị trả về địa phương do vi phạm kỷ luật. Hai lần bị bắt giam; lần bắt thứ 2 (năm 2005) bị kết án 6 năm tù, ra tù trốn qua Thái Lan, sau đó sang Mỹ, Trương Quốc Huy trở thành “con rối” cho tổ chức khủng bố Việt Tân giật dây, xuyên tạc chống phá đất nước. Ngày 12-8/ Công an thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước đã phát đi thông tin cảnh giác về đối tượng này.

          Những năm 2004, 2005, Trương Quốc Huy và Hoàng Tấn Phát bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia tổ chức phản động “Hội đồng Dân quân cứu quốc” do đối tượng khủng bố Nguyễn Hữu Chánh cầm đầu. Tại đây, Trương Quốc Huy đã nhận tiền từ Trương Hữu Chánh để thực hiện thu thập, phát tán trên các trang mạng nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam và phát tán tờ rơi xuyên tạc chính quyền “đàn áp tôn giáo”. Năm 2005, Trương Quốc Huy và Lisa Phạm đã bị cơ quan chức năng của Việt Nam bắt để điều tra làm rõ hành vi sai trái. Sau thời gian bị tạm giam, nhờ chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước, hai đối tượng cũng tỏ ra ăn năn hối lỗi, viết nhiều lá đơn cam kết từ bỏ hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam, Trương Quốc Huy được trả tự do, Lisa Phạm bị trục xuất về Mỹ.

          Tuy nhiên, với bản chất tráo trở, ngoan cố, sau khi được trả tự do, Trương Quốc Huy vẫn tiếp tục có hoạt động vi phạm pháp luật, gia nhập các tổ chức phản động. Cụ thể Huy đã gia nhập "Khối 8406" nhằm tuyên truyền, xuyên tạc, kích động đòi lập một thể chế đa nguyên chống lại nhà nước. Năm 2006, Trương Quốc Huy và anh trai bị bắt về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh, từ 6-2004 đến 6-2005, Trương Quốc Huy và Hàng Tấn Phát được một số tổ chức ở nước ngoài lôi kéo tham gia, cung cấp tiền bạc tiêu xài. Đáp lại, Huy và Phát phải thu thập các thông tin nhằm xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, kích động nhân dân lật đổ chính quyền...

          Tại Mỹ, dưới sự chỉ đạo của tổ chức khủng bố Việt Tân, Trương Quốc Huy lập kênh N10TV trên youtube, facebook để phát tán tài liệu xuyên tạc, bịa đặt, chia rẽ đoàn kết giữa người dân Việt Nam với chính quyền, kích động bạo lực, gây bất ổn trong nước. Thủ đoạn của Trương Quốc Huy thường là lợi dụng một số sai sót có tính cá biệt, nhất thời, vấn đề trên báo chí đã đăng, thông tin trên mạng xã hội chưa được kiểm định, thậm chí là “nghe đồn”… rồi xuyên tạc, thổi phồng, suy diễn, quy kết tùy tiện, vô căn cứ, qua đó gây hiểu lầm cho người dân, hướng lái dư luận theo chiều hướng tiêu cực nhằm chống phá đất nước. 

          Với bản chất xấu xa, ngoan cố chống phá đất nước như vậy, Trương Quốc Huy sẽ không lừa được dư luận, chỉ là “con rối” cho các thế lực thù địch giật dây và nhận thất bại thảm hại./.

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRI THỨC NGÀY NAY

 

        Qua các thời kì cách mạng, Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta luôn luôn luôn quan tâm tới đội ngũ trí thức và đánh giá cao vị trí, vai trò của trí thức trong đời sống xã hội nói chung, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chủ nghĩa xã hội nói riêng.

          Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin đã phát hiện ra rằng trí thức ra đời gắn liền với sự phân công lao động xã hội và cụ thể là sự tách lao động sản xuất tinh thần ra khỏi lao động vật chất. Các ông viết: “Phân công lao động chỉ trở thành sự phân công lao động thực sự từ khi xuất hiện sự phân chia thành lao động vật chất và lao động tinh thầnvà “ăn khớp với điều đó là hình thức đầu tiên của những nhà tư tưởng, tức là cha cố”. Như vậy, trí thức là những người lao động trí óc trong lĩnh vực sản xuất tinh thần. C.Mác và Ph.Ăngghen cũng chỉ ra rằng trong mỗi thời kì quá độ lịch sử khác nhau, vai trò của trí thức cũng khác nhau. Trí thức có vị trí, vai trò to lớn đối với sự phát triển xã hội. Song vai trò của họ được phát huy đến mức độ nào, phát huy vì mục tiêu gì thì lại bị chi phối bởi các điều kiện khách quan, chủ quan của mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể.

          Trong quá trình đấu tranh của giai cấp vô sản, một mặt được giai cấp vô sản giác ngộ, mặt khác bản thân nhiều trí thức đã tự giác ngộ giai cấp ra nhập vào đội ngũ những người vô sản. “Đó là bộ phận những nhà tư tưởng tư sản đã vươn lên nhận thức được, về mặt lý luận, toàn bộ quá trình vận động lịch sử”. C.Mác, Ph.Ăngghen cũng chỉ rõ chỉ có giai cấp công nhân mới là giai cấp có thể giải phóng trí thức khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, tạo ra những điều kiện cần thiết cho hoạt động sáng tạo của trí thức đạt hiệu quả.

          Khi cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công, cũng như các giai cấp lao động khác, trí thức cũng được giải phóng và trở thành những chủ thể mới cùng tham gia xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong chủ nghĩa xã hội, vai trò của trí thức càng trở nên quan trọng. Nói về điều này, Ph.Ăngghen viết: “Các cuộc cách mạng tư sản trước đây  đòi hỏi các trường đại học chỉ đào tạo ra các trạng sư làm nguyên liệu tốt nhất để hình thành nên những nhà hoạt động chính trị của chúng; ngoài đòi hỏi đó, sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân còn cần phải có những bác sĩ, kỹ sư, nhà hóa học, nông học và các chuyên gia khác, vì vấn đề là phải nắm lấy việc quản lý không phải chỉ bộ máy chính trị, mà còn cả toàn bộ nền sản xuất xã hội nữa, và ở đây cần đến những kiến thức vững chắc chứ không phải là những câu xuông xáo oang oang”.

          Như vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của trí thức trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng  như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Do vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước cần có cơ chế, chính sách phù hợp để lôi cuốn, thu hút và phát huy vai trò của trí thức./.

THỦ ĐOẠN ĐÒI ĐOẠN VÔ HIỆU HÓA QUÂN ĐỘI

 

        Để chống phá cách mạng Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch xác định tiến hành nhiều thủ đoạn tinh vi, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, theo lộ trình “5 hóa”, trong đó có “vô hiệu hóa quân đội”. Bởi lẽ, các thế lực thù địch đưa ra nhận định rằng: "Đảng Cộng sản Việt Nam đang nắm chắc quân đội, công an nên chưa thể lật đổ được vai trò cầm quyền, vai trò lãnh đạo xã hội”. Chúng xác định âm mưu cơ bản, lâu dài là thực hiện “vô hiệu hóa quân đội” thì phải theo kịch bản, con đường “phi chính trị hóa” Quân đội nhân dân  Việt Nam. Khi đó quân đội không còn là lực lượng chính trị tin cậy, tách rời khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thì sẽ không còn công cụ đắc lực để bảo vệ Đảng nên dễ lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

          Để đạt được mục đích phản động của luận điệu nêu trên là làm cho cán bộ, chiến sĩ mơ hồ ảo tưởng, rồi dần dần xa rời mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội ta, không trung thành với mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam là “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Nếu quân nhân nào bị ảo tưởng, nhận thức không đúng về mục tiêu, lý tưởng của Quân đội ta phải phục tùng mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam thì sẽ mất phương hướng chính trị.

          Thực hiện thủ đoạn lấy tư tưởng là khâu đột phá, các thế lực thù địch đưa ra những luận điểm rất đa dạng và biến hóa: “Quân đội là trung lập”, “quân đội đứng ngoài chính trị”, “quân đội không cần tham gia chính trị”, “quân đội chỉ cần đề cao tính nhân dân, tính dân tộc”... Bên cạnh đó, chúng còn sử dụng con đường vòng là kích động truyền bá lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, buông thả, thờ ơ với chính trị để làm suy thoái về đạo đức lối sống dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị và phai nhạt về mục tiêu, lý tưởng trong đội ngũ cán bộ, chiến sĩ.

          Chưa dừng lại ở đó, các thế lực thù địch, bất mãn chính trị từng đưa ra cái gọi là kiến nghị rằng: Lời thề thứ nhất trong "10 Lời thề danh dự của quân nhân" chỉ cần diễn đạt ngắn gọn lại là “Hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam”, bỏ cụm từ “dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” và cụm từ “phấn đấu thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”... Chúng cũng đưa ra đề xuất "quân đội chỉ cần thực hiện “công tác chính trị”, chứ không cần thực hiện “công tác đảng” và không cần xác định "Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội".

          Như vậy, nếu cán bộ, chiến sĩ quân đội không có bản lĩnh chính trị vững vàng, phân biệt rõ đúng, sai mà lại bị kích động và nhận thức không đúng đắn về sự thống nhất giữa mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam với mục tiêu chiến đấu của Quân đội ta thì tác hại rất lớn. Tác hại là không chỉ gây mơ hồ, ảo tưởng về nhận thức tư tưởng chính trị mà sẽ dẫn đến hành động dễ bị lệch lạc trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay. 

TÌM HIỂU VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

 

         Để đi lên chủ nghĩa xã hội, loài người phải đi qua thời kì quá độ. Thời kỳ quá độ là giai đoạn các nước phải trải qua trước khi đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là xu thế tất yếu khách quan của thời kì quá độ. Nhận thức rõ đặc điểm và xu hướng phát triển của thời kì quá độ cũng như cục diện và tình hình thế giới là một việc rất cần thiết. Hiểu biết sâu sắc về thời kì quá độ giúp ta tìm thấy xu hướng tất yếu trong vô vàn những hiện tượng phức tạp, mang tính ngẫu nhiên của đời sống xã hội, giúp ta nhìn xa trông rộng, nắm bắt khuynh hướng và quy luật phát triển của nhân loại để vừa có thể lựa chọn được hướng đi phù hợp với sự phát triển của lịch sử; lường trước được những thách thức phức tạp, tránh được những vấp váp sai lệch trên đường đi; từ đó sẽ không bị chao đảo hoặc bị cuốn trôi trước phong ba bão táp của thời cuộc và đời sống chính trị quốc tế.

          Theo V.I.Lênin, khi phân tích bất cứ vấn đề xã hội nào, phải đặt trong bối cảnh lịch sử nhất định, vì chỉ có dựa trên cơ sở hiểu biết những đặc điểm cơ bản của một thời đại, người ta mới có thể tính đến những đặc điểm chi tiết của nước này hay nước khác. Nói cách khác, vấn đề thời kì quá độ là căn cứ khách quan và tiền đề cần thiết để các chính đảng đi theo Chủ nghĩa Mác phân tích tình hình, xác định nhiệm vụ, phân chia trận tuyến, xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, triển khai thực hiện một cách khoa học. Chính vì lẽ đó, khi bàn về những vấn đề lớn của cách mạng, trước đây cũng như hiện nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta bao giờ cũng bắt đầu bằng việc phân tích đặc điểm, nội dung, xu thế phát triển của thời kì quá độ và nhận định các mặt của tình hình thế giới để xác định đúng con đường đi của cách mạng Việt Nam và đề ra đường lối đối nội, đối ngoại đúng đắn, sáng tạo.

          Hợp tác kinh tế với các nước bằng nhiều hình thức sinh động trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau dưới bất kỳ hình thức nào, sẽ tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là một khả năng thực tế mà chúng ta đã và đang cố gắng tận dụng, đưa nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

          Như vậy, từ một nước kinh tế kém phát triển, nếu chúng ta biết tranh thủ những thời cơ, thuận lợi và biết vượt qua những thách thức, nguy cơ, chúng ta có thể “phát triển rút ngắn” lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Xuất phát từ tình hình như thế, chúng ta có thể tin tưởng vững chắc rằng Việt Nam đang trong tư thế vươn tầm, kiên định con đường đã lựa chọn, đã có đủ sức lực và trí tuệ để tiến bước cùng thế giới, tiến cùng thời đại, phấn đấu hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.