Công cuộc đổi mới do
Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo càng đi vào chiều sâu càng đạt
được những thành tựu rất đỗi tự hào thì càng nảy sinh những vấn đề mới đặt
ra phải giải quyết. Đó cũng là lẽ thường tình, bởi thực tiễn luôn luôn vận
động, biến đổi, luôn làm nảy sinh những vấn đề mới đòi hỏi con người phải giải
quyết. Chính thực tiễn đổi mới cũng đang đặt ra nhiều vấn đề mới trên tất
cả các lĩnh vực đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải kịp thời giải quyết. Hơn nữa,
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tác động của biến đổi khí hậu; thực tiễn
chính trị thế giới thay đổi nhanh, khó lường; một bộ phận cán bộ, đảng viên suy
thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, v.v. đã và đang đặt ra nhiều vấn
đề cấp bách về xây dựng Đảng. Trong tình hình ấy, lực lượng thù địch lợi
dụng những khó khăn, yếu kém của ta tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Trong bối cảnh mới, các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay rất đa dạng,
phong phú, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, vừa trực diện, vừa ẩn mình chống phá
Đảng, Nhà nước ta, trong đó cần đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch tấn công vào nền tảng tư tưởng của
Đảng ta với biểu hiện rất đa dạng như sau:
1. Quan điểm cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin là đúng đắn nhưng
chỉ đúng đắn trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (động cơ hơi
nước), nền sản xuất dựa trên máy móc cơ khí. Còn hiện nay, nhân loại đã chuyển
mình sang Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế tri thức, kinh tế số, toàn cầu
hóa, tin học hóa, dữ liệu lớn (Big data). Hay nói như một số nhà lý luận phương
Tây là thời đại “hậu công nghiệp”, kinh tế - xã hội có rất nhiều đổi thay, vì
vậy hiện nay chủ nghĩa Mác - Lênin không còn phù hợp nữa. Trong thời đại ngày
nay, trong nền sản xuất hiện đại đã sử dụng nhiều robot - người máy, tự động
hóa, người công nhân được tuyển dụng và sử dụng rất ít, cho nên học thuyết giá
trị thặng dư của Mác, học thuyết về vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân... không còn phù hợp nữa. Trong điều kiện hiện đại thì nhà tư bản không
còn bóc lột sức lao động của giai cấp công nhân lao động nữa. Giai cấp công
nhân không còn vai trò trong nền sản xuất hiện đại mà chính tầng lớp trí thức
mới là người quyết định vận mệnh tương lai của nhân loại.
2. Quan điểm khác cho
rằng chủ nghĩa Mác - Lênin do C.Mác, Ph.Ăngghen sáng lập, được V.I.Lênin phát
triển là sản phẩm của sự phát triển kinh tế, văn hóa của châu Âu là chủ yếu. Mà
đó lại là châu Âu cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Do vậy, đối với châu Âu hiện
nay thì nó không còn phù hợp. Đối với châu Á thì càng không phù hợp. Bởi lẽ,
châu Á có sự phát triển kinh tế khác, có trình độ văn hóa, cùng phong tục, tập
quán khác châu Âu. Do vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin không phù hợp với Việt Nam,
Trung Quốc, Lào, Triều Tiên,.... Chủ nghĩa Mác - Lênin mặc dù ra đời từ những
năm 40 của thế kỷ XIX, nhưng luôn được bổ sung, phát triển và dù được trình bày
bằng ngôn ngữ nào thì nó vẫn phản ánh đúng quy luật vận động khách quan của
lịch sử loài người, trong đó có quy luật: “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và
thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”4.
Chính vì vậy, giai cấp tư sản không thích thú gì với học thuyết khoa học chỉ ra
rằng chính họ - chính giai cấp tư sản - sẽ bị sụp đổ cả. Vì vậy, việc họ quyết
liệt chống đối, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin và những chủ thuyết dựa trên
nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin là điều không khó hiểu.
3. Có quan điểm đồng nhất sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội
hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội nói chung, sự
sụp đổ của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội nói riêng. Từ đây, họ ca
ngợi mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ. Cho rằng chính chủ nghĩa xã hội dân chủ
là mô hình phát triển phù hợp với thế giới đương đại, vừa tích hợp được những
mặt mạnh của chủ nghĩa tư bản với mặt mạnh của chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa, có
một số ý kiến cho rằng những nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, mặc dù có
những bất cập nhất định nhưng tốc độ phát triển kinh tế nhanh, những vấn đề xã
hội, môi trường thường được giải quyết tốt hơn các nước đi theo chủ nghĩa xã
hội. Những loại ý kiến này đều sai lầm ở một điểm là đồng nhất một mô hình chủ
nghĩa xã hội sai lầm với chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội nói chung.
Họ cố tình làm ngơ trước những thành tựu của chủ nghĩa xã hội cải cách, mở cửa,
đổi mới ở Cộng hòa Cuba, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều
Tiên. Họ đồng nhất hiện trạng tham nhũng, quan liêu, độc đoán với chủ nghĩa xã
hội. Chúng ta không phủ định những hạn chế biểu hiện ở tình hình tham nhũng,
quan liêu, độc đoán ở một số nước xã hội chủ nghĩa, nhưng hiện trạng này cũng
tồn tại ở các nước tư bản phát triển, ở các nước không đi theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Dường như hiện trạng này tồn tại khá phổ biến trên thế giới,
không loại trừ quốc gia nào. Nó là căn bệnh của bộ máy quan liêu mà Đảng và Nhà
nước Việt Nam đang quyết tâm làm trong sạch./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét