Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019

YÊU NƯỚC HAY HẠI NƯỚC?

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan là người từng tham gia quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ của Việt Nam với cả Trung Quốc, Mỹ và ASEAN.
Với cái nhìn toàn diện, ông nói:
“Với cái đầu lạnh và với truyền thống nghĩa tình trọn vẹn, chúng ta không quên sự giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc trước đây, đồng thời cũng nên thấy rằng, tổng thế mối quan hệ giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, Chỉ còn vấn đề biển Đông, ta cần nỗ lực giải quyết thông qua thương lượng ngoại giao”.

Về chuyện ông Dương Trung Quốc cho rằng chúng ta chưa được sòng phẳng lắm với lịch sử, ông nói:
“Tôi không biết anh Dương Trung Quốc nói thế nào và có ý gì. Nhưng, cũng với cái đầu lạnh, ta cũng phải thừa nhận quan hệ giữa hai nước có lúc đã xấu đi và năm 1979 đã xẩy ra chiến tranh biên giới. Chỉ có điều mình chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai như mình cũng đã từng ứng xử như vậy với Pháp, với Mỹ, với Nhật, Hàn quốc.... Nước ta bị nhiều nước xâm lấn quá, cứ nuôi hận thù trong tim thì làm sao sống được?”.
Về những hiện tượng “lạm phát” lòng yêu nước gần đây, ông nói:
“Lãnh đạo mà có được người dân nhiệt tình yêu nước thì còn gì hơn! Chỉ có điều cách thể hiện lòng yêu nước sao cho có lợi nhất cho đất nước. Những người thể hiện lòng yêu nước cao đẹp nhất là các chiến sĩ ở hải đảo không quản ngại gian nan, giữ vững chủ quyền. Tôi vô cùng khâm phục họ, nhất là các chiến sĩ ở những điểm DK nhỏ xíu giữa biển khơi mênh mông, sóng bão bịt bùng mà vẫn kiên định. Tôi cứ trộm nghĩ phong tặng danh hiệu Anh hùng cho tất cả những người đó cũng xứng đáng!”.
Về những nét đặc thù của công việc ngoại giao, ông cho biết:
“Còn một chuyện khác cũng cần có sự thông hiểu. Thực ra, trong quan hệ đối ngoại có cái khó là không phải mọi chuyện đều có thể lên truyền hình bảo rằng chúng ta đánh giá (thực chất) thế này, chủ trương thế kia. Làm sao làm thế được! Nói một cách dân dã thì làm sao hành động theo kiểu "thưa ông tôi ở bụi này" được? Đặc điểm của đối ngoại là có những chuyện phải giữ kín chứ không phải là nhát, hay sợ đâu. Vấn đề là phải khôn. Đừng lẫn lộn cái khôn với cái sợ. Không phải với Trung Quốc đâu, với nước nào cũng vậy”.
Cuối cùng, ông kết luận:
“Do đó cũng phải hiểu cho cái người lãnh đạo, người ta phải giữ cái gì đó để còn có chỗ nói chuyện, chứ cắt cầu thì rất dễ. Bởi muốn gì thì gì mình vẫn phải cố gắng giải quyết bằng đối thoại, nên phải giữ cầu đối thoại chứ. Có người không hiểu cho cái đó, có người trái tim nóng nhưng đầu không lạnh. Thậm chí một số ít người lợi dụng để kích động, vì những tính toán riêng...”.
Thật chí lý! Đúng là một tư duy xứng tầm với vị trí một Phó Thủ tướng và một nhà ngoại giao kỳ cựu. Đây chính là một người có tầm chính trị tư tưởng sẽ thể hiện thái độ, nhận thức về quan hệ của ta với Trung Quốc khác với tầm của tầng lớp “dân ngu cu đen”, càng khác với bọn cơ hội, lưu manh chính trị”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét